Rụng tóc nhiều ở nữ giới: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn
Nội Dung Bài Viết
Rụng tóc nhiều ở nữ giới là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Nó có thể hình bởi nhiều nguyên nhân như: môi trường sống ô nhiễm, sự thay đổi trong cơ địa, chế độ sinh hoạt không hợp lý,… Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về vấn đề này. Cũng như đưa ra các giải pháp điều trị an toàn và phù hợp.
Rụng tóc nhiều ở phụ nữ là bệnh gì?
Rụng tóc nhiều là một nỗi ám ảnh, lo sợ không chỉ của riêng ai. Trong đó, bao gồm cả nữ giới. Tình trạng tóc gãy rụng liên tục với số lượng nhiều khiến cho các chị em vô cùng lo lắng. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài. Mà còn có nguy cơ tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Không những thế, loại bệnh lý này còn thể hiện với nhiều trạng thái khác nhau. Cụ thể, có thể kể đến như: Tóc rụng thành đám, tóc rụng toàn phần, tóc rụng lan tỏa,… Không khó để có thể nhận biết được những tình trạng này. Do đó, bạn nên tìm ra căn nguyên của bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể phân loại tóc rụng nhiều ở nữ giới thành 2 dạng. Đó là:
- Rụng tóc sinh lý
- Rụng tóc bệnh lý
Rụng tóc sinh lý là tình trạng mà ai cũng gặp phải. Đây là cơ chế phát triển bình thường. Bởi khi tóc đã trải qua một tuần hoàn hình thành và phát triển thì sẽ bị suy yếu dần đi. Sau đó là gãy rụng. Tại chính vị trí nang lông của sợi đã rụng sẽ mọc lên tóc mới. Tiếp tục một quy trình vòng đời mới. Thông thường, một người bình thường sẽ rụng tóc sinh lý khoảng từ 50 – 100 sợi/ ngày.
Trong khi đó, rụng tóc bệnh lý lại là một hiện tượng bất thường. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng tóc rụng nhiều ở nữ giới. Trung bình một ngày, số lượng rụng sẽ trên 100 sợi. Không những thế, ở phàn nang lông sẽ không có tóc con mọc lại. Hoặc có thể mọc với trạng thái thưa, yếu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn sự xuất hiện của các điểm hói trên đầu.
Nguyên nhân nào dẫn đến rụng tóc nhiều ở nữ giới?
Như đã nói, có 2 hình thái của việc rụng tóc ở nữ giới. Đó là do yếu tố sinh lý và bệnh lý. Trong đó, rụng tóc sinh lý là một tình trạng bình thường mà bất cứ ai cũng đều gặp phải. Bởi đây là quá trình hình thành, phát triển và suy yếu theo chu kỳ. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu thấy tóc gãy rụng với số lượng quá nhiều, chúng ta nên cân nhắc bởi có lẽ cơ thể đã mắc phải chứng rụng tóc do bệnh lý. Tác nhân này khá nguy hiểm, vì nó có thể gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của con người.
Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến rụng tóc nhiều ở mọi đối tượng. Đặc biệt là tượng phụ nữ. Cụ thể:
1. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ ăn uống mất cân bằng là tác nhân chính khiến có mái tóc không được bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết. Yếu tố này làm cho các nang lông và tế bào tóc trở nên suy yếu. Dẫn đến tình trạng gãy rụng hàng loạt.
Không chỉ tác động đến tóc, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến da đầu. Khi không được cung cấp dưỡng chất, da đầu sẽ trở nên khô hơn. Gây nên hiện tượng gàu và ngứa. Đồng thời, da dầu còn có nơi tiếp xúc trung gian. Giúp vận chuyển dưỡng chất ở dạng dễ hấp thu đến từng nang tóc.
Do đó, nếu bộ phần này không được chăm sóc tốt thì sẽ không thực hiện được đầy đủ các chức năng đảm nhận. Chính vì thế, dẫn đến việc nang tóc không được nuôi dưỡng một cách tối ưu. Từ đó, góp phần là xuất hiện tình trạng rụng tóc liên tục ở nữ giới.
2. Phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh
Mãn kinh là một giai đoạn mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua trong cuộc đời. Bước vào thời kỳ này, cơ thể nữ giới bị suy giảm nội tiết tố trầm trọng. Khiến cho các cơ quan chức năng không còn làm tốt nhiệm vụ như trước. Từ đó, dẫn đến tâm trạng, ngoại hình và sức khỏe có nhiều chuyển biến theo hướng tiêu cực. Ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và làm việc của các chị em.
Trong đó, yếu tố rụng tóc hàng loạt được thể hiện rõ nét trong thời kỳ này. Do sự mất cân bằng hormone làm cho hàm lượng estrogen và progesteron bị suy yếu và thấp hơn so với một cơ thể bình thường. Điều này khiến cho mái tóc trở nên thưa và mỏng hơn rất nhiều.
Bên cạnh tình trạng tóc nhiều ở nữ giới. Giai đoạn này còn gây nên nhiều phiền toái và rắc rối trong quá trình sinh hoạt và nghỉ ngơi. Có thể kể đến như: Đổ mồ hôi đêm, tăng cân, kinh nguyệt không đều, tính tình nóng nảy, mệt mỏi,…
3. Phụ nữ trong thời gian thai kỳ và sau sinh
Khi mang thai, nồng độ estrogen tăng cao làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tóc. Giúp cho khả năng trao đổi chất ở các tế bào được thúc đẩy mạnh mẽ. Làm cho mái tóc phát triển nhanh và dài. Tuy nhiên, nó cũng gây ra một hệ lụy đáng được nhắc tới. Đó là rụng tóc. Bởi quá trình thúc đẩy vòng tuần hoàn khiến cho tóc nhanh chóng rơi vào trạng thái thoái hóa. Khiến cho mái tóc bị rụng với số lượng nhiều.
Không những thế, trong giai đoạn này, cơ thể người mẹ bắt đầu hình thành cơ chế ốm nghén. Cũng như chán ăn, mệt mỏi, tâm trạng không tốt, … Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tóc rụng nhiều ở nữ giới.
Đi cùng với đó, các sản phụ sau sinh cũng gặp phải tình trạng này. Sau khi sinh con, người mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về tâm lý và sức khỏe. Chính vì thế, dẫn đến nhiều loại bệnh lý nguy hiểm như: mất ngủ, chóng mặt, rụng tóc nhiều, trầm cảm,…
4. Các loại bệnh lý liên quan đến da đầu
Như đã thông tin, da đầu là một trường hình thành và nuôi dưỡng tóc phát triển. Do đó, nếu trên các tế bào này gặp bất kỳ vấn đề gì cũng khiến cho tóc gặp ảnh hưởng. Cụ thể như: tóc mỏng, thưa yếu, gãy rụng, xơ rối,…
Một số loại bệnh lý khiến tóc rụng hàng loạt ở nữ giới như: Nấm da đầu, vảy nến, viêm da,… Và phổ biến nhất là gàu. Nó không chỉ gây ngứa. Mà còn làm bí tắc các nang tóc. Khiến cho các tế bào không thể hấp thu được các dưỡng chất được bổ sung bằng phương pháp bên ngoài như: gội đầu, hấp xả, ủ tóc,…
5. Rụng tóc ở nữ giới do các vấn đề tâm lý
Các vấn đề tâm lý tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến chu trình sống của tóc. Khi bị căng thẳng, áp lực hoặc gặp các cú sốc sẽ góp phần làm hình thành những áp lực lên thành mạch máu. Do đó, làm giảm chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến từng tế bào của sợi tóc. Khiến cho tóc rụng nhiều và xảy ra trong thời gian dài. Điều này có thể khiến mái tóc của phụ nữ trở nên thưa thớt, mất đi vẻ tự nhiên.
Không những thế, nó còn gây ra nhiều chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm như: tăng huyết áp, tai biến, nhồi máu cơ tim,… Bởi thành mạch máu bị áp lực chèn ép sẽ khiến máu khó lưu thông. Thậm chí là tắc nghẽn. Trong khi đó, máu lại là thành phần giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và oxi để nuôi sống cơ thể. Chính vì vậy, bạn nên chú ý về loại tác nhân gây bệnh nguy hiểm này.
6. Rụng tóc ở nữ giới do bị chấn thương
Các trường hợp gặp tai nạn, đại phẫu thuật, hóa trị,…sẽ gây rụng tóc thành những mảng lớn. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến hói đầu. Không những thế, trong một số trường hợp còn khiến tóc không thể mọc trở lại bởi những vết thương hoặc vết sẹo lớn.
Tuy nhiên, tình trạng này có thể cải thiện sau quá trình điều trị. Khi không bị ảnh hưởng của các loại thuốc. Cũng như những phương pháp chữa bệnh. Tóc người sẽ mọc lại bình thường. Nhưng cần thời gian lâu dài để nuôi dưỡng và phục hồi mái tóc.
7. Lạm dụng các phương pháp tạo kiểu cho tóc
Hiện nay, trên đường đua nhan sắc có rất nhiều xu hướng kiểu tóc thời thượng. Chính vì thế, các chị em phụ nữ luôn muốn thay đổi những kiểu tóc mới nhất để khiến bản thân thêm xinh đẹp. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc hiệu quả sau quá trình tạo kiểu sẽ khiến trình trạng gãy rụng tóc trở nên phổ biến.
Bên cạnh đó, khi thường xuyên sử dụng nhiệt độ cao để uốn, duỗi hoặc ép sẽ làm cho tóc bị hư tổn. Đồng thời, việc sử dụng hóa chất cũng khiến tóc và da đầu bị ảnh hưởng theo chiều hưởng tiêu cực. Việc lạm dùng các phương pháp tạo kiểu không an toàn có thể khiến tóc bị rụng vĩnh viễn.
8. Các loại bệnh lý khác
Ngoài những nguyên nhân chính nêu trên, rụng tóc nhiều ở nữ giới còn hình thành bởi nhiều tác nhân bệnh lý khác. Chẳng hạn, các bệnh về tuyến giáp, tuyến yên, bệnh về gan, thận, thiếu máu,…
Cách chữa rụng tóc nhiều ở nữ giới an toàn và hiệu quả
Từ các nguyên nhân được nêu ra, chúng ta có thể tổng hợp một số biện pháp chữa chứng rụng tóc nhiều ở phụ nữ:
1. Thay đổi chế dinh dưỡng hợp lý
Như đã biết, chế độ ăn uống có tác động không nhỏ đến quá trình phát triển của tóc. Chính vì thế, chúng ta nên xây dựng một cơ chế dinh dưỡng hợp lý. Điều này giúp tóc được bổ sung dưỡng chất cần thiết. Cũng như góp phần giúp cho cơ thể thêm phần khỏe mạnh.
Một số loại thực phẩm tốt cho các tế bào tóc như: Cá hồi, mật ong, rau chân vịt, cà rốt, trái cây, thịt bò, bơ, sữa, các loại hạt,… Thành phần của những thực phẩm này giúp bổ sung những loại acid amin. Cũng như khoáng chất cần thiết có lợi cho sức khỏe.
Do đó, khi chế món ăn, bạn nên tích hợp những nguyên liệu này để hạn chế tình trạng rụng tóc. Đồng thời, giúp nuôi dưỡng mái tóc một cách chắc khỏe. Không những thế, nó còn giúp bảo vệ cơ thể, bổ sung năng lượng dồi dào.
2. Thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học
Một lối sống lành mạnh, khoa học góp phần làm cải thiện tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ giới. Bởi chế độ sinh hoạt điều độ, hợp lý sẽ mang đến một cơ thể khỏe mạnh. Nhờ đó, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Trong đó, có việc vận chuyển dưỡng chất đến các nang tóc. Giúp nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, ít gãy rụng.
Lời khuyên được đưa ra là nên duy trì tập thể dục thường xuyên. Đồng thời, tham gia vào các hoạt động thể chất bổ ích. Nó vừa có tác dụng nâng cao sức khỏe. Vừa góp phần mang đến một tâm trạng tốt với nguồn năng lượng tích cực.
Không những thế, phương pháp này còn giúp giảm thiểu tình trạng rụng tóc nhiều phổ biến ở phụ nữ hiện nay. Đặc biệt là các đối tượng nhân viên nữ làm việc trong môi trường văn phòng, ít vận động.
3. Giải tỏa các áp lực tâm lý
Áp lực tâm lý là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến rụng tóc nhiều ở nữ giới. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến ngoại hình, nó còn tiềm ẩn nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp như: Tập ngồi thiền, học yoga, ngủ đúng giờ và đủ giác, cố gắng suy nghĩ tích cực mọi vấn đề,… Thực hiện thành công các phương pháp giải tỏa tâm lý giúp bạn hạn chế được tình trạng tóc gãy rụng liên tục. Cũng như giảm khả năng mắc các chứng bệnh như: Trầm cảm, rối loạn tâm lý, tâm thần,…
4. Bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết
Bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết giúp cho mái tóc trở nên chắc khỏe. Từ đó, giảm thiểu tối đa hiện trạng gãy rụng và một số vấn đề khác như: khô xơ, rối, tóc thưa yếu, mỏng,… Đồng thời, tăng khả năng kích thích mọc tóc nhanh và dài. Giúp bạn có được một mái tóc đẹp óng ả, mượt mà với thời gian ngắn nhất.
Chúng ta có thể sung các loại vitamin nhóm B, biotin, protein, axit béo, kẽm, sắt,… Đây đều là những hoạt chất có lợi. Giúp bảo vệ, chăm sóc và phục hồi tóc hiệu quả. Để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bạn có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm hoặc thuốc chức năng.
5. Hạn chế sử dụng phương pháp tạo kiểu tóc khi không cần thiết
Như đã nói ở trên, sử dụng hóa chất và nhiệt độ cao để tạo kiểu khiến tóc bị tổn thương vô cùng nặng nề. Trong nhiều trường hợp lạm dụng quá mức còn dẫn đến các vấn đề nguy hiểm. Cụ thể như: rụng tóc nhiều và rụng thành từng khu vực, viêm da đầu, bỏng,… Không những thế, quá trình khôi phục tình trạng tóc đòi hỏi một thời gian dài. Cũng như phương pháp chăm sóc và phục hồi phải thật tỉ mỉ, kỹ lưỡng.
Do đó, chúng ta nên hạn chế tạo kiểu tóc khi không thật sự cần thiết. Nếu bắt buộc phải thực hiện việc này, bạn nên chọn những cơ sở chăm sóc tóc uy tín. Đồng thời, sử dụng các loại thuốc tạo kiểu tóc an toàn nhất có thể. Hoặc cũng có thể sử dụng các phương pháp tạo kiểu tự nhiên. Điều này giúp hạn chế các hệ lụy về sau và giảm thiểu rụng tóc nhiều ở đối tượng nữ giới.
6. Phẫu thuật cấy ghép tóc
Phương pháp cấy tóc chỉ nên áp dụng khi bị gãy rụng quá nhiều dẫn đến hói đầu. Cũng như tóc mới không có khả năng mọc lại. Áp dụng cách này giúp lấy lại vẻ bề ngoài tự tin như mong muốn. Tuy nhiên, nó tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.
Do đó, nếu thực hiện cấy ghép tóc, bạn nên lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín và chất lượng. Đồng thời, tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Sau phẫu thuật, cần xây dựng phương án chăm sóc và phục hồi phù hợp với cơ địa của bản thân.
Bài viết trên đây đã nêu lên những vấn đề liên quan đến tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ giới. Hy vọng, các thông tin vừa được chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc trong quá tìm hiểu nguyên nhân và phương điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!