Rối loạn nhân cách là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) và thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) là gì?

Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid Personality Disorder)

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid personality disorder)

Rối loạn đa nhân cách là gì? Triệu chứng, cách chữa trị

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là gì?

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) và điều cần biết

Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) là gì? Điều cần biết

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là gì?

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế được gọi tắt là hội chứng OCPD. Đây là một trạng thái nhân cách rất không bình thường, đặc trưng bởi sự cầu toàn, trật tự ngăn nắp một cách cực đoan. Người bệnh thường quan tâm thái quá đến quy tắc, trật tự sắp xếp những chi tiết và luôn đặt nặng sự hoàn hảo của các chi tiết vụn vặt. 

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế là một trạng thái nhân cách không bình thường đặc trưng bởi sự ngăn nắp trật tự, cầu toàn một cách cực đoan
Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế là một trạng thái nhân cách không bình thường đặc trưng bởi sự ngăn nắp trật tự, cầu toàn một cách cực đoan

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) còn được gọi là rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức và gọi tắt là hội chứng OCPD (obsessive-compulsive personality disorder). Trong đó:

  • Obsessive có nghĩa là ám ảnh, những ý nghĩ, cảm giác biểu tượng xuất hiện một cách cưỡng bức, thường lặp đi lặp lại trong đầu
  • Compulsion tức là nghi thức, có thể hiểu là những ý nghĩ, hành vi được lặp đi lặp lại thường xuyên.

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế là một trạng thái rất không bình thường trong nhân cách, đặc trưng bởi sự cầu toàn, ngăn nắp và trật tự một cách cực đoan. Những người mắc phải hội chứng này thường có sự quan tâm thái quá đến những chi tiết, quy tắc, trật tự sắp xếp và sự hoàn hảo. Họ cũng rất sợ khi phạm sai lầm, hay nghiền ngẫm, thích lý luận nhưng lại không hành động, hệ quả là hay lưỡng lự, không dám làm. 

Những người mắc hội chứng rối loạn nhân cách thường cảm thấy cần đặt các tiêu chuẩn, yêu cầu của bản thân lên môi trường. Họ thường cho rằng cách suy nghĩ và làm việc của họ là đúng hoàn hảo nhất, những cách làm của người khác đều sai. Họ cũng thường không biết rằng niềm tin, cách suy nghĩ của mình có vấn đề. Tính cách của họ làm chậm, ảnh hưởng hoặc ngăn cản việc hoàn thành một nhiệm vụ. 

Theo thống kê, những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có khuynh hướng cô độc, không tin tưởng và cảm thấy không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Ước tính, có khoảng 2 – 8% dân số mắc hội chứng này, trong đó phổ biến nhất là ở nam giới. Chứng rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức thường bị nhầm lẫn với hội chứng rối loạn lo âu hay còn gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế

Theo các chuyên gia tâm lý, nguyên nhân của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đều này vẫn chưa xác định được rõ ràng. Nguyên nhân của bệnh vẫn đang được nghiên cứu nhưng chưa rộng rãi. Có nhiều khía cạnh của căn bệnh này, chủ yếu là do sự phối hợp trong các yếu tố về gen và trải nghiệm thời thơ ấu. Thông thường, trong một gia đình có bố hoặc mẹ mắc hội chứng rối loạn ám ảnh nghi thức thì khoảng 35% con sẽ có nguy cơ mắc hội chứng này. 

Một số nghiên cứu cho thấy, người trưởng thành có thể mắc hội chứng rối loạn nhân cách cường chế từ rất nhỏ. Họ cảm thấy mình cần trở thành một người hoàn hảo và những suy nghĩ này đã theo và hình thành nên tình trạng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế của họ.

Theo các nghiên cứu, các triệu chứng của hội chứng OCPD được cho là có liên quan đến Serotonin (chất dẫn truyền thần kinh).  Người mắc hội chứng OCPD thường có sự rối loạn điều hoà chất dẫn truyền thần kinh ở các synap tại một số vùng não, làm tăng nhạy cảm với serotonin ở một số thụ cảm thể của người bệnh. Bên cạnh đó, người mắc hội chứng OCPD cũng có sự bất thường về oxytocin và vasopressin. 

Theo tạp chí Journal of Personality Assessment, trên thế giới có khoảng 2  – 8% dân số mắc rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Theo thống kê của Hiệp hội rối loạn ám ảnh cưỡng chế quốc tế thì nguy cơ mắc các rối loạn về nhân cách ở nam giới cao gấp 2 lần nữ giới. Khi một người gặp các rối loạn về tâm thần, họ cũng được chẩn đoán là có thêm rối loạn về nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Ngoài ra, những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng cũng thường hay bị rối loạn ám ảnh nhân cách cưỡng chế. 

Theo thống kê, tỷ lệ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở nam giới cao gấp 2 lần nữ giới
Theo thống kê, tỷ lệ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở nam giới cao gấp 2 lần nữ giới

Đặc điểm của người bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế có thể kể đến như:

  • Khó biểu lộ cảm xúc
  • Chăm chỉ làm việc nhưng những hội chứng ám ảnh của họ về sự hoàn hảo làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc
  • Đối mặt với sự cô lập của xã hội
  • Thường cảm thấy bất công, phẫn nộ và tức giận
  • Gặp khó khăn trong việc hình thành, duy trì mối quan hệ thân thiết với những người kahcs
  • Có thể phải trải qua việc lo âu lan toả đi kèm với trầm cảm.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết hội chứng OCPD

Các triệu chứng của hội chứng OCPD thường rất dai dẳng, hội chứng này được biểu hiện qua nhiều dấu hiệu. Có thể kể đến như:

  • Thường bận tâm về trật tự, nghi thức, chủ nghĩa hoàn hảo, luôn kiểm soát bản thân dẫn đến thiếu sự linh hoạt, cởi mở và tính hiệu quả. Hay cứng nhắc, rất bướng bỉnh trong cách làm việc và mọi hoạt động, luôn nhấn mạnh mọi thứ cần được thực hiện theo cách cụ thể.
  • Tập trung vào các chi tiết vụn vặt, quy tắc, thủ tục, danh sách, lập trình và vô tình bỏ quan trọng điểm nên thường gây ra các sai lầm, chú ý đến các chi tiết một cách khách thường.
  • Không tận dụng tốt thời gian, luôn phải đảm bảo rằng mọi thứ phải được hoàn hảo, làm ảnh hưởng đến sự hoàn thành công việc, không nhận thức được hành vi của mình ảnh hưởng đến đồng nghiệp.
  • Luôn muốn mọi thứ thực hiện theo cách cụ thể, thường từ chối sự trợ giúp khi công việc bị chậm trễ, thường lập danh sách chi tiết về những nhiệm vụ phải được thực hiện, cảm thấy khó chịu khi được gợi ý cách thực hiện khác. 
  • Người bị hội chứng OCPD rất tận tuỵ với công việc, sự cống hiến của họ không cần xuất phát từ động lực tài chính mà vì cầu toàn, sự ám ảnh không cho phép họ được linh hoạt. 
  • Họ cảm thấy mình phải làm việc, không được lãng phí thời gian, không có thời gian để thư giãn, vui chơi với bạn bè và bỏ lỡ các hoạt động giải trí khiến các mối quan hệ của họ bị bỏ lỡ, trở nên cô độc. Thời gian dành cho bạn bè thường được sắp xếp trong một hoạt động chính thức có tổ chức. 
  • Người mắc hội chứng rối loạn ám ảnh nghi thức có kế hoạch rất cụ thể, không thích và không muốn xem xét những thay đổi, họ cũng rất khó chịu khi được người khác gợi ý thay đổi. Do sự cứng nhắc, kém linh hoạt, nghi thức, quy củ của họ sẽ khiến bạn bè đồng nghiệp cảm thấy khó chịu.
  • Họ thường tập trung vào logic, trí tuệ, khi nói chuyện họ sẽ rất nghiêm túc và nghĩ ra điều hoàn hảo để nói, đặc biệt là không chấp nhận được biểu cảm hoặc hành vi cảm xúc trong cuộc trò chuyện. 
  • Họ xây dựng một nguyên lý cứng nhắc cho bản thân về các vấn đề đạo đức, giá trị, đạo lý và thường tự phê bình một cách khắc nghiệt.

Nhìn chung, qua các dấu hiệu của hội chứng OCPD, có thể nhận thấy các triệu chứng nhận biết hội chứng này như sau:

  • Cực kỳ tiết kiệm, quá chú ý đến tiểu tiết, đúng giờ một cách quá đáng
  • Tác phong khắt khe, cứng nhắc, câu nệ hình thức
Người mắc hội chứng OCPD thường theo chủ nghĩa hoàn hảo, luôn kiểm soát bản thân và cứng nhắc, cực kỳ nguyên tắc trong công việc, các luật lệ, phẩm hạnh và đạo đức
Người mắc hội chứng OCPD thường theo chủ nghĩa hoàn hảo, luôn kiểm soát bản thân và cứng nhắc, cực kỳ nguyên tắc trong công việc, các luật lệ, phẩm hạnh và đạo đức
  • Tận tậm với công việc nhưng do quá cầu toàn làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc và có thể trả giá bằng các mối quan hệ
  • Cô lập, cô độc, không có khả năng chia sẻ công việc, gặp khó khăn trong việc uỷ nhiệm công việc cho người khác
  • Luôn lập kế hoạch chi tiết, cụ thể, cứng nhắc tuân theo các quy tắc và quy trình
  • Cảm giác mọi việc phải được thực hiện một cách công bằng
  • Tuân theo các quy định về thứ tự, cấp bậc chặt chẽ
  • Cứng nhắc và tuân theo chặt chẽ trong các luật lệ, vấn đề về đạo đức và phẩm hạnh.

Chẩn đoán rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức

Theo cuốn Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) tái bản lần thứ 5, để chẩn đoán rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức thì bệnh nhân phải có tình trạng bận tâm về trật tự, kiểm soát bản thân và những người khác, đề cao chủ nghĩa hoàn hảo trong thời gian dài. Đồng thời còn có từ 4 trong số những vấn đề sau:

  • Tận tâm, khắt khe, thiếu linh hoạt trong công việc hoặc liên quan đến các vấn đề về đạo lý, giá trị, đạo đức
  • Không đành lòng khi ném đi những vật vô dụng, hư hỏng, ngay cả khi không có giá trị tình cảm với chúng
  • Quá mức bận tâm, chú trọng trong chi tiết, lịch trình, quy tắc, danh sách và tổ chức
  • Nỗ lực thực hiện mọi chi tiết thật hoàn hảo, không xác định trọng tâm của công việc, làm chậm và ảnh hưởng đến tiến độ của công việc
  • Cống hiến quá mức, tận tụy với công việc và năng suất bỏ qua hoạt động vui chơi giải trí, các mối quan hệ với bạn bè nhưng không xuất phát từ động lực hay có vấn đề về tài chính. 
  • Gặp khó khăn, miễn cưỡng hoặc không muốn giao nhiệm vụ cho người khác vì sợ người đó làm không hoàn hảo, chính xác như những gì họ muốn
  • Tính cách cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt, bướng bỉnh. 

Phân biệt rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức

Thông thường, rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế rất dễ bị nhầm lẫn với hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nhân cách né tránh và rối loạn nhân cách phân biệt. Tuy nhiên, đây là những hội chứng khác nhau cần được phân biệt, tránh nhầm lẫn để có cách điều trị phù hợp. 

Rối loạn ám ảnh nghi thức (OCD) là tình trạng những ý nghĩ, hình ảnh không mong muốn xuất hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại khiến bệnh nhân cảm thấy bị thôi thúc, phải thực hiện hành vi nghi thức giúp kiểm soát sự ám ảnh của họ. Bệnh nhân thường rất khó chịu khi phải thực hiện những động cơ mang tính chất ép buộc do họ không kiểm soát được. Các hành động mà họ phải thực hiện để làm giảm lo lắng, ám ảnh có thể kể đến như kiểm tra (kiểm tra ổ khoá, kiểm tra bếp đã tắt chưa, tắm vòi sen để tránh bẩn  hàng giờ mỗi ngày…), rửa, đếm (lặp đi lặp lại một số lần nhất định), sắp xếp theo thứ tự một cách cụ thể… 

Rối loạn nhân cách né tránh cũng dễ bị nhầm lẫn với hội chứng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế do đều đặc trưng bởi sự cách ly xã hội. Tuy nhiên, người mắc hội chứng OCPD thường bị cách ly, cô lập, không có các mối quan hệ xã hội là do họ ưu tiên công việc và năng suất, đề cao chủ nghĩa hoàn hảo. Họ thường không tin tưởng, không muốn chia sẻ công việc của mình cho người khác vì cho rằng họ làm ảnh hưởng đến chủ nghĩa hoàn hảo của mình.

Trong khi đó, hội chứng OCPD và rối loạn nhân cách phân liệt đều được đặc trưng bởi tính hình thức trong các mối quan hệ, không có sự gắn kết trong các mối quan hệ của người bệnh. Tuy nhiên, trong khi rối loạn nhân cách phân liệt thì bệnh nhân không có sự gắn kết là do khiếm khuyết cơ bản về sự thân mật. Còn bệnh nhân mắc hội chứng OCPD là do khó chịu về cảm xúc, bị ám ảnh bởi chủ nghĩa hoàn hảo nên tận tụy, cứng nhắc trong công việc, cuộc sống làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội.

Rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức thường dễ bị nhầm lẫn với rối loạn ám ảnh, rối loạn nhân cách né tránh và rối loạn nhân cách phân liệt
Rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức thường dễ bị nhầm lẫn với rối loạn ám ảnh, rối loạn nhân cách né tránh và rối loạn nhân cách phân liệt

Phương pháp điều trị hội chứng OCPD

Theo các chuyên gia tâm lý, điều trị hội chứng rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức cũng tương tự như các rối loạn nhân cách khác. Nguyên tắc điều trị chung nhằm mục đích:

  • Giảm bớt khó chịu chủ quan
  • Điều chỉnh các vấn đề về đặc tính nhân cách
  • Giúp bệnh nhân hiểu được vấn đề nằm ở bên trong bản thân họ
  • Giảm thiểu các hành vi không thích nghi, không thích hợp

1. Trị liệu tâm lý

Hầu hết các trường hợp rối loạn nhân cách đều được khuyến nghị điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Trị liệu tâm lý cá nhân hoặc nhóm đều có hiệu quả trong việc điều trị nếu bệnh nhân nhìn thấy vấn đề của mình, tìm kiếm sự điều trị và muốn có động cơ để thay đổi bản thân. Thông thường, các rối loạn nhân cách trong đó có hội chứng OCPD thường sẽ không thật sự đáp ứng với thuốc. Các rối loạn xảy ra đồng thời với rối loạn nhân cách như rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, lạm dụng chất kích thích… sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn và kéo dài hơn.

2. Liệu pháp nhận thức hành vi

Tình trạng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế thường  điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức. Đây là một trong những liệu pháp điều trị, tham vấn sức khỏe tâm thần được áp dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Ở phương pháp này, bệnh nhân sẽ gặp một chuyên gia tâm lý theo kế hoạch định trước. Bạn sẽ trao đổi với chuyên gia về các vấn đề mình đang gặp phải, chuyên gia sẽ phải nhiều lần chỉ ra các hành vi của bệnh nhân để họ nhận thức và thay đổi. 

3. Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc điều trị là một trong những phương pháp có thể áp dụng với người mắc hội chứng OCPD. Tuỳ vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) để cải thiện suy nghĩ cực đoan, sự hoàn hảo cưỡng chế thái quá. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, các thuốc SSRI này chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn, việc lạm dụng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. 

Trên đây là một số thông tin về hội chứng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Tình trạng này tuy ít nguy hại nhưng lại ảnh hưởng đến sức khoẻ và đặc biệt là chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều quan trọng là phải giúp người bệnh nhìn nhận vấn đề của mình, có biện pháp điều trị phù hợp, tích cực trị liệu, áp dụng các biện pháp thư giãn để giảm căng thẳng và sự tập trung cao độ vào công việc.

Cùng chuyên mục

rối loạn nhân cách phụ thuộc

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) và điều cần biết

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) là một trong những loại rối loạn nhân cách không quá phổ biến. Đặc trưng bởi tình trạng dựa dẫm vào người khác,...

Rối loạn nhân cách ái kỷ là bệnh lý tâm thần hiếm gặp, đặc trưng bởi nhu cầu được nịnh nọt, sự tự cao, luôn đề cao, ảo tưởng tài năng, vẻ đẹp, địa vị của bản thân

Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) là gì? Điều cần biết

Rối loạn nhân cách ái kỷ là hội chứng về tâm lý được đặc trưng bởi hình thái tâm lý phổ biến là tự cao, có nhu cầu được nịnh...

Người mắc BPD thường hay tức giận dữ dội và khó kiểm soát cơn giận dữ của họ

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách ranh giới hay rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định là một dạng rối loạn cảm xúc, đặc trưng bởi những hành vi, suy...

rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) là gì?

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) là tình trạng đặc trưng bởi sự thiếu đồng cảm và không quan tâm tới người khác. Người bệnh thường có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn