[Hỏi đáp] Điều trị chứng rối loạn lo âu ở Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam có tốt không?

Top 7 địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng uy tín tại Hà Nội

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu có tự khỏi được không? Kéo dài bao lâu?

Tâm lý không ổn định, luôn bồn chồn, hồi hộp, lo lắng,… là những biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu. Vậy rối loạn lo âu có tự khỏi được không? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

rối loạn lo âu có tự khỏi được không
Rối loạn lo âu có tự khỏi được không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm

Rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lo âu ngày càng tăng. Căn bệnh này xuất hiện ở mọi đối tượng và không ngoại trừ giới tính hay tuổi tác. Nguyên nhân gây rối loạn lo âu không cụ thể, chủ yếu do người bệnh căng thẳng, lo lắng, lạm dụng thuốc, áp lực công việc,… Những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lo âu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, học tập, tinh thần và sức khỏe của người bệnh.

Rối loạn lo âu là bệnh lí có thể chữa trị được nhưng không thể tự khỏi. Nhiều người chủ quan cho rằng, bệnh rối loạn lo âu dễ dàng được cải thiện khi vượt qua được chứng sợ hãi. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu, người bệnh không thể kiểm soát được chứng sợ hãi của bản thân mình. Do đó, bệnh nhân cần phải tiến hành chữa trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lo âu đều phải trải qua một thời gian dài để chữa trị bệnh. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng như bồn chồn, lo lắng, tay chân run rẩy, lạnh toát mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, tâm lí luôn bất an, lo lắng,…

Những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lo âu cần phải sớm điều trị bệnh để tránh mắc phải một số biến chứng phức tạp như cản trở hệ tim mạch, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể. Để bệnh nhanh khỏi, người bệnh cần phải kiên trì, quyết tâm chữa trị. Đồng thời, bệnh nhân cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp điều trị bệnh phù hợp.

Rối loạn lo âu kéo dài bao lâu?

Với sự phát triển của y học hiện đại, những bệnh nhân bị rối loạn lo âu nếu áp dụng đúng phương pháp do bác sĩ chỉ định sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Thông thường, thời gian điều trị bệnh sẽ tùy thuộc rất nhiều vào thuốc điều trị, tâm lí, sức khỏe bệnh nhân,… Có hai phương pháp điều trị bệnh chính là sử dụng thuốc và trị liệu tâm lí.

Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh áp dụng cách chữa trị phù hợp nhất. Nếu bệnh nhân bị rối loạn lo âu kèm theo các biểu hiện phức tạp thì được điều trị trong khoảng 3 – 6 tháng. Với những loại thuốc có tác dụng chậm, người bệnh sử dụng trong 2 – 6 tuần mới cảm nhận được hiệu quả.

rối loạn lo âu có tự khỏi được không
Thời gian điều trị rối loạn lo âu sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh và khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị

Phần lớn những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lo âu đều đáp ứng tốt thuốc điều trị. Tuy nhiên, thuốc phải cần một khoảng thời gian mới có thể phát huy hết tác dụng. Một số trường hợp, người bệnh không đáp ứng được thuốc điều trị, sức khỏe suy giảm. Mặc dù vậy, người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Tốt nhất, bệnh nhân nên tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để bệnh sớm khỏi bệnh.

Song song với việc điều trị bệnh bằng thuốc, người bệnh cần áp dụng các liệu pháp tâm lí để ổn định tinh thần, giúp bệnh nhanh chóng khỏi. Sau khoảng 3 tháng đến 1 năm, các triệu chứng bệnh rối loạn lo âu sẽ được cải thiện. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân không nên tùy tiện áp dụng các phương pháp điều trị dân gian, tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Lưu ý điều trị rối loạn lo âu

Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, lo âu, an thần,… Những loại thuốc này sẽ gây tác dụng phụ, không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần phải uống thuốc theo toa hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề sau đây để bệnh nhanh chóng khỏi.

rối loạn lo âu kéo dài bao lâu
Trong thời gian điều trị rối loạn lo âu, bệnh nhân cần xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học
  • Tập hít thở sâu để giúp tâm trạng bình tĩnh hơn, tránh được những suy nghĩ tiêu cực khiến bệnh chuyển biến xấu đi.
  • Luôn lạc quan, vui vẻ, tránh tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức
  • Nghe nhạc, ngồi thiền, tập thể dục,… để giúp thư giãn đầu óc, giúp cơ thể thoải mái hơn
  • Điều chỉnh giấc ngủ, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không được thức quá khuya, dậy quá sớm, khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, duy trì bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe. Bổ sung thêm rau xanh và thực phẩm chứa nhiều thành phần vitamin cho cơ thể.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng
  • Hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dần mỡ, thực phẩm cay, nóng, chứa chất kích thích
  • Không được uống rượu, bia, hút thuốc lá và những thực phẩm không tốt cho quá trình điều trị bệnh rối loạn lo âu.
  • Tham gia một số hoạt động yêu thích để giúp giảm lo âu, căng thẳng
  • Luyện tập thể thao với một số bộ môn như yoga, bơi lội, đi bộ,… để tăng cường sức khỏe
  • Không được làm việc quá sức, thức quá khuya gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân quá mức
  • Nếu mắc các bệnh lý khác, bệnh nhân cần sớm tiến hành chữa trị dứt điểm.
  • Tích cực bổ sung cho cơ thể một số món ăn giúp an thần, dễ ngủ, tránh căng thẳng
  • Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, nếu nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên sớm báo cho bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết được: Rối loạn lo âu có tự khỏi được không? Với căn bệnh này, người bệnh nên tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ và giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để bệnh sớm khỏi. Bên cạnh đó, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc uống khi không có bất cứ chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ là gì? Cách điều trị như thế nào?

Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ và những điều cần lưu ý

Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ là tình trạng trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi phải chia xa người thân. Nếu không phát hiện và can...

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn hoảng sợ là bệnh lý không phổ biến, thường xuất hiện ở cuối tuổi vị thành niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành. Đây là tình trạng lặp...

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu căng thẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến nhiều người cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Lựa chọn những địa chỉ thăm...

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu là một chứng bệnh phổ biến và nguy hiểm, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải dù nam hay nữ. Triệu chứng điển hình của...

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là một bệnh lý liên quan đến thần kinh xuất hiện khá phổ biến. Thông thường bệnh sẽ khởi phát trước tuổi 25, nếu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn