Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) là gì?

Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid Personality Disorder)

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid personality disorder)

Rối loạn đa nhân cách là gì? Triệu chứng, cách chữa trị

Rối loạn nhân cách là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) và thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là gì?

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) và điều cần biết

Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) là gì? Điều cần biết

Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) và thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) là một dạng rối loạn nhân cách đặc trưng bởi sự phổ biến của hình thái cảm xúc quá mức, luôn tìm kiếm sự chú ý, quan tâm thái quá từ những người xung quanh. Các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ thường không lành mạnh, chủ yếu để thu hút sự chú ý của người khách, muốn mình được làm tâm điểm của sự chú ý nên thường ảnh hưởng đến các mối quan hệ, tinh thần và đời sống.

Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) là gì?

Rối loạn nhân cách kịch tính, tên tiếng anh là histrionic personality disorder (viết tắt là HPD) là một dạng rối loạn nhân cách, đặc trưng bởi sự xuất hiện phổ biến của tình trạng xúc cảm quá mức, cố gắng thể hiện mọi vấn đề một cách kịch tính, thái quá để thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa kỳ, rối loạn nhân cách kịch tính là dạng rối loạn thuộc nhóm B, theo thống kê có khoảng 2 – 3% dân số gặp phải tình trạng này và chiếm 10 – 15% ở các viện sức khỏe tâm thần. 

Người mắc rối loạn nhân cách kịch tính thường khát khao được chú ý, thường thể hiện thái quá vấn đề để được chú ý
Người mắc rối loạn nhân cách kịch tính thường khát khao được chú ý, thường thể hiện thái quá vấn đề để được chú ý

HPD thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành sớm, tỷ lệ mắc phải hội chứng này ở nữ giới cao gấp 4 lần nam giới. Đặc điểm của người mắc HPD có thể kể đến như:

  • Tìm kiếm sự chú ý quá mức, thường thực hiện hành vi quyến rũ và khao khát được chấp thuận quá mức
  • Đặt lòng tự trọng của bản thân lên trên sự chấp nhận của người khác
  • Sống động, kịch tính, nhiệt tình, hoạt bát, thích được tán tỉnh nhưng sẽ thấy khó chịu nếu họ không phải là tâm điểm của sự chú ý
  • Xuất hiện ồn ào, phóng đại cảm xúc hành vi, khao khát có được sự kích thích
  • Đôi khi họ sẽ thể hiện cảm xúc mạnh mẽ trong phong cách ấn tượng, khiến người khác dễ dàng bị ảnh hưởng
  • Có hành vi tự nuông chiều bản thân, thao túng người khác để được thỏa mãn nhu cầu, khao khát được đánh giá cao. 

Nguyên nhân của chứng HPD

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính thường gặp rắc rối trong việc nhận thức, xử lý các tình huống giữa người với người. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng không thể nhận ra bản thân mắc HPD vì trong suy nghĩ của họ thì đây là những suy nghĩ, ứng xử bình thường. Nhân cách hay tính cách là sự kết hợp giữa các yếu tố hành vi, cảm xúc, suy nghĩ khiến chúng ta trở thành một cá thể độc đáo. 

Sự hình thành của tính cách thường do sự tương tác của hai yếu tố là gen di truyền và môi trường sống diễn ra trong suốt thời thơ ấu đến khi trưởng thành. Hiện nay, vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây HPD, tuy nhiên hội chứng này thường liên quan đến yếu tố gen di truyền và môi trường sống. Cụ thể:

  • Gen di truyền: Một số tính cách đặc trưng của cha mẹ có thể di truyền cho con cái, nếu cha mẹ bị rối loạn nhân cách thì rất có thể con cái trong gia đình cũng gặp phải tình trạng này. 
  • Môi trường sống: Bao gồm nơi bạn lớn lên, các mối quan hệ, các sự kiện xuất hiện liên quan đến các thành viên trong gia đình và những người xung quanh. Đặc biệt nếu bạn có một gen di truyền dễ tổn thương thì kèm theo những biến cố trong cuộc sống thì sẽ rất dễ mắc rối loạn nhân cách kịch tính.

Nhìn chung, nguyên nhân chính xác gây HPD vẫn đang được xem xét, tuy nhiên, một số yếu tố làm gia tăng sự phát triển của HPD có thể kể đến như:

  • Giáo dục bị hạn chế, địa vị xã hội thấp kém, kinh tế hạn chế
  • Tiền sử rối loạn nhân cách hoặc những người thân trong gia đình gặp vấn đề về tâm lý tâm thần
  • Bị lạm dụng cơ thể, ngôn ngữ, tình dục từ thời thơ ấu
  • Không được người thân quan tâm, thiếu thốn tình thương, cuộc sống gia đình xáo trộn
  • Thành phần hoá học và cấu trúc trong não thay đổi
  • Bị chẩn đoán rối loạn hành xử thời thơ ấu.

Nhận biết triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn nhân cách kịch tính

Rối loạn nhân cách kịch tính thường diễn ra cùng các rối loạn nhân cách khác như chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ranh giới, ái kỷ… Thông thường, khi gặp phải tình trạng HPD, người bệnh thường có các dấu hiệu sau:

  • Liên tục đòi hỏi, muốn mình phải là trung tâm của sự chú ý, nếu không được là tâm điểm, họ dễ trở nên trầm cảm
Nếu không được chú ý, người bệnh dễ bị ám ảnh, ghen ghét, trầm cảm
Nếu không được chú ý, người bệnh dễ bị ám ảnh, ghen ghét, trầm cảm
  • Thường nhiệt tình, sống động, kịch tính, hay tán tỉnh và quyến rũ những người mới quen
  • Biểu lộ cảm xúc nông cạn, thay đổi cảm xúc nhanh, đột ngột và có thể bị phóng đại. Họ bày tỏ quan điểm mạnh mẽ, nói một cách kịch tính để thu hút sự chú ý
  • Thường hành động và ăn mặc không theo lẽ thường mà thực hiện một cách khiêu khích trong nhiều bối cảnh, kể cả với những mối quan hệ không thực tế
  • Người mắc HPD dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, hay thay đổi theo xu thế, có xu hướng đặc biệt tin tưởng những người mà họ cho là có thể giải quyết các vấn đề của họ.
  • Thường cho rằng các mối quan hệ gần gũi hơn so với thực tế. Luôn khát khao sự mới lạ, dễ buồn chán với những điều quen thuộc, nên thường xuyên thay đổi bạn bè, công việc. 
  • Khó khăn để đạt được sự thân mật về cảm xúc trong các mối quan hệ và tình dục, có thể thường không nhận thức được vấn đề của mình. Họ cũng thường cố gắng để kiểm soát đối tượng của mình bằng cách sử dụng sử quyến rũ hay các thao tác cảm xúc. 

Khi các dấu hiệu bị bỏ qua, tình trạng rối loạn nhân cách kịch tính phát triển nhanh, nghiêm trọng hơn, người bệnh thường sẽ có những triệu chứng như:

  • Có tính ám thị cao
  • Diễn tả câu chuyện, vấn đề thái quá
  • Làm quá các vấn đề, có thể đem tự tử hoặc bệnh tình để được mọi người quan tâm
  • Đặt lòng tự trọng cao hơn sự chấp nhận của người khác
  • Sử dụng ngoại hình để quyến rũ, khiêu khích, thu hút sự chú ý của người khác
  • Nói to, nói nhiều, nói liên tục, hoa mỹ nhưng không có chiều sâu
  • Không có ý thức định hướng
  • Dễ bị stress, ám ảnh khi không được quan tâm, chú ý
  • Nhạy cảm, khó chịu khi được góp ý hay bị chỉ trích
  • Luôn đòi hỏi, muốn được chú ý, xem mình là trung tâm vũ trụ
  • Dễ dãi trong tình dục nhưng không phải do nhu cầu mà vì muốn được quan tâm
  • Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, những xu hướng mới
  • Khát khao sự mới lạ, nhanh chán với cái cũ
  • Ích kỷ, thờ ơ với người xung quanh
  • Dễ sinh ra tâm lý ganh ghét, đố kỵ khi có người được quan tâm hơn mình
  • Có xu hướng cho rằng các mối quan hệ thân mật hơn thực tế.

Phương pháp chẩn đoán HPD

HPD đặc trưng bởi sự rối loạn cảm xúc, khao khát được chú ý nhiều hơn, phóng đại làm quá mọi vấn đề, tin rằng mình là trung tâm của vũ trụ. Người mắc HPD thường có các dấu hiệu từ thời niên thiếu hoặc giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, rất ít người nhận ra các vấn đề của mình, đến độ tuổi trung niên thì bệnh bùng phát và khó điều trị. Có thể chẩn đoán rối loạn nhân cách kịch tính bằng:

1. Tiêu chuẩn lâm sàng

Theo cuốn Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders), Tái bản lần thứ năm, để chẩn đoán HPD thì người bệnh cần có một hình thái cảm xúc phổ biến, luôn tìm kiếm sự chú ý quá mức, đồng thời có từ 5 vấn đề sau đây trở lên gồm:

  • Khó chịu khi không là trung tâm của sự chú ý
  • Có hành vi tương tác với người khác theo cách khiêu khích hoặc quyến rũ tình dục
  • Sử dụng ngoại hình để thu hút sự chú ý
  • Phát biểu cực kỳ ấn tượng, hoa mỹ nhưng mơ hồ, không có chiều sâu
  • Tính ám thị
  • Cho rằng các mối quan hệ thân mật hơn so với thực tế
  • Tự kịch tính hoá, biểu lộ cảm xúc quá mức
  • Cảm xúc chuyển đổi nhanh, nông cạn
Người mắc rối loạn nhân cách thường có hành vi tương tác với người khác theo kiểu quyến rũ tình dục hoặc khiêu khích
Người mắc rối loạn nhân cách thường có hành vi tương tác với người khác theo kiểu quyến rũ tình dục hoặc khiêu khích

2. Chẩn đoán phân biệt

Các dạng rối loạn nhân cách rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Có thể phân biệt HPD với các dạng rối loạn nhân cách khác thông qua các đặc điểm như:

  • Rối loạn nhân cách ranh giới: Đặc trưng bởi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi, tâm trạng bất ổn căng thẳng, có sự biến đổi hình ảnh bản thân, có hành vi bất ổn và những mối quan hệ không ổn định. Người mắc BHP thường trải nghiệm cảm xúc mạnh và sâu sắc, đôi lúc thấy mình xấu xa, tội lỗi. Trong khi đó, người mắc HPD thường không thấy mình xấu xa, dù sự phụ thuộc vào phản ứng của người khác đôi khi xuất phát từ lòng tự trọng.
  • Rối loạn nhân cách ái kỷ: Bệnh nhân tự yêu bản thân mình, họ cũng tìm kiếm sự chú ý, khát khao được mọi người ngưỡng mộ và thường xuyên phóng đại tầm quan trọng của bản thân. Trong khi đó, người rối loạn nhân cách kịch tính không quá khắt khe, họ chỉ cần nhận được sự chú ý mà không bận tâm đó là ngớ ngẩn hay dễ thương.
  • Rối loạn nhân cách phụ thuộc: Người rối loạn nhân cách phụ thuộc và BPD thường cố gắng gần nhưng người khác. Tuy nhiên, người mắc rối loạn nhân cách phụ thuộc thường lo lắng, ức chế, phục tùng người khách vì lo lắng bị từ bỏ, còn bệnh nhân HPD thường ít ức chế và có tính khoa trương hơn.

Điều trị rối loạn nhân cách kịch tính 

Điều trị rối loạn nhân cách kịch tính thường khá khó khăn vì đa phần người bệnh cảm thấy mình bình thường, họ nhầm lẫn với thói quen, cảm thấy việc điều trị là không cần thiết. Thông thường, rối loạn nhân cách kịch tính thường được điều trị bằng thuốc và trị liệu tâm lý.

1. Điều trị bằng thuốc

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số thuốc chống trầm cảm để ổn định cảm xúc và hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên, việc dùng thuốc thường không được khuyến khích, chỉ áp dụng khi có các dấu hiệu nguy hiểm vì dễ gây hại cho cơ thể và gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

2. Trị liệu tâm lý

Trong điều trị rối loạn nhân cách kịch tính, trị liệu tâm lý luôn được ưu tiên hàng đầu. Khi điều trị HPD, các nhà trị liệu thương áp dụng liệu pháp tâm lý động hơn là điều trị hoá dược và liệu pháp nhận thức hành vi. Nhà trị liệu thường sẽ khuyến khích bệnh nhân thay thế lời nói cho hành vi trong giai đoạn ban đầu. Từ đó sẽ giúp bệnh nhân hiểu được mình và giảm mức độ kịch tính khi giao tiếp với người khác. Sau đó, chuyên gia  giúp bệnh nhân nhận ra các hành xử của họ là không thích hợp để thu hút sự chú ý của người khác, đồng thời sẽ giúp kiểm soát lòng tự trọng của họ.

Rối loạn nhân cách kịch tính nếu có sự phối hợp và tích cực điều trị của bệnh nhân thì bệnh sẽ được kiểm soát và đẩy lùi. Để quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn, người bệnh có thể xem xét thay đổi môi trường sống và cần có sự đồng hành của gia đình. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể học cách hít thở, tham gia thiền học, các liệu pháp giúp cân bằng tâm trạng để giúp bản thân trấn tĩnh và xử lý tình huống bình thường, ít kịch tính hơn.

Cùng chuyên mục

Người mắc BPD thường hay tức giận dữ dội và khó kiểm soát cơn giận dữ của họ

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách ranh giới hay rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định là một dạng rối loạn cảm xúc, đặc trưng bởi những hành vi, suy...

Người mắc hội chứng OCPD thường theo chủ nghĩa hoàn hảo, luôn kiểm soát bản thân và cứng nhắc, cực kỳ nguyên tắc trong công việc, các luật lệ, phẩm hạnh và đạo đức

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là gì?

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế được gọi tắt là hội chứng OCPD. Đây là một trạng thái nhân cách rất không bình thường, đặc trưng bởi sự...

rối loạn nhân cách phụ thuộc

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) và điều cần biết

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) là một trong những loại rối loạn nhân cách không quá phổ biến. Đặc trưng bởi tình trạng dựa dẫm vào người khác,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn