Cloramin B: Tác dụng, công thức pha nước khử trùng và lưu ý

Số Đo Chiều Cao và Cân Nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn

Top 10 loại cao hồng sâm Hàn Quốc tốt nhất được nhiều người quan tâm

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm những gì? Giá bao nhiêu?

Bệnh sán chó: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bác sĩ châm cứu giỏi tại Tp.HCM Trần Thị Hương Lan, “bách châm, bách trúng” 

4 Ứng dụng của Đá muối Himalaya trong đời sống thường ngày

Bác sĩ mát tay “CHỮA BỆNH TỰ NHIÊN” nhờ vật lý trị liệu tại Đông Phương Y Pháp

Phân biệt mật ong rừng nguyên chất, mật ong nuôi, pha trộn đường

WeUp ERP For Healthcare thực hiện giải pháp tối ưu cho hàng loạt bệnh viện, phòng khám

Số Đo Chiều Cao và Cân Nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn

Chỉ số cân nặng chiều cao BMI là mốc đo đáng tin cậy để biết được chính xác tình trạng thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng hay khỏe mạnh của cơ thể. Để đạt được chỉ số BMI lý tưởng thì dưới đây sẽ là các thông tin cần thiết về số đo chiều cao và cân nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.

Tìm hiểu về chỉ số cân nặng và chiều cao BMI

Chỉ số BMI là tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao có tên gọi tiếng Anh là Body Mass Index. Thông qua các chỉ số này sẽ giúp bạn xác định được tình trạng thừa cân nặng hoặc thiếu cân. Từ đó, giúp bạn điều chỉnh lại chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý và giúp phòng tránh kịp thời nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, ung thư,…

Số đo chiều cao và cân nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn
Chỉ số BMI là tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao giúp xác định được thể trạng của cơ thể

Chỉ số BMI chuẩn sẽ được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, áp dụng cho cả nam nữ đang trưởng thành. Tuy nhiên, không đo chỉ số BMI cho phụ nữ có thai, vận động viên luyện tập thể thao, người già. Ngoài ra mỗi quốc gia sẽ có một tiêu chuẩn BMI khác nhau.

Trung bình một người được xem là sở hữu thân hình cân đối, hài hòa thì sẽ có chỉ số BMI dao động từ 18,5 – 24,9. Nếu chỉ số khối cơ thể của một người nhỏ hơn 18,5 tức là người đó đang có thể trạng gầy yếu và ngược lại, nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng 15 – 29,9 thì người đó đang bị thừa cân.

Cách tính chỉ số BMI

Công thức tính chỉ số BMI dựa trên cân nặng và chiều cao sẽ được xác định như sau:

BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m) x 2]

Ví dụ: Một người có cân nặng là 58kg và 1m72 (1,72m)

  • Chỉ số BMI = 58 / (1,72 x 2) = 19,6
  • Chỉ số BMI chuẩn sẽ nằm trong khoảng 18,5 – 24,9 cho thấy cơ thể bạn đang ở trạng thái cân đối và lý tưởng.
  • Ở các nước châu Âu sử dụng đơn vị đo cân nặng là pound vhieefu cao là feer thì đơn vị đo của BMI là pound/feet x 2.

Số đo chiều cao và cân nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn

Chỉ số BMI về số đo chiều cao và cân nặng sẽ được tham chiếu cho đối tượng nam, nữ cụ thể như sau:

1. Tiêu chuẩn BMI của nam giới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định được giá trị BMI tiêu chuẩn ở nam giới trưởng thành như sau:

  • Người thiếu cân: BMI < 20
  • Người bình thường: 20 <= BMI < 25
  • Người thừa cân: 25 <= BMI < 30
  • Người béo phì: BMI > 30
Số đo chiều cao và cân nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng BMI của nam giới

Nam giới bình thường không gầy cũng không béo sẽ có chỉ số BMI từ 20 – 25. Còn lại các chỉ số chiều cao nặng khác sẽ đều có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe cao hơn so với nam giới bình thường. Trong đó:

  • Chỉ số BMI của nam đạt từ 25 – 29,9: Vượt ngưỡng trung bình, cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về dư thừa cân nặng cùng với các cơ quan tim mạch , hệ hô hấp cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng.
  • Chỉ số BMI của nam đạt từ 30 – 39,9: Cơ thể bị béo phì, cần thực hiện chế độ giảm cân nếu như không muốn tăng nguy cơ gây bệnh, thậm chí là ung thư.
  • Chỉ số BMI của nam đạt trên 40: Cảnh báo béo phi mức nghiêm trọng. Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng về bệnh xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tiểu đường và có nguy cơ bị tử vong.

2. Tiêu chuẩn BMI của nữ giới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cập nhật tỷ lệ chiều cao cân nặng chuẩn ở nữ giới mà bạn có thể tham khảo:

  • Người thiếu cân có nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng: BMI < 18
  • Người bình thường và cần tiếp tục duy trì: 18 <= BMI < 23
  • Người có nguy cơ thừa cân: 23 <= BMI < 30
  • Người béo phì cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: BMI > 30
Số đo chiều cao và cân nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng BMI của nữ giới

Trong trường hợp chỉ số cân nặng chiều cao đối với nữ BMI < 19 sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sức khỏe dưới đây:

  • Cân nặng ngày một giảm
  • Cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi
  • Đối mặt với hiện tượng lão hóa sớm. làn da và tóc bị khô, xuất hiện nhiều nếp nhăn trên da.

Trường hợp chỉ số cân nặng chiều cao đối với nữ BMI > 24 đối với nữ không chỉ khiến lượng mỡ trong cơ thể dư thừa nhiều mà còn làm gia tăng nguy cơ:

  • Rối loạn buồng trứng, kinh nguyệt, khó thụ thai
  • Tỷ lệ sẩy thai và dễ mắc hội chứng đa nang buồng trứng.

Do đó, để đạt được chỉ số BMI chuẩn thì các chị em cần phải xây dựng chế độ ăn uống phù hợp bằng cách tăng cường rau xanh giúp làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Thường xuyên tập luyện thể thao và theo dõi chỉ số về cân nặng, chiều cao, lượng mỡ, lượng calo cũng như các chất dinh dưỡng khác.

ĐÁNH GIÁ: TOP 7 Thuốc tăng chiều cao của Mỹ được đánh giá tốt

Bảng chiều cao cân nặng BMI châu Á chuẩn

Người sở hữu hình thể đẹp phải có tỷ lệ chiều cao cân đối với cân nặng và bạn có thể dựa theo công thức tính chỉ số BMI để xác đinh thân hình của mình đã đạt chuẩn hay chưa.

Đối với nhân trắc học, phụ nữ sở hữu số đo vòng 1 = số đo vòng 3 và có tỷ lệ vòng eo trên mông đạt 0,69 thì được coi là tỷ lệ chuẩn. Tuy nhiên, đa số phụ nữ Việt Nam có chung đặc điểm hình thể đó là số đo ngực nhỏ hơn mông nên rất khó áp dụng tiêu chí này cho số đông.

Dưới đây là bảng theo dõi chỉ số BMI của nam và nữ được áp dụng ở các nước châu Á:

Số đo chiều cao và cân nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn
Bảng chiều cao cân nặng BMI chuẩn dành riêng cho người châu Á

Tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng BMI theo độ tuổi

Cho đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có chiều cao thấp nhất và tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng được xếp là cao nhất trên thế giới. Chính vì vậy mà đây luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của toàn thể các bậc cha mẹ cũng như là các chuyên gia y tế.

1. Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ từ 0 – 10 tuổi

Với những đứa trẻ dưới 10 tuổi thì các bậc cha mẹ cần chú ý đến quá trình phát triển của con bằng cách đo mỗi tháng 1 lần và so sánh với bảng cân nặng chuẩn được cập nhật dưới đây:

Số đo chiều cao và cân nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn
Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ từ 0 – 10 tuổi

Cách tra cứu chiều cao và cân nặng cho trẻ theo bảng trên theo hàng tháng tuổi sang cột giới tính của con. Nếu như chiều cao và cân nặng đang ở cột:

  • TB: Đạt chuẩn trung bình
  • Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng do thiếu cân hoặc thấp còi
  • Trên +2SD: Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao).

2. Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn ở người trưởng thành

  • BMI ít hơn 18,5: Dưới chuẩn
  • BMI từ 18,5 – 25: Chuẩn
  • BMI từ 25-30: Thừa cân
  • BMI từ 30 – 40: Béo, cần giảm cân
  • BMI trên 40: Rất béo, cần giảm cân ngay

Làm thế nào để đạt chuẩn chiều cao và cân nặng theo độ tuổi?

Hiện nay, tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với thực trạng tỷ lệ béo phì ngày càng một tăng. Vì vậy, để có chỉ số cơ thể cân đối, cần phải thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý theo độ tuổi như:

1. Đối với trẻ em

Thông thường, chiều cao của trẻ tăng trưởng nhiều nhất là vào những năm đầu đời và trong giai đoạn dậy thì. Sau giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ dần tăng chậm và sẽ dừng tăng trưởng ở độ tuổi từ 22 – 25 tuổi.

Do đó, điều cha mẹ cần làm là tận dụng giai đoạn trẻ đang dậy thì giúp trẻ phát triển và đạt chiều cao chuẩn theo những cách như sau:

  • Tăng cường rèn luyện thể lực cho trẻ bằng cách vận động và tập thể dục thể thao như: Đạp xe, chạy bộ, đá bóng, cầu lông, bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền,…
  • Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày từ 20 – 40 phút để tổng hợp vitamin D cho cơ thể và hỗ trợ hấp thụ canxi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ. Khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ phải có đủ 4 nhóm chất bao gồm: Đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Bổ sung hàm lượng canxi cho trẻ thông qua các thực phẩm giàu canxi như: Sữa, hải sản, rau xanh, đậu nành, ngũ cốc dinh dưỡng, bánh mì,…
  • Tạo cho trẻ thói quen ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, ngủ trước 22 giờ đêm và dành ít phút để nghỉ trưa.
  • Theo dõi chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ đều đặn. Nếu phát hiện trẻ đang ở ngưỡng bị xương hoặc béo phì thì cha mẹ cần đưa trẻ tới Viện dinh dưỡng, trung tâm y tế, các phòng khám bệnh để được bác sĩ có chuyên môn chẩn đoán và đưa ra giải pháp phù hợp.
Số đo chiều cao và cân nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn
Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và rèn luyện cơ thể giúp trẻ đạt chuẩn chỉ số BMI trong giai đoạn dậy thì

2. Đối với người lớn

Bước qua tuổi 25, cơ thể của người trưởng thành sẽ không còn phát triển chiều cao mà chỉ có thể cải thiện được chỉ số cân nặng sao cho cân bằng với chiều cao. Điều bạn cần làm đó là:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng bằng cách bổ sung hàm lượng canxi, photpho, collagen để hỗ trợ phát triển chiều cao và giúp tăng cường hệ cơ xương chắc khỏe.
  • Thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục, chơi thể thao mỗi ngày như: Bóng rổ, bơi lội, cầu lông, đi bộ, đạp xe, xà đơn,… Đồng thời, chú trọng các hoạt động ngoài trời để kết hợp vừa rèn luyện cơ thể dẻo dai và hấp thụ vitamin D tự nhiên.
  • Tận dụng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên quá thức khuya và tập thói quen ngủ trước 23 giờ mỗi ngày.
  • Bổ sung các loại thực phẩm chức năng chứa hàm lượng canxi, collagen và các dưỡng chất khác để hỗ trợ cải thiện hệ cơ xương dẻo dai.
  • Tập thói quen uống nhiều nước, nhất là các loại nước giàu canxi và chất khoáng như nước kiềm ion. Bởi vì nước kèm ion được chứng minh là có mối quan hệ mật thiết với mật độ xương và canxi trong cơ thể.

Trên đây là số đo chiều cao và cân nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn xác định được vóc dáng hiện tại của mình để đặt ra các tiêu chuẩn cải thiện phù hợp nhất.

Cùng chuyên mục

Top 10 loại cao hồng sâm Hàn Quốc tốt nhất được nhiều người quan tâm

Cao hồng sâm Hàn Quốc là sản phẩm bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và cải thiện trí nhớ. Sản phẩm thích hợp với người có sức...

Khám sức khỏe tổng quát

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm những gì? Giá bao nhiêu?

Khám sức khỏe tổng quát là việc làm hết sức cần thiết giúp phát hiện ra những căn bệnh tiềm ẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy được, để...

Bệnh sán chó: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh sán chó (giun đũa chó mèo) là một dạng nhiễm trùng xảy ra do ký sinh trùng Toxocara canis. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 3 - 10...

Cloramin B và các thông tin cần biết

Cloramin B: Tác dụng, công thức pha nước khử trùng và lưu ý

Cloramin B là một loại hóa chất thường được dùng để tiêu diệt các loại vi khuẩn có ở trong không khí, nước. Vậy cách sử dụng loại hóa chất...

Bình luận (5)

  1. Đình thọ says: Trả lời

    Đọc xong bài viết choáng váng vì cách tính của ad đăng bài:58/(1,72*2)=19,6:

    1. huy says: Trả lời

      đúng mak

      1. Đỗ Văn Toàn says:

        Họ nhầm, 68kg, bạn.

  2. Nguyễn khắc chiểu says: Trả lời

    1m64 cần lên 68 ntn ạ? Mong tư vấn

  3. Hà kiên cường says: Trả lời

    Cao 1.2m thì tính ra cân bao nhiêu là hợp lý theo công thức có đúng ko

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn