Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Thay khớp gối nhân tạo hiện đang là giải pháp tối ưu trong trường hợp khớp gối bị hư hại nặng nề. Thường được áp dụng khi các bệnh viêm khớp gối hay thoái hóa khớp gối diễn tiến nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến khả năng vận động của khớp. Tìm hiểu thông tin về phương pháp điều trị này ngay sau đây.

thay khớp gối nhân tạo
Thay khớp gối nhân tạo là giải pháp tối ưu khi điều trị nội khoa thất bại

Thay khớp gối nhân tạo là gì?

Thay khớp gối nhân tạo được xác định là biện pháp điều trị cuối cùng để sữa chữa khớp gối bị hỏng quá nặng nề và nghiêm trọng. Lúc này, các phương pháp điều trị bảo tồn đã không có khả năng đáp ứng.

Khớp gối nhân tạo toàn phân bao gồm 3 thành phần chính là:

  • Phần lồi đầu đùi
  • Phần nâm chày
  • Mảnh chèn nằm ở chính giữa 2 phần trên

Có 3 loại khớp gối nhân tạo hiện đang được dùng phổ biến, bao gồm:

  • Khớp gối nhân tạo không hạn chế
  • Khớp gối nhân tạo hạn chế một phần
  • Khớp gối nhân tạo hạn chế toàn phần

Tùy thuộc vào tình trạng hư hại khớp gối của từng đối tượng người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định loại khớp gối nhân tạo phù hợp để thay. Trong đó, khớp gối nhân tạo không hạn chế hiện đang là loại được dùng phổ biến nhất cho hầu hết các bệnh lý hư khớp gối. Khớp gối nhân tạo không hạn chế gồm 2 loại chính đó là loại xoay được và loại không xoay được. Nếu được chăm sóc và theo dõi thường xuyên thì tuổi thọ của khớp gối nhân tạo có thể kéo dài lên tới 15 năm.

Người trưởng thành ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể được xem xét để thực hiện phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo khi mắc phải các bệnh lý về khớp gối nhưng điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.

Một số thông tin cần biết về phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

Dưới đây là một số thông tin về phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo mà người bệnh cần nắm:

1. Khi nào cần thay khớp gối nhân tạo?

Trước khi cân nhắc thay khớp gối nhân tạo cho người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có những chỉ định phù hợp.

thay khớp gối nhân tạo khi nào
Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thay khớp gối nhân tạo khi chức năng vận động của khớp bị đe dọa quá nghiêm trọng

Phẫu thuật thay khớp gối thường được xem xét trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh bị đau khớp gối với mức độ nghiêm trọng. Đồng thời khớp gối bị ăn mòn dẫn đến suy giảm chức năng vận động và làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi lại.
  • Tình trạng đau khớp gối dai dẳng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và giấc ngủ.
  • Người bệnh không thể làm việc hay duy trì cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như bình thường.
  • Phần sụn khớp gối bị tổn thương quá nghiêm trọng. Lúc này các giải pháp điều trị nội khoa thường không còn khả năng đáp ứng.
  • Sụn khớp gối bị tổn thương do thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, chấn thương hay dính khớp khớp.
  • Đối tượng mắc các bệnh lý khác nhưng có thể tác động nhiều đến khớp gối. Phải kể đến như bệnh gout, rối loạn đông máu khiến xương phát triển bất thường. Có thể gây hoại tử vô mạch đầu gối, biến dạng khớp gối gây đau và mất sụn…
  • Người bệnh được chụp X-quang, hình ảnh ghi nhận khớp gối hư hại nhiều mặc dù người bệnh không đau hay chỉ bị đau ít.

2. Cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật thay khớp gối cần khám bệnh kỹ lưỡng và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án:

  • Khám để xác định bệnh, mức độ tổn thương khớp cùng với tình trạng sức khỏe chung. Điều này sẽ giúp đánh giá các yếu tố nguy cơ cùng các biến chứng không muốn có thể phát sinh.
  • Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết: Chụp X-quang, MRI hay chụp cắt lớp, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ. Nếu có bệnh kèm theo thì bác sĩ cần bổ sung các xét nghiệm khác.
  • Người bệnh cần đọc hiểu và ký đồng ý tất cả các bản cam kết sử dụng các dịch vụ tại bệnh viện.
  • Kiểm tra về tình hình dùng thuốc trước đây của người bệnh. Dược sĩ lâm sàng sẽ tiến hành hướng dẫn chi tiết cho người bệnh về cách sử dụng thuốc trước, trong và sau phẫu thuật.
  • Khi thiết lập đủ hồ sơ bệnh án sẽ tiến hành khám gây mê. Lúc này các bác sĩ gây mê cần thống nhất lựa chọn cách thức gây mê hoặc gây tê cho người bệnh. Đồng thời giải thích về vấn đề giảm đau sau phẫu thuật.
  • Nếu có các ổ viêm nhiễm đang tồn tại thì cần điều trị. Bên cạnh đó, nếu có xây xát da hoặc viêm da ngay tại vùng mổ cũng cần xử lý trước khi tiến hành phẫu thuật.
cần làm gì trước khi phẫu thuật thay khớp gối
Cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết, X-quang là 1 trong số đó

3. Quy trình phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

Trước khi phẫu thuật, người bệnh cần nhịn ăn khoảng 6 tiếng trước khi thực hiện. Bởi nếu trong dạ dày còn thức ăn sẽ rất dễ gây sặc và ngưng thở khi phẫu thuật.

Kỹ thuật mổ được tiến hành theo các bước sau:

  • Bác sĩ tiến hành gây tê tủy sống hoặc gây mê.
  • Sau đó rạch da đường dọc ở giữa gối từ lồi củ xương chày cho tới trên xương bánh chè. Chiều dài của vết mổ khoảng từ 10 – 15 cm.
  • Mở vào khớp gối và tiến hành cắt bỏ các phần sụn khớp bị hư hỏng.
  • Tiếp đến sẽ cắt các lát cắt tạo hình rồi đặt khớp nhân tạo vào.
  • Kiểm tra độ chính xác cũng như độ vững của khớp nhân tạo.
  • Cuối cùng, bác sĩ tiến hành đặt một ống dẫn lưu từ trong khớp ra rồi khâu lại vết mổ.
  • Ống dẫn lưu này sẽ được rút ra sau khoảng 48 tiếng.

4. Phục hồi sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, khớp gối nhân tạo vừa được thay cần phải có thời gian để phục hồi và dần cải thiện khả năng vận động. Người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau để đẩy nhanh quá trình hồi phục:

– Chăm sóc vết thương:

Các mũi khâu ngay trên vết thương thường sẽ được bác sĩ loại bỏ sau khi phẫu thuật khoảng 2 tuần khi vết thương đã liền lại. Trong thời gian này, người bệnh cần tuyệt đối tránh để vết thương tiếp xúc với nước.

Đồng thời đảm bảo sự sạch sẽ trên các bề mặt. Có thể tham khảo ý kiến bác sõ để thực hiện việc băng kín vết thương nhằm ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống:

Sau phẫu thuật thay khớp gối, người bệnh có thể bị giảm vị giác khoảng vài tuần. Tuy nhiên, cần chú ý duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.

Nên bổ sung các nhóm thực phẩm có hàm lượng sắt, Omega-3… dồi dào để thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào. Đồng thời phục hồi khả năng vận động của khớp xương và cơ bắp. Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây mưng mủ khiến vết thương chậm lành như thịt đỏ, gạo nếp, rau muống… Uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ ngày sau khi thực hiện thay khớp gối nhân tạo.

– Vấn đề luyện tập:

Tập thể dục được nhận định là một trong những yếu tố quan trọng với quá trình phục hồi chức năng vận động. Nhất là ở khoảng thời gian vài ba tuần sau phẫu thuật thay khớp gối.

Khi mới phẫu thuật xong, cần dành thời gian nghỉ ngơi giúp hồi sức nhanh hơn. Bởi đây chính là thời điểm khớp gối nhân tạo cần cố định vào cơ thể. Lúc này cần tránh các tác động vật lý lên khớp gối nói riêng và cơ thể nói chung.

phục hồi hậu phẫu thay khớp gối
Cần tập luyện theo hướng dẫn từ bác sĩ để sớm hồi phục khả năng vận động của khớp

Sau khi khớp gối đã đi vào ổn định, người bệnh nên thực hiện các bài tập mỗi ngày vài lần để hỗ trợ khôi phục khả năng vận động và tăng cường sức mạnh cho khớp gối. Tuy nhiên, việc tập luyện cần thực hiện theo hướng dẫn từ bác sĩ vật lý trị liệu.

5. Phòng ngừa biến chứng sau khi thay khớp gối nhân tạo

Tỷ lệ gặp phải biến chứng sau phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo là tương đối thấp. Trong đó biến chứng nhiễm trùng khớp là thường gặp nhất. Còn các biến chứng như đau tim hay đột quỵ rất hiếm khi xảy ra.

Tuy nhiên, người bệnh cũng đừng vì thế mà chủ quan. Cần thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng do phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo gây ra.

– Phòng ngừa nhiễm trùng:

Nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật thay khớp gối là co sự xâm nhập của vi khuẩn vào máu thông qua nhiễm trùng da. Sau phẫu thuật, nếu người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng cao thì bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh trước đó. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý đến vấn đề chăm sóc vết thương sau phẫu thuật nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập khiến vết thương bị nhiễm trùng.

Bên cạnh tình trạng nhiễm trùng vết thương thì người bệnh còn có thể gặp nhiễm trùng ngay bên trong khớp nhân tạo. Trường hợp này sẽ không thể quan sát bằng mắt thường. Chính vì vậy cần đặc biệt chú ý đến những biểu hiện ở khu vực khớp gối sau khi phẫu thuật để kịp thời phát hiện nếu có triệu chứng bất thường.

– Ngăn ngừa trật khớp:

Vận động mạnh hoặc bị té ngã trong vài ba tuần đầu sau khi phẫu thuật sẽ rất dễ làm hỏng hay trật khớp gối mới thay. Người bệnh nên chú ý hạn chế vận động ở khoảng thời gian vừa mới phẫu thuật xong. Trường hợp bắt buộc phải di chuyển hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân hoặc nhân viên y tế.

ngăn ngừa biến chứng sau khi thay khớp gối
Khi mới trải qua phẫu thuật thay khớp gối, người bệnh cần thận trọng trong việc đi lại

Ngoài ra, biến chứng trật khớp cũng có thể xảy ra nếu xương khớp yếu hay do một số yếu tố khách quan khác. Nếu bị trật khớp nhẹ thì bác sĩ thường sẽ dùng nẹp để cố định khớp. Còn với trường hợp bị trật khớp quá nặng thì đôi khi người bệnh phải thực hiện phẫu thuật lần thứ 2.

– Ngăn ngừa biến chứng cục máu đông:

Máu đông có thể sẽ hình thành bên trong tĩnh mạch sau phẫu thuật thay khớp gối. Cục máu đông nếu vỡ ra sẽ gây nguy hiểm cho nhiều cơ quan trong cơ thể.

Để ngăn ngừa biến chứng này, bác sĩ thường sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc chống đông máu vào thời điểm trước hay sau phẫu thuật. Thông báo ngay cho bác sĩ được biết nếu bạn có tiền sử mắc tình trạng huyết khối.

– Ngăn ngừa các biến chứng khác:

Các biến chứng khác do phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo có thể gặp như chấn thương thần kinh, mạch máu, gãy xương… Chúng thường rất khó phòng ngừa hoàn toàn. Chính vì vậy, đôi khi người bệnh cần phải chấp nhận rủi ro phát sinh. Cần thực hiện hướng dẫn từ bác sĩ và chú ý thăm khám theo chỉ định để kịp thời phát hiện và khắc phục nếu không may có biến chứng xảy ra.

Khớp gối nhân tạo thường có tuổi thọ nhất định. Trường hợp khớp đã thay quá lâu thì nguyên liệu của khớp nhân tạo có thể sẽ bị hư hại và rất dễ gây nhiễm trùng. Nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về tuổi thọ của khớp và cân nhắc việc tiến hành thay khớp lần 2 trong những trường hợp thật sự cần thiết.

Sau khi khớp gối nhân tạo lành hẳn thì người bệnh có thể vận động như bình thường. Tuy nhiên cần hạn chế các hoạt động đòi hỏi nhiều sức mạnh. Khớp nhân tạo chỉ có thể giúp cải thiện chức năng vận động mà không thể thay thế hoàn toàn được cho khớp nguyên bản.

Như vậy, bài viết đã tổng hợp một số thông tin cần biết về vấn đề thay khớp gối nhân tạo. Nếu còn bất cứ thắc mắc chuyên sâu hơn về kỹ thuật y tế này, bạn có thể tìm gặp bác sĩ để được giải đáp.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh rất dễ đối diện với biến chứng teo cơ, bại liệt, hạn chế di chuyển, đau nhức, cứng khớp,… Với căn bệnh này,...

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp cổ chân được xem là bệnh lý về xương khớp, và được biết đến là một trong những dạng thoái hóa xương khớp nguy hiểm hàng đầu...

Cách chữa thoái hóa khớp gối bằng Đông y và những điều cần lưu ý

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ. Để mang đến hiệu quả tốt, bệnh nhân cần áp dụng...

Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Tình trạng khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân có thể tạm chia làm hai nhóm lớn, hoặc là do tuổi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn