[Hỏi đáp] Điều trị chứng rối loạn lo âu ở Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam có tốt không?

Top 7 địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng uy tín tại Hà Nội

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu là một chứng bệnh phổ biến và nguy hiểm, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải dù nam hay nữ. Triệu chứng điển hình của bệnh là những cảm xúc lo lắng, căng thẳng, áp lực quá mức. Vậy rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp hay không khi có nhiều trường hợp kết quả đo huyết áp sau khi căng thẳng có sự thay đổi nhiều so với lúc bình thường?

Rối loạn lo âu và tăng huyết áp có liên quan đến nhau hay không?

Mắc bệnh rối loạn lo âu khiến người bệnh có những biểu hiện bất thường cả về cảm xúc, hành vi, lời nói cho đến thể chất. Trong đó, có nhiều ý kiến cho rằng bị rối loạn lo âu là nguyên nhân làm tăng huyết áp. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào?

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?
Tăng huyết áp là triệu chứng thường thấy ở những người bị rối loạn lo âu, căng thẳng quá mức

Khi bị rối loạn lo âu, stress, căng thẳng, sợ hãi… sẽ khiến cơ thể con người sản sinh ra một lượng lớn hormone (cortisol và adrenaline). Những loại hormone này khiến tim đập nhanh hơn, làm tăng lưu lượng máu, co thắt mạch máu và gây ra tình trạng tăng huyết áp ngột.

Sự co thắt mạnh mẽ của các mạch máu cũng như nhịp tim tăng nhanh sẽ làm tăng chỉ số huyết áp tạm thời. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chỉ cần loại bỏ được nỗi sợ hãi, căng thẳng thì huyết áp cũng sẽ trở về mức bình thường.

Vì vậy, có thể hiểu rằng rối loạn lo âu không gây ra bệnh cao huyết áp lâu dài, những lần lo âu căng thẳng sẽ chỉ làm cho chỉ số huyết áp của bạn tăng đột ngột và tạm thời. Đây còn được gọi là căng thẳng tình huống, tác động của nó chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và biến mất sau khi trải qua sự kiện căng thẳng.

Rối loạn lo âu làm tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy rối loạn lo âu có thể gây ra bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, việc rối loạn lo âu nghiêm trọng có thể gây ra nhiều thói quen có hại như mất ngủ, uống nhiều rượu bia, không kiểm soát được cảm xúc, dễ phản ứng thái quá, trầm cảm… từ đó làm tăng nguy cơ tăng huyết áp cùng các bệnh lý tim mạch khác.

Ngoài ra, mỗi lần người bệnh đối mặt với sự sợ hãi quá mức sẽ làm tăng sản sinh hormone làm tổn thương hệ thống thành mạch và làm tăng nguy cơ hình thành một số bệnh lý tim mạch, trong đó có bệnh tăng huyết áp.

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?
Rối loạn lo âu chỉ gây ra những đợt tăng huyết áp tạm thời chứ không phải nguyên nhân chính gây ra bệnh cao huyết áp

Có thể thấy, đa số các trường hợp mắc bệnh rối loạn lo âu đều có nguy cơ cao gây ra tăng huyết áp. Khi các yếu tố gây bệnh không còn, huyết áp cũng sẽ trở về mức bình thường. Tuy nhiên, theo  các chuyên gia nếu các mốc chỉ số huyết áp tăng đột ngột quá thường xuyên sẽ là “cơ hội lý tưởng” để làm tổn thương đến các cơ quan như mạch máu, tim, thận tương tự với cơ chế làm tổn thương và tăng huyết áp.

Ngoài ra, nếu bạn là người thường xuyên sử dụng rượu bia hút thuốc lá, rượu bia hay tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp… trong một thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, mắc bệnh mạch vành đột quỵ rất nguy hiểm.

Làm sao để kiểm soát triệu chứng bệnh rối loạn lo âu làm giảm huyết áp?

Như đã nói, rối loạn lo âu không gây ra bệnh cao huyết áp lâu dài như những nguyên nhân khác, nó chỉ làm tăng huyết áp tạm thời, khi yếu tố nguy cơ gây rối loạn lo âu biến mất thì triệu chứng này cũng sẽ biến mất. Vì vậy, theo thông tin từ các chuyên gia để làm giảm huyết áp người bệnh chỉ cần thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng cuộc sống, sống vui khỏe, tránh những yếu tố tiêu cực, phiền muộn trong suy nghĩ.

Trên thực tế, có vô số cách khác nhau để bạn kiểm soát vấn đề này, vì vậy, không cần thiết phải gò bó mình vào một phương thức nào cụ thể, chỉ cần chọn cách mà bản thân cảm thấy phù hợp và sẵn sàng áp dụng trong một thời gian dài là được.

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?
Xây dựng lối sống khoa học, vận động lành mạnh như thiền, yoga… sẽ giúp kiểm soát sự căng thẳng, cải thiện chứng rối loạn âu lo

Sau đây là những cách đơn giản vừa giúp giảm căng thẳng, sợ hãi vừa giúp kiểm soát huyết áp vừa cải thiện tình trạng bệnh rối loạn lo âu tốt hơn:

  • Tránh những căng thẳng không cần thiết: Stress quá mức và kéo dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn lo âu. Vì vậy, trước hết để thoát khỏi bệnh thì đầu tiên người bệnh phải tránh những căng thẳng hay nguồn suy nghĩ tiêu cực không cần thiết. Thay vì thu mình lại trước một sự việc thì hãy mở rộng lòng mình, tập cách chấp nhận, đối mặt với nó, chia sẻ nó với người thân, bạn bè sẽ giúp giải tỏa nhanh chóng những căng thẳng.
  • Tạo thói quen suy nghĩ tích cực: Những người biết suy nghĩ tích cực, luôn luôn lạc quan vui vẻ chắc chắn không bao giờ để bản thân mình rơi vào trạng thái tiêu cực. Vì vậy, hãy tập cho mình thói quen này để thoát khỏi chứng rối loạn lo âu cũng như dễ bị tăng huyết áp rất nguy hại cho sức khỏe.
  • Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ làm suy giảm đáng kể khả năng xử lý các cảm xúc rối loạn lo âu của bạn, từ đó mất kiểm soát hành vi và lời nói, dẫn đến tăng huyết áp đột ngột. Vì vậy, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ 8 tiếng/ ngày để thư giãn đầu óc, tái tạo năng lượng cho cơ thể.
  • Thường xuyên vận động: Người thường xuyên vận động tập thể thao, hoạt động thể chất sẽ kích thích sản sinh nội tiết tố trong cơ thể, nhất là các hormone giảm đau tự nhiên, cải thiện tâm trạng, giúp bản thân tự vượt qua những nỗi sợ hãi, lo âu vô cớ.
  • Thiền, yoga: Đây đều là những bộ môn tập luyện đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và hình thành những thói quen, suy nghĩ tích cực cho người tập. Chỉ cần 10 – 15 phút mỗi ngày ngồi thiền hay thực hiện các bài tập yoga sẽ giúp giảm stress, xua tan mệt mỏi, lo lắng của bệnh rối loạn lo âu, cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng cảm giác thèm ăn cũng như những điều tốt khác.
  •  Mở rộng các mối quan hệ: Những người mắc bệnh rối loạn lo âu thường có xu hướng sống khép kín và thu mình. Vì vậy, để thoát khỏi căn bệnh này người bệnh cần thay đổi suy nghĩ và chủ động mở rộng các mối quan hệ, kết nối xã hội nhiều hơn. Thực hiện được điều này sẽ làm tăng sản sinh hormone oxytocin làm giảm lo lắng cũng như các kích thích thần kinh đối giao, giảm bớt các phản ứng tiêu cực của người bệnh trước mọi vấn đề.
  • Nghe nhạc và cười nhiều hơn: Âm nhạc có thể xoa dịu mọi nỗi đau, tiếng nhạc du dương sẽ giúp con người thư giãn hơn cả trong tâm trí lẫn cơ thể. Ngoài ra, việc cười nhiều hơn khi trò chuyện cùng bạn bè, xem một bộ phim hay cũng hỗ trợ làm giảm hormone căng thẳng, kiểm soát huyết áp và điều trị rối loạn lo âu hiệu quả.
  • Tắm nắng: Tắm nắng thường xuyên hay dành nhiều thời gian để tiếp xúc với môi trường tự nhiên cũng là một cách tốt để cải thiện bệnh, kiểm soát triệu chứng. Đồng thời, tắm nắng còn giúp cung cấp vitamin D cho cơ thể, những lợi khuẩn trong đất giúp làm tăng chỉ số serotonin (hormone hạnh phúc), không khí trong lành giúp tâm trạng của bạn được tĩnh lặng, loại bỏ căng thẳng, lo âu hiệu quả.
Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?
Thực hiện tâm lý trị liệu là điều cần thiết nếu rối loạn lo âu diễn nghiêm trọng

Tóm lại, rối loạn lo âu gây ra rất nhiều hậu quả khó lường cả về thể trạng lẫn tâm lý, trong đó có việc tăng huyết áp đột ngột nguy hiểm. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này chỉ có cách giảm thiểu căng thẳng, lo âu, kiểm soát cảm xúc của bản thân bằng những thói quen tốt.

Nếu cảm thấy tình trạng bệnh không được cải thiện dù đã cố gắng thay đổi cũng như huyết áp ngày càng tăng cao khó kiểm soát, hãy thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ điều trị. Lúc này, người bệnh có thể sẽ được chỉ định sử dụng thuốc trị rối loạn lo âu kết hợp trị liệu tâm lý để cải thiện tình trạng bệnh.

Cùng chuyên mục

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu căng thẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến nhiều người cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Lựa chọn những địa chỉ thăm...

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD): Nhận biết và điều trị

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý là một dạng bệnh về tâm lý thường xảy ra ở những người bị sốc do trải qua một sự kiện...

Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ là gì? Cách điều trị như thế nào?

Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ và những điều cần lưu ý

Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ là tình trạng trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi phải chia xa người thân. Nếu không phát hiện và can...

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là một bệnh lý liên quan đến thần kinh xuất hiện khá phổ biến. Thông thường bệnh sẽ khởi phát trước tuổi 25, nếu...

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tất cả mọi người đều từng trải qua cảm giác lo âu vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường và...

Rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là một trong những dạng bệnh điển hình về rối loạn tâm thần xảy ra phổ biến nhất hiện nay. Đặc điểm chung những...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn