Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

12 bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình theo dân gian hay nhất

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình

5 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả

Mẹo dùng lá ngải cứu chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Rối loạn tiền đình là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi với các triệu chứng đặc trưng như đau đầu, chóng mặt, nhịp tim, nhịp thở nhanh, huyết áp tăng cao hoặc hạ thấp đột ngột… Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học để hỗ trợ điều trị. Nếu bạn đang thắc mắc bị rối loạn tiền đình nên ăn gì kiêng gì tốt nhất thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Rối loạn là bệnh hay tái phát, không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến công việc của người bệnh, dễ khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi đột ngột… Các triệu chứng của bệnh mặc dù không đặc biệt nghiêm trọng nhưng nếu người bệnh không nghỉ ngơi, cố gắng làm việc, đi lại thì rất dễ bị té ngã, tai nạn. Khi bị rối loạn tiền đình nên ăn gì kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người bệnh để xây dựng chế độ ăn phù hợp, hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn.

Để cải thiện sức khỏe, nâng cao khả năng chống lại căn bệnh này, bệnh nhân nên ăn:

1. Thực phẩm giàu vitamin B6

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì kiêng gì
Người bị rối loạn tiền đình nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 để cải thiện, nâng cao sức khỏe của hệ thần kinh

Vai trò của vitamin B6 là hỗ trợ hệ thần kinh, giúp thần kinh khỏe mạnh. Một chế độ ăn giàu vitamin B6 sẽ giúp cải thiện các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn đặc trưng ở người mắc rối loạn tiền đình. Bên cạnh đó, vitamin B6 còn tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid, tổng hợp acid gamma amino butyric trong hệ thần kinh trung ương, giúp bảo vệ tim mạch, chống stress, duy trì sự ổn định chức năng não, giảm cholesterol trong máu ở người mắc xơ vữa động mạch… 

Nhu cầu vitamin hàng ngày ở người khỏe mạnh như sau:

  • Người từ 14 – 19 tuổi: Nam là 1,3mg/ngày; nữ là 1,2 mg/ngày
  • Người từ 20 – 50 tuổi: 1,3 mg/ngày ở cà nam và nữ
  • Người trên 50 tuổi: Nam là 1,7 mg/ngày; nữ là 1,5 mg/ngày

Các thực phẩm giàu vitamin B6 tốt cho người bị rối loạn tiền đình gồm:

  • Thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm, trứng, cá, pho mát
  • Ngũ cốc nguyên hạt, mầm đậu nành, rau bina, khoai tây, cà rốt, súp lơ, bắp cải… 
  • Các loại trái cây như bơ, đu đủ, cam, táo, chuối
  • Các loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân

2. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C không chỉ có tác dụng tốt với hệ miễn dịch của cơ thể mà còn giúp làm giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt ở người bệnh rối loạn tiền đình. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung 600mg vitamin mỗi ngày kết hợp cùng các hợp chất khác trong 8 tuần liên tục giúp kiểm soát đáng kể bệnh rối loạn tiền đình. Ngoài ra, vitamin C còn có vai trò quan trọng với hoạt động của cơ bắp, mạch máu, xương, giúp vết thương mau lành, tăng khả năng hấp thụ sắt, ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng… 

Nhu cầu vitamin C hàng ngày ở người khỏe mạnh như sau:

  • Trẻ em trên 6 tháng tuổi: 25mg/ngày
  • Trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi: Từ 30 – 35 mg/ngày
  • Trẻ từ 10 – 18 tuổi: 65mg/ngày
  • Người trưởng thành: 70mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú: 80 – 90 mg/ngày

Các thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bị rối loạn tiền đình:

  • Một số loại trái cây như ổi, dâu tây, kiwi, cam quýt, đu đủ, quả xoài, dưa gang, mâm xôi… 
  • Một số loại rau xanh như ớt chuông vàng, bông cải xanh, rau mùi tây, rau bina, rau cải xoăn…

3. Thực phẩm giàu vitamin D

Thực phẩm giàu vitamin D có thể khắc phục tình trạng xơ cứng tai ở bệnh nhân rối loạn tiền đình
Thực phẩm giàu vitamin D có thể khắc phục tình trạng xơ cứng tai ở bệnh nhân rối loạn tiền đình

Vitamin D có tác dụng quan trọng trong cơ chế phân phối canxi và phospho, giữ vai trò trong việc tạo nên cấu trúc xương răng, làm tăng quá trình hấp thu canxi và phospho của cơ thể. Vitamin D còn đặc biệt quan trọng với người bị rối loạn tiền đình, có thể giúp khắc phục xơ cứng tai, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. 

Nhu cầu vitamin D khuyến nghị mỗi ngày:

  • Từ 6 tháng tuổi đến 18 tuổi 5mcg/ngày
  • Từ 19 tuổi đến 50 tuổi: 5mcg/ngày
  • Người từ 51 tuổi đến 60 tuổi: 10mcg/ngày
  • Trên 60 tuổi: 15mcg/ngày.

Cách thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình:

  • Một số sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng
  • Các loại cá béo như cá hồi, cá thu
  • Các loại ngũ cốc, chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành
  • Các loại rau củ như cải xoăn, đậu bắp, rau bina
  • Nấm, nước ép cam

4. Thực phẩm giàu vitamin B3

Vitamin B3 hay niacin là một loại vitamin đặc biệt quan trọng với cơ thể, có vai trò cải thiện cholesterol trong cơ thể bằng cách giảm cholesterol xấu (LDL) và triglyceride đồng thời tăng cholesterol tốt (HDL). Vitamin B3 có tác dụng giảm vỡ cứng động mạch, xơ vữa động mạch, ngăn ngừa bệnh tim. Hơn hết, vitamin B3 cũng giúp làm giảm rối loạn tiêu hóa, duy trì lưu thông máu, cải thiện và tăng cường chức năng của não bộ, rất tốt cho người rối loạn tiền đình.

Nhu cầu vitamin B3 theo độ tuổi:

  • Trẻ em: Từ 2 – 16 militam/ngày
  • Nam giới trưởng thành: 16 miligam/ngày
  • Phụ nữ: 14 miligam/ngày
  • Người lớn tuổi: 35 miligam/ngày.

Các thực phẩm giàu vitamin B3 có thể kể đến như thịt bò, đậu phộng, cá ngừ…

5. Người bị rối loạn tiền đình nên ăn thực phẩm giàu axit folic

Các thực phẩm giàu axit folic tốt cho người bị rối loạn tiền đình có thể kể đến như thịt bò, cải bó xôi
Các thực phẩm giàu axit folic tốt cho người bị rối loạn tiền đình có thể kể đến như thịt bò, cải bó xôi, các loại đậu

Axit folic, folat, folacin, vitamin B9 là các dạng hòa tan trong nước của vitamin B9. Đây là một trong những vitamin cần thiết, có vai trò quan trọng trong đối với sức khỏe đặc biệt là trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Riêng với người bị rối loạn tiền đình, acid folic có tác dụng hỗ trợ sửa chữa các khiếm  khuyết trong hệ thống tiền đình, có thể giảm bớt các vấn đề về cân bằng ở người lớn tuổi.

Axit folic cũng giúp cải thiện, ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ, nghe kém do tuổi tác, cải thiện các dấu hiệu lão hóa, giúp làm giảm đau thần kinh, ngăn ngừa bệnh loãng xương… Không chỉ vậy, axit này còn có tác dụng phòng tránh thiếu máu, giảm nguy cơ ung thư, ngăn chặn một số bệnh lý cho cơ thể.

Các thực phẩm giàu vitamin B9 có thể kể đến như:

  • Các loại rau xanh như măng tây, rau chân vịt, bông cải xanh, rau diếp cá, củ cải, đậu bắp, đậu hà lan, nấm, các loại đậu hạt
  • Một số loại trái cây như chuối, bưởi, cam, chanh, dưa gang
  • Gan, thận bò, sữa… 

6. Thực phẩm giàu omega-3

Các axit béo omega – 3 có tác dụng quan trọng trong việc cải thiện và hỗ trợ phòng ngừa các vấn đề về tim mạch. Bên cạnh đó, axit béo này còn hỗ trợ hoạt động của não bộ, làm chậm sự phát triển của các mảng bám ở động mạch, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Từ đó giúp làm giảm thiệu các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.

Các thực phẩm giàu omega-3 có thể kể đến như:

  • Cá hồi, cá thu
  • Dầu gan cá tuyết
  • Hàu
  • Hạt chia, đậu nành…

Các loại rau quả tốt cho người bị rối loạn tiền đình

Khi bị rối loạn tiền đình, bạn nên tăng cường sử dụng các thực phẩm sau đây:

1. Rối loạn tiền đình nên ăn gì – Cải bó xôi

Cải bó xôi tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng để tránh bị dư thừa axit uric trong máu
Cải bó xôi tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng để tránh bị dư thừa axit uric trong máu

Cải bó xôi giàu magie, có tác dụng tốt với hệ thần kinh và cơ bắp, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt rất tốt. Cải bó xôi cũng chứa nhiều vitamin A, vitamin C, sắt, vitamin K, vitamin E, canxi, không chỉ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống oxy hóa, giúp khống chế các tế bào ác tính gây hại trong cơ thể. 

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn nên ăn với mức độ vừa phải, không nên lạm dụng. Cải bó xôi chứa nhiều nhân purin, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ dễ gây rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu, gây nguy cơ mắc bệnh gout và sỏi thận.

2. Đậu nành

Đậu nành là một trong những thực phẩm giàu vitamin K và axit béo omega – 3. Có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào thần kinh, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt ở người mắc bệnh rối loạn tiền đình. Khi sử dụng đậu nành, bạn cần:

  • Không dùng đậu nành với trứng gà vì abumin trong trứng gà rất dễ kết hợp với men phân giải protein trong đậu nành, sẽ khiến cơ thể không hấp thu được dưỡng chất cần thiết.
  • Thuốc và sữa đậu nành: Các thuốc như erythromycin, tetracycline có thể làm phân hủy các dưỡng chất có trong đậu nành, nên thận trọng khi sử dụng.

3. Bị rối loạn tiền đình nên ăn bông cải xanh

Với thắc mắc bị rối loạn tiền đình nên ăn gì kiêng gì, người bệnh cũng nên tăng cường ăn nhiều bông cải xanh hay súp lơ xanh. Bông cải xanh giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, beta-caroten, vitamin K có tác dụng bảo vệ mắt, cải thiện huyết áp, ngăn ngừa thiếu oxy trong máu, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Khi dùng bông cải xanh, bạn nên:

  • Tránh bỏ cuống vì đây là phần cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng
  • Không ăn khi đang mắc bệnh gout vì bông cải xanh chứa hàm lượng nhân purin cao

4. Một số loại rau khác

Cà chua giàu vitamin A, vitamin C rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình
Cà chua giàu vitamin A, vitamin C rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình

Người bệnh cũng nên tăng cường sử dụng các loại rau sau đây vào thực đơn của mình:

  • Cà chua: Chứa nhiều vitamin A, vitamin C, có tác dụng tăng cường thị lực, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, chữa tăng huyết áp, ngăn ngừa thiếu máu rất tốt
  • Khoai tây: Cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin C giúp làm giãn mạch máu, giảm stress, cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể, giúp não bộ làm việc tốt hơn. Đặc biệt, trong khoai tây chứa kukoamine, có thể cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, giữ thăng bằng kém cho người bệnh rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, bạn cần tránh ăn khoai tây mọc mầm, khoai tây ngả màu để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thần kinh.
  • Nấm: Chứa nhiều vitamin B2, B3, B5 có tác dụng làm giảm stress, xoa dịu căng thẳng, mệt mỏi, bất an. Chất choline trong nấm cũng giúp cải thiện trí nhớ, điều hòa giấc ngủ.

Bị rối loạn tiền đình kiêng ăn gì?

Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì kiêng gì tốt cho sức khỏe, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị là mối bận tâm chung của người bệnh rối loạn tiền đình. Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng cần kiêng, hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm sau đây:

1. Muối và đồ ăn mặn

Người bệnh rối loạn tiền đình cần hạn chế ăn muối và các món ăn mặn. Lý do là natri có trong muối nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm giữ nước trong cơ thể, gây mất cân bằng khoáng chất, là một trong những nguyên nhân chính gây áp lực cho tai khiến người bệnh dễ chóng mặt. Riêng với những người mắc hội chứng Meniere, chỉ nên tiêu thụ khoảng 120mg muối mỗi ngày. Để tránh bị đau đầu, chóng mặt thường xuyên, người bệnh rối loạn tiền đình không nên dùng quá một muỗng cà phê muối mỗi ngày. 

Các thực phẩm này là salad trộn, đồ ăn đóng hộp, khoai tây chiên, hạt nêm, mì ống, nước sốt, baking soda, bột đông lạnh, gia vị, súp, dưa chua…

2. Người bị rối loạn tiền đình nên kiêng ăn đường tinh luyện

Đường có thể làm tăng huyết áp tạm thời, làm giảm lượng máu và oxy đến não
Đường có thể làm tăng huyết áp tạm thời, làm giảm lượng máu và oxy đến não

Đường và các chất thay thế đường, các thực phẩm có hàm lượng đường cao cần được hạn chế trong khẩu phần ăn của người bị rối loạn tiền đình. Các thực phẩm này có thể làm tăng huyết áp tạm thời, không chỉ vậy còn làm giảm lượng máu và oxy đến não, gây ra các triệu chứng của bệnh như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, người mệt mỏi, uể oải.

Các thực phẩm này bao gồm: 

  • Thực phẩm béo có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, bánh quy, kẹo, siro, nước trái cây, bánh rán, kem, socola, mứt, mật ong
  • Các chất thay thế đường như aspartame
  • Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như kem, bơ, phô mai, thịt, mayonnaise, các món chiên rán… 

3. Thực phẩm giàu chất béo

Các thực phẩm giàu chất béo khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, làm thành mạch dễ bị suy yếu. Có thể gây ra tình trạng tắc tĩnh mạch, khiến lượng máu đến não và vùng tiền đình bị ảnh hưởng. Tiêu thụ quá nhiều chất béo mỗi ngày sẽ khiến người bệnh dễ gặp phải các triệu chứng của bệnh thường xuyên hơn. Do đó, người bệnh nên cắt giảm các thực phẩm này khỏi khẩu phần ăn của mình gồm mỡ và da động vật, kem sữa bò… 

4. Bị rối loạn tiền đình nên kiêng ăn thực phẩm nhiều axit tyramine

Các thực phẩm chứa nhiều axit tyramine cũng cần được loại bỏ và hạn chế đến mức tối đa khỏi khẩu phần ăn của người mắc bệnh rối loạn tiền đình. Lý do là các thực phẩm này làm giãn mạch máu, gây ra triệu chứng đau nửa đầu, chóng mặt, hoa mắt ở người bệnh. Các thực phẩm này là rượu vàng đỏ, thịt hun khói, xúc xích, thịt chế biến sẵn, quả sung, phô mai, gan gà, socola…

5. Đồ uống có cồn

Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia nếu bạn đang bị rối loạn tiền đình
Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia nếu bạn đang bị rối loạn tiền đình

Nhiệm vụ của tai và hệ thống tiền đình là duy trì sự cân bằng của cơ thể. Khi uống rượu, chức năng của hệ thống tiền đình bị ảnh hưởng, cơ thể sẽ gửi tín hiệu chuyển động giả đến não, dẫn đến xung đột với tính hiệu từ tai trong đến não. Hậu quả là việc điều chỉnh cân bằng cơ thể bị ảnh hưởng gây ra triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, bước đi chuếnh choáng.

6. Thực phẩm chứa kiềm

Tiêu thụ các thực phẩm giàu canxi, có tính kiềm sẽ gây dư thừa hàm lượng magnesium trong cơ thể. Trong khi đó, magnesium có tác dụng duy trì cân bằng acid – kiềm, nếu dư thừa mất cân bằng acid  – kiềm sẽ gây buồn nôn, chóng mặt, người mệt mỏi. Bên cạnh đó, khi thiếu magnesium, các mạch máu dễ bị co lại, quá trình lưu thông máu diễn ra chậm, dẫn đến thiếu oxy não gây hoa mắt chóng mặt cho người bệnh.

7. Thực phẩm khác

Bên cạnh các thực phẩm trên, người bị rối loạn tiền đình cũng nên kiêng ăn, uống:

  • Thực phẩm chứa caffeine: Sẽ gây mất cân bằng điện giải trong cơ thể
  • Nicotine: Làm giảm lượng máu đến hệ thống tiền đình, có thể làm co mạch máu, tăng huyết áp tạm thời.

Một số lưu ý cho người bị rối loạn tiền đình

Bên cạnh việc xác định rối loạn tiền đình nên ăn gì kiêng gì, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nên uống nhiều nước để giữ nước, tốt nhất từ 1,5 – 2,5 lít nước/ngày. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, thực phẩm giàu sắt, giàu magie… Hạn chế rượu bia, chất kích thích, các thực phẩm đồ uống có hàm lượng đường, hàm lượng muối cao.
  • Cần trao đổi với bác sĩ nếu như bạn dùng các thuốc như thuốc kháng acid, thuốc kháng viêm không steroid, aspirin, thuốc chống động kinh, thuốc kháng histamin, thuốc chống tăng huyết áp… 
  • Không cần kiêng khem quá mức, việc kiêng khem quá mức sẽ dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
  • Không tự ý mua thuốc, tăng giảm liều lượng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng thăm khám để được điều trị dứt điểm để tránh tái phát
  • Đối với người cao tuổi bị rối loạn tiền đình, nên giữ ấm vào trời lạnh, cần tắm ở phòng kín gió bằng nước ấm, ngủ trong phòng ấm, khi ra đường cần mặc quần áo ấm, quàng khăn quàng cổ để giữ ấm… 

Rối loạn tiền đình là bệnh thường gặp, các triệu chứng của bệnh như chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng sẽ thường xuyên xuất hiện nếu người bệnh không sớm điều trị dứt điểm. Khi có các triệu chứng của bệnh, tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ, nên nắm được người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì kiêng gì để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, và lối sống khoa học để hỗ trợ điều trị. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bài thuốc chữa rối loạn tiền đình bằng Đông y và những điều cần lưu ý

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y được chia thành 2 thể bệnh là “thực chứng” và “hư chứng”. Tùy thuộc vào cấp độ, nguyên nhân gây bệnh mà...

Món óc heo hấp ngải cứu có thể giúp cải thiện trí nhớ, làm giảm các triệu chứng đau đầu chóng mặt

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Rối loạn tiền đình có thể được hỗ trợ điều trị bằng nhiều phương pháp như điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y, điều trị bằng các phương pháp...

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều người bệnh phải dùng thuốc trong một khoảng...

Tìm hiểu quy trình chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

Để bệnh rối loạn tiền đình nhanh khỏi và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát, người bệnh cần có những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa đúng cách....

Rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ em

Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp ở người trung niên hoặc cao tuổi, người căng thẳng tâm lý, thường xuyên phải làm việc với máy tính nhưng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn