Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

12 bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình theo dân gian hay nhất

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình

5 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả

Mẹo dùng lá ngải cứu chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Rối loạn tiền đình khi mang thai: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn

Rối loạn tiền đình khi mang thai là vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải trong suốt thai kỳ. Không chỉ gây ra nhiều triệu chứng phiền toái, vấn đề này còn khiến chị em thường xuyên lo lắng, căng thẳng về tình hình sức khỏe của bản thân và em bé. Vậy rối loạn tiền đình khi mang thai có nguy hiểm không? Cách chữa rối loạn tiền đình cho bà bầu như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân của chứng rối loạn tiền đình khi mang thai

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nhiều phụ nữ bị rối loạn tiền đình khi mang thai. Để tìm ra phương pháp điều trị an toàn và phù hợp nhất, chúng ta cần tìm hiểu cặn kẽ cũng như xác định chính xác nguyên nhân hình thành bệnh lý.

Nguyên nhân của chứng rối loạn tiền đình khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nhiều phụ nữ bị rối loạn tiền đình khi mang thai.

Một số nguyên nhân phổ biến nhất của chứng rối loạn tiền đình khi mang thai bao gồm:

  • Hiện tượng thay đổi nội tiết tố khi mang thai: Trong suốt thai kỳ, bà bầu thường bị ốm nghén, buồn nôn, chán ăn. Vì vậy, cơ thể khó dung nạp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố đột ngột cũng gây ra tình trạng thiếu sắt, thiếu máu lên não, từ đó dẫn đến chứng rối loạn tiền đình và tụt huyết áp.
  • Thai phụ mắc phải một số bệnh lý: Nếu bị bệnh viêm xoang, viêm tai giữa, thoái hóa đốt sống cổ trong giai đoạn quan trọng này, chị em rất dễ mắc thêm chứng rối loạn tiền đình hoặc các vấn đề liên quan (thiểu năng tuần hoàn não hay một số bệnh lý về tim mạch).
  • Ảnh hưởng của tâm lý: Những người mẹ tương lai thường xuyên lo lắng, căng thẳng, áp lực, bất an có nguy cơ mắc chứng rối loạn tiền đình ốc tai cao hơn hẳn những người bình thường.
  • Chế độ ăn uống – sinh hoạt chưa khoa học, hợp lý: Việc bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn quá mặn hoặc quá ngọt, thói quen thức khuya hay các chứng mất ngủ mạn tính có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng rối loạn tiền đình khi mang thai.

Ngoài ra, thời tiết thay đổi thất thường lúc giao mùa hoặc môi trường sống bị ô nhiễm tiếng ồn cũng chính là hai yếu tố nguy cơ có thể khiến bà bầu mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình.

Các triệu chứng rối loạn tiền đình khi mang thai

Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai bao gồm:

  • Cơ thể khó chịu, mệt mỏi, uể oải liên tục cả ngày lẫn đêm
  • Thường nằm ngủ với một tư thế nhất định hoặc khi đã nằm xuống thì bệnh nhân rất khó ngồi dậy
  • Cảm thấy quay cuồng, chao đảo, xây xẩm mặt mày khi thức dậy
  • Khó tập trung lúc nhìn vào một điểm, hay mất thăng bằng, dễ té ngã
  • Tê bì chân tay, cảm giác tay chân bần rần như có kiến bò
  • Cảm thấy tiếng ve kêu râm ran bên tai
  • Nôn ói nhiều
  • Mạch đập bất thường, huyết áp tụt nhanh
  • Hay cáu gắt, bực bội, tâm trạng thay đổi thất thường
Các triệu chứng rối loạn tiền đình khi mang thai
Bệnh nhân thường cảm thấy quay cuồng, chao đảo, xây xẩm mặt mày khi thức dậy.

Chứng rối loạn tiền đình khi mang thai có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình khi mang thai là tình trạng phổ biến ở nhiều thai phụ. Trên thực tế, trong đa số trường hợp, chị em có thể mang thai và sinh nở bình thường. Tình hình sức khỏe của họ vẫn ổn định như những người không mắc bệnh.

Tuy nhiên, vấn đề này sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều nếu bà bầu thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, ù tai, chao đảo, mất thăng bằng, tâm lý bất ổn. Lúc này, các triệu chứng trên có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả người mẹ lẫn em bé:

  • Nếu chị em chán ăn, mệt mỏi, căng thẳng, áp lực trong một khoảng thời gian dài, thai nhi sẽ chậm phát triển. Khi chào đời, bé dễ bị còi xương và suy yếu hệ miễn dịch.
  • Nếu đi đứng chao đảo, bị mất thăng bằng khi di chuyển, bà bầu rất dễ bị té ngã. Điều này có khả năng dẫn đến rất nhiều rủi ro cho cả hai mẹ con.

Lưu ý, trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình khi mang thai, việc người mẹ lạm dụng hoặc tự ý sử dụng thuốc chóng mặt, thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bản thân và em bé. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp y tế đúng lúc và hiệu quả.

Cách chữa rối loạn tiền đình cho bà bầu

Khi được chẩn đoán mắc phải chứng rối loạn tiền đình khi mang thai, chị em cần giữ bình tĩnh, không nên quá căng thẳng, lo lắng. Bạn hãy dành nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, tránh tâm lý bất an, áp lực, đồng thời tìm đến các bệnh viện phụ sản uy tín để được theo dõi cẩn thận và chăm sóc kịp thời.

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Đây là giải pháp hàng đầu dành cho mọi bà bầu đang bị rối loạn tiền đình. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh cùng tình hình sức khỏe của mỗi bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ vạch ra phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả nhất.

Hai loại thuốc Tây thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp rối loạn tiền đình khi mang thai là:

  • Cinnarizin là loại thuốc kháng histamin có công dụng kiểm soát – đẩy lùi triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, choáng váng, buồn nôn, nôn ói, rung giật nhãn cầu, kém tập trung, mất trí nhớ, đồng thời ngăn ngừa tình trạng say sóng, say tàu xe, chứng đau nửa đầu và bệnh Raynaud.
  • Piracetam thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ (theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ – FDA). Điều này có nghĩa là hiện nay, giới chuyên môn vẫn chưa thể thu thập đầy đủ nghiên cứu chứng minh rủi ro của Piracetam đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Tuy nhiên, độc giả cần lưu ý, phương pháp điều trị rối loạn tiền đình thai kỳ bằng thuốc Tây y không được khuyến khích bởi khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ cao. Vì vậy, chị em tuyệt đối không tự ý tìm mua và sử dụng nếu chưa tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Cách chữa rối loạn tiền đình cho bà bầu
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa là giải pháp hàng đầu dành cho mọi bà bầu đang bị rối loạn tiền đình.

Xoa bóp

Hai bài tập xoa bóp sau có thể giúp mẹ bầu đẩy lùi nhanh chóng chứng rối loạn tiền đình phiền toái:

  • Xoa trán: Mỗi khi bị đau đầu, độc giả chụm 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út) lại với nhau rồi xoa bóp vùng trán trong vòng 15 – 20 phút, sau đó xoa và miết dọc hai bên lông mày.
  • Xoa sau gáy: Nếu cảm thấy đau mỏi phần gáy, chị em nên dùng cả bàn tay thay nhau xoa bóp lên xuống hai bên sau gáy một cách liên tục cho đến khi vùng gáy nóng lên (thực hiện khoảng 20 lần).

Ngâm chân trong nước ấm

Thói quen này giúp xoa dịu cơn đau và mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, từ đó thúc đẩy quá trình lưu thông máu cũng như khắc phục những vấn đề về xương khớp. Trước khi đi ngủ, thai phụ vừa ngâm chân trong nước ấm (35 – 45 độ C) vừa massage nhẹ nhàng khoảng 30 phút, thực hiện 1 lần/ngày.

Ngoài ra, yoga và thiền định cũng là hai giải pháp nuôi dưỡng tinh thần, loại bỏ căng thẳng vô cùng hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng áp dụng tại nhà.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Điều chỉnh chế độ ăn uống là cách chữa rối loạn tiền đình khi mang thai vô cùng đơn giản và hiệu quả. Trong quá trình điều trị bệnh lý, chị em cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 (cá, thịt nạc gà, cam, chuối, táo, khoai lang, khoai tây, ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu…) giúp tăng cường sức khỏe của hệ thống thần kinh.
  • Thực phẩm giàu vitamin C (trái cây có múi, rau củ quả) có thể hạn chế triệu chứng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin D (cá, trứng, sữa, đậu nành…) có công dụng cải thiện chứng xơ cứng tai (một trong những tình trạng phổ biến của bệnh rối loạn tiền đình).

Bên cạnh đó, thai phụ cần đặc biệt kiêng cữ:

  • Thức ăn nhanh, chiên xào, giàu dầu mỡ
  • Đồ ngọt, thực phẩm nhiều muối hoặc nhiều đường
  • Những loại thịt đỏ
  • Nước ngọt có ga, trà đặc, cà phê, thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Điều chỉnh chế độ ăn uống là cách chữa rối loạn tiền đình khi mang thai vô cùng đơn giản và hiệu quả.

Một số lưu ý khi chữa rối loạn tiền đình cho bà bầu

Theo thống kê, hội chứng rối loạn tiền đình khi mang thai chủ yếu bắt nguồn từ tâm lý của người mẹ. Vì vậy, để nhanh chóng chữa khỏi bệnh này, chị em cần duy trì tâm trạng ổn định và suy nghĩ tích cực – lạc quan.

Thêm vào đó, bà bầu nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc Tây. Ngoài ra, bạn cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Nếu có ý định mang thai, những phụ nữ đang bị đau đầu mạn tính do thiếu máu não, đau nửa đầu Migraine hoặc rối loạn tiền đình nên lập kế hoạch kiểm soát cơn đau kỹ lưỡng. Đối với chứng đau nửa đầu do thiếu máu não, chị em có thể sử dụng các loại thuốc chiết xuất từ tinh chất thảo dược tự nhiên như: Feverfew, Ginkgo biloba.
  • Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường (chóng mặt, hoa mắt, ù tai, nhức đầu, mất thăng bằng…), bạn hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.
  • Tuân thủ nghiêm túc mọi chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị, tuyệt đối không dùng thuốc Tây bừa bãi, tùy tiện.
  • Uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt – nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc.
  • Dành nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi (tập yoga, thiền định, đọc sách, xem phim, nghe nhạc…).
  • Không làm việc nặng nhọc, hạn chế di chuyển quá nhiều (đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ).
  • Chủ động chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với gia đình, nhờ đến sự trợ giúp từ người chồng.

Trong đa số trường hợp, chứng rối loạn tiền đình khi mang thai không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Vì vậy, chị em đừng nên quá lo lắng, căng thẳng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu tiếp tục kéo dài và diễn biến phức tạp. Đây chính là lý do bạn cần thường xuyên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi sát sao và chăm sóc đúng cách, kịp thời. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và bình an!

Cùng chuyên mục

Trị rối loạn tiền đình bằng mẹo ngâm chân

Mẹo chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc bạn nên thử

10 bí quyết chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc dưới đây rất an toàn, đơn giản và dễ dàng thực hiện tại nhà. Nếu áp dụng đúng...

Châm cứu chữa rối loạn tiền đình là một trong những liệu pháp điều trị được đánh giá cao trong y học cổ truyền

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa rối loạn tiền đình

Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc vô cùng độc đáo của y học cổ truyền, là tinh hoa của y học dân tộc...

Không nên lạm dụng phương pháp này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng theo dân gian

Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp, xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ, tuy không đe dọa tính...

Chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng và những điều cần lưu ý

4 cách dùng lá đinh lăng chữa rối loạn tiền đình bạn nên thử

Chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… Vậy tại sao có...

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều người bệnh phải dùng thuốc trong một khoảng...

Món óc heo hấp ngải cứu có thể giúp cải thiện trí nhớ, làm giảm các triệu chứng đau đầu chóng mặt

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Rối loạn tiền đình có thể được hỗ trợ điều trị bằng nhiều phương pháp như điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y, điều trị bằng các phương pháp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn