Top 7 địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng uy tín tại Hà Nội

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu có tự khỏi được không? Kéo dài bao lâu?

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là một trong những dạng bệnh điển hình về rối loạn tâm thần xảy ra phổ biến nhất hiện nay. Đặc điểm chung những người mắc bệnh này chính là tình trạng sợ hãi, lo âu khi tiếp xúc với các tình huống diễn ra trong xã hội. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến giao tiếp, các mối quan hệ mà còn khiến tinh thần người bệnh xuống dốc kéo theo các vấn đề về sức khỏe khác. 

Rối loạn lo âu xã hội là gì?

Trong y học hiện đại, rối loạn lo âu xã hội là một dạng bệnh lý về tâm thần thuộc nhóm bệnh rối loạn lo âu. Theo các cuộc khảo sát lớn cho thấy hội chứng rối loạn lo âu xã hội đứng trong top 3 các bệnh lý tâm thần nhiều người mắc phải nhất hiện nay.

Rối loạn lo âu xã hội
Rối loạn lo âu xã hội là một dạng bệnh lý về tâm thần thuộc nhóm bệnh rối loạn lo âu phổ biến nhất hiện nay

Lo âu được xem là biểu hiện hết sức bình thường khi con người đối mặt với sự sợ hãi, căng thẳng. Tuy nhiên, tình trạng lo âu quá mức và duy trì trong một thời gian dài thì có thể coi đó là một trong những biểu hiện điển hình của hội chứng rối loạn lo âu xã hội.

Hoặc chúng ta có thể hiểu đơn giản chứng rối loạn lo âu xã hội là tình trạng khi bản thân người bệnh phải đối diện với một vấn đề nào phức tạp hay chỉ là một vấn đề hết sức bình thường cũng có thể khiến họ bộc lộ những biểu hiện lo lắng, sợ hãi, luôn có cảm giác người khác chú ý đến mình và cảm thấy bức bối, bồn chồn.

Triệu chứng cảm xúc và hành vi của người bệnh rối loạn lo âu xã hội

Theo các chuyên gia, khác hẳn hoàn toàn với những sự lo lắng hay sợ hãi thông thường, người bệnh rối loạn lo âu xã hội có những biểu hiện âu lo, sợ hãi, né tránh theo xu hướng cực đoan từ những thói quen hằng ngày, công việc, học tập cho đến các hoạt động giao tiếp khác.

Một số các dấu hiệu nhận biết hội chứng rối loạn lo âu xã hội gồm:

Triệu chứng về cảm xúc:

  • Mức độ lo âu và sợ hãi cao về các tình huống diễn ra trong xã hội, đặc biệt là khi biết trước những sự kiện, sự việc sẽ diễn ra trong ngày mai hay vài ngày tới.
  • Luôn tìm cách lẩn trán các tình huống xã hội hoặc phải “gồng mình” hòa nhập vào đám đông một cách gượng gạo nếu bắt buộc phải tham dự.
  • Cảm thấy sợ hãi khi tương tác hoặc nói chuyện với người lạ, luôn cho rằng những lời nói và hành động của bản thân thật tệ hại và xấu hổ.
  • Sợ hãi tột độ khi bản thân mình là trung tâm của sự chú ý hoặc luôn có cảm giác mọi người đang chú ý soi xét mình.
  • Luôn luôn nghĩ đến những suy nghĩ tiêu cực, cực đoan.
  • Không bao giờ chủ động hay trực tiếp bắt chuyện với người lạ, thay vào đó là luôn tìm cách để lẩn tránh.
Rối loạn lo âu xã hội
Rối loạn lo âu xã hội gây ra một số các triệu chứng tiêu cực về hành vi và cảm xúc, điển hình là gây lo lắng, sợ hãi quá mức trong thời gian dài

Triệu chứng về hành vi

  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Hít thở nhanh, dồn dập
  • Run rẩy, căng cơ
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Có cảm giác buồn nôn, đau bụng, buồn tiểu
  • Có cảm giác yếu đuối, mệt mỏi
  • Trằn trọc, khó ngủ
  • Nếu người bệnh là trẻ nhỏ thì sẽ có các biểu hiện như chỉ thích chơi một mình, không thích nói chuyện và chỉ khóc lóc.

Đây là những biểu hiện điển hình mà hầu như những người mắc phải rối loạn lo âu xã hội đều gặp phải. Những biểu hiện này vốn rất bình thường, tuy nhiên đối với người bệnh rối loạn lo âu xã hội thì họ sẽ phải đối mặt với những trạng thái cảm xúc và hành vi này trong một thời gian dài, ít nhất là 6 tháng trở lên.

Nếu người bệnh không thể tự ý thức tình trạng của bản thân đang đi xuống và chủ động thăm khám, điều trị tâm lý sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Người bệnh sẽ luôn bị xoáy theo những suy nghĩ tiêu cực, mất đi mọi mối quan hệ, không thể tham gia bất kỳ hoạt động đông người nào và dần dần trở thành một người cô lập với xã hội.

Nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn lo âu xã hội

Với những biểu hiện rõ ràng như vừa kể trên, chắc chắn bạn đã xác định được bản thân mình có đang mắc phải căn bệnh rối loạn lo âu xã hội này hay không. Tuy nhiên, nguyên nhân vì sao gây ra chứng bệnh rối loạn lo âu xã hội này thì không phải ai cũng biết.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến do các chuyên gia hàng đầu đưa ra sau nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát.

  • Do di truyền: Yếu tố đầu tiên phải kể đến chính là yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người đã từng mắc phải căn bệnh này thì tỷ lệ con cháu ở đời sau cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
  • Do môi trường sống: Là một người sinh ra và lớn lên trong một gia đình không bình thường, bị bố mẹ quản thúc, kiểm soát quá chặt, thường xuyên bị la mắng, chỉ trích, thậm chí chưa từng nhận được một lời khen nào trong cuộc sống, không cảm nhận được sự hạnh phúc, quan tâm từ người thân, bạn bè, bố mẹ thường xuyên cãi nhau, đánh đập, thiếu tình thương của bố hoặc mẹ từ nhỏ, đã từng bị lạm dụng tình dục…. Đây chính là ví dụ liệt kê nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu xã hội phổ biến. Những nguyên nhân này thậm chí còn gây nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả yếu tố di truyền.
  • Do mất cân bằng nội tiết tố: Sự mất cân bằng giữa các chất hóa học, nội tiết tố trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng rối loạn lo âu xã hội. Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng, chất dẫn truyền kinh serotonin là một chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa cảm xúc và tâm trạng của con người. Vì vậy, thiếu hụt chất này sẽ gây ra sự mất cân bằng, vô tình hình thành bệnh rối loạn lo âu xã hội.
Rối loạn lo âu xã hội
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn lo âu xã hội từ di truyền, sự thay đổi bên trong cơ thể hoặc ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài xã hội
  • Do rối loạn hạch hạnh nhân: Cơ quan hạch hạnh nhân trong não bộ hoạt động hoạt động quá mức cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh rối loạn lo âu xã hội. Đây là cơ quan có chức năng kiểm soát và điều chỉnh nỗi sợ của con người. Nếu hạch hạnh nhân hoạt động bình thường sẽ không có vấn đề gì, nhưng đột nhiên bị kích thích hoạt động quá mức vì một lý do nào đó sẽ hình thành bệnh.
  • Do cấu trúc não: Theo một số nghiên cứu khoa học, có một cấu trúc trong não được gọi là amygdala (uh-MIG-duh-luh) có vai trò kiểm soát các phản ứng sợ hãi trong cơ thể. Với những người có amygdala hoạt động quá mức có thể làm tăng phản ứng sợ hãi và hình thành chứng rối loạn lo âu xã hội.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ rủi ro sau đây cũng có thể hình thành bệnh rối loạn lo âu xã hội, xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Trải qua những sự kiện tiêu cực: Những người thường xuyên bị trêu chọc, là tâm điểm của sự chế giễu, đùa cợt hay bị sỉ nhục sẽ làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn lo âu xã hội. Bên cạnh đó, các sự kiện tiêu cực diễn ra liên tiếp như các xung đột trong gia đình, bị lạm dụng hay chấn thương cũng được cho rằng có liên quan đến rối loạn lo âu xã hội.
  • Do tính cách của người bệnh: Những người vốn có bản tính nhút nhát, rụt rè, ít hoạt động, luôn né tránh sự bắt chuyện, quan tâm của người khác cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
  • Có những điểm thu hút sự chú ý: Những người có ngoại hình xấu xí, có những dị tật trên cơ thể lộ ra ngoài, mắc tập nói lắp, run rẩy của bệnh Parkinson… cũng là nguyên nhân khiến bản thân người bệnh tự ti, gia tăng cảm giác tự ý thức và gây ra rối loạn lo âu xã hội.

Những tác hại của hội chứng rối loạn lo âu xã hội

Nỗi sợ hãi, lo âu hay bất an là những cảm xúc không thể thiếu ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, những cảm xúc này sẽ không có gì đáng lo ngại nếu nó chỉ thỉnh thoảng xảy ra, chẳng hạn như cảm giác lo lắng khi ngày mai phải đi phỏng vấn xin việc làm hay cảm giác chờ đợi kết quả của một cuộc thi chẳng hạn.

Nhưng trái ngược với điều đó, những người mắc phải hội chứng rối loạn lo âu xã hội trong một thời gian dài sẽ gây ra rất nhiều những ảnh hưởng về tinh thần và cả sức khỏe cùng một số các ảnh hưởng nghiêm trọng khác như:

Rối loạn lo âu xã hội
Rối loạn lo âu xã hội làm ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ, suy giảm chất lượng công việc, khó thăng tiến trong tương lai
  • Trong học tập và công việc: Chắc chắn những người mắc bệnh rối loạn lo âu xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong những cuộc phỏng vấn xin việc, bởi đặc trưng của họ là ít giao tiếp, khó tương tác với người khác nên chắc chắn sự nghiệp và hiệu suất học tập tại trường của họ luôn thấp hơn so với những người nhiệt huyết, năng nổ và quản giao.
  • Trong các mối quan hệ: Những người bị rối loạn lo âu xã hội thường khó có thể phát triển thêm những mối quan hệ mới, thậm chí mất đi những mối quan hệ cũ do lo lắng quá mức, sợ hãi và không biết cách tương tác, luôn e sợ những lời nói, hành vi của bản thân khiến người khác khó chịu và phán xét nên họ thường lẩn tránh trong các cuộc nói chuyện.
  • Trong các hoạt động tập thể: Là một cá thể trong xã hội, trong cộng đồng thì việc tham gia các hoạt động tập thể trong trường lớp, trong công ty hay trong chính gia đình là điều không thể tránh khỏi. Nhưng những người rối loạn lo âu xã hội luôn luôn tìm cách tránh né những hoạt động này, ảnh hưởng đến các mối quan hệ cùng nhiều lợi ích khác cho bản thân của họ.

Nếu hội chứng rối loạn lo âu xã hội không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó sẽ làm thay đổi toàn bộ đời sống sinh hoạt và trạng thái tinh thần của bạn vĩnh viễn. Không chỉ gây ảnh hưởng đến công việc, học tập hay các mối quan hệ, rối loạn lo âu xã hội còn ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân của người bệnh, đặc biệt là trong suy nghĩ:

  • Luôn nghĩ đến những điều tiêu cực, thậm chí là tự tử hoặc cố gắng tự tử với mong muốn được giải thoát.
  • Sa vào nghiện rượu bia để quên đi những suy nghĩ tiêu cực, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tự cô lập bản thân, lòng tự trọng thấp, trở nên mẫn cảm với những lời nhận xét hay chỉ trích, kỹ năng xã hội kém…

Làm sao để chẩn đoán bệnh rối loạn lo âu xã hội?

Có thể thấy, chứng rối loạn lo âu xã hội gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống, từ sức khỏe cho đến tinh thần, từ các mối quan hệ cho đến chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc, học tập. Vì vậy, việc chủ động tiếp nhận điều trị càng sớm càng tốt là điều cấp thiết cần thực hiện ngay.

Rối loạn lo âu xã hội
Việc chẩn đoán bệnh rối loạn lo âu xã hội chủ yếu dựa vào các thăm khám dựa trên yếu tố tâm lý

Đầu tiên, chứng rối loạn lo âu xã hội sẽ được chẩn đoán dựa trên các bệnh sử y tế, thăm khám sức khỏe và thực hiện đánh giá sức khỏe tâm thần thông qua các triệu chứng tâm lý. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để xác định chính xác bệnh. Bởi trong vài trường hợp, có một số bệnh như cường giáp cũng gây ra những biểu hiện tương tự.

Cách điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội

Bệnh rối loạn lo âu xã hội hoàn toàn có thể chữa trị được thông qua các liệu pháp tâm lý hành vi và kết hợp sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, các chuyên guia cũng cho rằng yếu tố quan trọng nhất trong điều trị rối loạn lo âu xã hội chính là sự kiên trì và quyết tâm của người bệnh.

Liệu pháp điều trị tâm lý nhận thức – hành vi (CBT)

Thực hiện liệu pháp điều trị bằng cách tư vấn tâm lý là biện pháp đầu tiên được thực hiện ở hầu hết những người mắc bệnh rối loạn lo âu xã hội. Liệu pháp này đã được nghiên cứu và đánh giá đem lại hiệu quả và thành công đáng kể trong việc điều trị rối loạn lo âu xã hội.

Theo Hiệp hội tâm lý Mỹ cho biết, định nghĩa của liệu pháp nhận thực hành vi được hiểu là một hệ thống điều trị tập trung chủ yếu vào tư duy và ảnh hưởng của nó đến cảm xúc và hành vi của người bệnh. Phương pháp này còn tập trung chủ yếu hướng đến việc tạo dựng niềm tin mãnh liệt vào kết quả điều trị bệnh khả quan cho người bệnh.

Rối loạn lo âu xã hội
Thực hiện trị liệu tư vấn tâm lý là phương pháp phổ biến và hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh lý về tâm lý, tâm thần

Thông qua quá trình điều trị tư vấn tâm lý, người bệnh sẽ được bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân và được tư vấn cách thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, thay đổi niềm tin, cách điều khiển cảm xúc trong những tình huống xã hội thông thường để hạn chế tối đa các hành vi, triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu xã hội.

Kết hợp với liệu pháp điều trị tư vấn, người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn cách thực hiện những thao tác massage, thiền, chánh niệm, châm cứu hoặc thôi miên… để hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh.

Sử dụng thuốc trị rối loạn lo âu xã hội

Những loại thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về tâm thần thường là thuốc Tây y. Đây là một hình thức điều trị bệnh phổ biến và được ưu tiên chỉ định áp dụng kết hợp với các liệu pháp trị liệu tâm lý, mặc dù nó không thể đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh dứt điểm.

Các nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng việc sử dụng một số loại thuốc chống lo âu như benzodiazepin và một số loại thuốc có chứa hoạt chất ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRIs), norepinephrine (SNRI) venlafaxine (Effexor XR), Paroxetine (Paxil) hoặc Sertraline (Zoloft)… cũng là một trong những chọn lựa để sử dụng trong điều trị bệnh rối loạn lo âu xã hội.

Tuy nhiên, người bệnh nên nhớ thuốc chỉ có hiệu quả khi kết hợp với liệu pháp trị liệu tâm lý, không có khả năng điều trị bệnh dứt điểm. Và để tránh việc phát sinh tác dụng phụ của thuốc, hãy tuân thủ tuyệt đối toa thuốc cũng như hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

Rối loạn lo âu xã hội
Sử dụng thuốc kết hợp với liệu pháp trị liệu tâm lý đem lại hiệu quả điều trị bệnh rối loạn lo âu xã hội cao

Đầu tiên, hãy sử dụng liều thấp nhất để cơ thể làm quen và tăng dần liều lên theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi đạt liều sử dụng đầy đủ. Quá trình điều trị bằng thuốc này có thể kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng mới có thể đem lại những hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh rõ rệt.

Bên cạnh các loại thuốc vừa kể trên, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý cũng sẽ kê đơn, chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau đây để hỗ trợ cải thiện tốt bệnh rối loạn lo âu xã hội:

  • Các loại thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống lo âu điển hình là Benzodiazepines đem lại hiệu quả giảm thiểu rõ rệt sự lo lắng kết hợp với tác dụng an thần.
  • Thuốc chẹn beta hay còn được gọi là thuốc ức chế beta là một trong những nhóm thuốc có tác dụng làm giãn mạch, ngăn ngừa các kích thích của epinephrine (adrenaline), hạn chế tối đa các triệu chứng tim đập nhanh, chân tay run rẩy, giọng run…

Để đem lại kết quả điều trị cao nhất, người bệnh cần phải chuẩn bị một tâm lý kiên trì, không bỏ cuộc, bởi trị bệnh về tâm lý, tâm thần được ví như “một cuộc chiến đấu trường kỳ”, sử dụng rất nhiều loại thuốc mới có thể chọn ra loại phù hợp và thậm chí có những trường hợp cần phải uống thuốc trong nhiều năm liền mới có thể ngăn chặn bệnh tái phát.

Thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp

Bên cạnh việc thực hiện trị liệu tâm lý kết hợp sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn lo âu xã hội thì việc người bệnh tự ý thức chủ động thực hiện một số các thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học ngay tại nhà cũng đem lại kết quả điều trị bệnh khả quan.

  • Hãy bắt đầu một lối sống khoa học bằng cách thường xuyên vận động, tập thể dục, thể thao đều đặn và trong khả năng của bản thân, tránh tập quá sức. Nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản và phù hợp với mục tiêu ban đầu là ít nhất 2 tiếng rưỡi đồng hồ/ tuần. Mỗi lần có thể dành ra khoảng 10 – 15 phút tập với những môn đơn giản như bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập yoga, thiền, tập hút thở, thư giãn…
  • Cân đối giữa thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi. Đảm bảo ngủ đúng giờ, đúng giấc, ngủ trước 22 giờ hằng ngày và ngủ đủ 8 tiếng/ ngày. Bên cạnh đó, sắp xếp phòng ngủ sao cho yên tĩnh, không ồn ào để tránh những phiền nhiễu gây rối loạn giấc ngủ.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với những loại thực phẩm lành mạnh, chủ yếu tăng cường chất xơ và giảm chất béo. Tránh sử dụng các loại đồ ăn thức uống có chứa chất kích thích như rượu bia, trà, cà phê… vì chúng sẽ làm tăng sự lo lắng của bạn do kích thích hệ tim mạch.
  • Thực hiện những thói quen lành mạnh theo sở thích của bản thân như đọc sách, nghe nhạc, đi du lịch… Hãy mạnh dạn làm bất kỳ điều gì bạn mong muốn để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
Rối loạn lo âu xã hội
Thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh, tập thich nghi và luôn suy nghĩ mọi thứ theo chiều hướng tích cực để nhanh chóng thoát khỏi trạng thái lo lâu

Trên đây là những kiến thức cơ bản về chứng bệnh rối loạn lo âu xã hội đang ngày càng xuất hiện phổ biến. Hy vọng rằng những thông tin bổ ích này sẽ đem lại những nhận định đúng đắn và đưa ra hướng giải quyết kịp thời để bạn nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này ngay từ giai đoạn sớm cũng như phòng bệnh hiệu quả.

Cùng chuyên mục

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tất cả mọi người đều từng trải qua cảm giác lo âu vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường và...

phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Chữa rối loạn lo âu, trầm cảm bằng phương pháp diện chẩn là một trong những phương pháp chữa trị không dùng thuốc phổ biến và áp dụng rộng rãi...

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu là một chứng bệnh phổ biến và nguy hiểm, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải dù nam hay nữ. Triệu chứng điển hình của...

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) được đặc trưng bởi tình trạng ám ảnh liên tục và không thể cưỡng lại được trước một số hình ảnh, ý tưởng...

thuốc điều trị rối loạn lo âu

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

Rối loạn lo âu là một trong những căn bệnh tâm lý phổ biến hiện nay. Bệnh cần được điều trị ngay từ sớm để tránh những tác động lớn...

Top 7 địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng uy tín tại Hà Nội

Lựa chọn đúng địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng là điều được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Tại Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn