Tắm nắng có tác dụng gì? Thời điểm nào là tốt nhất?
Nội Dung Bài Viết
Các nghiên cứu cho thấy, tắm nắng là một trong những hoạt động rất tốt cho sức khỏe con người. Vậy tắm nắng có tác dụng gì? Nên tắm nắng vào thời gian nào là tốt nhất? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Tắm nắng có tác dụng gì?
Lượng vitamin D trong ánh nắng mặt trời rất cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, rất nhiều người lựa chọn tắm nắng để giúp cơ thể khỏe khoắn hơn. Đây còn là hình thức chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, tắm nắng còn mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời khác. Dưới đây là một số tác dụng của việc tắm nắng, mọi người cần phải biết.
1. Cung cấp vitamin D
Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào nhất. Theo thống kê, có đến 80% vitamin D được tổng hợp khi tia cục tím chiếu trực tiếp vào da. Lượng vitamin D này giúp cơ thể hấp thụ canxi, phốt pho từ các loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày tốt hơn. Đây là cách giúp tăng cường sự chắc khỏe xương được rất nhiều người thực hiện.
2. Tăng trưởng chiều cao
Với trẻ em, vitamin D là thành phần có tác dụng phát triển hệ thống xương khớp và tăng trưởng chiều cao ở trẻ. Bên cạnh đó, nếu người lớn tắm nắng thường xuyên sẽ ngăn ngừa bệnh loãng xương, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng rất tốt. Tắm nắng mỗi ngày là cách tăng cường chiều cao hiệu quả, được nhiều người thực hiện.
3. Ngăn ngừa bệnh vàng da
Để tránh mắc bệnh vàng da cho trẻ nhỏ, bạn có thể cho bé tắm nắng. Đây là cách thực hiện vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả vượt trội. Tắm nắng sẽ giúp làn da săn chắc, cải thiện sắc tố da, cải thiện triệu chứng vàng da ở các bé. Khi cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng, cha mẹ cần chú ý, tránh gây tổn thương cho da trẻ khi tia UV xuất hiện quá nhiều.
4. Chống lại bệnh tật
Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ giúp cơ thể nhanh chóng tăng cường số lượng bạch cầu cùng các kháng thể miễn dịch. Khi đó, cơ thể sẽ nhanh chóng tiêu diệt các loại vi khuẩn và vi rút gây bệnh trong cơ thể. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý như cảm cúm, lao phổi, viêm phổi,… Đặc biệt, khi tiếp xúc với nắng sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm lượng cholesterol, điều hòa huyết áp, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư,…
5. Phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật
Tắm nắng thường xuyên là cách giúp giảm đau, chữa lành vết thương đơn giản nhất. Đây cũng là cách giúp phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật được bác sĩ khuyến khích thực hiện. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giúp cơ thể dễ dàng tổng hợp chất dinh dưỡng, tăng cường quá trình trao đổi chất. Đặc biệt, những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, phơi nắng sẽ giúp bệnh nhanh chóng phục hồi.
6. Giúp làn da khỏe mạnh
Ít ai biết rằng, tắm nắng sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu được làn da mịn màng, khỏe mạnh. Đồng thời, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh vảy nến, trứng cá, chàm, viêm da, nhiễm nấm,… Ánh nắng mặt trời sẽ giúp làn da chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với ánh nắng quá lâu sẽ khiến da bị bỏng, bong tróc vảy.
7. Cải thiện tinh thần
Nghiên cứu này đã được chứng minh trong rất nhiều tài liệu cụ thể. Tắm nắng sẽ giúp tinh thần vui vẻ, sảng khoái, tránh tình trạng u sầu, trầm cảm. Bên cạnh đó, chất lượng giấc ngủ về đêm của con người cũng nhanh chóng được cải thiện. Khi tiếp xúc với ánh nắng, cơ thể sẽ ngừng sản xuất melatonin vào ban ngày và ban đêm.
8. Tăng mức độ hạnh phúc
Nhiều người bất ngờ về vấn đề này. Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời sẽ nhanh chóng làm tăng serotonin trong cơ thể. Đây là hoocmon hạnh phúc tự nhiên giúp cơ thể tràn đầy năng lượng. Thực tế, những người tắm nắng thường xuyên sẽ cảm thấy hạnh phúc và cơ thể khỏe khoắn hơn.
9. Giảm trầm cảm
Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kết hợp luyện tập thể dục thể thao sẽ giảm trầm cảm rất tốt. Chẳng hạn, người bệnh có thể đi bộ ở công viên vào buổi sáng sớm. Tập thể dục ngoài trời sẽ giúp cho cơ thể tiết ra nhiều endorphin. Đây là chất giúp tạo sự hưng phấn, thoải mái cho bệnh nhân, hỗ trợ người bệnh giảm trầm cảm.
10. Tăng cường hệ miễn dịch
Tắm nắng mỗi ngày còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các loại tế bào bạch cầu sẽ hoạt động mạnh hơn, nhanh chóng tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút bên trong cơ thể. Đây là cách giúp giảm các hóa chất độc hại và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể con người. Đặc biệt, ánh nắng còn giúp tăng cường khả năng mang oxy của các tế bào máu.
11. Ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm
Vitamin D trong ánh nắng mặt trời sẽ giúp chống lại các tế bào ung thư như ung thư thận, ung thư vú. Bên cạnh đó, lượng vitamin D còn hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, béo phì, vô sinh, tiền kinh nguyệt,… Ngoài ra, ánh nắng mặt trời còn giúp tăng cường đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, ngăn ngừa bệnh vàng da.
12. Ngủ ngon hơn
Với những bệnh nhân mắc bệnh mất ngủ, bạn có thể tắm nắng buổi sáng để cải thiện tình trạng bệnh. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giúp cơ thể ngừng sản xuất melatonin. Chất này sẽ giúp ổn định giấc ngủ ban ngày và tăng cường ngủ sâu vào ban đêm. Người bệnh sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
13. Giảm đau và làm lành vết thương
Các nghiên cứu đã chỉ ra, những phụ nữ thường xuyên tắm nắng sẽ giảm 1/5 nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp, nhất là bệnh thấp khớp. Bên cạnh đó, tắm nắng thường xuyên còn giúp giảm đau, chữa lành vết thương. Đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe, cải thiện cơn đau nhanh chóng.
14. Giảm cân
Tắm nắng là cách đốt cháy lượng calo trong cơ thể rất nhanh. Đây là cách giảm cân được rất nhiều phụ nữ áp dụng. Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cơ thể nhanh chóng sản xuất ra hormone serotonin. Đây là chất giúp cơ thể no lâu, ức chế thèm ăn. Do đó, nếu muốn giảm cân, bạn có thể thực hiện theo cách này.
15. Giúp tóc khỏe hơn
Ánh nắng mặt trời sẽ nhanh chóng tạo ra lượng vitamin D dồi dào. Đây là chất giúp kích thích mọc tóc, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả. Nhờ ánh sáng mặt trời, mái tóc trở nên bóng mượt, chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, bạn không nên tắm nắng quá nhiều vì dễ gây cháy tóc.
16. Cân bằng nội tiết tố
Với những bạn nữ, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách giúp cân bằng nội tiết tố cơ thể. Tắm nắng sẽ giúp điều chỉnh tuyến Pineal, cân bằng sắc tố da và nội tiết tố. Vitamin D sẽ giúp ổn định buồng trứng ở phụ nữ trong giai đoạn sinh sản, ngăn ngừa tình trạng vô sinh. Khả năng sinh sản của phụ nữ cũng được cải thiện nhờ việc tắm nắng mỗi ngày.
Thời điểm tắm nắng tốt nhất
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, tắm nắng đúng phương pháp sẽ mang lại tác dụng rất tốt cho cơ thể con người. Mỗi ngày, bạn chỉ nên tắm nắng 15 – 30 phút vào buổi sáng. Đây là thời điểm lý tưởng để làn da thích ứng dần với ánh nắng mặt trời. Thời điểm tắm nắng an toàn là từ 7h- 9h sáng (màu đông), 6h30 – 7h30 (mùa hè). Khoảng thời gian này, các tia tử ngoại rất thấp và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Bên cạnh đó, bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 10h – 3h chiều. Lúc này, ánh nắng có chứa nhiều tia UV sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của bạn. Để da không bị cháy nắng, bạn nên sử dụng kem chống nắng và đeo kính râm để bảo vệ mắt. Ngoài ra, bạn không được lạm dụng việc tắm nắng vì nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều sẽ dễ gây bỏng da, hỏng mắt, cảm nắng, tăng nguy cơ ung thư da,…
Tắm nắng chỉ cung cấp 80% vitamin D cần thiết cho cơ thể. Do đó, bạn không nên chỉ tắm nắng mà cần bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mỗi ngày. Đồng thời, cha mẹ cần cho trẻ uống thêm các sản phẩm có chứa vitamin D tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Tốt nhất, bạn nên tắm nắng cho trẻ với thời gian theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: Tắm nắng có tác dụng gì? Việc tắm nắng rất cần thiết cho cơ thể mỗi người, nhất là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn không được lạm dụng tắm nắng quá nhiều. Tốt nhất, bạn nên tắm nắng và kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn hãy giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức để tinh thần thoải mái, giúp ngủ ngon hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!