Top 7 địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng uy tín tại Hà Nội

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu có tự khỏi được không? Kéo dài bao lâu?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) được đặc trưng bởi tình trạng ám ảnh liên tục và không thể cưỡng lại được trước một số hình ảnh, ý tưởng hoặc xung động nào đó. Hiện tượng ám ảnh và cưỡng chế này có thể ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng học tập, kết nối xã hội cũng như dẫn đến nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. 

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive Compulsive Disorder) là một dạng rối loạn tâm thần liên quan tới suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Lúc này, các suy nghĩ ám ảnh cùng những nỗi sợ không mong muốn xuất hiện thường xuyên, liên tục và thúc đẩy bệnh nhân lặp đi lặp lại nhiều hành động cưỡng chế.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là bệnh lý phổ biến, kéo dài, biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau và có xu hướng phát triển mạn tính. Đặc điểm chung của người bệnh là sợ lây nhiễm vi khuẩn. Vì vậy, họ rửa tay liên tục và cảm thấy vô cùng khó chịu nếu bàn tay bị bẩn.

Bên cạnh đó, một số bệnh nhân luôn bồn chồn, tự hỏi bản thân đã khóa cửa nhà trước khi ra ngoài chưa. Suy nghĩ này thôi thúc họ phải quay lại nhà mình để kiểm tra thêm một (hoặc nhiều) lần nữa. Khi càng cố gắng loại bỏ nỗi lo lắng thường trực về những ổ khóa, cánh cửa, người bệnh sẽ càng thêm lo lắng và căng thẳng. Cuối cùng, họ buộc phải hành động ngay lập tức để xoa dịu tâm trí.

Nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế dễ gặp hơn các dạng rối loạn tâm thần khác. International OCD Foundation (Tổ chức OCD Thế giới) cho biết, có đến 2% dân số toàn cầu đang mắc phải căn bệnh này. Riêng tại Hoa Kỳ, bệnh lý đang ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 2.2 triệu người.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xuất hiện trong thời thơ ấu hoặc giai đoạn thanh thiếu niên (nhất là ở trẻ em từ 10 tuổi trở lên). Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người trên 21 tuổi.

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế chưa được thấu hiểu cặn kẽ. Các nhà khoa học đưa ra một số giả thuyết sau:

Tác nhân sinh học

Bệnh lý này có thể bắt nguồn từ sự thay đổi tự nhiên của các thành phần hóa học của cơ thể hoặc chức năng của não bộ. Hiện có một số bằng chứng cho rằng rối loạn ám ảnh cưỡng chế liên quan đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên, loại gen hình thành vẫn chưa được xác định cụ thể.

Nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể bắt nguồn từ sự thay đổi tự nhiên của các thành phần hóa học của cơ thể hoặc chức năng của não bộ.

Yếu tố môi trường

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể là kết quả của các thói quen xuất phát từ những hành vi học được trong quá trình phát triển và trưởng thành lâu dài.

Thiếu hụt serotonin

Kết quả từ một số nghiên cứu so sánh hình ảnh bộ não cho thấy không có bất kỳ sự khác biệt nào trong mô hình hoạt động não bộ của người bệnh và những người bình thường. Tuy nhiên, các bệnh nhân sử dụng thuốc tăng cường hoạt động của serotonin khi đang bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường ít biểu hiện triệu chứng hơn.

Bệnh liên cầu họng

Các thống kê chỉ ra rằng, sau khi nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A hoặc liên cầu khuẩn tán huyết beta, nhiều trẻ em đã bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Thế nhưng, kết quả này đang gây tranh cãi trong giới chuyên môn. Nhiều nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu và tìm kiếm bằng chứng chắc chắn trước khi đi đến kết luận cuối cùng.

Không chỉ dừng lại ở đó, căn bệnh này cũng thường xuất hiện khi bệnh nhân đối mặt với hàng loạt sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. Khi họ phản ứng mạnh mẽ với tình huống bất định, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao. Vì nhiều lý do, sự phản ứng quá khích của chúng ta có thể kéo theo nhiều suy nghĩ cực đoan song hành với những cung bậc cảm xúc đa dạng của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng thai phụ và phụ nữ mới sinh có tỷ lệ bị bệnh cao hơn người thường. Tuy nhiên, lý do cụ thể vẫn chưa được làm rõ.

Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Triệu chứng thường gặp nhất của dạng rối loạn tâm thần này là các suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế, xuất hiện với tần suất dày đặc. Theo thời gian, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy giảm rõ rệt vì họ luôn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi và kiệt sức.

Một số ám ảnh phổ biến nhất bao gồm:

  • Thường xuyên suy nghĩ vô thức về các hình ảnh đồi trụy hoặc bạo lực
  • Lo sợ bản thân làm hại chính mình hay người khác hoặc hành động đáng xấu hổ
  • Cảm thấy phải chịu trách nhiệm về bất cứ điều tồi tệ hay sai trái nào đó diễn ra
  • Bận tâm quá mức về vi khuẩn, bụi bẩn, chất thải…
  • Sợ bị bệnh nặng tới mức phi lý

Những hành vi cưỡng chế đặc trưng cho chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là:

  • Giật mình tỉnh giấc nhiều lần trong đêm để kiểm tra xem mình đã tắt đèn, khóa nước và đóng cửa chưa
  • Luôn sắp xếp chén dĩa, quần áo, giày dép cẩn thận và trật tự
  • Rửa tay thường xuyên và liên tục vì sợ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng

Dưới đây là 10 biểu hiện điển hình và cụ thể nhất giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh này:

Sở hữu khả năng tổ chức/sắp xếp vượt trội

Vì là những người vô cùng cầu toàn nên những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường nổi tiếng với khả năng sắp xếp, tổ chức tuyệt vời. Họ luôn quan tâm đến mọi chi tiết và chú trọng vào tính đối xứng của thế giới xung quanh.

Sở hữu khả năng tổ chức/sắp xếp vượt trội
Bệnh nhân sở hữu khả năng tổ chức/sắp xếp vượt trội.

Đối với họ, mọi thứ cần ổn định, cân đối, hài hòa và đầy đủ số lượng. Do đó, các bệnh nhân rất phù hợp với những công việc đòi hỏi tính cẩn trọng, tỉ mỉ như: nghệ nhân sản xuất hàng thủ công, biên tập viên, bác sĩ phẫu thuật…

Thế nhưng, trái lại, sự cầu toàn quá mức cũng đi kèm nhiều bất tiện, khiến bệnh nhân:

  • Không thể nghỉ ngơi hoàn toàn và thoải mái vì luôn ám ảnh phải hoàn thành công việc
  • Gây khó chịu cho người khác do quá quan tâm tiểu tiết
  • Khó theo kịp tiến độ công việc bởi tập trung quá mức vào quy trình cồng kềnh, phức tạp

Dọn dẹp nhà cửa theo nguyên tắc nhất định

Hầu hết người bệnh đều tự đặt ra một số nguyên tắc chặt chẽ đối với nhiệm vụ dọn dẹp nhà cửa, chẳng hạn: dọn phòng 1 lần/ngày, không để quần áo dơ quá 3 ngày, đổ rác đúng nơi quy định… Họ mong muốn (thậm chí khăng khăng) mọi ngóc ngách trong căn nhà đều sáng bóng, sạch sẽ và gọn gàng. Đặc biệt, họ luôn:

  • Không bao giờ quên việc dọn dẹp ngay cả khi cảm thấy mệt mỏi, đuối sức
  • Căng thẳng, lo lắng về sự tồn tại của vi khuẩn trong không gian sống
  • Tích cực trang bị hàng loạt dụng cụ vệ sinh để dọn sạch phòng ốc

Có thói quen rửa tay quá kỹ

Có lẽ bạn đang bị ám ảnh về vi trùng nếu luôn sợ dơ bẩn và thường xuyên rửa tay kỹ lưỡng bằng dung dịch khử trùng, sát khuẩn. Những bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường:

  • Nghĩ tới mầm bệnh hoặc vi trùng trong lúc rửa tay
  • Có thói quen rửa tay liên tục, nhiều lần và lau chùi cẩn thận
  • Lo sợ rằng mầm bệnh đang có mặt khắp nơi một cách quá mức và vô lý (ví dụ sợ nhiễm bệnh HIV nếu sử dụng giỏ hàng siêu thị)

Luôn bị thôi thúc phải kiểm tra lần nữa

Sau khi hoàn thành một công việc, người bệnh vẫn cảm thấy bất an, bồn chồn và phải quay lại kiểm tra thêm một vài lần nữa. Cảm giác mãnh liệt này có thể là biểu hiện của đức tính cẩn thận bẩm sinh hoặc là dấu hiệu nhận biết của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nếu đang gặp phải những vấn đề sau, rất có thể bạn đang mắc phải bệnh lý này:

  • Thường xuyên trễ giờ vì loay hoay kiểm tra vòi nước, tắt điện, khóa cửa…
  • Có thói quen kiểm tra một việc đã làm xong ít nhất 3 lần
  • Hay bị trễ deadline vì tốn quá nhiều thời gian nghiền ngẫm, chỉnh sửa và kiểm tra

Ám ảnh về những con số

Nếu bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, độc giả có thể:

  • Gây phiền phức cho những người xung quanh khi luôn yêu cầu/nhắc nhở họ phải tỉ mỉ, nghiêm túc với những con số
  • Luôn kiểm đếm mọi thứ như: số lượng mục tiêu, số lượng đầu việc, số người trong công ty…
  • Cảm thấy lo lắng, bất an nếu gặp phải những con số mà bạn cho rằng không mang lại may mắn

Sợ hãi quá độ về bạo lực

Bất kỳ ai cũng phải thận trọng, kiêng dè trước bạo lực. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt ranh giới giữa nỗi sợ hãi tự nhiên với sự bất an ở mức phóng đại. Nếu không dám ra công viên tập thể dục vào buổi sáng sớm vì sợ gặp phải trộm cướp hoặc yêu râu xanh thì bạn có thể đang bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Khi mắc bệnh này, người đọc có thể:

  • Sợ bị người thân đánh đập, bạo hành vì phạm phải lỗi lầm hoặc làm điều gì đó sai trái
  • Lo lắng con mình bị bạn bè bắt nạt, cô giáo phê bình hoặc người khác sai khiến, lợi dụng
  • Sợ bị xâm hại tình dục mỗi khi ra ngoài vào lúc tối muộn, đường vắng

Ám ảnh về tình dục

Ham muốn tình dục vốn là bản năng tự nhiên của con người. Tuy nhiên, những bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xuyên suy nghĩ về cảnh tượng gần gũi nóng bỏng với một người không phải người yêu hay bạn đời trong khi họ không hề mong muốn.

Nỗi ám ảnh dai dẳng về tình dục có thể quấy rầy bạn thông qua những ý nghĩ về chuyện thân mật với:

  • Một người hấp dẫn nhưng hoàn toàn xa lạ
  • Trẻ em hoặc những người cùng giới
  • Đồng nghiệp hoặc khách hàng

Dằn vặt bản thân về các mối quan hệ

Khi yêu mến bất kỳ ai, chúng ta có xu hướng quan tâm sâu sắc đến những cảm xúc, suy nghĩ của họ. Thế nhưng, nếu thường xuyên lo âu, dằn vặt, sợ rằng bản thân đang gây tổn thương người mình yêu thương thì bạn cần quan tâm lắng nghe tiếng nói sâu thẳm của chính mình nhiều hơn.

Dằn vặt bản thân về các mối quan hệ
Người bệnh luôn nóng lòng mong muốn đọc vị suy nghĩ của đối phương càng sớm càng tốt để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Khi bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, người bệnh luôn nóng lòng mong muốn đọc vị suy nghĩ của đối phương càng sớm càng tốt để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Bởi lúc này, cảm giác không chắc chắn sẽ khiến bạn không thể an tâm thư giãn, nghỉ ngơi, đặc biệt là trong những tình huống căng thẳng như:

  • Bạn vừa xung đột với cấp trên hoặc nặng lời với đồng nghiệp
  • Bạn phạm phải sai lầm với người khác nhưng chưa biết làm thế nào để sửa chữa, bù đắp
  • Bạn cảm thấy bất an khi yêu đương, hẹn hò
  • Bạn tranh cãi với gia đình hoặc vô tình xúc phạm những người thân yêu

Kỳ vọng quá nhiều vào sự đảm bảo

Để tìm kiếm sự đảm bảo, các bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế luôn tham khảo ý kiến của những người xung quanh về vướng mắc của bản thân. Khi mắc phải căn bệnh này, bạn thường xuyên hoài nghi về các lựa chọn của chính mình. Trong vô thức, bạn kỳ vọng người khác có thể ủng hộ, đồng cảm, từ đó củng cố lòng tin và yên tâm hơn về những quyết định của bản thân.

Do đó, người bệnh thường:

  • Không ký bất kỳ văn bản nào nếu chưa đọc kỹ từng điều khoản và quyền lợi
  • Hỏi thăm, cân nhắc ý kiến của nhiều người về những sự kiện quan trọng trong đời
  • Yêu cầu người yêu, bạn đời đảm bảo đầy đủ điều kiện cần thiết trước khi kết hôn hoặc sinh con

Ghét soi gương

Dấu hiệu rối loạn ám ảnh cưỡng chế này có liên quan trực tiếp đến hội chứng mặc cảm ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder – BDD). Bệnh nhân rất ghét soi gương vì luôn cảm thấy bản thân xấu xí, quê mùa và thô kệch. Hơn nữa, họ cũng đặc biệt lo lắng về sự sạch sẽ của cơ thể.

Độc giả cần lưu ý nếu nhận thấy mình:

  • Bác bỏ hoặc không tin tưởng vào những lời khen tặng về ngoại hình của bản thân từ những người xung quanh
  • Không thích soi gương và cảm thấy miễn cưỡng mỗi lần soi gương
  • Cảm giác mình thật kém may mắn vì không xinh đẹp hoàn hảo từ lúc mới sinh

Các chuyên gia cho biết, những biểu hiện của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường biểu lộ từ nhỏ thông qua thói quen hàng ngày. Khi đối mặt với nhiều vấn đề tiêu cực hoặc bị khủng hoảng tâm lý, các triệu chứng trên sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng.

Ngoài 10 dấu hiệu nhận biết điển hình trên, rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng đi kèm một số biểu hiện không phổ biến khác. Độc giả hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu:

  • Có bất kỳ thắc mắc liên quan đến căn bệnh này
  • Bệnh tình ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày
  • Bị đau ngực, tim đập nhanh, muốn tự tử hoặc nảy sinh ý định giết người

Biện pháp chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Dạng rối loạn tâm thần này có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc lá, rượu bia hoặc các chất kích thích, có suy nghĩ – hành vi tự tử, bị viêm da (vì rửa tay quá thường xuyên), rối loạn ăn uống, rối loạn lo âu, trầm cảm, suy giảm chất lượng các mối quan hệ xã hội.

Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tâm lý và tiến hành nhiều xét nghiệm y khoa để xác định triệu chứng, loại trừ tác nhân không liên quan cũng như xác định biến chứng kèm theo.

  • Khám nghiệm: Đo lường trọng lượng – chiều cao, kiểm tra các dấu hiệu quan trọng (nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, kiểm tra bụng, nghe phổi – tim…)
  • Xét nghiệm: Xét nghiệm máu toàn phần (CBC), kiểm tra chức năng tuyến giáp, xét nghiệm sàng lọc rượu và ma túy…
  • Đánh giá tâm lý: Bác sĩ chuyên khoa sẽ trò chuyện với bệnh nhân về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của họ. Cụ thể, bác sĩ sẽ hỏi kỹ về triệu chứng (thời điểm bắt đầu, mức độ nghiêm trọng cùng những ảnh hưởng tiêu cực của chúng tới cuộc sống). Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần thổ lộ rõ ràng về những suy nghĩ tổn thương bản thân, tự tử hoặc làm hại người khác (nếu có).

Bạn được chẩn đoán mắc bệnh khi đáp ứng hầu hết tiêu chí quan trọng trong bảng hướng dẫn thống kê và chẩn đoán các dạng rối loạn tâm thần do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ công bố.

Các tiêu chuẩn chung bao gồm:

  • Bệnh nhân phải có suy nghĩ, hành vi hoặc ép buộc hoặc ám ảnh.
  • Người bệnh phải nhận thấy rằng sự ép buộc hoặc ám ảnh diễn ra quá nhiều và vô lý.
  • Sự ép buộc và ám ảnh chi phối thói quen sinh hoạt hàng ngày một cách đáng kể.
Biện pháp chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Với kỹ thuật đánh giá tâm lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ trò chuyện cùng bệnh nhân về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của họ.

Những tiêu chí ám ảnh cụ thể là:

  • Bệnh nhân suy nghĩ liên tục, thường xuyên về những hình ảnh, xung động có thể gây ra đau khổ.
  • Các suy nghĩ về cuộc sống thực tế không hề đơn giản như bình thường mà trở nên tiêu cực quá mức.
  • Người bệnh cố gắng ngăn chặn hoặc bỏ qua những hình ảnh, suy nghĩ, xung động thường trực này.
  • Bệnh nhân nhận thức được rằng những hình ảnh và xung động này vốn là một sản phẩm của tâm trí bản thân.

Hai tiêu chí ép buộc cụ thể gồm:

  • Người bệnh bị tâm trí thôi thúc thực hiện và lặp lại hành vi đếm thầm, rửa tay, dọn dẹp nhà cửa nhiều lần.
  • Việc thực hiện các hành vi này giúp bệnh nhân xoa dịu hoặc phòng tránh nỗi ám ảnh phi thực tế trong tâm trí.

Phương pháp điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Hiện nay, công tác điều trị căn bệnh này vấp phải khá nhiều khó khăn. Thông thường, bệnh nhân cần chữa bệnh liên tục và lâu dài. Phương pháp sử dụng thuốc Tây y và trị liệu tâm lý có thể cải thiện triệu chứng và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Điều trị nội khoa

Nhìn chung, thuốc Tây có thể đẩy lùi những biểu hiện phiền toái của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Công dụng của các loại thuốc phụ thuốc phần lớn vào đặc điểm thể trạng và mức độ bệnh lý của mỗi bệnh nhân.

Sau khi chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ ưu tiên kê đơn các loại thuốc chống trầm cảm như:

  • Clomipramine (anafranil)
  • Fluoxetine (prozac)
  • Sertraline (zoloft)
  • Paroxetin (paxil, pexeva)
  • Fluvoxamine (luvox CR)

Trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể hướng dẫn người bệnh kết hợp sử dụng nhiều loại thuốc  cùng lúc (ví dụ thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần) nhằm tăng cường khả năng cải thiện triệu chứng.

Lưu ý, mọi loại thuốc tâm thần đều gây ra tác dụng phụ và ẩn chứa nhiều rủi ro. Người bệnh cần trao đổi cặn kẽ với bác sĩ chuyên khoa về tác dụng không mong muốn của thuốc, đồng thời theo dõi sức khỏe cẩn thận, nhất là khi uống nhóm thuốc chống loạn thần.

Một số loại thuốc có thể tương tác nguy hiểm với thực phẩm, chất hoặc thuốc khác. Vì vậy, độc giả nên khai báo với bác sĩ chuyên khoa tất cả loại thuốc và thực phẩm chức năng bản thân đã và đang sử dụng.

Thêm vào đó, bệnh nhân không được phép dừng thuốc nếu chưa được bác sĩ chỉ định. Nếu bạn làm vậy, các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể tái phát bất cứ lúc nào. Ngoài ra, một số loại thuốc sẽ cần được giảm dần liều lượng thay vì đột ngột ngưng thuốc.

Trị liệu tâm lý

Những bệnh lý tâm thần – thần kinh thường hình thành khi bệnh nhân suy nghĩ tiêu cực hoặc tư duy sai lệch trong một khoảng thời gian dài. Nắm vững điều này, các chuyên gia đã nghiên cứu – phát triển liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy – CBT). Liệu pháp này có thể hướng dẫn bệnh nhân thiết lập thói quen tốt trong khi hạn chế, tiến tới loại bỏ những suy nghĩ cực đoan trong tâm trí.

Liệu pháp nhận thức, hành vi có khả năng phát huy hiệu quả ở cả trẻ em lẫn người lớn. Áp dụng phương pháp tiếp xúc và phòng chống phản ứng, cách làm này thúc đẩy bệnh nhân bộc lộ nỗi sợ hãi, ám ảnh của bản thân, từ đó học cách đối phó với cơn bão cảm xúc của chính mình. Nhờ đó, họ có thể tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn trong khi vẫn quản lý tốt những yếu tố đang ép buộc và ám ảnh mình.

Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy – CBT)
Liệu pháp nhận thức hành vi hướng dẫn bệnh nhân thiết lập thói quen tốt và hạn chế những suy nghĩ cực đoan.

Xây dựng thói quen tốt

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một căn bệnh mạn tính. Điều này có nghĩa là những người bệnh buộc phải sống chung với nó trong suốt nhiều năm tháng về sau. Bạn có thể chủ động thay đổi lối sống và xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học nhằm hỗ trợ quá trình điều trị, cụ thể:

  • Tìm kiếm thông tin, tìm hiểu cặn kẽ về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa khi các biểu hiện trở nên dai dẳng, nặng nề sau một khoảng thời gian chữa bệnh
  • Liên lạc với bác sĩ nếu cảm thấy không ổn hoặc xuất hiện triệu chứng mới sau khi dùng thuốc
  • Sử dụng thuốc Tây theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không lạm dụng thuốc hoặc tự ý ngưng uống đột ngột
  • Tham vấn y khoa nếu muốn kết hợp với một số loại thuốc khác hoặc bổ sung thực phẩm chức năng
  • Kiêng cữ rượu bia, ma túy, thuốc lá
  • Tham gia một nhóm hỗ trợ phù hợp tại địa phương
  • Suy nghĩ tích cực, sống vui vẻ, tránh xa căng thẳng, áp lực
  • Luôn tập trung vào mục tiêu điều trị dứt điểm bệnh lý
  • Ăn uống điều độ
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc – đúng giờ
  • Thường xuyên tập thể dục và tham gia các hoạt động văn hóa – giải trí lành mạnh

Tương tự chứng trầm cảm, rối loạn lo âu tổng quát, tâm thần phân liệt hay một số bệnh lý tâm thần khác, bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế rất khó chẩn đoán chính xác. Vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, độc giả cần chủ động tìm hiểu thông tin và thăm khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả, kịp thời.

Cùng chuyên mục

Rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là một trong những dạng bệnh điển hình về rối loạn tâm thần xảy ra phổ biến nhất hiện nay. Đặc điểm chung những...

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tất cả mọi người đều từng trải qua cảm giác lo âu vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường và...

phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Chữa rối loạn lo âu, trầm cảm bằng phương pháp diện chẩn là một trong những phương pháp chữa trị không dùng thuốc phổ biến và áp dụng rộng rãi...

thuốc điều trị rối loạn lo âu

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

Rối loạn lo âu là một trong những căn bệnh tâm lý phổ biến hiện nay. Bệnh cần được điều trị ngay từ sớm để tránh những tác động lớn...

Top 7 địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng uy tín tại Hà Nội

Lựa chọn đúng địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng là điều được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Tại Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn