Mẹo dùng rượu tỏi chữa thoái hóa cột sống tại nhà
Nội Dung Bài Viết
Tỏi là vị thuốc có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như viêm xoang, tiểu đường, các bệnh lý về xương khớp… Tỏi có thể được sử dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau, một trong số đó là dùng tỏi ngâm rượu hay rượu tỏi chữa thoái hóa cột sống. Dưới đây là cách sử dụng rượu tỏi để chữa thoái hóa cột sống tại nhà có thể bạn chưa biết.
Công dụng chữa thoái hóa cột sống của tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc, có vai trò làm tăng hương vị cho món ăn, mà còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Được biết, tỏi ngâm rượu là bài thuốc bắt nguồn từ Ai Cập, được xác nhận bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng rượu tỏi đúng cách có thể giúp chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp, cải thiện chức năng tim mạch, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, các bệnh lý về xương khớp…
Sở dĩ phương pháp dùng rượu tỏi chữa thoái hóa cột sống được nhiều người áp dụng là vì:
- Trong tỏi có chứa các hoạt chất như allicin, diallyl sunfit… có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu viêm, giảm đau nhức, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các vi khuẩn có hại và các gốc tự do. Tỏi được sử dụng như một loại kháng sinh tự nhiên, có thể ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, giảm đau nhức do thoái hoá cột sống gây ra,
- Trong tỏi cũng giàu vitamin và khoáng chất như canxi, mangan, photpho, kali, sắt, magie…. có tác dụng cung cấp các hoạt chất có lợi cho sự phát triển của xương khớp, giúp xương khớp chắc khỏe. Tỏi có chứa hợp chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ sụn khớp khỏi các tác nhân có hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sụn khớp.
- Ngoài ra, rượu tỏi còn chứa selen có tác dụng ức chế phản ứng viêm; chứa hoạt chất phitoncid có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho khớp…
- Đặc biệt, sử dụng rượu tỏi giúp tăng cường lưu thông máu, điều hòa nuôi dưỡng mô khớp, cải thiện tuần hoàn máu đến xương khớp, tăng cường sức khỏe xương khớp…
Cách ngâm rượu tỏi chữa thoái hóa cột sống
Có thể thấy, rượu tỏi có tác dụng rất tốt với người mắc thoái hóa cột sống, dùng rượu tỏi để giảm đau nhức, giảm viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, giúp người bệnh giảm thiểu được các triệu chứng của bệnh.
Cách ngâm rượu tỏi
Ngâm rượu tỏi không khó, nhưng để rượu tỏi phát huy tối đa công dụng trong việc chữa thoái hóa cột sống, bạn cần ngâm và sử dụng đúng cách. Sau đây là phương pháp ngâm rượu tỏi chữa thoái hóa cột sống được nhiều người áp dụng hiện nay.
Nguyên liệu:
- Tỏi: 300g
- Rượu gạo 40 – 42 độ: 600ml
- 1 hũ thủy tinh sạch
Cách thực thiện:
- Bước 1: Sơ chế tỏi, tách tỏi thành từng tép nhỏ, bỏ vỏ, đem phơi nắng đến khi khô nước thì đem đập dập hoặc cắt thành lát mỏng. Chỉ khi được cắt thành lát mỏng hoặc đập dập thì hoạt chất allicin trong tỏi mới có thể phát huy tối đa công dụng của mình.
- Bước 2: Ngâm tỏi với rượu bằng cách đổ hết phần tỏi đã được giã dập hoặc cắt nhỏ vào bình, đổ rượu vào cho ngập tỏi, thực hiện theo tỷ lệ 1 : 2, tức là 1 kg tỏi tương ứng với 2 lít rượu rồi đậy chặt nắp bình.
- Bước 3: Bảo quản và sử dụng, trước khi sử dụng bạn nên hạ thổ hoặc bảo quản bình rượu nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tránh để tỏi nơi quá nóng, để giúp rượu thấm vào tỏi giúp các hoạt chất trong tỏi tiết ra ngoài tốt hơn thì thỉnh thoảng bạn nên lắc đều bình rượu.
Lưu ý khi chọn nguyên liệu:
- Với tỏi, bạn nên chọn các loại tỏi chất lượng cao, có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống như tỏi ta, tỏi Lý Sơn… Tỏi lý sơn có màu trăngs, một củ tỏi chỉ bằng ⅓ các củ tỏi thông thường, có nhiều tép nhỏ, số tép từ 12 đến 20, tỏi có vân nhỏ, màu nhạt, có vị thanh ngọt nhẹ nhàng, không cay nồng như các loại tỏi khác. Nếu không có tỏi Lý Sơn, bạn nên chọn tỏi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, lựa củ tỏi tươi, không úa vàng, không dùng tỏi Trung Quốc
- Với rượu, nên sử dụng rượu trắng được ủ bằng men truyền thống, tốt nhất là rượu nếp. Bên cạnh đó, không nên dùng rượu có nồng độ quá thấp vì dễ khiến tỏi bị thối, không khiến các hoạt chất trong tỏi tiết ra rượu được. Điều này làm rượu tỏi không thể phát huy được tối đa công dụng của mình.
- Khi chọn bình ngâm, nên chọn loại được làm từ sứ, sành hoặc thủy tinh có miệng rộng và nắp đậy kín để thuận tiện cho việc sử dụng mà lại tránh được tình trạng thoát hơi rượu ra ngoài. Đặc biệt, không nên sử dụng lọ nhựa để ngâm rượu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách dùng rượu ngâm tỏi chữa thoái hóa cột sống
Sau khi ngâm 2 tuần, rượu tỏi của bạn đã có tác dụng hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống rất tốt, rượu ngâm đạt là loại có màu vàng nghệ và hương thơm đặc trưng.
Cách dùng rượu ngâm tỏi chữa thoái hóa cột sống như sau:
- Lấy một ít tỏi ngâm rượu, thoa vào vùng xương khớp bị thoái hóa, xoa đều, nhẹ nhàng massage cho nóng lên để rượu phát huy tác dụng
- Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày, nhất là khi cơn đau xuất hiện
Sử dụng rượu tỏi đều đặn mỗi ngày giúp kích thích lưu thông máu ở vùng xương khớp bị viêm, thoái hóa, giúp giảm đau, giảm viêm, thư giãn cho vùng khớp. Đây là một trong những mẹo dân gian giúp giảm đau nhức xương khớp mang lại hiệu quả tích cực cho người sử dụng.
Một số lưu ý khi chữa thoái hóa cột sống bằng rượu tỏi
Rượu tỏi mặc dù có tác dụng tốt trong việc điều trị thoái hóa cột sống, tuy nhiên, khi sử dụng để đảm bảo an toàn và phát huy được tối đa công dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Rượu tỏi là mẹo dân gian, do đó thường có tác dụng chậm, hiệu quả phụ thuộc vào sự kiên trì và cách thực hiện của người bệnh. Hơn nữa, phương pháp này chỉ thích hợp để giảm đau nhức xương khớp, chỉ phù hợp với người bị thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ, nếu bạn đã bị nặng, phương pháp này khó mà mang lại hiệu quả.
- Tỏi tính nóng, có tính sát khuẩn cao, rượu cũng có tính sát khuẩn cao, vì thế rượu tỏi có thể gây kích ứng ở vùng da nhạy cảm. Nếu bạn thuộc làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng thì tốt nhất nên thấm rượu vào khăn mỏng hoặc bông thấm, rồi áp lên dùng xương khớp bị đau cho thuốc ngấm từ từ.
- Tuyệt đối không thoa trực tiếp lên vùng da trầy xước, vùng da có vết thương hở. Nếu thấy các dấu hiệu bất thưởng như nổi mẩn ngứa, dị ứng, ngứa ngáy thì nên ngưng sử dụng, rửa sạch với nước ấm.
- Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng nếu muốn áp dụng trong thời gian dài. Đặc biệt là khi bạn đang dùng thuốc chống đông máu hay đang chuẩn bị làm phẫu thuật, lý do là tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Không sử dụng rượu tỏi cho các đối tượng như trẻ em, phụ nữ đang mai thai, phụ nữ đang cho con bú.
Dùng rượu tỏi chữa thoái hóa cột sống là một trong những phương pháp dân gian có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp dân gian giúp giảm đau, bạn cần thăm khám bác sĩ và kết hợp với các loại thuốc đặc trị phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!