Sau mổ trĩ khó hoặc không đi cầu được phải làm sao?
Nội Dung Bài Viết
Rất nhiều bệnh nhân gặp phải trường hợp sau mổ trĩ khó hoặc không đi cầu được. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn khiến cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi, hoang mang, lo lắng.
Sau mổ trĩ khó hoặc không đi cầu được phải làm sao?
Các số liệu thống kê cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngày càng tăng nhanh. Mổ trĩ là phương pháp được rất nhiều người áp dụng để kiểm soát tình trạng búi trĩ bị sa ra ngoài, gây chảy máu, nhiễm trùng,… Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường hợp sau khi mổ trĩ, người bệnh rất khó hoặc không thể đi cầu được. Điều này vô tình gây áp lực tâm lý và sức khỏe của bệnh nhân. Thông thường, sau khi mổ trĩ khoảng 2 – 3 tuần, người bệnh đã có thể phục hồi sức khỏe và sinh hoạt bình thường. Để kiểm soát tình trạng người bệnh mổ trĩ khó hoặc không đi cầu được, bệnh nhân nên chú ý một số vấn đề sau.
1. Vệ sinh sạch sẽ
Người bệnh cần phải vệ sinh sạch sẽ và giữ khô thoáng ở vết mổ, vùng hậu môn. Điều này là rất cần thiết, giúp bệnh nhân có thể kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng vết thương sau mổ. Bệnh nhân nên sử dụng nước ấm pha thêm ít muối để làm lành vết thương. Đồng thời chú ý vệ sinh nhẹ nhàng để tránh làm chảy máu, tổn thương vị trí cắt trĩ.
Bên cạnh đó, bệnh nhân nên dùng giấy mềm để thấm nước vùng hậu môn, không được dùng giấy khô khiến vết thương bị trầy xước. Ngoài ra, bạn cần dùng dung dịch betadine 10% hoặc dung dịch xanh methylen,… để sát khuẩn, kích thích lành da non, giảm bớt ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn.
2. Vận động nhẹ nhàng
Sau khi cắt trĩ, người bệnh cần phải vận động nhẹ nhàng để giúp vết thương mau lành, không được vận động mạnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân không được ngồi quá lâu gây áp lực lên vùng hậu môn. Đồng thời, không được chơi những bộ môn thể thao vận động mạnh như chạy bộ, bơi lội khiến cho vết thương bị nhiễm trùng và chảy máu nhiều hơn.
3. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, người bệnh nên tăng cường chất xơ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc, hoa quả, nước ép trái cây, rau xanh,… Bên cạnh đó, bệnh nhân nên kiêng những loại thực phẩm cay, nóng, chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Ngoài ra, bạn nên ăn thức ăn loãng, không quá cứng, chia nhỏ bữa ăn để dạ dày hoạt động tốt hơn.
4. Không nên kéo dài thời gian đi đại tiện
Mặc dù sau khi mổ trĩ, nhiều người khó hoặc không đi đại tiện được nhưng bệnh nhân không nên kéo dài thời gian của mình. Bên cạnh đó, người bệnh không được sử dụng điện thoại trong khi đi đại tiện. Tình trạng này sẽ khiến cho thời gian đi đại tiện dài ra, gây ảnh hưởng đến vết thương và khiến cho bệnh trĩ dễ tái phát. Ngoài ra, người bệnh không được đi đại tiện nhiều lần trong ngày làm cho vết thương dễ bị chảy máu.
5. Uống nhiều nước
Sau mổ trĩ khó hoặc không đi cầu được, người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày. Bệnh nhân có thể uống nước ép trái cây để bổ sung chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Hàng ngày, người bệnh nên uống đủ 2 lít nước lọc. Khi uống nước, bạn không nên uống quá nhiều trong một lần mà hãy uống nhiều lần để giúp quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn.
6. Tái khám theo chỉ định
Sau khi mổ trĩ, người bệnh nên tiến hành tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có thể an tâm hơn và bác sĩ cũng dễ dàng phát hiện được những bất thường ở vết mổ, tránh tình trạng nhiễm trùng, tổn thương vị trí cắt trĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách tư vấn, chăm sóc vết mổ để đảm bảo an toàn sau khi cắt trĩ.
7. Thông báo bất thường sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật mổ trĩ, nếu có bất cứ bất thường nào dưới đây, người bệnh cũng nên nhanh chóng thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.
- Đau vùng hậu môn, đại tiện nhiều lần, đi ngoài không được hoặc khó đi ngoài
- Cơn đau diễn ra thường xuyên và kéo dài không dứt
- Chảy dịch kéo dài không hết: Khoảng 1 tuần, vết thương khô và không chảy dịch. Nếu người bệnh bị chảy dịch thì cần tái khám.
- Ra máu cục
8. Không được tự ý dùng thuốc điều trị vết thương
Thực tế, rất nhiều bệnh nhân sau khi mổ trĩ tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng những mẹo dân gian khiến cho vị trí cắt trĩ bị tổn thương nhiều hơn. Thậm chí có trường hợp, vết cắt trĩ bị nhiễm trùng do người bệnh dùng các bài thuốc dân gian điều trị. Do đó, bệnh nhân không được tự ý bôi thêm thuốc, không được ngâm vùng hậu môn bằng các loại thuốc khác nhau mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm: 3 Cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật
Sau mổ trĩ khó hoặc không đi cầu – Nguyên nhân do đâu?
Mặc dù mổ trĩ là cách giúp kiểm soát bệnh trĩ và được nhiều người thực hiện. Với các phương pháp tiên tiến, hiện đại, thời gian phục hồi bệnh cũng diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, sau khi mổ trĩ, người bệnh có thể khó đi cầu hoặc không đi cầu được. Điều này do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến người bệnh khó hoặc không thể đi cầu được.
1. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc giảm đau sẽ gây ra triệu chứng khó đi cầu hoặc táo bón cho người bệnh. Nếu sử dụng không đúng chỉ định, những loại thuốc này sẽ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Bên cạnh đó, thuốc tê còn khiến người bệnh có cảm giác bị đau rát ở vùng hậu môn và làm cho cơ vòng trở nên lỏng lẻo. Ngoài ra, nếu tiêm thuốc tê quá sâu hoặc quá lượng sẽ khiến cho các cơ bàng quang bị co thụt lại và không có lực, làm cho bệnh nhân không đi tiểu được.
2. Yếu tố tâm lý
Những bệnh nhân sau khi tiến hành phẫu thuật cắt trĩ thường xuyên lo lắng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phục hồi sức khỏe. Những thói quen đi đại tiện thay đổi thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng ứ đọng chất dịch. Người bệnh sẽ gặp khó đi đại tiện hoặc không thể đi được. Do đó, người bệnh không nên căng thẳng quá mức để giúp bệnh nhanh chóng khỏi.
3. Chế độ ăn uống sau phẫu thuật
Người bệnh có chế độ ăn uống không hợp lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bản thân, khiến cho việc đi cầu trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, bệnh nhân uống quá ít nước và ăn thức ăn cay, nóng, có chứa nhiều dầu mỡ sẽ dễ gây táo bón, khó tiêu hóa thức ăn. Điều này vô tình gây ra tình trạng táo bón và người bệnh sẽ khó đi cầu hơn.
4. Không vận động sau mổ
Nhiều người nhầm tưởng rằng sau khi mổ trĩ, nằm một chỗ sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. Việc người bệnh nằm một chỗ quá lâu sẽ khiến cho máu khó lưu thông lên các cơ quan, gây tê buốt, giảm kích thích cơ thể. Bên cạnh đó, nằm lâu sẽ khiến cho hệ tiêu hóa ít hoạt động, khó hấp thụ chất dinh dưỡng. Bệnh nhân dễ bị táo bón, khó đi đại tiện.
5. Đau nhức
Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt trĩ, vùng hậu môn của người bệnh thường xuyên bị đau nhức sẽ nhanh chóng khiến cho cơ vòng bị co lại hoặc co giật nhiều hơn. Điều này sẽ khiến cho bệnh nhân bị đau nhức thường xuyên khi đi cầu. Nếu bệnh nhân càng rặn thì sẽ càng bị đau đớn, khó chịu nhiều hơn. Do đó, người bệnh sẽ không thể đi cầu được hoặc đi cầu bị đau hậu môn.
6. Kích thích trong giai đoạn phẫu thuật
Khi phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh sẽ phải tiêm thuốc hoặc băng bó nhiều. Tình trạng này sẽ khiến cho vùng xung quanh hậu môn bị giãn, chèn ép niệu đạo, ảnh hưởng đến quá trình tiểu tiện. Bên cạnh đó, những kích thích trong quá trình phẫu thuật có thể gây ra tình trạng ứ động, khiến cho việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bệnh nhân biết được: Sau mổ trĩ khó hoặc không đi cầu được phải làm sao? Với căn bệnh này, người bệnh nên chú ý đến sức khỏe, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, giữ tâm lý thoải mái và có chế độ ăn uống phù hợp để giúp vết thương nhanh chóng phục hồi, tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và hướng kiểm soát kịp thời.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!