Top 7 địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng uy tín tại Hà Nội

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD): Nhận biết và điều trị

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn hoảng sợ là bệnh lý không phổ biến, thường xuất hiện ở cuối tuổi vị thành niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành. Đây là tình trạng lặp đi lặp lại của những cơn hoảng sợ, đi kèm nỗi lo lắng về tương lai cùng sự thay đổi hành vi để tránh né một số tình huống nhất định.

Rối loạn hoảng sợ là bệnh gì?
Rối loạn hoảng sợ là bệnh gì?

Rối loạn hoảng sợ là bệnh gì?

Hoảng sợ là trạng thái tâm lý sợ hãi cực độ và lo lắng thái quá về những điều tồi tệ sắp xảy đến. Các cơn hoảng sợ thường ngắn ngủi, diễn ra đột ngột và kéo theo phản ứng mạnh mẽ của toàn bộ cơ thể. Thuộc nhóm bệnh rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ (lo âu kịch phát) là tình trạng thường xuyên sợ hãi, hoảng loạn một cách vô lý và quá mức mà không liên quan đến một lý do cụ thể.

Đa số bệnh nhân cho rằng mình sắp chết, đang phát điên, bị nhồi máu cơ tim hoặc mất quyền kiểm soát bản thân. Những cơn hoảng loạn kịch phát này có thể diễn ra tại bất kỳ đâu, ở bất kỳ thời điểm nào, không báo trước và thường đạt đỉnh trong khoảng vài phút. Chúng có thể kéo dài khoảng 5 – 30 phút (thậm chí 1 tiếng), sau đó tự biến mất mà không cần uống thuốc.

Hiện tượng này được gọi là cuộc tấn công hoảng sợ. Khi những cuộc tấn công hoảng sợ xuất hiện, người bệnh rơi vào trạng thái sợ hãi cực độ về một thảm họa khủng khiếp nào đó và đánh mất khả năng kiểm soát hành vi ngay cả khi không thực sự nguy hiểm. Lúc này, họ sẽ phản ứng dữ dội và khác thường, thậm chí cảm thấy đau tim, nghẹt thở.

Vì vậy, bệnh nhân thường có xu hướng thay đổi thói quen hoặc tránh xa những địa điểm có thể dẫn đến cơn hoảng loạn. Nếu tâm trí bị lấn át hoàn toàn bởi nỗi sợ hãi, họ hầu như không thể rời khỏi ngôi nhà của mình.

Mức độ hoảng sợ của mỗi người rất khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, bệnh lý này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe thể chất – tinh thần cũng như giới hạn khả năng học tập – làm việc của mọi bệnh nhân. Họ cần chi trả một khoản tiền lớn cho công tác thăm khám.

Mỗi khi lên cơn, người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, sợ hãi và chỉ mong muốn lao ngay tới cơ sở y tế để được chăm sóc – điều trị. Do đó, nhiều người buộc phải bỏ việc hoặc nghỉ học đột xuất.

Rối loạn hoảng sợ thường xảy ra vào cuối tuổi vị thành niên và đầu giai đoạn trưởng thành. Nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới. Tuy nhiên, những người trong độ tuổi 25 – 45 cũng có nguy cơ bị bệnh khá cao.

Triệu chứng của bệnh rối loạn hoảng sợ

Căn bệnh này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và không cảnh báo trước với những dấu hiệu nhận biết điển hình sau:

  • Khó thở, thở gấp
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Tức ngực
  • Đau dạ dày
  • Tăng huyết áp và nhịp tim
  • Bồn chồn, đứng ngồi không yên
  • Siết chặt tay
  • Nói quá nhanh
  • Lo lắng, tuyệt vọng
  • Đỏ mặt
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Run rẩy

Rối loạn hoảng sợ có thể gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim. Do đó, khi phát hiện các biểu hiện trên, độc giả cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc cẩn thận và điều trị kịp thời.

Triệu chứng của bệnh rối loạn hoảng sợ
Chóng mặt là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh rối loạn hoảng sợ.

Nguyên nhân gây rối loạn hoảng sợ

Hiện nay, nguyên nhân chính xác của chứng bệnh này vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, thông qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện mối liên hệ giữa những cơn sợ hãi, lo âu với một số khu vực não bộ nhất định. Hai chất dẫn truyền thần kinh là epinephrin và serotonin có thể góp phần hình thành bệnh lý này.

Rối loạn hoảng sợ cũng thể hiện xu hướng di truyền. Theo thống kê, tỷ lệ bị bệnh ở người bình thường là 2.3% trong khi tỷ lệ rối loạn hoảng sợ ở những người có người thân từng mắc lên đến 24.7%. Tỷ lệ rối loạn hoảng sợ ở những cặp sinh đôi cùng trứng cao gấp 5 lần những cặp sinh đôi khác trứng.

Nicotin và caffein cùng một số chất khác có thể khiến cơn hoảng loạn càng thêm trầm trọng. Ngoài ra, căn bệnh này cũng thường diễn ra từ thời niên thiếu và phổ biến ở những đối tượng phải đối mặt với nhiều áp lực, đau khổ trong cuộc sống:

  • Mất mát người thân
  • Tổn thương tâm lý trong quá khứ
  • Bị lạm dụng tình dục
  • Gặp tai nạn nghiêm trọng
  • Mắc bệnh hiểm nghèo
  • Ly hôn
  • Trầm cảm sau sinh

Biện pháp chẩn đoán rối loạn hoảng sợ

Để xác định chính xác bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành một số bài kiểm tra nhất định. Các biện pháp chẩn đoán thường được chỉ định là:

  • Thăm khám lâm sàng (đo lường trọng lượng – chiều cao – nhiệt độ – huyết áp – nhịp tim, kiểm tra vùng bụng)
  • Xét nghiệm máu toàn phần, kiểm tra tuyến giáp
  • Đánh giá tâm lý thông qua trò chuyện hoặc bảng câu hỏi tâm lý tự đánh giá

Không phải bất cứ ai từng bị hoảng loạn cũng phát triển thành chứng rối loạn hoảng sợ. Thông thường, bác sĩ sẽ kết luận bệnh nhân bị rối loạn hoảng sợ khi họ đáp ứng đầy đủ những tiêu chí cụ thể của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ.

Phương pháp điều trị rối loạn hoảng sợ

Mục tiêu của công tác điều trị là loại bỏ toàn bộ triệu chứng phiền toái của chứng rối loạn hoảng sợ. Nếu chữa trị thành công, bệnh nhân hoàn toàn có thể quay trở về với cuộc sống bình thường. Sử dụng thuốc Tây và trị liệu tâm lý là hai giải pháp cải thiện bệnh lý phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay.

Phương pháp điều trị rối loạn hoảng sợ
Sử dụng thuốc Tây và trị liệu tâm lý là hai giải pháp cải thiện bệnh lý phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay.

Ban đầu, căn cứ vào sở thích cá nhân và mức độ ảnh hưởng, bác sĩ chuyên khoa sẽ gợi ý bệnh nhân tham gia một hình thức trị liệu nhất định. Bạn sẽ được chỉ định trị liệu tâm lý kết hợp với điều trị nội khoa khi:

  • Rối loạn hoảng sợ trở nên nghiêm trọng
  • Kết quả trị liệu tâm lý không như mong muốn
  • Rối loạn hoảng sợ đi kèm biểu hiện chứng trầm cảm, rối loạn stress sau chấn thương

Sử dụng thuốc Tây

Người bệnh cần điều trị tấn công trong vòng tối thiểu 6 tháng với liều đầy đủ, sau đó, từ từ giảm xuống còn 1/2 liều tấn công trong khoảng ít nhất 30 tháng. Các chuyên gia cũng cho biết, thuốc chống trầm cảm có thể kiểm soát hoàn toàn những cơn hoảng sợ chỉ sau 4 – 12 tuần.

Nhìn chung, bệnh lý này sẽ tiến triển mạn tính với những cơn tái phát và các đợt lui bệnh bất ngờ, khó đoán. Phác đồ chữa bệnh bằng thuốc Tây y giúp bệnh nhân phòng ngừa tái phát và hồi phục chức năng tâm lý.

Bên cạnh đó, bệnh nhân hãy thường xuyên thăm khám để được bác sĩ tâm thần theo dõi cẩn thận. Việc gia giảm liều lượng dùng thuốc nên được cân nhắc dựa trên mức độ ổn định của bệnh lý. Thông thường, sau mỗi vài tháng, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng cho đến khi đạt mức tối thiểu.

Có nhiều bệnh nhân có thể hoàn toàn ngừng thuốc sau một khoảng thời gian điều trị nhất định. Thế nhưng, cũng có nhiều người bệnh buộc phải uống thuốc suốt đời.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Tuy có công dụng phòng ngừa những cơn hoảng sợ kịch phát nhưng thuốc chống trầm cảm 3 vòng không thể cải thiện khí sắc.

Trước đây, nhóm thuốc này nói chung và imipramin nói riêng rất phổ biến trong công tác chữa chứng rối loạn hoảng sợ. Một số loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng khác như: amitriptylin, doxepin, nortriptylin, desipramin… cũng mang đến kết quả tương đối khả quan.

Phác đồ điều trị cơ bản bằng imipramin dành cho những người bị rối loạn hoảng sợ là: ban đầu, uống 1 viên 25mg vào buổi tối trước khi đi ngủ, sau đó tăng thêm 25mg sau mỗi 3 ngày cho đến khi thuốc phát huy tác dụng tối đa.

Bình thường, đa số bệnh nhân cần dùng 150mg/ngày, tối đa 300mg/ngày. Với liều 200mg/ngày, trên 80% bệnh nhân nhận thấy số lượng đợt hoảng sợ giảm đi rõ rệt hoặc biến mất hoàn toàn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc desipramin, doxepin, nortriptyline và amitriptylin để chữa dạng rối loạn này với cách dùng tương tự.

Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI)

Nhóm thuốc này an toàn, dễ sử dụng (so với thuốc chống trầm cảm 3 vòng) và có thể mang đến hiệu quả điều trị tốt. Do đó, hiện nay, đây là sự lựa chọn hàng đầu trong quá trình chữa bệnh rối loạn hoảng sợ. Người bệnh có thể uống thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin đơn độc hoặc phối hợp với benzodiazepin (nếu cần thiết).

Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI)
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) an toàn, dễ sử dụng và có thể mang đến hiệu quả điều trị tốt.
  • Fluoxetin: 20 – 40mg/ngày
  • Fluvoxamin: 150mg/ngày
  • Paroxetin: 20 – 60mg/ngày
  • Sertralin: 50mg/ngày, 100mg/ngày hoặc 200mg/ngày

Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin cần được sử dụng kéo dài để ngăn ngừa tái phát. Thời gian điều trị củng cố ít nhất là 36 tháng kể từ thời điểm cắt cơn hoảng sợ.

Nhóm thuốc an thần benzodiazepin

Clonazepam được yêu thích vì có khả năng mang đến hiệu quả dài lâu và thuận lợi cho công tác điều trị (chỉ cần uống 1 – 2 lần/ngày), đồng thời ít gây tác dụng không mong muốn.

Khi mới bắt đầu, người bệnh có thể uống clonazepam với liều 0.5mg/ngày, rồi điều chỉnh (nếu cần thiết) cho tới khi đạt ngưỡng tối đa 4mg/ngày. Trong khi đó, bạn cũng có thể dùng alprazolam 0.5mg/ngày, tiếp theo nâng dần lên 4mg/ngày hoặc 10mg/ngày.

Các chuyên gia khuyến cáo, thời gian sử dụng benzodiazepin nên kéo dài từ 18 tháng trở lên. Tuy nhóm thuốc an thần này rất hiệu quả, an toàn, hiếm khi gây ra tác dụng phụ nhưng bệnh nhân rất dễ trở nên phụ thuộc thuốc.

Để khắc phục vấn đề bất cập này, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định kết hợp benzodiazepin với thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin. Sau khi hai loại thuốc này phát huy hiệu quả tối đa, người ta sẽ giảm dần liều dùng benzodiazepin, cuối cùng cắt hẳn.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn người bệnh phối hợp một số loại thuốc khác (ví dụ venlafaxin với serotonin-noradrenalin với liều thấp 50 – 75mg/ngày) để loại bỏ những cơn hoảng loạn.

Trị liệu tâm lý

Phương pháp trị liệu tâm lý (tư vấn/trị liệu nói chuyện) có thể giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về những cơn hoảng loạn, chứng rối loạn của bản thân cũng như biết cách bình tĩnh đối phó với chúng. Để đẩy lùi căn bệnh này, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh tham gia liệu pháp phơi nhiễm, liệu pháp nhận thức – hành vi, liệu pháp động thái tâm lý và liệu pháp Psychodynamic.

Liệu pháp phơi nhiễm

Liệu pháp này khuyến khích bệnh nhân đối diện trực tiếp với nỗi sợ hãi của bản thân, nhờ đó bớt sợ cũng như giảm dần những hậu quả tiêu cực do xu hướng tránh né nỗi sợ gây ra.

Liệu pháp động thái tâm lý

Sau khi cắt được cơn hoảng sợ bằng thuốc Tây, một số người bệnh vẫn cẩn trọng quá mức. Lúc này, liệu pháp động thái tâm lý truyền thống sẽ được áp dụng nhằm khắc phục các rối loạn về hành vi của bệnh nhân.

Liệu pháp động thái tâm lý
Liệu pháp động thái tâm lý cần được thực hiện 2 lần/tuần trong vòng ít nhất 3 tháng.

Khi kết hợp liệu pháp này với thuốc chống trầm cảm trong quá trình chữa bệnh rối loạn hoảng sợ, các nhà khoa học nhận thấy tỷ lệ tái phát có xu hướng giảm đi. Liệu pháp động thái tâm lý cần được thực hiện 2 lần/tuần trong vòng ít nhất 3 tháng. Tuy có thể kiểm soát tốt những triệu chứng lo âu, hoảng sợ và u uất nhưng hình thức trị liệu này không thể thay thế các loại thuốc điều trị.

Liệu pháp nhận thức – hành vi

Với hai kỹ thuật thở sâu và thư giãn, liệu pháp này có thể hỗ trợ bệnh nhân thay đổi suy nghĩ – nhận thức thông qua các mô hình kích hoạt cơn hoảng loạn và sự sợ hãi. Trong các buổi trị liệu, người bệnh sẽ học cách nhìn nhận các suy nghĩ, hành vi hoặc tình huống dẫn đến cơn hoảng loạn, đồng thời được hướng dẫn phương án đối phó với những hoàn cảnh mang tính thách thức đó.

Theo thống kê, sau 1 năm điều trị, khoảng 80 – 90% người bệnh đã không còn phải đối mặt với những cơn hoảng sợ, không chóng mặt, không đánh trống ngực hay lo sợ bị nhồi máu cơ tim.

Liệu pháp tâm lý Psychodynamic

Liệu pháp này tập trung nâng cao nhận thức về những suy nghĩ và hành vi vô thức của bệnh nhân. Liệu pháp tâm lý Psychodynamic không dựng lại những triệu chứng hoảng loạn mà cố gắng điều tra tâm trí, từ đó xác định xung đột tình cảm nội tại và ngăn ngừa phản ứng. Thông thường, các triệu chứng sẽ được cải thiện chỉ sau vài tuần và hoàn toàn biến mất vài tháng sau đó.

Một số lưu ý dành cho bệnh nhân rối loạn hoảng sợ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tích cực tham gia những buổi trị liệu tâm lý, những người bị rối loạn hoảng sợ cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Tìm hiểu cặn kẽ và nâng cao nhận thức về chứng bệnh của mình
  • Kiêng cữ thuốc lá, cà phê, rượu bia, ma túy và các chất kích thích
  • Thực hành thư giãn đầu óc và đẩy lùi căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đọc sách, tắm nước ấm, tập yoga, thiền định…
  • Tăng cường tập luyện thể dục – thể thao
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc
  • Ăn uống khoa học, điều độ
  • Tuân thủ mọi hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa
  • Tham gia nhóm hỗ trợ những bệnh nhân rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ để được chia sẻ, kết nối và giúp đỡ người khác

Tóm lại, tuy là căn bệnh tương đối hiếm gặp nhưng rối loạn hoảng sợ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề đối với thể chất và tinh thần bệnh nhân. Do đó, ngay khi phát hiện một số triệu chứng bất thường, độc giả cần chủ động thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Để nhanh chóng đẩy lùi và cải thiện bệnh tình, bạn hãy đảm bảo tuân thủ nghiêm túc mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa (sử dụng thuốc Tây và trị liệu tâm lý), đồng thời thực hành kỹ thuật thở sâu – thư giãn hàng ngày.

Cùng chuyên mục

Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ là gì? Cách điều trị như thế nào?

Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ và những điều cần lưu ý

Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ là tình trạng trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi phải chia xa người thân. Nếu không phát hiện và can...

Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không?

Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không và có chữa được không là vấn đề được không ít người bệnh băn khoăn nhưng vẫn chưa tìm ra...

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu căng thẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến nhiều người cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Lựa chọn những địa chỉ thăm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn