Top 7 địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng uy tín tại Hà Nội

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD): Nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không và có chữa được không là vấn đề được không ít người bệnh băn khoăn nhưng vẫn chưa tìm ra câu trả lời chính xác. Bởi sự xuất hiện của các triệu chứng khó chịu đã gây ra nhiều phiền toái và hệ lụy với hầu hết mọi trường hợp mắc bệnh. 

Nhận diện những triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa được hiểu đơn giản là sự lo lắng lan tỏa khắp cơ thể và kéo dài một cách vô lý. Đây là một trong những căn bệnh tâm lý nói chung và bệnh rối loạn lo âu nói riêng xảy ra phổ biến, có tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, từ người lớn cho đến trẻ em gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc và học tập của nhiều người.

Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không?
Rối loạn lo âu lan tỏa là sự lo lắng lan tỏa khắp cơ thể và kéo dài một cách vô lý

Để biết được bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không và có chữa được không, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu kỹ về những dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có cơ sở để kết luận mức độ nặng nhẹ của bệnh và có thể điều trị được hay không.

Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn lo âu lan tỏa

Những người mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa thường được chẩn đoán bệnh thông quá các biểu hiện sau:

  • Biểu hiện về hành vi: Dễ bị kích động quá mức và không kiểm soát được thái độ, dễ cáu gắt, khó chịu với những hành vi và lời nói mang tính cực đoan, tâm lý không ổn định do và luôn có cảm giác lo lắng, bồn chồn, bứt rứt, mất tâp trung, đầu óc trống rỗng…
  • Biểu hiện về thể chất: Mệt mỏi, cơ thể không có sức, rối loạn nhịp tim dẫn đến khó thở, thở dồn dập, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống kèm theo các triệu chứng gồm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, có cảm giác buồn nôn, đau bụng, tay chân run rẩy, đỏ mặt, tay chân tê cứng, tức ngực, sôi bụng…
  • Biểu hiện về suy nghĩ: Luôn tồn tại những suy nghĩ tiêu cực về tất cả mọi thứ xung quanh mình hiện tại, kể cả những việc đã từng xảy ra trong quá khứ hoặc lo sợ về những sự việc trong tương lai. Người bệnh bị cuốn theo những dòng suy nghĩ cực đoan không lối thoát, trở nên hoảng loạn và lo lắng quá độ.
Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không?
Những người mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa thường có biểu hiện suy sụp tinh thần và suy giảm thể chất rõ rệt

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lo âu lan tỏa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do sự thiếu hụt của các chất dẫn truyền thần kinh như GABA, Serotonin và Norepinephrine… và gây ra sự rối loạn về tâm lý với những biểu hiện bất thường như vừa kể trên.

Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu khoa học còn một số nguyên nhân gây bệnh rối loạn lo âu khác như:

  • Do người bệnh đã từng trực tiếp trải qua những trải nghiệm ký ức tuổi thơ kinh hoàng, bất hạnh hoặc chịu nhiều thiệt thòi.
  • Do bị đè nặng bởi áp lực cuộc sống, áp lực công việc và học hành gây mệt mỏi, căng thẳng kéo dài…
  • Do mắc một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe kèm theo trạng thái tinh thần tiêu cực dễ dẫn đến những suy nghĩ bi quan về bệnh tật và gây lo âu quá mức.
  • Do sử dụng một số loại chất kích thích có hại cho sức khỏe và tác động tiêu cực đến sự hoạt động của não bộ.
  • Những người có tâm lý yếu, không đủ vững là đối tượng dễ sinh ra căng thẳng kéo dài và gây rối loạn lo âu lan tỏa khi bị các yếu tố tâm lý tác động.
Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn lo âu lan tỏa

Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa nói riêng và hầu hết các bệnh lý về tâm thần nói chung đều nguy hiểm bởi. Sự lý giải của các chuyên gia về vấn đề này đó là sự xuất hiện của các triệu chứng bệnh thường nằm ngoài tầm kiểm soát của người bệnh, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý mà còn bào mòn thể lực, sức khỏe của người bệnh.

Từ đó gây ra nhiều hệ lụy khó lường như:

  • Mất việc do bệnh ngày càng nặng, người bệnh không thể tập trung 100% gây suy giảm hiệu suất công việc, ảnh hưởng đến tương lai, học hành sa sút…
  • Triệu chứng dễ cáu gắt và kích động của người bệnh đối với mọi người xung quanh kể cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… cũng vô tình làm ảnh hưởng đến mối quan hệ khắng khít trước đó, mọi người dần trở nên xa lánh và người bệnh bị cô lập.
  • Rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống khiến thể chất suy nhược, gây ra sự mệt mỏi kéo dài và bộc phát những bệnh lý tiềm ẩn từ trước như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp…
  • Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Đây là một trong những bệnh tâm lý cực kỳ nguy hiểm kèm theo những hành vi, trạng thái tâm lý tiêu cực cho những người xung quanh và chính bản thân của người bệnh.
Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không?
Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa nói riêng và hầu hết các bệnh lý về tâm thần nói chung đều nguy hiểm bởi

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu cho thấy khả năng ảnh hưởng của bệnh đến thần kinh, khả năng kiểm soát hành vi của con người là rất lớn. Theo thống kê, trong số những trường hợp tự sát có đến 18% trường hợp liên quan đến bệnh rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn lo âu hoảng sợ.

Vì vậy, có thể thấy đây là một căn bệnh rất nguy hiểm theo nhiều dạng và mức độ khác nhau, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh, đặc biệt là phụ nữ. Theo nghiên cứu phụ nữ có sự nhạy cảm trong suy nghĩ, hành vi và dễ bị tác động khi có những thay đổi cao hơn so với nam giới.

Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có chữa khỏi không?

Việc sống chung với bệnh rối loạn lo âu lan tỏa là một thử thách rất khó khăn, rất hiếm những trường hợp người bệnh có thể tự điều chỉnh trạng thái tâm lý của mình trở về bình thường một cách tự nhiên. Đa số đều là những trường hợp người bệnh chịu tác động tâm lý mạnh sau đó bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực và không thể vực dậy nổi.

Vì vậy, khi mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa hay các bệnh về tâm lý khác đều cần phải nhanh chóng tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng không kém góp phần đến hiệu quả điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa chính là sự cố gắng, kiên trì vượt qua bệnh tật của người bệnh.

Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không?
Việc chữa bệnh rối loạn lo âu lan tỏa cần nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý vì rất khó để người bệnh tự thoát khỏi các suy nghĩ tiêu cực

Sự kết hợp của những phương pháp điều trị hiệu quả và ý thức chủ động tiếp nhận điều trị sẽ giúp đem lại kết quả chữa bệnh khả quan nhất. Ngoài ra, còn tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà thời gian điều trị cũng như kết quả ở từng trường hợp là khác nhau.

Các cách điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa phổ biến hiện nay

Áp dụng thực hiện tâm lý trị liệu và kết hợp sử dụng thuốc là 2 biện pháp phổ biến nhất để trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, việc điều trị khỏi bệnh chỉ mang tính chất tương đối, có khoảng 25% người bệnh tái phát lại sau khi ngưng điều trị 1 tháng, 50 – 60% người bệnh tái phát trong năm tiếp theo.

Tâm lý trị liệu

Thực hiện các liệu pháp trị liệu thần kinh được đánh giá là phương pháp hàng đầu đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị rối loạn lo âu lan tỏa nói riêng và các bệnh lý về thần kinh nói chung.

Biện pháp này được thực hiện bởi người bác sĩ tâm lý có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc tư vấn, tháo gỡ nút thắt về tâm lý, giúp người bệnh hiểu ra nguyên nhân cũng như tình trạng bản thân đang mắc phải, hỗ trợ giải tỏa tâm lý, lấy lại bình tĩnh và tinh thần để chiến đấu với bệnh tật.

Một số liệu pháp được áp dụng phổ biến như:

  • Học một số các kỹ thuật giúp não bộ được thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn như tập yoga, thiền định…
  • Học cách quản lý căng thẳng, loại bỏ những nỗi lo âu, sợ hãi của bản thân
  • Suy nghĩ tích cực, mở rộng các mối quan hệ để quên đi những suy nghĩ tiêu cực.
  • Dành nhiều thời gian trò chuyện, tìm kiếm sự trợ giúp của bạn bè, người thân để cải thiện tâm trạng, ổn định cảm xúc.
  • Thường xuyên tập luyện nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị rối loạn lo âu lan tỏa được xem là cách tốt nhất để trị bệnh và đem lại hiệu quả cao trong những trường hợp mắc bệnh nặng hoặc đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng.

Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không?
Sử dụng thuốc Tây y là cách hiệu quả để trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa tuy nhiên rất dễ gây ra tác dụng phụ

Các loại thuốc Tây y có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh, đặc biệt là chứng rối loạn lo âu thông qua cơ chế ức chế sự tái thu nạp các hormone hạnh phúc như serotonine hay GABA. Việc sử dụng thuốc thường được kết hợp đồng thời với phương pháp trị liệu tâm lý để đem lại hiệu quả trị bệnh tốt hơn.

Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa gồm:

  • Nhóm thuốc ức chế lấy vào lại serotonin chọn lọc – SSRI: fluoxetine, paroxetin
  • Nhóm thuốc ức chế lấy vào lại serotonin và norepinephrin SNRI: Venlafaxin, duloxetine…
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: nortriptyline, imipramine, amitriptyline
  • Thuốc Benzodiazepin

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa hiện nay cũng đi kèm theo nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn tuyệt đối, người bệnh phải tuân thủ theo sự hướng dẫn và phác đồ do bác sĩ đưa ra.

Cách phòng ngừa rối loạn lo âu lan tỏa

Để bảo vệ bản thân khỏi stress và trước những tác động tiêu cực với nhịp sống công nghiệp hiện nay, chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng một tâm lý vững chắc và biết cách xử lý những vấn đề trong cuộc sống, giữ cân bằng cho chính mình.

  • Cân đối sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi và sinh hoạt phù hợp, khoa học. Biết cách gạt bỏ những phiền muộn, áp lực làm việc trước khi về nhà, tâm trạng thoải mái vui vẻ, nhẹ nhàng và quan tâm người thân… là một cách để tâm trạng của bạn luôn cởi mở, không đi vào bế tắc.
  • Mỗi khi có vấn đề phiền muộn, cáu gắt hay stress, lo lắng đến mất ngủ nên chia sẻ với người thân bạn bè hoặc nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được cho lời khuyên và trị liệu phù hợp.
  • Tạo thói quen tập thể dục thể thao, vận động mỗi ngày từ 30 – 45 phút vừa sức.
  • Tập thói quen buông bỏ những điều buồn phiền, lo âu không cần thiết trong cuộc sống, thay vào đó là những suy nghĩ tích cực, luôn lạc quan trong mọi vấn đề.
  • Đa dạng hóa cuộc sống của mình bằng việc tìm kiếm những đam mê lành mạnh như thơ ca, hội họa, yoga hay bất kỳ môn nghệ thuật nào bản thân yêu thích.
  • Ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học để giúp bản thân khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích (ma túy, rượu bia, thuốc lá…) bởi các chất caffein hay nicotin có thể làm bệnh nặng thêm.
Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không?
Tạo thói quen suy nghĩ tích cực, ăn uống đầy đủ và tập luyện khoa học để chống lại bệnh tật

Tóm lại, rối loạn lo âu lan tỏa là một trong những dạng rối loạn lo âu phổ biến hiện nay và bệnh cũng có thể điều trị khỏi nếu thực hiện đúng cách. Hãy thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tiếp nhận điều trị cũng như nhận được những lời khuyên bổ ích.

Hy vọng những kiến thức cơ bản về rối loạn lo âu lan tỏa trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này.

Cùng chuyên mục

Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ là gì? Cách điều trị như thế nào?

Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ và những điều cần lưu ý

Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ là tình trạng trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi phải chia xa người thân. Nếu không phát hiện và can...

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn hoảng sợ là bệnh lý không phổ biến, thường xuất hiện ở cuối tuổi vị thành niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành. Đây là tình trạng lặp...

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu căng thẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến nhiều người cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Lựa chọn những địa chỉ thăm...

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu là một chứng bệnh phổ biến và nguy hiểm, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải dù nam hay nữ. Triệu chứng điển hình của...

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là một bệnh lý liên quan đến thần kinh xuất hiện khá phổ biến. Thông thường bệnh sẽ khởi phát trước tuổi 25, nếu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn