Tại sao ung thư lại rụng tóc và có mọc lại không?
Nội Dung Bài Viết
Tại sao ung thư lại rụng tóc và có mọc lại không? Là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi khi biết chính xác lời giải đáp, không chỉ có được nhiều kiến thức hữu ích mà còn là cơ sở tốt nhất để người bệnh không còn mặc cảm, tự ti trong giao tiếp và cuộc sống.
Tại sao ung thư lại rụng tóc và có mọc lại không?
Theo thống kê, người bị ung thư thường bị rụng tóc sau khi tiến hành hóa trị (một phương pháp điều trị bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam và thế giới). Nghĩa là các bác sĩ sẽ tiến hành đưa thuốc hóa trị vào cơ thể người bệnh thông qua nhiều cách khác nhau để tiêu diệt những tế bào ung thư phát triển.
Tương tự như khối u, các nang lông tóc được xem là một cấu trúc hoạt động có những tế bào phân chia thường xuyên để tạo ra tóc & phát triển tóc. Khi thuốc hóa trị dung nạp nào cơ thể sẽ không thể phân biệt tế bào ung thư hoặc tế bào lành. Dẫn đến việc tác động nhanh chóng lên tất cả những tế bào đang làm nhiệm vụ phân chia nên cùng với việc tiêu diệt được những tế bào ung thư chính là tóc rụng khó kiểm soát.
Thời điểm người bị ung thư dễ bị rụng tóc nhất là khoảng 2 tuần sau khi hóa trị. Theo các chuyên gia, mức độ rụng tóc của người bệnh ung thư sẽ phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa và loại thuốc được sử dụng để hóa trị. Do đó, có những người bệnh rụng tóc rất ít, nhưng cũng có người rất nhiều. Đồng thời, quá trình rụng tóc sẽ xảy ra một cách từ từ và rụng thành từng mảng hoặc toàn bộ. Mặt khác, có thể khiến tóc yếu và đứt gãy.
Ngoài rụng tóc, những tế bào niêm mạc và tế bào da của người bệnh ung thư cũng có thể bị ảnh hưởng không nhỏ sau khi hóa trị. Trường hợp này nếu xảy ra, người bệnh nên báo cho bác sĩ phụ trách để có thể tìm được phương pháp hỗ trợ phù hợp.
Rụng tóc có thể khiến người bệnh ung thư bị ám ảnh – nhất là đối với phái nữ. Bởi vì sẽ khiến người bệnh mất sự tự tin, giảm tính thẩm mỹ khi giao tiếp và sinh hoạt trong cuộc sống. Nhiều người bệnh có thể chấp nhận sự thật để cố gắng vượt qua, nhưng cũng không ít người bệnh cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng. Vì vậy, trước mỗi lần hóa trị, bác sĩ sẽ luôn giải thích, chia sẻ và động viên người bệnh về tác dụng phụ của thuốc hóa trị.
Vậy người bệnh ung thư bị rụng tóc sau khi hóa trị có mọc lại được không? Thông thường, tóc sẽ có thể mọc lại sau khoảng 1 – 3 tháng (tính từ khi kết thúc điều trị bằng thuốc hóa trị). Tuy nhiên, tóc sẽ khó quay lại hình dáng ban đầu. Thay vào đó, có thể thay đổi ít nhiều như cấu trúc tóc mỏng đi hoặc xoăn hơn, tóc chuyển sang màu sắc khác,…. Đến tháng thứ 6 đến 12, tóc mới bắt đầu quay trở lại trạng thái bình thường.
Một số lời khuyên hữu ích cho người bị rụng tóc vì ung thư
Như đã đề cập ở trên, rụng tóc khi bị bệnh ung thư là điều không thể tránh khỏi nên việc chuẩn bị sẵn tâm lý, cũng như tìm hiểu sâu hơn về việc chăm sóc vùng da đầu hoặc nghe lời khuyên từ các chuyên gia rất quan trọng. Cụ thể như sau:
- Xây dựng và áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học để cơ thể dung nạp đủ các dưỡng chất cần thiết. Đồng thời, bổ sung thêm nước và những loại vitamin xuất hiện nhiều trong rau củ và quả tươi.
- Chủ động cắt bỏ tóc thật trước khi tiến hành hóa trị chữa ung thư. Mặt khác, người bệnh có thể giữ lại tóc đã cắt để sử dụng làm tóc giả khi gặp vấn đề rụng tóc – giúp mang lại cảm giác gần gũi và tự nhiên.
- Không nên massage vùng da đầu quá mức vì có thể khiến da đầu đang nhạy cảm bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, không dùng hóa chất tẩy, nhuộm và hạn chế sấy tóc khi tóc đang bị rụng dần. Thay vào đó, nên ưu tiên sử dụng dầu gội cho trẻ em hoặc dầu gội thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên để giảm sự kích ứng và mang đến cảm giác thoải mái, êm dịu cho vùng da đầu.
- Trường hợp người bệnh ung thư bị rụng tóc quá nhiều, nên dùng khăn mềm trùm gọn gàng vùng đầu để tóc không bị vương vãi ra ngoài, cũng như giảm được những tác động không tốt lên tâm lý khi luôn nhìn thấy tóc rụng xuyên suốt trong một thời gian dài.
- Khi tóc dần mọc trở lại sau khi kết thúc quá trình hóa trị, người bệnh ung thư nên chọn những kiểu tóc ngắn đơn giản. Bên cạnh đó, da đầu ở thời điểm này khá nhạy cảm nên tuyệt đối không được dùng các sản phẩm kích mọc tóc nếu không muốn gặp những tác động không tốt.
Trên đây là những giải đáp chi tiết về vấn đề “Tại sao ung thư lại rụng tóc và có mọc lại không?” và một số lời khuyên cho người bệnh khi rơi vào trường hợp rụng tóc. Hi vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Ngoài ra, nếu gặp các dấu hiệu bất thường khác, người bệnh nên gặp trực tiếp bác sĩ phụ trách để được hỗ trợ và cho lời khuyên phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!