Rối loạn nhân cách là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) và thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) là gì?

Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid Personality Disorder)

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid personality disorder)

Rối loạn đa nhân cách là gì? Triệu chứng, cách chữa trị

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là gì?

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) và điều cần biết

Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) là gì? Điều cần biết

Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid Personality Disorder)

Rối loạn nhân cách phân liệt (SPD) là một tình trạng mãn tính, đặc trưng bởi sự cô lập xã hội và cảm giác thờ ơ với người khác. Những người bị SPD thường có xu hướng thu mình và không có hứng thú đối với các mối quan hệ thân thiết với người khác. Cần có biện pháp can thiệp đúng đắn để giúp người bệnh đảm bảo chất lượng cuộc sống.

rối loạn nhân cách phân liệt
Rối loạn nhân cách phân liệt là tình trạng không quá phổ biến nhưng cần được can thiệp đúng cách

Rối loạn nhân cách phân liệt (SPD) là gì?

Rối loạn nhân cách phân liệt (SPD) là một chứng rối loạn nhân cách không quá phổ biến. Trong đó, người bệnh né tránh các hoạt động xã hội và không muốn tương tác với người khác. Ngoài ra, họ cũng có một loạt các biểu hiện cảm xúc hạn chế.

Nếu bị rối loạn nhân cách phân liệt, bạn có thể bị cho là người cô độc hay xa lánh người xác. Ngoài ra, bạn có thể thiếu mong muốn hay kỹ năng để hình thành các mối quan hệ các nhân thân thiết. Bởi bạn thường không có xu hướng biểu lộ cảm xúc, ít hoặc không quan tâm tới người khác hay những gì đang diễn ra xung quanh.

Người bị SPD có xu hướng lựa chọn những công việc có thể làm đơn độc với máy móc. Ví dụ như thợ máy hay lập trình viên vi tính. Thường thì bệnh nhân cảm nhận rất ít khoái lạc từ các trải nghiệm cơ thể hay các giác quan. Ví dụ như họ không cảm thấy sung sướng, hứng thú khi quan hệ tình dục hay khi ăn uống.

Đời sống cảm xúc của người bị SPD đặc biệt khô cằn. Trong đó, đời sống tình dục đôi khi chỉ tồn tại trong tưởng tượng. Đàn ông có thể không bao giờ kết hôn còn phụ nữ thì thường nóng nảy, vũ phu.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách phân liệt

Tính cách là sự kết hợp của những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi khiến cho bạn trở nên độc nhất. Đây cũng chính là cách mà bạn nhìn nhận, hiểu và liên hệ với thế giới bên ngoài cũng như cách mà bạn tự nhìn nhận bạn thân mình.

Nhân cách được hình thành trong suốt thời thơ ấu thông qua sự tương tác của các khuynh hướng di truyền và yếu tố môi trường. Trong quá trình phát triển bình thường, trẻ em sẽ học hỏi dần theo thời gian để giải thích chính xác các tín hiệu xã hội. Đồng thời phản ứng một cách thích hợp.

Nguyên nhân của rối loạn nhân cách phân liệt đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Mặc dù, các nhà nghiên cứu tin rằng sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò nhất định với việc phát triển của chứng rối loạn này.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng SPD bao gồm:

  • Có cha mẹ hay người thân khác bị rối loạn nhân cách phân liệt hoặc tâm thần phân liệt.
  • Có cha mẹ thờ ơ, lạnh lùng hay không đáp ứng nhu cầu tình cảm.
  • Tuổi thơ bị lạm dụng, bỏ bê và không được quan tâm.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhân cách phân liệt

Rối loạn nhân cách phân liệt thường dễ dàng nhận thấy lần đầu tiên trong thời thơ ấu. Nó có xu hướng biểu hiện rõ ràng hơn vào đầu tuổi trưởng thành. Các triệu chứng của rối loạn có khả năng ảnh hưởng tới rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Bao gồm các mối quan hệ gia đình, trường học cũng như công việc.

dấu hiệu rói loạn nhân cách phân liệt
Người bị rối loạn nhân cách phân liệt thường sống nội tâm và thờ ơ với mọi thứ xung quanh

Một số dấu hiệu nhận biết chứng SPD bao gồm:

  • Người bệnh có mối bận tâm về nội tâm và tưởng tượng.
  • Cảm giác thờ ơ với những lời khẳng định và khen ngợi, cũng như những lời từ chối hay chỉ trích.
  • Tách biệt khỏi những người xung quanh.
  • Ít hay không muốn hình thành mối quan hệ thân thiết với những người xung quanh.
  • Thờ ơ với các chuẩn mực cũng như kỳ vọng xã hội.
  • Không thường xuyên tham gia các hoạt động để giải trí hay có cảm giác vui vẻ.
  • Không thích các mối quan hệ xã hội hay gia đình.
  • Thường được mô tả là lạnh lùng, xa cách, không quan tâm và thu mình.

Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa SPD với tâm thần phân liệt. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, người bị SPD rất hiếm khi bị hoang tưởng hay ảo giác. Ngoài ra, mặc dù họ có vẻ xa cách trong các cuộc trò chuyện nhưng họ không gặp phải tình trạng nói khó.

Ảnh hưởng của chứng rối loạn nhân cách phân liệt

Những người mắc chứng rối loạn này có xu hướng ít kết bạn, hiếm khi hẹn hò và đa phần không kết hôn. Những triệu chứng của SPD cũng có thể gây khó khăn khi làm việc ở các vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng tương tác xã hội hay con người. Họ thường có thể làm tốt hơn những công việc có liên quan tới làm việc đơn độc, một mình.

Người bị rối loạn nhân cách phân liệt còn có nguy cơ cao hơn gặp phải một số vấn đề sau:

  • Phát triển tâm thần phân liệt hay những rối loạn ảo tưởng khác
  • Các rối loạn nhân cách khác
  • Trầm cảm nặng
  • Rối loạn lo âu

Chẩn đoán rối loạn nhân cách phân liệt

Nếu bạn lo lắng về các triệu chứng của mình thì nên sớm liên hệ với bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá triệu chứng mà bạn gặp phải. Đồng thời kiểm tra bất cứ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào có thể góp phần làm kích hoạt các triệu chứng. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ được bác sĩ giới thiệu đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5 nêu rõ ràng, phải có ít nhất 4 trong số các triệu chứng dưới đây mới được chẩn đoán bị rối loạn nhân cách phân liệt:

  • Luôn lựa chọn các hoạt động đơn độc
  • Cảm xúc bị tách rời và ít biểu hiện cảm xúc
  • Trải nghiệm niềm vui rất ít từ các hoạt động
  • Sự thờ ơ với những sự khen ngợi hoặc lời chỉ trích
  • Thiếu ham muốn hay không thích các mối quan hệ cá nhân thân thiết
  • Ít hay không quan tâm tới tình dục với người khác
  • Không có bất cứ bạn thân nào ngoài người trong gia đình
chẩn đoán rối loạn nhân cách phân liệt
Cần sớm tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng rối loạn nhân cách phân liệt

Chứng SPD thường được chẩn đoán bởi bác sĩ tâm thần hay chuyên gia sức khỏe tâm thần khác. Các bác sĩ đa khoa thường không được đào tạo để đưa ra loại cẩn đoán này. Đặc biệt đây là tình trạng bệnh rất phổ biến và dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn tâm thần khác.

Chẩn đoán phân biệt:

SPD cần được chẩn đoán cần phân biệt SPD với các vấn đề khác. Bao gồm:

  • Tâm thần phân liệt cùng các rối loạn liên quan: SPD hoàn toàn khác với tâm thần phân liệt. Không có rối loạn nhận thức hay tri giác (ví dụ như ảo giác, hoang tưởng).
  • Rối loạn tự kỷ: Đặc trưng bởi tình trạng suy giảm khả năng xã hội cũng như các hành vi hay sở thích rập khuôn ít nổi bật hơn ở những người bị SPD.
  • Rối loạn nhân cách né tránh: Sự cô lập trong SPD là do sự tách biệt lan tỏa và không quan tâm chung tới các mối quan hệ. Trong khi đó, rối loạn nhân cách né tránh là do sợ bị xấu hổ hay bị từ chối.

Điều trị rối loạn nhân cách phân liệt

Những người bị rối loạn nhân cách phân liệt thường gặp khó khăn trong việc điều trị. Bởi họ hiếm khi tìm cách điều trị. Đa phần các trường hợp đều chỉ đồng ý và bắt đầu điều trị khi có sự thôi thúc của thành viên trong gia đình quan tâm đến họ.

Bệnh nhân SPD có thể phải vật lộn với liệu pháp tâm lý. Bởi họ cảm thấy khó khăn với việc phát triển mối quan hệ hay liên kết với bác sĩ trị liệu. Sự cô lập về mặt xã hội do chứng SPD cũng gây không ít khó khăn cho việc tìm kiếm sự hỗ trợ hay giúp đỡ.

Dưới đây là một số phương pháp có thể được sử dụng trong điều trị chứng rối loạn nhân cách phân liệt:

1. Tâm lý trị liệu

Liệu pháp tâm lý có thể hữu ích trong điều trị SPD. Trên thực tế, trị liệu tâm lý có tác dụng giúp xây dựng mối quan hệ giữa những người bị SPD với chuyên gia tâm lý.

Chuyên gia tâm lý sẽ lên kế hoạch điều trị cho từng đối tượng người bệnh. Khi đó, người bệnh sẽ có thể thoải mái chia sẻ các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bản thân.

Nhà tâm lý sẽ khéo léo phân tích, từ đó định hướng lại hành vi cho phù hợp với xã hội. Trị liệu này có thể được thực hiện với mức độ cá nhân, nhóm nhỏ hay gia đình. Điều này giúp cho những người bị SPD có cảm giác chia sẻ tốt hơn.

điều trị SPD
Tâm lý trị liệu đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị rối loạn nhân cách phân liệt

2. Liệu pháp hành vi

Liệu pháp hành vi được xây dựng nhằm giúp thay đổi hành vi của con người. Những người bị rối loạn nhân cách phân liệt sẽ được định huống thay đổi nhận thức và suy nghĩ về xung quanh. Đồng thời, họ được học cách phản ứng lại với các tình huống xã hội. Từ đó liệu pháp hành vi sẽ giúp người bị SPD tạo dựng được các mối quan hệ xã hội.

3. Trị liệu nhóm

Trị liệu nhóm là phương pháp giúp tạo ra môi trường thực hành các kỹ năng xã hội. Người rối loạn nhân cách phân liệt sẽ được tiếp xúc và làm quen dần với các tình huống đông người. Từ đó giúp họ cảm thấy thoải mái hơn nếu ở trong trường hợp gặp phải tình trạng này ngoài thực tế. Theo thời gian, trị liệu nhóm sẽ giúp người bệnh cải thiện tốt hơn các kỹ năng xã hội.

4. Thuốc men

Trên thực tế, không có bất cứ loại thuốc cụ thể nào được sử dụng để điều trị chứng rối loạn nhân cách phân liệt. Tuy nhiên một số loại thuốc nhất định có thể giúp cải thiện một số vấn đề như trầm cảm hay lo lắng.

Việc dùng thuốc cần nghiêm túc tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc về dùng hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép. Trường hợp thuốc không đáp ứng hay gây ra các bất thường thì cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý và điều chỉnh.

5. Cách đương đầu với SPD

Bản chất của SPD có thể khiến bạn cảm thấy việc giữ cho riêng mình dễ dàng hơn là tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia. Tuy nhiên, ngay cả khi thích cô đơn thì bạn vẫn cảm thấy cô đơn và bị cô lập.

Nên cân nhắc tham gia 1 nhóm xã hội liên quan tới công việc hay sở thích. Mặc dù sự gần gũi về tình cảm là thách thức lớn với người bị rối loạn nhân cách phân liệt nhưng sẽ giúp cho bạn có thể dễ dàng hòa nhập với người khác hơn. Đây có thể là một cách hữu ích để phát triển các kết nối xã hội mà không khiến cho bản thân bị choáng ngợp.

Nếu có người thân bị mắc chứng rối loạn này, bạn có thể giúp đỡ bằng cách khuyên răn, kiên nhẫn và khuyến khích người đó tìm cách điều trị. Tránh cố gắng đẩy họ vào các hoạt động hay mối quan hệ khiến cho họ cảm thấy không thoải mái hay áp lực. Thay vào đó, nên tìm kiếm các hoạt động mà bạn có thể thực hiện cùng người bệnh mà không cần đầu tư quá nhiều về mặt tình cảm.

Tình trạng rối loạn nhân cách phân liệt thường phát triển mãn tính và kéo dài suốt đời. Tuy nhiên với sự nỗ lực điều trị, người bệnh có thể chung sống với nó mà không gặp phải nhiều rắc rối trong cuộc sống. Tốt nhất hãy làm theo chỉ dẫn từ chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Cùng chuyên mục

Người mắc BPD thường hay tức giận dữ dội và khó kiểm soát cơn giận dữ của họ

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách ranh giới hay rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định là một dạng rối loạn cảm xúc, đặc trưng bởi những hành vi, suy...

Người mắc hội chứng OCPD thường theo chủ nghĩa hoàn hảo, luôn kiểm soát bản thân và cứng nhắc, cực kỳ nguyên tắc trong công việc, các luật lệ, phẩm hạnh và đạo đức

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là gì?

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế được gọi tắt là hội chứng OCPD. Đây là một trạng thái nhân cách rất không bình thường, đặc trưng bởi sự...

rối loạn nhân cách phụ thuộc

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) và điều cần biết

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) là một trong những loại rối loạn nhân cách không quá phổ biến. Đặc trưng bởi tình trạng dựa dẫm vào người khác,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn