Rối loạn nhân cách là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) và thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) là gì?

Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid Personality Disorder)

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid personality disorder)

Rối loạn đa nhân cách là gì? Triệu chứng, cách chữa trị

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là gì?

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) và điều cần biết

Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) là gì? Điều cần biết

Rối loạn nhân cách là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nhân cách là một dạng rối loạn tâm thần xảy ra phổ biến, đặc trưng bởi lối suy nghĩ và hành vi cứng nhắc, không lành mạnh. Tình trạng này tác động rất nghiêm trọng tới công việc và hoạt động xã hội. Tốt nhất nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng đắn.

rối loạn nhân cách
Rối loạn nhân cách là một dạng rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến khoảng 10 – 13% dân số thế giới

Rối loạn nhân cách là gì?

Mỗi con người có một cách suy nghĩ, cảm nhận và hành xử khác nhau. Đây là những yếu tố hình thành nên nhân cách. Nó định hình cách mỗi người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như liên hệ với người khác.

Một số đặc điểm trong tính cách của mỗi cá nhân có thể là do di truyền. Một số khác thì được định hình bởi các sự kiện cũng như kinh nghiệm trong cuộc sống. Rối loạn nhân cách có thể phát triển khi một số đặc điểm tính cách trở nên quá cứng nhắc và không linh hoạt.

Những người bị rối loạn nhân cách hay có kiểu suy nghĩ và hành động khác với những gì xác hội coi là bình thường. Tính cách không linh hoạt có thể khiến họ đau khổ, ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Bao gồm cả công việc và hoạt động xã hội. Những người gặp phải tình trạng này thường có kỹ năng đối phó kém và rất khó hình thành các mối quan hệ lành mạnh.

Những người bị rối loạn lo âu – họ biết mình có vấn đề nhưng không thể kiểm soát nó. Còn những người bị rối loạn nhân cách cách thì đa phần không nhận thức được rằng họ đang c ó vấn đề. Đồng thời cũng không tin rằng họ có bất cứ vấn đề gì để kiểm soát. Chính vì không tin mình bị rối loạn nên họ thường không tự ý điều trị.

Rối loạn nhân cách là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất. Đặc biệt nó thường xảy ra cùng với các bệnh tâm thần khác. Điển hình như rối loạn cảm xúc, rối loạn lạm dụng chất hay rối loạn lo âu. Theo ước tính, có khoảng 10 – 13% dân số thế giới bị một số dạng rối loạn nhân cách. Và đa phần được chẩn đoán khi trên 18 tuổi.

Các loại rối loạn nhân cách và triệu chứng cụ thể

Theo nhận định từ các chuyên gia, rối loạn nhân cách được chia thành 3 loại chính. Trong đó, mỗi loại chính sẽ có thêm nhiều loại nhỏ với các triệu chứng đi kèm khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Rối loạn nhân cách lập dị

Những người mắc chứng rối loạn này thường có các biểu hiện kỳ quặc hay kỳ dị. Các rối loạn nhân cách lập dị có thể bao gồm:

Rối loạn nhân cách hoang tưởng:

Những suy nghĩ, cảm xúc cùng trải nghiệm liên quan tới chứng hoang tưởng có thể khiến cho bạn gặp phải các vấn đề sau:

  • Cảm thấy khó tâm sự với những người xung quanh, ngay cả bạn bè và người thân.
  • Rất khó để tin tưởng vào người khác. Luôn tin rằng người khác sẽ lợi dụng bạn.
  • Khó thư giãn, cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng.
  • Đọc được các mối nguy hiểm và đe dọa trong các tình huống hằng ngày mà người khác không nhìn thấy.
rối loạn nhân cách hoang tưởng
Người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng có thể đọc được các mối nguy hại mà người khác không thể cảm nhận

Rối loạn nhân cách Schizoid:

Nhiều người rối loạn nhân cách Schizoid vẫn có thể hoạt động khá tốt. Đồng thời không có các triệu chứng loạn thần. Các vấn đề mà bạn gặp phải có thể bao gồm:

  • Thiếu quan tâm tới các mối quan hệ xã hội hay cá nhân. Chỉ thích ở một mình.
  • Phạm vi biểu hiện cảm xúc bị hạn chế.
  • Không thích thú trong hầu hết các hoạt động.
  • Không có khả năng tiếp nhận các tín hiệu xã hội bình thường.
  • Thờ ơ hoặc biểu hiện lạnh lùng với người khác.
  • Ít hay không quan tâm tới việc quan hệ tình dục với người khác.

Rối loạn nhân cách phân liệt:

Các triệu chứng mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Cách ăn mặc, niềm tin, suy nghĩ, lời nói hoặc hành vi khác thường.
  • Trải nghiệm tri giác kỳ lạ. Ví dụ như luôn nghe giọng nói thì thầm bên tai.
  • Có những phản ứng cảm xúc không phù hợp.
  • Lo lắng hoặc không thoải mái với các mối quan hệ thân thiết.
  • Tin rằng bản thân có khả năng đọc được suy nghĩ hay cảm thấy bạn có sức mạnh đặc biệt như giác quan thứ 6.
  • Cảm thấy rất lo lắng và hoang tưởng trong các tình huống xã hội.

2. Rối loạn nhân cách kịch tính

Các loại rối loạn nhân cách kịch tính được xếp vào nhóm B. Đặc trưng bởi suy nghĩ hay hành vi quá xúc động, kịch tính hoặc không thể đoán trước. Chúng bao gồm 4 loại nhỏ sau đây:

Rối loạn nhân cách chống xã hội:

Nhiều người thường có xu hướng đặt nhu cầu, lợi ích cá nhân hay niềm vui của mình lên trước những người xung quanh. Tuy nhiên, nếu những hành động này thường xuyên xảy ra và bạn phải đấu tranh để giữ sự ổn định trong cuộc sống hoặc bạn thường xuyên hành động bốc đồng do tức giận hay thiếu quan tâm đến người khác thì bạn có thể được chẩn đoán bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Các biểu hiện có thể bao gồm:

  • Đặt mình vào các tình huống nguy hiểm hay rủi ro nhưng không nghĩ tới hậu quả cho bản thân hoặc cho người khác.
  • Hành xử nguy hiểm, đôi khi bất hợp pháp.
  • Cư xử theo những cách gây khó chịu cho người khác.
  • Cảm thấy rất dễ buồn chán và hành động bốc đồng. Ví dụ như bạn có thể gặp khó khăn để giữ 1 công việc lâu dài.
  • Cư xử hung hăng, dễ dàng lao vào đánh nhau.
  • Làm mọi thứ để đạt được điều mình muốn, cho dù chúng có thể gây tổn thương mọi người. Luôn đặt mong muốn và nhu cầu của bản thân lên trên người khác.
  • Có vấn đề với sự đồng cảm.
  • Đã từng được chẩn đoán là bị rối loạn ứng xử trước 15 tuổi.

Rối loạn nhân cách ranh giới:

Rối loạn nhân cách ranh giới còn được gọi là rối loạn nhân cách không ổn định về cảm xúc. Chúng gây khó khăn với các mối quan hệ, hình ảnh và cảm xúc bản thân. Tuy nhiên bạn chỉ có thể nhận được chẩn đoán khi gặp phải các vấn đề đáng kể trong cuộc sống thường ngày.

rối loạn nhân cách ranh giới
Người bị rối loạn nhân cách ranh giới thường có sự bất ổn và thay đổi cảm xúc thất thường

Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Hành vi bốc đồng và rủi ro. Ví dụ như cờ bạc, ăn uống vô độ hay quan hệ tình dục không an toàn.
  • Hình ảnh bản thân mong manh, không ổn định.
  • Các mối quan hệ căng thẳng và không ổn định.
  • Tâm trạng thay đổi thấy thường. Đặc biệt là thường có phản ứng căng thẳng giữa các cá nhân.
  • Hành vi tự sát hay đe dọa tự gây thương tích.
  • Nỗi sợ hãi mãnh liệt khi bị bỏ rơi hoặc ở 1 mình.
  • Biểu hiện tức giận thường xuyên và dữ dội.
  • Cảm giác trống rỗng luôn diễn ra.
  • Hoang tưởng liên quan tới căng thẳng đến và đi.

Rối loạn nhân cách lịch sử:

Hầu hết mọi người thích được khen ngợi hay phản hồi tích cực về các hành động của họ. Tuy nhiên nếu bạn quá phụ thuộc vào vấn đề được chú ý hay tìm kiếm sự chấp thuận đến mức ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày thì có thể được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách lịch sử.

Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Cảm thấy rất khó chịu nếu bản thân không phải trung tâm của sự chú ý
  • Không ngừng tìm kiếm sự chú ý
  • Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác
  • Cảm xúc nông cạn và thay đổi nhanh chóng
  • Quá quan tâm tới ngoại hình
  • Nghĩ rằng mối quan hệ với người khác gần gũi hơn so với thực tế
  • Đưa ra quyết định hấp tấp

Rối loạn nhân cách tự ái:

Con người luôn nhận được thức được nhu cầu của bản thân. Đồng thời muốn thể hiện chúng và muốn người khác nhận thức được khả năng cũng như thành tích của mình. Đây không phải là đặc điểm xấu. Tuy nhiên nếu suy nghĩ, cảm xúc và hành vi quá cực đoan, gây ra các vấn đề trong mối quan hệ với người khác thì bạn có thể được chẩn đoán rối loạn nhân cách tự ái:

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tin rằng bản thân đặc biệt và quan trọng hơn so với những người khác
  • Luôn tưởng tượng về quyền lực, sức hấp dẫn và thành công
  • Phóng đại tài năng hoặc thành tích
  • Không nhận ra cảm xúc và nhu cầu của người khác
  • Kiêu căng, luôn mong đợi được ngưỡng mộ và khen ngợi liên tục
  • Kỳ vọng không hợp lý về các ưu đãi, thường lợi dụng người khác
  • Ghen tị với người khác hoặc tin rằng người khác ghen tị với mình

3. Rối loạn nhân cách lo âu

Rối loạn nhân cách ranh giới được xếp vào cụm C đặc trưng bởi suy nghĩ hay hành vi sợ hãi, lo lắng. Chúng bao gồm các loại nhỏ cụ thể dưới đây:

Rối loạn nhân cách tránh né:

Mỗi con người đều có những thứ, địa điểm hay con người chúng ta không thích hoặc khiến chúng ta cảm thấy lo lắng. Nếu điều này gây ra quá nhiều lo lắng khiến cho bạn phải vật lộn để duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống thì bạn có thể được chẩn đoán mắc chứng rối loạn này.

Rối loạn nhân cách tránh né
Người bị rối loạn nhân cách né tránh thường nhạy cảm với những lời chỉ trích

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Quá nhạy cảm với những lời từ chối hay chỉ trích
  • Cảm thấy không đủ hoặc kém hấp dẫn
  • Tránh các công việc, hoạt động đòi hỏi sự tiếp xúc giữa các cá nhân
  • Bị ức chế về mặt xã hội, rụt rè, bị cô lập. Hoặc tránh các hoạt động mới hay gặp gỡ người lak.
  • Cực kỳ nhút nhát trong các mối quan hệ cá nhân hay các tình huống xã hội.
  • Sợ bị phản đối hay bị chế giễu. Hay cảm thấy xấu hổ.

Rối loạn nhân cách phụ thuộc:

Đôi khi chúng ta cần người khác quan tâm hoặc cho sự trấn an. Tuy nhiên nếu cảm xúc và suy nghĩ về việc cần người khác bị quá sức ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày và các mối quan hệ thì có thể bạn đang mắc chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc.

Các vấn đề gặp phải có thể bao gồm:

  • Phụ thuộc quá nhiều vào người khác. Luôn cảm thấy cần được chăm sóc.
  • Hành vi phục tùng hay đeo bám người khác.
  • Sợ phải tự chăm sóc bản thân hay tự bảo vệ bản thân nếu bị bỏ rơi.
  • Thiếu tự tin, luôn cần nhiều lời khuyên và sự trấn an từ người khác để đưa ra các quyết định dù là nhỏ nhất.
  • Khó khăn khi bắt đầu hay tự thực hiện các dự án.
  • Sợ bị phản đối nên thương đồng ý với người khác.
  • Khả năng chịu đựng đối xử kém hay lạm dụng, ngay cả khi có nhiều lựa chọn khác.
  • Cần khẩn cấp bắt đầu 1 mối quan hệ khi mối quan hệ thân thiết vừa kết thúc.

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế:

Nên hiểu rằng, rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế tách biệt hoàn toàn với rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tuy nhiên nó vẫn liên quan tới vấn đề chủ nghĩa hoàn hảo, nhu cầu kiểm soát cũng như khó khăn trong việc bạn linh hoạt suy nghĩ về mọi thứ.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Quan tâm nhiều tới các chi tiết, trật tự và các quy tắc.
  • Chủ nghĩa hoàn hảo quá mức. Từ đó dẫn tới rối loạn chức năng và bị đau khổ khi không đạt được sự hoàn hảo.
  • Mong muốn kiểm soát mọi người, tình huống và nhiệm vụ. Không có khả năng ủy quyền nhiệm vụ.
  • Bỏ bê bạn bè và các hoạt động thú vị do quá tập trung với công việc và dự án.
  • Không có khả năng loại bỏ các đồ vật bị hỏng hay không có giá trị.
  • Cứng nhắc và bướng bỉnh.
  • Không linh hoạt về đạo đức và các giá trị
  • Kiểm soát chặt chẽ đối với việc lập ngân sách và chi tiêu tiền bạc.

Nếu bạn gặp phải bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào của rối loạn nhân cách, hãy tìm đến bác sĩ hay chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần. Trường hợp không được điều trị, rối loạn nhân cách có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống.

Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách

Theo nhận định của các chuyên gia, sự hình thành chứng rối loạn nhân cách có thể liên quan đến nhiều yếu tố nguyên nhân và rủi ro. Cụ thể là:

1. Nguyên nhân

Tính cách là sự kết hợp của những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi khiến cho bạn trở nên độc nhất. Đây chính là cách bạn nhìn, hiểu và liên hệ với thế giới bên ngoài. Đồng thời cũng là cách bạn nhìn nhận chính bản thân minh.

nguyên nhân gây rối loạn nhân cách
Hoàn cảnh sống có thể tác động đến sự phát triển thật sự của rối loạn nhân cách

Nhân cách của bạn hình thành trọng thời thơ ấu. Nó được hình thành thông quá sự tương tác của:

  • Gen của bạn: Một số đặc điểm tính cách của bạn có thể được cha mẹ truyền lại thông qua các gen di truyền. Những đặc điểm này có thể được gọi là tính khí của bạn.
  • Môi trường của bạn: Điều này có liên quan tới môi trường xung quanh khi bạn lớn lên, các sự kiện đã xảy ra cũng như mối quan hệ với các thành viên trong gia đình cùng những người khác.

Chứng rối loạn nhân cách được cho là do sự kết hợp của các ảnh hưởng di truyền và yếu tố môi trường. Các gen của bạn có thể khiến bạn dễ bị chứng rối loạn nhân cách hơn. Trong khi có hoàn cảnh sống có thể sẽ kích hoạt sự phát triển thực sự của hội chứng này.

2. Các yếu tố rủi ro

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn nhân cách vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên các yếu tố nhất định có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển hoặc kích hoạt nó. Bao gồm:

  • Tiền sử gia đình có người bị rối loạn nhân cách hay bệnh tâm thần khác.
  • Cuộc sống gia đình bạo lực hay bất ổn.
  • Bị hỗn loạn trong thời thơ ấu.
  • Các biến đổi trong cấu trúc và hóa học của não bộ.
  • Được chẩn đoán bị chứng rối loạn ứng xử thời thơ ấu.

Rối loạn nhân cách có nguy hiểm không?

Rối loạn nhân cách là hội chứng xảy ra phổ biến trong cuộc sống. Nó có khả năng làm gián đoạn đáng kể cuộc sống của cả người bị ảnh hưởng cùng những người quan tâm tới người đó. Đặc biệt chứng bệnh này có thể gây ra các vấn đề với các mối quan hệ, trường học hay công việc. Đồng thời có khả năng dẫn tới cô lập xã hội hay lạm dụng rượu, ma túy.

Chẩn đoán rối loạn nhân cách

Để đưa ra chẩn đoán xác định về tình trạng rối loạn nhân cách, các bác sĩ cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán cần thiết. Sau đó lấy kết quả để đối chiếu lên tiêu chuẩn chẩn đoán. Cụ thể như sau:

1. Phương pháp chẩn đoán

Trường hợp bác sĩ nghi ngờ bạn bị rối loạn nhân cách thì chẩn đoán có thể sẽ được xác định bằng cách:

Khám sức khỏe:

Bác sĩ có thể khám sức khỏe và hỏi một số câu hỏi chuyên sâu về sức khỏe của bạn. Đặc biệt là đi sâu vào sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên trong một số trường hợp, triệu chứng cũng có thể sẽ liên quan tới các vấn đề sức khỏe thể chất tiềm ẩn. Đánh giá có thể bao gồm các xét nghiệm bên trong phòng thí nghiệm cùng các xét nghiệm sàng lọc rượu hay ma túy.

chẩn đoán rối loạn nhân cách
Cần sớm thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách

Đánh giá tâm thần:

Vấn đề này bao gồm một cuộc thảo luận về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của bạn. Bên cạnh đó cũng có thể bao gồm một bảng các câu hỏi nhằm giúp xác định chẩn đoán. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn cho biết một số thông tin về các thành viên khác trong gia đình.

Tiêu chí chẩn đoán trong DSM-5:

Bác sĩ có thể so sánh các triệu chứng mà bạn gặp phải với các tiêu chí từ Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM-5) của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ.

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán

Trên thực tế, mỗi loại rối loạn nhân cách sẽ có một bộ tiêu chuẩn chẩn đoán riêng. Tuy nhiên, theo DSM-5, tiêu chuẩn thông thường bao gồm sự sai lệch rõ rệt trong thời gian dài so với các kỳ vọng văn hóa. Từ đó dẫn tới đau khổ hay suy giảm đáng kể ở ít nhất 2 trong số các lĩnh vực dưới đây:

  • Cách mà bạn nhận thức và giải thích về bản thân, những người khác cũng như các sự kiện
  • Sự phù hợp của các phản ứng cảm xúc của bản thân
  • Bạn đối xử với người khác và trong các mối quan hệ tốt như thế nào
  • Liệu bạn có khả năng kiểm soát được những cơn bốc đồng của bản thân hay không

Nhiều trường hợp rất khó để xác định cụ thể loại rối loạn nhân cách. Bởi trên thực tế, một số rối loạn này có các triệu chứng giống nhau. Hơn nữa còn có thể có nhiều hơn một loại.

Ngoài ra, các rối loạn khác như lo lắng, trầm cảm hay lạm dụng chất kích thích có thể sẽ làm phức tạp thêm chẩn đoán. Do đó, bạn cần phối hợp tốt với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị rối loạn nhân cách

Các chuyên gia cho biết, phương pháp điều trị tốt nhất phụ thuộc vào loại rối loạn nhân cách cụ thể, mức độ nghiêm trọng của nó và hoàn cảnh sống của người bệnh. Thông thường, phương pháp tiếp cận nhóm được cho là cần thiết để đáp ứng tốt tất cả nhu cầu. Bao gồm cả về tâm thần, y tế và xã hội.

Trên thực tế, rối loạn nhân cách đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội. Việc điều trị chứng bệnh này có thể cần đến nhiều tháng hay nhiều năm. Nhóm điều trị có thể bao gồm bác sĩ chính cùng các nhà chăm sóc sức khỏe khác. Bao gồm:

  • Bác sĩ tâm lý
  • Chuyên gia tâm lý trị liệu
  • Y tá tâm thần
  • Dược sĩ
  • Nhân viên xã hội

Trường hợp bạn có các triệu chứng nhẹ được kiểm soát tốt thì có thể chỉ cần điều trị từ bác sĩ chính, chuyên gia sức khỏe tâm thần hay bác sĩ trị liệu khác. Nếu có thể, nên tìm một chuyên gia sức khỏe tâm thần có kinh nghiệm để chữa trị chứng rối loạn nhân cách.

Điều trị rối loạn nhân cách có thể bao gồm tâm lý trị liệu, sử dụng thuốc và các biện pháp hỗ trợ khác. Cụ thể như sau:

1. Tâm lý trị liệu

Trong thời gian trị liệu tâm lý với các chuyên gia sức khỏe tâm thần thì bạn nên tìm hiểu về tình trạng của bản thân. Đồng thời chia sẻ tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình. Ngoài ra, bạn có thể tự học cách đối phó với căng thẳng cũng như kiểm soát chứng rối loạn của bản thân.

Các liệu pháp điều trị rối loạn nhân cách thường phải áp dụng dài hạn. Các phương pháp sau đây có thể sẽ hữu ích:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
  • Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT)
  • Liệu pháp phân tích nhận thức (CAT)
  • Liệu pháp dựa trên tinh thần hóa (MBT)
  • Liệu pháp tâm động học hoặc phân tâm học

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà các chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp với bạn. Đối với bất cứ kế hoạch điều trị nào cũng cần nghiêm túc tuân thủ chỉ dẫn từ chuyên gia.

2. Sử dụng thuốc

Hiện nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) không có bất cứ phê duyệt đặc biệt nào về các loại thuốc điều trị chứng rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị tâm thần có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn nhân cách khác nhau.

thuốc trị rối loạn nhân cách
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau để khắc phục triệu chứng của bệnh

Các thuốc được dùng có thể bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: Có thể hữu ích nếu người bệnh có tâm trạng tức giận, chán nản, bốc đồng, vô vọng hay cáu kỉnh liên quan tới rối loạn nhân cách.
  • Chất ổn định tâm trạng: Có thể hỗ trợ làm giảm tâm trạng bất thường hay giảm sự cáu kỉnh, hung hăng và bốc đồng. Từ đó đưa tâm trạng về trạng thái ổn định và cân bằng.
  • Thuốc chống loạn thần: Còn được gọi với tên khác là thuốc an thần. Những thuốc này hữu ích trong trường hợp người bệnh gặp các triệu chứng rối loạn tâm thần. Ngoài ra có thể được dùng khi người bệnh có vấn đề về tức giận hoặc lo lắng.
  • Thuốc chống lo âu: Những điều này có thể hữu ích khi người bệnh bị kích động, lo lắng hoặc mất ngủ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chúng lại có thể làm tăng hành vi bốc đồng. Chính vì vậy, chúng chỉ hữu ích với một số dạng rối loạn nhân cách nhất định.

Bất cứ loại thuốc điều trị nào cũng cần dùng đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, tần suất cũng như thời gian sử dụng. Trường hợp gặp phải các vấn đề bất thường, hãy liên lạc ngay với bác sĩ để được hướng dẫn điều chỉnh và xử lý đúng cách.

3. Phương pháp tiếp cận chương trình chăm sóc

Bị rối loạn nhân cách có thể sẽ khiến bạn gặp phải rất nhiều rủi ro. Tức là bạn có rất nhiều nhu cầu và cần phải được chăm sóc ở mức độ cao. Bạn có thể sẽ được hỗ trợ qua Phương pháp tiếp cận chương trình chăm sóc (CPA).

CPA là một gói chăm sóc được dùng bởi các dịch vụ sức khỏe tâm thần thứ cấp. Bạn sẽ có một kế hoạch chăm sóc và một người điều phối việc chăm sóc này. Tất cả các kế hoạch chăm sóc đều phải bao gồm một kế hoạch chống khủng hoảng.

CPA được sử dụng để lập ra kế hoạch và phác thảo sự hỗ trợ bạn cần. Mục đích là để quản lý các nhu cầu phức tạp cũng như sức khỏe tâm thần của bạn. Nếu tham gia CPA, bạn sẽ được một điều phối viên chăm sóc. Họ sẽ làm việc với bạn nhằm viết một kế hoạch chăm sóc cụ thể.

4. Biện pháp khắc phục tại nhà

Cùng với kế hoạch điều trị chuyên nghiệp thì bạn nên xem xét và thực hiện các biện pháp tự chăm sóc. Bao gồm:

điều trị rối loạn nhân cách
Hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày có thể giúp điều chỉnh tính cách và ổn định cảm xúc
  • Thực hiện kế hoạch chăm sóc bản thân một cách tích cực: Điều này sẽ giúp bạn cố gắng kiểm soát tốt hơn chứng rối loạn nhân cách của mình. Tuyệt đối không được bỏ qua các buổi trị liệu. Đồng thời suy nghĩ về các mục tiêu điều trị và luôn nỗ lực đạt được chúng.
  • Uống thuốc theo chỉ dẫn: Ngay cả khi bạn đang cảm thấy khỏe thì cũng không được ngừng việc uống thuốc. Nếu bạn dừng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định thì các triệu chứng có thể quay trở lại. Ngoài ra, bạn có thể gặp các triệu chứng tương tự như cai nghiện khi dừng thuốc quá đột ngột.
  • Tự tìm hiểu về tình trạng của bản thân: Điều này giúp tiếp thêm sức mạnh cho bạn. Hơn nữa sẽ thúc đẩy bản thân bạn kiên trì với kế hoạch điều trị của mình.
  • Hoạt động thể chất: Trên thực tế, hoạt động thể chất đúng cách sẽ giúp kiểm soát tốt nhiều triệu chứng. Cụ thể như trầm cảm, lo lắng hay căng thẳng. Ngoài ra nó còn hỗ trợ chống lại tác dụng ngoại ý của một số thuốc điều trị tâm thần. Nên cân nhắc đi bộ, bơi lội, chạy bộ hay tham gia một hình thức hoạt động thể chất mà bạn yêu thích.
  • Tránh rượu và ma túy: Rượu và ma túy có thể sẽ khiến cho các triệu chứng rối loạn nhân cách trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng gây tương tác với thuốc điều trị.
  • Chăm sóc y tế định kỳ: Đừng bỏ qua vấn đề kiểm tra hay bỏ qua các cuộc thăm khám với chuyên gia y tế. Đặc biệt là trong các trường hợp bạn cảm thấy không khỏe.

5. Thông tin cho người chăm sóc, bạn bè và người thân

Với tư cách là người chăm sóc, người thân hay bạn bè của những người bị rối loạn nhân cách, bạn có thể cũng cần được hỗ trợ. Trên thực tế, việc chăm sóc người bị rối loạn nhân cách có thể là một thách thức lớn.

Điều quan trọng là phải nhận được sự hỗ trợ tinh thần cho chính bản thân mình nếu cảm thấy khó khăn. Tốt nhất nên làm việc với chuyên gia sức khỏe tâm thần của người bệnh để tìm ra cách mà bạn có thể hỗ trợ hiệu quả nhất.

Rối loạn nhân cách là tình trạng cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Bởi trên thực tế, tình trạng này gây ra rất nhiều vấn đề rủi ro, ảnh hưởng đến cả người bệnh, người thân và cả xã hội. Tốt nhất nên thăm khám và kiên trì điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ hay chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Cùng chuyên mục

Người mắc BPD thường hay tức giận dữ dội và khó kiểm soát cơn giận dữ của họ

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách ranh giới hay rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định là một dạng rối loạn cảm xúc, đặc trưng bởi những hành vi, suy...

Người mắc hội chứng OCPD thường theo chủ nghĩa hoàn hảo, luôn kiểm soát bản thân và cứng nhắc, cực kỳ nguyên tắc trong công việc, các luật lệ, phẩm hạnh và đạo đức

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là gì?

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế được gọi tắt là hội chứng OCPD. Đây là một trạng thái nhân cách rất không bình thường, đặc trưng bởi sự...

rối loạn nhân cách phụ thuộc

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) và điều cần biết

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) là một trong những loại rối loạn nhân cách không quá phổ biến. Đặc trưng bởi tình trạng dựa dẫm vào người khác,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn