[Hỏi đáp] Điều trị chứng rối loạn lo âu ở Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam có tốt không?

Top 7 địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng uy tín tại Hà Nội

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tất cả mọi người đều từng trải qua cảm giác lo âu vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường và phổ biến khi chúng ta phải đối mặt với sự kiện bất ngờ, căng thẳng nào đó. Tuy nhiên, nếu tình hình diễn biến tồi tệ và phát triển thành chứng rối loạn lo âu, bệnh nhân có thể suy nhược cơ thể nghiêm trọng, cô lập xã hội, thậm chí có ý nghĩ tự sát.

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là gì?

Lo âu là trạng thái cảm xúc khó chịu, căng thẳng, không thoải mái với nguyên nhân không rõ ràng. Lo âu hiếm khi gắn liền thời điểm cụ thể xảy ra một mối đe dọa. Thông thường, lo âu dự báo về mối đe dọa và tồn tại sau khi mối đe dọa đã chấm dứt. Trạng thái này có thể dẫn đến hàng loạt thay đổi về mặt sức khỏe và hành vi, tương tự hệ quả của trạng thái sợ hãi.

Lo âu có khả năng giúp chúng ta thích nghi tốt hơn bằng cách chuẩn bị, thực hành và luyện tập để cải thiện một số tình huống nguy hiểm tiềm ẩn. Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn cần thiết, trạng thái lo âu sẽ gây căng thẳng quá mức và hình thành nhiều rối loạn chức năng.

Rối loạn lo âu là tình trạng sợ hãi quá mức, không rõ nguyên nhân và chưa thể giải thích. Vấn đề này thường mang tính chất chủ quan và xuất phát từ một bệnh lý hoặc một dạng rối loạn tâm thần nào đó.

Rối loạn lo âu xuất hiện cùng những biến chuyển thất thường về mặt cảm xúc, có xu hướng phát triển mạn tính, khuếch tán, với nhiều dấu hiệu nhận biết cụ thể, khó kiểm soát và có thể tồn tại dưới dạng kịch phát.

Theo thống kê, rối loạn lo âu phổ biến hơn hẳn so với các loại rối loạn tâm thần nào khác. Cùng với các cơn xung động hoảng sợ, chứng bệnh này thường đi kèm một số rối loạn chức năng xã hội và nguy cơ lạm dụng thuốc Tây.

Những dạng rối loạn lo âu thường gặp nhất hiện nay là:

  • Rối loạn ám ảnh cưỡng bức (Obsessive-Compulsive Disorder – OCD)
  • Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder – GAD)
  • Rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorder – SAD)
  • Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorder – PD)
  • Rối loạn stress sau sang chấn (Posttraumatic Stress Disorder – PTSD)

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu

Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu thường không rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, căn cứ vào những biểu hiện bệnh lý, các chuyên gia đã liệt kê một số nguyên nhân cơ bản bao gồm:

Tình trạng căng thẳng kéo dài

Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng rối loạn lo âu. Những tình huống có thể hình thành áp lực, căng thẳng cho người bệnh là: thay đổi công việc, thất nghiệp, chuyển đổi môi trường sống (tác động lớn đến tâm lý trẻ em và người lớn tuổi), mang thai và sinh con, mất mát người thân, mắc phải các vấn đề về sức khỏe, mâu thuẫn trong các mối quan hệ…

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu
Tình trạng căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng rối loạn lo âu.

Người bệnh thường đặc biệt quan tâm và lo lắng về sức khỏe cá nhân. Nếu tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài, tình trạng này có thể phát sinh nhiều rối loạn tâm lý. Một số căn bệnh có thể gây rối loạn lo âu là:

  • HIV
  • Tim mạch
  • Tiểu đường
  • Bệnh nội tiết
  • Bệnh thần kinh (Parkinson, sau đột quỵ…)
  • Bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày – tá tràng…)

Di truyền

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ chứng minh rằng chứng rối loạn lo âu có liên quan đến yếu tố di truyền (tiền sử gia đình). Nếu một thành viên trong gia đình mắc bất kỳ chứng bệnh nào về tâm lý, nguy cơ bị bệnh tâm thần của những thành viên còn lại sẽ cao hơn hẳn những nhóm đối tượng khác. Tuy nhiên, vấn đề này còn tùy thuộc vào yếu tố hoàn cảnh và môi trường sinh sống.

Sự thay đổi nồng độ các hormon hạnh phúc của cơ thể

Sự thiếu hụt một số hormon dẫn truyền thần kinh như: norepinephrin, serotonin, axit gamma aminobutyric… có thể kéo theo nhiều rối loạn về cảm xúc và tâm lý. Lúc này, vì mạng lưới liên lạc ở não bộ bệnh nhân đã bị phá vỡ nên bộ phận này có thể phản ứng không chuẩn xác trong một số tình huống nhất định.

Lạm dụng thuốc Tây và chất gây nghiện

Thói quen sử dụng thuốc ngủ và thuốc an thần liên tục nhiều ngày dễ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn, trong đó có chứng rối loạn lo âu. Việc lạm dụng thuốc lá, rượu bia và những chất gây nghiện trong một khoảng thời gian dài cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng bệnh này.

Triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu thường kéo dài từ 6 tháng trở lên, đi kèm một số bệnh lý tâm thần hay thể chất khác và có xu hướng trở nên tồi tệ nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời. Mỗi dạng rối loạn lo âu sở hữu nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau với điểm chung duy nhất là biểu hiện sợ hãi, khiếp đảm một cách quá mức và vô lý. 11 triệu chứng phổ biến nhất của chứng bệnh này là:

Lo lắng

Đây là một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất của chứng rối loạn lo âu. Các bệnh nhân thường xuyên lo lắng quá mức về những sự kiện bình thường diễn ra trong đời sống hàng nhật. Thông thường, người bệnh cảm thấy lo lắng một cách vô lý hầu như mỗi ngày trong vòng tối thiểu 6 tháng.

Lo lắng
Lo lắng là một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất của chứng rối loạn lo âu.

Những nỗi lo lắng này khá nghiêm trọng, cản trở sự tập trung, dễ gây phiền hà và khiến chúng ta khó hoàn thành nhiệm vụ. Những người dưới 65 tuổi (nhất là đối tượng độc thân) có vị trí xã hội thấp kém và thường xuyên phải đối mặt với nhiều căng thẳng, áp lực luôn thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Bồn chồn

Bồn chồn cũng là một trong những triệu chứng điển hình của rối loạn lo âu, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và trẻ em. Bồn chồn là cảm giác khó chịu vì dường như tồn tại một sự hối thúc vô hình nào đó ở trong tâm trí, khiến bạn không thể bình tĩnh, thoải mái như bình thường.

Trong một nghiên cứu trên 128 đứa trẻ đang mắc chứng rối loạn lo âu, bồn chồn là một trong những dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất ở 70% bệnh nhân. Nếu cảm thấy bồn chồn nhiều ngày liên tục trong khoảng hơn 6 tháng thì rất có thể, bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu.

Mệt mỏi

Dễ dàng mệt mỏi là một trong những biểu hiện tiềm năng của chứng rối loạn lo âu. Vì thường xuyên lo lắng, kích động trước một vấn đề hoặc sự kiện nào đó nên người bệnh cũng dễ mệt mỏi khi những cơn lo âu ùa đến đột ngột, thậm chí phát triển thành dạng mạn tính.

Bên cạnh đó, triệu chứng mệt mỏi cũng có thể bắt nguồn từ tình trạng căng cơ, mất ngủ, sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, bệnh trầm cảm hay một vấn đề y tế khác.

Dễ bị kích động

Khi cảm thấy lo lắng, dây thần kinh giao cảm của bộ não buộc phải làm việc quá sức. Vấn đề này gây ra hàng loạt hệ quả toàn thân như: khô miệng, đổ mồ hôi lòng bàn tay, tim đập nhanh, tay chân run rẩy…

Những biểu hiện trên xuất hiện khi bộ não dự đoán bạn đang nguy hiểm và cảnh báo rằng cơ thể cần chuẩn bị ứng phó với mối đe dọa sắp tới. Tuy rất hữu ích trong những tình huống hiểm nguy thực sự nhưng tình trạng dễ kích động đồng thời cũng khiến chúng ta suy nhược nếu nỗi sợ cứ liên tục lẩn quẩn trong tâm trí.

Căng cơ

Cơ bắp trở nên căng cứng trong đa số các ngày trong tuần là một trong những dấu hiệu nhận biết phổ biến của chứng rối loạn lo âu. Sự lo lắng thường xuyên có thể dẫn đến hiện tượng cơ bắp căng cứng. Thế nhưng, rất có thể, triệu chứng căng cơ không liên quan đến rối loạn lo âu mà bắt nguồn từ một nguyên nhân nào khác.

Một sự thật thú vị là liệu pháp thư giãn cơ bắp không chỉ điều trị hiệu quả biểu hiện căng cơ mà còn góp phần xoa dịu lo lắng ở bệnh nhân. Theo kết quả từ một số nghiên cứu, phương pháp trị liệu này có thể mang đến hiệu quả tương đương liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy).

Khó ngủ/ngủ không ngon giấc

Rối loạn lo âu là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra triệu chứng mất ngủ. Khó ngủ và tỉnh giấc giữa đêm là hai vấn đề phổ giấc ngủ phổ biến nhất hiện nay. Nhiều nghiên cứu cho rằng những người bị mất ngủ trong suốt thời thơ ấu rất dễ bị bệnh này khi trưởng thành.

Khó ngủ/ngủ không ngon giấc
Tình trạng mất ngủ và chứng rối loạn lo âu có liên quan mật thiết với nhau.

Tuy tình trạng mất ngủ và chứng rối loạn lo âu có liên quan mật thiết với nhau nhưng chúng ta chưa thể khẳng định chắc chắn điều này dẫn đến điều kia. Thông thường, sau khi rối loạn lo âu được điều trị đúng hướng, triệu chứng mất ngủ cũng được cải thiện rõ rệt.

Khó tập trung

Những người bị rối loạn lo âu thường rất khó tập trung. Một nghiên cứu trên 157 thanh thiếu niên và trẻ em mắc chứng rối loạn lo âu đã phát hiện ra rằng khả năng tập trung của khoảng 2/3 bệnh nhân kém hơn người bình thường đáng kể. Trong một nghiên cứu khác trên 175 người trưởng thành bị bệnh này, gần 90% trường hợp cho biết họ gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung.

Các chuyên gia cho biết, khi càng lo lắng, chúng ta càng khó tập trung hơn. Tâm trạng này có thể gây gián đoạn bộ nhớ làm việc (một dạng bộ nhớ có vai trò lưu giữ thông tin ngắn hạn). Vì vậy, trong thời điểm lo lắng cao độ, hiệu suất làm việc của bệnh nhân giảm đi rõ rệt.

Tuy nhiên, triệu chứng khó tập trung cũng có thể liên quan đến chứng rối loạn thiếu tập trung hoặc bệnh trầm cảm. Do đó, đây chưa phải bằng chứng tiêu biểu nhất giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác rối loạn lo âu.

Cáu gắt

Hầu hết bệnh nhân đều trải qua tình trạng cáu gắt. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, khoảng 90% trường hợp trong 6000 người trưởng thành đang bị rối loạn lo âu thừa nhận rằng họ cảm thấy rất khó chịu, bực bội vào thời kỳ bệnh tình trầm trọng nhất. Từ những số liệu cụ thể thu được, nhóm người trẻ tuổi và trung niên được chẩn đoán mắc phải dạng rối loạn này có xu hướng cáu gắt gấp đôi so với bình thường.

Hoảng loạn

Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra một dạng rối loạn lo âu mang tên rối loạn hoảng sợ. Với nhiều cơn hoảng loạn thường xuyên, chứng bệnh này sinh ra cảm giác sợ hãi tột độ, không thể kiểm soát và dễ làm cơ thể suy nhược.

Biểu hiện mãnh liệt này khiến bạn đổ mồ hôi, khó thở, run rẩy, buồn nôn, tức ngực, tim đập nhanh, sợ chết… Những cơn hoảng loạn thường hiếm khi xảy ra. Nhưng nếu chúng xuất hiện thường xuyên, rất có thể, bạn đang mắc chứng rối loạn hoảng sợ.

Lảng tránh tình huống xã hội

Hiện nay, rối loạn lo âu xã hội (chứng sợ xã hội) tương đối phổ biến. Tình trạng này ảnh hưởng tới khoảng 12% số người trưởng thành ở Mỹ vào một giai đoạn nhất định của cuộc đời họ. Rối loạn lo âu xã hội có xu hướng hình thành và phát triển từ sớm. Trên thực tế, khoảng 50% bệnh nhân đang trong lứa tuổi 11 và 50% trường hợp đã bước vào độ tuổi 20.

Lảng tránh tình huống xã hội
Rối loạn lo âu xã hội có xu hướng hình thành và phát triển từ sớm.

Các bệnh nhân đang bị bệnh này thường nhút nhát, trầm lặng khi gặp gỡ người lạ hoặc hòa mình giữa đám đông. Tuy không thể hiện rõ ràng ra bên ngoài nhưng họ có thể cảm thấy sợ hãi tột độ từ bên trong, thường xuyên tự ti, mặc cảm và lo ngại bị chỉ trích. Đôi khi, sự tách biệt và xa cách khiến người bệnh trông lạc lõng, lập dị và hợm hĩnh. Dấu hiệu nhận biết của chứng lo âu xã hội là:

  • Cảm thấy sợ hãi khi nghĩ về các sự kiện xã hội trong tương lai
  • Lo lắng vì nghĩ rằng bản thân đang bị soi xét, đánh giá bởi những người xung quanh
  • Sợ bị sỉ nhục, xấu hổ trước mặt người khác
  • Luôn cố gắng tránh né, vắng mặt trong các sự kiện xã hội

Mang nhiều nỗi sợ khó giải thích

Những nỗi sợ ám ảnh trước một số đối tượng nhất định như: chuột, gián, nhện, độ cao, không gian hẹp… có thể là dấu hiệu nhận biết của chứng ám ảnh sợ hãi. Chứng bệnh này diễn ra khi bệnh nhân lo lắng hoặc sợ hãi tột độ vì một tình huống hoặc đối tượng cụ thể nào đó. Những cảm xúc mãnh liệt và kinh khủng đến độ chúng có thể cản trở các hoạt động thường ngày của bạn.

Ngày nay, rất nhiều người bệnh bị ám ảnh về không gian, động vật, môi trường tự nhiên, chấn thương, tiêm chích, đi thang máy, di chuyển bằng máy bay…

Chứng ám ảnh sợ hãi được ghi nhận là đã ảnh hưởng đến cuộc sống của 12.5% người Mỹ vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. Bệnh lý có xu hướng hình thành và phát triển từ thời thơ ấu hoặc suốt những năm tháng thiếu niên, đồng thời thường gặp ở phụ nữ hơn đàn ông.

Đã có nhiều giải pháp hiệu quả để điều trị rối loạn lo âu. Các nhà khoa học cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu những phương pháp trị liệu mới, từ đó nâng cao sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu nghi ngờ bản thân đang lo lắng quá nhiều, bạn cần chủ động tìm hiểu thông tin và thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.

Một số dạng loại rối loạn lo âu

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau sang chấn và rối loạn ám ảnh xã hội là bốn loại rối loạn lo âu phổ biến nhất hiện nay:

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức

Với những ý nghĩ và hành vi mang tính ám ảnh cưỡng bức, bệnh nhân không thể làm chủ được những ý nghĩ đang lặp đi lặp lại một cách vô thức trong đầu mình. Lúc này, để hạn chế mức độ thôi thúc khó chịu, họ buộc phải thực hiện một số hành vi cưỡng bức như: rửa tay thường xuyên, xem đồng hồ liên tục, sống ngăn nắp quá mức, sưu tầm đồ vật có giá trị, tìm kiếm sự cân bằng…

Một số dạng loại rối loạn lo âu
Bệnh nhân thường phải đấu tranh nội tâm quyết liệt để chống lại những ý nghĩ và hành vi cưỡng bức.

Nhiều người bệnh hoàn toàn có thể nhận thức tính chất bất thường, phi lý của hành vi. Tuy nhiên, họ không thể khống chế chúng theo mong muốn của bản thân. Các bệnh nhân thường phải đấu tranh nội tâm quyết liệt để chống lại những ý nghĩ và hành vi cưỡng bức.

Nhiều người có thể tạm thời ức chế các triệu chứng ám ảnh cưỡng bức khi đi học hoặc làm việc. Thế nhưng, sau khi khoảng thời gian này trôi qua, sự kháng cự bắt đầu yếu đi và ý nghĩ, hành vi của họ lại tiếp tục bị chi phối mạnh mẽ bởi chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức.

Rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa xuất hiện phổ biến ở độ tuổi 20 – 30, thường gặp ở phụ nữ hơn đàn ông. Chứng bệnh này gây ra tình trạng lo âu dai dẳng, kéo dài, lan tỏa và không giới hạn trong bất cứ đối tượng hay tình huống cụ thể nào.

Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy hồi hộp, bất an, run rẩy tay chân, đổ nhiều mồ hôi, nóng lưng, thắt ngực, khó ngủ, đau bụng, căng cứng cơ bắp…

Khi phát hiện các dấu hiệu nhận biết trên, độc giả cần chủ động thăm khám bác sĩ đa khoa để tìm ra những vị trí tổn thương về mặt thể chất. Nếu vẫn không xác định được nguyên nhân, bạn hãy tìm đến bác sĩ tâm thần. Một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán cơ bản nhất của dạng rối loạn này là triệu chứng lo âu quá mức kéo dài ít nhất 6 tháng.

Hàng ngày, những người mắc phải rối loạn lo âu lan tỏa đều phải đối mặt với cảm giác căng thẳng, bất an, hồi hộp, lo lắng, bồn chồn dù cuộc sống hiện có rất ít hoặc thậm chí không có vấn đề gì nghiêm trọng. Họ có xu hướng dự đoán những sự kiện bất trắc hoặc quan tâm thái quá đến vấn đề tài chính, sức khỏe, gia đình, công việc…

Rối loạn stress sau sang chấn

Sau khi trải qua một sự kiện đau thương như: bị ngược đãi, lạm dụng, chiến tranh, thiên tai, mất mát người thân, đa số chúng ta sẽ dần cân bằng và ổn định cảm xúc theo thời gian. Tuy nhiên, đối với một số người khác, đó là nỗi thống khổ, bất an dai dẳng, khôn nguôi và đầy ám ảnh. Tên gọi của chứng bệnh này là rối loạn stress sau sang chấn.

Rối loạn stress sau sang chấn
Những người bị rối loạn stress sau sang chấn thường xuyên vô thức hồi tưởng ký ức đau buồn.

Triệu chứng điển hình là bệnh nhân thường xuyên gặp phải ác mộng hoặc vô thức hồi tưởng hoàn cảnh gây ra sang chấn tâm lý. Những đối tượng từng chịu đựng tuổi thơ bất hạnh, bị bạo hành – lạm dụng hay phải chứng kết cái chết thảm khốc, đột ngột của người thân rất dễ bị bệnh này.

Ám ảnh sợ xã hội

Thống kê cho thấy, tỷ lệ phụ nữ bị ám ảnh sợ xã hội cao gấp đôi đàn ông. Người bệnh luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi quá mức trong những tình huống xã hội như: nói chuyện trước đám đông, tham gia tiệc tùng, tiếp xúc với người lạ, thuyết trình trước lớp, nói chuyện điện thoại…

Dạng rối loạn này thường khởi phát vào thời thơ ấu hoặc bắt đầu trong giai đoạn trưởng thành (hiếm khi xuất hiện sau tuổi 25). Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, ám ảnh sợ xã hội sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng mối quan hệ xã hội cũng như cản trở công việc, cuộc sống của bệnh nhân.

Chứng rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

Những người bệnh rối loạn lo âu cần thăm khám và điều trị dứt điểm trước khi bệnh tình diễn biến trầm trọng và dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp, khó lường như:

  • Tăng nguy cơ trầm cảm
  • Lạm dụng thuốc lá, rượu bia và chất gây nghiện
  • Khó ngủ, mất ngủ
  • Rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh lý liên quan
  • Đau đầu mạn tính
  • Cô lập xã hội (tránh né giao tiếp và không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội)
  • Suy nhược cơ thể
  • Ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động và chất lượng cuộc sống
  • Nảy sinh ý định làm đau bản thân, thậm chí tự sát

Thường xuyên thăm khám và kiên trì chữa bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa chính là giải pháp hàng đầu giúp bạn kiểm soát và đẩy lùi căn bệnh này.

Phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu

Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để phân biệt – chẩn đoán liệu đây là chứng rối loạn lo âu hay một số vấn đề thể chất khác. Nếu đã xác định là rối loạn lo âu, bác sĩ cần cho biết đó cụ thể là dạng rối loạn nào cũng như thu đập đầy đủ thông tin về tình trạng trầm cảm hoặc lạm dụng thuốc Tây, chất kích thích, chất gây nghiện (nếu có).

Nhìn chung, chứng rối loạn lo âu có thể được điều trị bằng thuốc Tây hay các biện pháp trị liệu tâm lý cụ thể, hoặc kết hợp cả hai. Căn cứ vào đặc điểm dạng rối loạn và mong muốn của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.

Phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu
Đâu là phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu an toàn, hiệu quả?

Bệnh nhân cần khai báo đầy đủ, chi tiết tình hình hiện tại của bản thân. Nếu đang dùng thuốc, độc giả hãy cho bác sĩ biết bạn đang uống thuốc gì, liều lượng ra sao, liệu trình như thế nào, một số tác dụng phụ từng gặp phải và kết quả chữa bệnh đến thời điểm hiện tại. Nếu đang trị liệu tâm lý, bạn nên mô tả hình thức, tần suất và hiệu quả đạt được.

Thông thường, người bệnh cho rằng họ đã điều trị thất bại hoặc các phương pháp chữa bệnh không hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số bệnh nhân áp dụng sai phương pháp hoặc tiến hàng liệu trình chưa đủ dài. Đôi khi, chúng ta cần thử nghiệm hoặc kết hợp một số hướng điều trị mới để tìm ra phương pháp phù hợp, hiệu quả nhất.

Sử dụng thuốc Tây y

Tuy không chữa khỏi rối loạn lo âu nhưng thuốc Tây có thể hỗ trợ kiểm soát triệu chứng trong quá trình bệnh nhân đang trị liệu tâm lý. Những loại thuốc điều trị tình trạng này bao gồm: nhóm thuốc chống trầm cảm, nhóm thuốc chống lo âu và nhóm thuốc ức chế beta. Lưu ý, trong thời gian chữa bệnh, bạn cần:

  • Trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc không kê đơn và các phương pháp điều trị thay thế mà bạn đang áp dụng
  • Chỉ được phép dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ tâm thần
  • Yêu cầu bác sĩ cho biết công dụng và tác dụng phụ của thuốc
  • Hỏi kỹ bác sĩ khi nào nên ngừng thuốc và dừng như thế nào (nhiều loại thuốc không thể ngừng đột ngột mà cần được hạn chế liều lượng từ từ dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa)

Điều trị bằng liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive Behavioral Therapy – CBT) là hình thức trị liệu tâm lý trong đó bệnh nhân sẽ trò chuyện với chuyên gia trị liệu (nhà trị liệu tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý) về tình trạng hiện tại cũng như một số vấn đề liên quan.

Liệu pháp này giúp người bệnh nhận thức những suy nghĩ tiêu cực, sai lệch/chưa chính xác của bản thân khi đối mặt với tình huống thách thức, từ đó điều chỉnh tư duy và phản hồi theo hướng tích cực, lạc quan hơn.

Dù được tiến hành đơn lẻ hay kết hợp với một số biện pháp chữa bệnh khác, liệu pháp nhận thức – hành vi luôn được đánh giá là công cụ điều trị an toàn, hữu ích giúp bệnh nhân kiểm soát tình huống căng thẳng trong cuộc sống tốt hơn.

Điều trị bằng liệu pháp nhận thức hành vi
Liệu pháp nhận thức – hành vi giúp bệnh nhân kiểm soát tình huống căng thẳng trong cuộc sống tốt hơn.

Tập yoga

Thói quen luyện tập yoga thường xuyên giúp chúng ta thêm thư giãn và điềm tĩnh trước những vấn đề bất như ý trong cuộc sống thường ngày. Bên cạnh đó, bộ môn này còn khuyến khích người bệnh rèn luyện sức khỏe thể chất cũng như điều chỉnh cảm xúc – suy nghĩ để sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thách thức ở hiện tại và tương lai.

Bạn có thể học cách sống chậm – thở sâu bằng cách thực hiện những bài tập nhẹ nhàng. Hãy chú ý theo dõi hơi thở của bản thân trong từng giây phút, đồng thời thực hiện từng động tác đúng kỹ thuật nhằm giảm thiểu lo âu, căng thẳng.

Thay đổi lối sống

Lối sống lành mạnh là một trong những yếu tố cốt lõi giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng rối loạn lo âu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hãy chủ động từ bỏ các thói quen xấu như: dung nạp thức ăn cay nóng, nhiều gia vị, giàu dầu mỡ, thức khuya, lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia…

Việc tập luyện thể dục hoặc các bộ môn thể thao khác nhau có thể kích thích cơ thể giải phóng endorphin (một loại hormon giúp chúng ta bình tĩnh và hạnh phúc hơn).

Bên cạnh đó, để đối phó với hàng loạt cảm xúc tiêu cực, độc giả cần duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ bằng cách sống chan hòa – cởi mở, giúp đỡ mọi người, trò chuyện với những người thân thương, tham gia công tác thiện nguyện, đọc sách, nghe nhạc, xem phim hài…

Ngoài ra, bạn nên chủ động kết nối với các nhóm hỗ trợ cộng đồng để chia sẻ về tình trạng rối loạn lo âu của mình. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều lời khuyên hữu ích cũng như nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ họ đấy!

Cùng chuyên mục

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là một bệnh lý liên quan đến thần kinh xuất hiện khá phổ biến. Thông thường bệnh sẽ khởi phát trước tuổi 25, nếu...

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu là một chứng bệnh phổ biến và nguy hiểm, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải dù nam hay nữ. Triệu chứng điển hình của...

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu căng thẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến nhiều người cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Lựa chọn những địa chỉ thăm...

Rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là một trong những dạng bệnh điển hình về rối loạn tâm thần xảy ra phổ biến nhất hiện nay. Đặc điểm chung những...

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) được đặc trưng bởi tình trạng ám ảnh liên tục và không thể cưỡng lại được trước một số hình ảnh, ý tưởng...

thuốc điều trị rối loạn lo âu

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

Rối loạn lo âu là một trong những căn bệnh tâm lý phổ biến hiện nay. Bệnh cần được điều trị ngay từ sớm để tránh những tác động lớn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn