Sau khi cắt amidan: Cách chăm sóc, theo dõi, kiêng kỵ
Nội Dung Bài Viết
Cắt bỏ amidan là một trong các biện pháp phổ biến trong điều trong việc điều trị bệnh viêm amidan. Đây là phương pháp mà trước và sau quá trình phẫu thuật đều phải nghiêm ngặt. Vậy sau khi cắt amidan cần chăm sóc như thế nào, theo dõi ra sao và kiêng kỵ những gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Khi nào được cắt amidan?
Không phải trường hợp viêm amidan nào cũng áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan. Người bệnh chỉ cắt amidan khi:
- Bệnh tái lại nhiều lần, điều trị vẫn không cải thiện.
- Có khả nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng Streptococcus
- Amidan có nguy cơ trở thành u ác tính.
Với các trường hợp viêm amidan cấp tính và mãn tính nhẹ được các bác sĩ khuyên nên uống thuốc và các kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để điều trị.
Đối với phụ nữ có thai, trẻ em chưa đủ 5 tuổi và những người bệnh máu đông không được cắt amidan. Ngoài ra, những người bị bệnh cúm, sởi, dị ứng cơ địa, các bệnh về phế quản,…cũng không được cắt amidan.
Sau khi cắt amidan nên làm gì?
Sau phẫu thuật cắt bỏ amidan, cơ thể sẽ yếu hơn, sức đề kháng cũng yếu đi. Vì vậy cần chăm sóc vết thương để nhanh phục hồi và tránh các biến chứng xảy ra.
Trong trường hợp người bệnh không biết cách chăm sóc hay chăm sóc không đúng cách sẽ gây tụ máu làm tắc nghẽn đường thở, gây sốt, bị xuất huyết,…Vì vậy, người bệnh sau khi cắt amidan cần chú ý một số vấn đề sau:
Cách chăm sóc và theo dõi vết thương
Sau khi cắt amidan, người bệnh chú ý không nằm gối, về tư thế nằm có thể nằm ngửa hoặc nằm nghiêng về 1 bên.
Lấy lưỡi đưa nước bọt ra ngoài sau đó đặt khăn giấy dưới miệng để thấm nước bọt. Không được khạc nhổ nước bọt hay nuốt nước bọt. Và lưu ý như sau:
- Nếu nước bọt có máu đỏ sẫm hoặc nước bọt không có máu thì bệnh nhân hoàn toàn an tâm vì không có dấu hiệu của xuất huyết
- Còn nếu nước bọt có máu tươi hay máu đỏ thì lúc này vết thương có dấu hiệu của xuất huyết. Người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra và theo dõi tình trạng bệnh.
Việc theo dõi, chăm sóc vết thương thực hiện liên tục trong 12 ngày và chú ý trong tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật.
Cắt amidan đồng nghĩa với việc vùng họng phải chịu tổn thương. Vì vậy, người nên phải chú ý theo dõi chế độ sinh hoạt để đảm bảo vết thương sẽ an toàn đến lúc lành lại.
Ngày thứ nhất:
- Ngày đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh cần nằm tại chỗ, không duy chuyển. Thường thì ngày đầu tiên sau phẫu thuật người bệnh sẽ được nằm ở phòng hồi sức của bệnh viện. Phòng cần đầy đủ ánh sáng, thoáng mát và hạn chế ồn ào.
10 ngày sau phẫu thuật người bệnh nên chú ý:
- Không khạc nhổ, hạn chế các tác động đến vung cổ và họng để lớp giả mạc không bong ra. Lớp giả mạc sẽ bong ra từ 7 đến 10 ngày sau phẫu thuật, nó có tác dụng cầm máu và bảo vệ vết thương.
- Không chạy nhảy, hay lớn tiếng, hay nói quá nhiều nhất là khi thời tiết nắng nóng.
- Trong thời gian này người bệnh không được di chuyển đường xa dù là máy bay vì dễ gây sốc, ảnh hưởng đến vết thương.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn.
- Đi tái khám đúng lịch, uống thuốc đúng liều, tuyệt đối không bỏ cử, hay ngưng dùng thuốc khi thấy khỏe.
- Có thể đi lại, vận động nhẹ nhàng nhưng hạn chế nói chuyện vì vết thương sẽ lâu lành.
Nên ăn gì và kiêng gì sau khi cắt amidan
Ngoài việc theo dõi tình trạng sức khỏe thì người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để vết thương được phục hồi tốt hơn. Sau đây là các thực phẩm nên ăn và nên kiêng sau phẫu thuật.
Thực phẩm nên ăn sau phẫu thuật cắt amidan
Sau khi cắt amidan, cùng họng bị tổn thương nên người bệnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình ăn uống. Vì vậy, cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để bên cạnh phục hồi sức khỏe thì còn tránh các biến chứng xảy ra.
- Trong 4 giờ đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh không ăn chỉ nằm yên trên giường và không nằm gối.
- Từ 24 giờ đến 48 giờ tiếp theo, người bệnh có thể ăn các thức ăn mềm, dễ ăn, dễ nuốt, tránh để ảnh hưởng đến vết thương và niêm mạc họng. Có thể dùng các thức ăn: Cháo, súp, bún,…
- Ngày thứ 3 ngoài cho người bệnh ăn các thức ăn như trên có thể kết hợp ăn thêm một ít cơm mềm với các loại rau củ và hoa quả mềm, dễ tiêu hóa như: bí, chuối, khoai tây,…
- Ngày thứ 5, lúc lành vết thương đã lành, tuy nhiên, vẫn để người bệnh dùng các thức ăn mềm để tránh làm tổn thương vết cắt. Kết hợp uống từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày, có thể uống các loại nước ép hoa quả để tăng cường kháng thể.
- Ngày thứ 7, khi vết thương lành hẳn người bệnh ăn uống như bình thường. Cần nhai thật kỹ thức ăn, chia bữa ăn thành nhiều lần.
- Sau 7 ngày cắt amidan người bệnh nên uống các loại sữa lạnh, nước ép trái cây,…
Những thực phẩm nên kiêng sau phẫu thuật cắt amidan
Những thực phẩm người bệnh nên kiêng để vết thương mau lành và không nên các biến chứng như:
- Không ăn các thức ăn chứa dầu mỡ, các đồ ăn cay nóng vì các loại thức ăn này dễ kích thích vùng họng, đặc biệt là vùng cắt amidan.
- Không uống bia rượu, cà phê, trà,…các chất kích thích sẽ làm tổn thương vùng amidan vừa cắt.
- Hạn chế ăn thịt bò, trứng vì gây tổn thương vùng phẫu thuật và lâu lành.
- Không hút thuốc lá và uống các loại nước ngọt có gas.
Các biến chứng sau cắt amidan
Sau khi phẫu thuật cắt amidan, người bệnh cần chú ý, đặc biệt là 3 ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật vì rất dễ gây ra các biến chứng như:
Chảy máu: Nếu thấy máu tươi trong nước bọt, máu mũi, hay máu tai thì hãy đến gặp bác sĩ để dược theo dõi.
Ho có đờm: Người bệnh hậu phẫu thuật sẽ không muốn nuốt nước bọt vì sẽ bị đau vùng họng và gây ra tình trạng đờm tiết ra và gây ho. Khi gặp trường hợp này, người bệnh hãy thở nhẹ nhàng bằng miệng và thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý, uống nước ấm.
Nhiễm trùng: Nếu người bệnh có các dấu hiệu đau đầu, vùng họng bị sưng, sốt cao liên tục,..Ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được theo dõi, vì có thể bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần của thuốc, kháng thể yếu, chăm sóc sai cách làm nhiễm trùng vết mổ.
Giọng nói thay đổi, hay ngáy ngủ: Dấu hiệu này thường xảy ra sau phẫu thuật do bị kích ứng. Đây là triệu chứng tạm thời. Khi vết mổ lành thì nó cũng sẽ khỏi.
Trên đây là các vấn đề sau khi cắt amidan. Cắt amidan và chăm sóc sau khi cắt là vô cùng quan trọng. Vì nếu không chăm sóc đúng cách sẽ dễ gây ra các biến chứng làm trình trạng của người bệnh càng nặng hơn. Nếu có vấn đề trong quá trình chăm sóc, người bệnh nên đến gặp trực tiếp để được các sĩ theo dõi.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!