Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bị thoái hóa cột sống có nên bổ sung canxi không?

Người bị thoái hóa cột sống có nên tập yoga?

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Thoái hóa cột sống bẩm sinh: Chẩn đoán và điều trị

Người bị thoái hóa cột sống có nên uống Glucosamine?

Mẹo dùng cây xương rồng trị thoái hóa cột sống bạn nên thử

Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Bị thoái hóa cột sống có tập gym được không?

Cảnh giác với các biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra

Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ hoặc chạy bộ không?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý chiếm khoảng 80% dân số trên toàn cầu và xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi. Chính vì vậy mà các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân mắc các chứng bệnh về xương khớp cần được thư giãn vận động. Vậy, bệnh nhân bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ hoặc chạy bộ không?

Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?

Đi bộ là một trong những cách vận động nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Mặc dù những người mắc phải các vấn đề về xương khớp như thoái hóa cột sống thì nên hạn chế đi bộ nhiều. Tuy nhiên, nếu được tập luyện với cường độ hợp lý thì sẽ mang đến hiệu quả vô cùng bất ngờ.

Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ hoặc chạy bộ không?
Đi bộ với nhịp điệu chậm rãi, khoan thai sẽ giúp làm giảm thiểu tình trạng thoái hóa cột sống

Các chuyên gia cho rằng, việc đi bộ sẽ giúp giảm đau và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa ở bệnh nhân bị các vấn đề về xương khớp như:

1. Đi bộ để tăng cường cơ bắp hỗ trợ cột sống

Cơ bắp, cơ thắt lưng và gân cốt có nhiệm vụ chính là hỗ trợ và duy trì sự ổn định của chuyển động cột sống. Tuy nhiên, chúng sẽ có nguy cơ bị mềm yếu và không đủ sức mạnh nếu như bạn ít được vận động. Hơn nữa, đi bộ còn mang lại tác dụng như:

  • Gia tăng lưu lượng máu: Đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp cho mạch máu được lưu thông và gia tăng lượng oxy cũng như các dinh dưỡng đến các cơ.
  • Loại bỏ toxin: Hạn chế vận động sẽ khiến các cơ co lại và giãn ra dẫn đến sản sinh các toxin có hại cho cơ thể, dần dần sự tích tụ của toxin dưới mô cơ thắt lưng sẽ gây ra tình trạng cứng khớp. Do đó, đi bộ sẽ giúp cho cơ thể loại bỏ độc tố và khiến cho các cơ, khớp xương được linh hoạt và thư giãn hơn.

2. Đi bộ để tăng tính dẻo dai của cơ và đốt xương

  • Hạn chế vận động khi bị đau do thoái hóa sẽ khiến cho cơ, khớp ở thắt lưng và hông trở nên khô cứng, tạo thêm áp lực lên cột sống và làm thay đổi độ cong tự nhiên của nó.
  • Việc đi bộ sẽ giúp cho cơ bắp, gân kheo, dây chằng ở vùng lưng, hông sẽ được kích thích và kéo căng. Tập luyện đúng cách sẽ làm tăng độ dẻo dai của cơ và đốt xương cũng như phạm vi chuyển động được cải thiện đáng kể.

Bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?

Chạy bộ cũng là bộ môn thể thao quen thuộc với nhiều người và đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên việc chạy bộ chỉ được khuyến khích đối với người bị thoái hóa cột sống ở giai đoạn đầu.

  • Lưu thông tuần hoàn máu: Chạy bộ kèm theo hít thở đúng cách sẽ làm cho lưu lượng máu trong cơ thể di chuyển nhanh hơn. Khi các cơ bắp, xương khớp được cung cấp lượng máu cần thiết sẽ giúp cho sức khỏe được cải thiện lên rất nhiều.
  • Giúp các đĩa đệm và cột sống khỏe mạnh hơn: Chạy bộ sẽ làm đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, giúp máu và dinh dưỡng được đẩy đi để nuôi các đĩa đệm, để các đĩa đệm không bị thoái hóa. Đồng thời, duy trì thói quen tập luyện còn giúp cho các đốt xương cột sống cũng trở nên khỏe mạnh hơn.
  • Giúp thư giãn cơ bắp thắt lưng và vùng hông: Những cơ quan này giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển động ổn định của cột sống. Chạy bộ đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ khiến cơ bắp bị cứng, các cơ được thư giãn, kéo căng với mức hợp lý để làm gia tăng tính linh hoạt và dẻo dai.
Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ hoặc chạy bộ không?
Chạy bộ chỉ được khuyến khích đối với người bị thoái hóa cột sống nhẹ

Bị thoái hóa cột sống nặng có nên đi bộ, chạy bộ không?

Mặc dù việc đi bộ và chạy bộ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng nó chỉ phù hợp với người bị thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ. Đối với mức độ nặng thì người bệnh sẽ gặp khó khăn khi vận động và việc đi bộ, chạy bộ sẽ càng khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu người bệnh vẫn cố tình tập luyện sẽ khiến cho xương khớp bị tổn thương. Khi đó, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.

Kỹ thuật đi bộ và chạy bộ dành cho người bị thoái hóa cột sống

Để quá trình điều trị thoái hóa cột sống mang lại hiệu quả thì người bệnh cần phải thực hiện các kỹ thuật đi bộ và chạy bộ sao cho đúng cách:

1. Đối với chạy bộ

  • Tư thế: Đầu hơi hướng về phía trước sao cho cơ thể được thả lỏng, thoải mái, lưng thẳng và thân lưng tạo một góc vuông với mặt đất.
  • Tần suất thực hiện: Chỉ nên chạy nhẹ nhàng khoảng 5 phút khi mới bắt đầu tập luyện và có thể đẩy nhanh tốc độ hơn về sau.

2. Đối với đi bộ

  • Tư thế: Đầu hơi hướng nhẹ về phía trước sao cho cơ thể thả lỏng, vai và cánh tay cùng kết hợp, đánh nhẹ nhàng.
  • Tần suất thực hiện: Khi mới tập luyện thì nên đi chậm và sâu đó có thể đẩy tốc độ đi nhanh hơn.

Những lưu ý khi đi bộ và chạy bộ chữa thoái hóa cột sống

Trong quá trình đi bộ, chạy bộ nhằm hạn chế những chấn thương có thể gặp phải hoặc để có thể nhận được hiệu quả tích cực nhất thì người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Nên lựa chọn bộ quần áo thoải mái và một đôi giày vừa vặn có độ co giãn, thấm hút mồ hôi tốt để tạo cảm giác thoải mái khi vận động.
  • Không nên đeo dép lê hay dép quai. Nên chọn những đôi giày có độ mềm mại vừa phải nhằm giúp cho phần cột sống được giảm xốc hiệu quả.
  • Khi mới tập luyện thì nên chú ý tập nhẹ nhàng, nếu cơ thể cảm thấy có thể tập luyện nhiều hơn thì đẩy nhanh tốc độ luyện tập.
  • Chú ý kết hợp hít thở nhẹ nhàng, điều hòa nhịp thở sẽ giúp người bệnh tránh được tình trạng mất sức trong quá trình tập luyện.
  • Nên tập luyện vào sáng sớm hoặc chiều tối và mỗi lần dành ra khoảng 20 – 40 phút để thực hiện các bài tập.
  • Nên ăn nhẹ nhàng trước khi chạy, tránh ăn quá no vì sẽ gây xốc bụng và làm ảnh hưởng đến dạ dày.
Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ hoặc chạy bộ không?
Nên lựa chọn giày thể thao, vừa vặn có độ co giãn để thực hiện các bài tập

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp cho vấn đề bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ và chạy bộ không. Mặc dù việc chạy bộ và đi bộ rất tốt cho xương khớp, nhưng nếu muốn có hiệu quả thì người bệnh cần phải thực hiện đúng kỹ thuật hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.

Cùng chuyên mục

10 Cây thuốc nam chữa thoái hóa cột sống thông dụng trong dân gian

Thiên niên kiện, cỏ xước, cây mắc cỡ, lá lốt, ngải cứu,... là các cây thuốc nam thường được sử dụng để chữa thoái hóa cột sống cổ và thắt...

Bị thoái hóa cột sống có quan hệ được không là thắc mắc chung của nhiều người

Bị thoái hóa cột sống có quan hệ được không? Thế nào đúng cách

Thoái hóa cột sống là bệnh lý về xương khớp thường gặp không chỉ gây suy giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày...

Rượu tỏi là một trong những bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống được nhiều người áp dụng

Mẹo dùng rượu tỏi chữa thoái hóa cột sống tại nhà

Tỏi là vị thuốc có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như...

Những điều cần biết về thoái hóa cột sống khi mang thai

Thoái hóa cột sống khi mang thai và những điều mẹ bầu nên lưu ý

Thoái hóa cột sống là một căn bệnh về xương khớp nguy hiểm. Bệnh xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ và đặc biệt thoái hóa cột sống khi...

Cảnh báo thoái hóa cột sống dân văn phòng và cách phòng tránh

Tính chất công việc phải ngồi nhiều cộng với thói quen ăn uống quá độ và lười vận động là các nguyên nhân gây thoái hóa cột sống ở dân...

Thoái hóa cột sống ở người già: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh thoái hóa cột sống ở người già xuất hiện khá phổ biến hiện nay. Người bệnh sẽ bị tổn thương các đốt sống và đĩa điệm. Nếu không tiến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn