Thoái hóa cột sống khi mang thai và những điều mẹ bầu nên lưu ý
Nội Dung Bài Viết
Thoái hóa cột sống là một căn bệnh về xương khớp nguy hiểm. Bệnh xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ và đặc biệt thoái hóa cột sống khi mang thai còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.
Thoái hóa cột sống khi mang thai là gì?
Thoái hóa cột sống là một bệnh xương khớp không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất bình thường mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Dạng bệnh lý này không phải chỉ xuất hiện nhất thời mà nó có thể kéo dài dai dẳng và khó điều trị. Trường hợp thoái hóa cột sống khi mang thai lại càng phức tạp và khó khăn hơn trong việc điều trị.
Không những vậy, thoái hóa cột sống khi mang thai không chỉ gây ảnh hưởng đến thai phụ mà nó còn gây những tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Khi mẹ bầu đau nhức dẫn đến căng thẳng, khó chịu thì những cảm xúc tiêu cực này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trí não của trẻ và gây ra những hệ lụy khó lường trong tương lai.
Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống khi mang thai
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nguy cơ phụ nữ mang thai mắc các bệnh lý về xương khớp thường cao hơn nhiều so với những thời điểm bình thường.
Có thể kể đến những nguyên nhân sau:
Tăng cân bất thường
Tăng cân là điều hoàn toàn bình thường đối với phụ nữ mang thai. Bởi khi mang trong người thêm một mầm sống cũng tức là nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ phải đáp ứng cho cả sự phát triển của thai nhi.
Trung bình trong một thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng lên từ khoảng 8 – 12kg, thậm chí là có những trường hợp đột biến tăng từ 20 – 30kg. Đây chính là biểu hiện của việc mẹ và thai nhi có đang phát triển cân nặng chuẩn hay không. Và chính vì khi thai nhi càng lớn, cân nặng của mẹ tăng lên gây ra những tác động xấu đến hệ xương khớp, kết quả là gây ra bệnh thoái hóa cột sống.
Thay đổi hormone khi mang thai
Hormone của người phụ nữ sẽ thay đổi đột ngột sau khi mang thai, chính điều này là nguyên nhân gây ra hàng loạt những biến đổi trong cơ thể. Điển hình là sự thay đổi các bộ phận xương khớp, cơ, lúc này chúng có xu hướng bị giãn và mềm ra. Khi kéo dài trong suốt thai kỳ sẽ khiến cho cột sống của mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng dễ bị thoái hóa.
Thay đổi tư thế hoạt động
Thai nhi ngày ngày phát triển, cân nặng tăng lên, bụng bầu ngày càng to khiến cho mẹ bầu trở nên mệt mỏi, nặng nề trong việc di chuyển và thường xuyên phải thay đổi tư thế. Lúc này, chỉ cần duy trì một tư thế quá lâu cũng có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và chính vì điều này mà mẹ bầu phải thường xuyên thay đổi từ việc ngồi thành đứng, đứng tới nằm để điều chỉnh sao cho phù hợp với chiếc bụng bầu ngày càng to.
Và khi lặp đi lặp lại tư thế này trong suốt một thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp.
Thiếu hụt canxi trong thai kỳ
Nhu cầu hấp thụ dưỡng chất, đặc biệt là canxi của thai nhi là vô cùng quan trọng. Hầu hết lượng canxi có trong cơ thể mẹ đều sẽ được đưa vào bào thai để nuôi dưỡng thai nhi. Nếu mẹ không tập trung bổ sung canxi thì nguy cơ bị thiếu hụt là rất cao, về lâu dài sẽ khiến mắc các bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoái hóa cột sống khi mang thai nói riêng.
Dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống khi mang thai
Dấu hiệu chung của bệnh thoái hóa cột sống khi mang thai cũng tương tự với những đối tượng bình thường khác. Ở giai đoạn ban đầu, diễn biến của bệnh thường khá chậm, chính vì vậy nhiều lúc bị bỏ qua vì nhầm lẫn với dấu hiệu của những căn bệnh khác.
Ban đầu, triệu chứng của bệnh chỉ đơn thuần là những cơn mỏi cổ, cứng cổ, khó di chuyển phần đầu. Sau khi mang thai được một thời gian thì bắt đầu có xu hướng nặng hơn, các cơn đâu lan nhanh xuống hai vai, cánh tay hoặc lan lên vùng đầu.
Các cơn đau diễn ra âm ỉ, gây khó chịu vì rất đau nhức, lần đầu thì xuất hiện chớp nhoáng, đến rồi đi ngay, nhưng về sau thì âm ỉ kéo dài. Hậu quả là khiến mẹ mệt mỏi, mất sức, sức khỏe suy giảm rõ rệt.
Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi trở lạnh vào ban đêm cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị đau nhức nhiều hơn, chỉ cần qua ngày hôm sau thức dậy sẽ khiến mẹ có cảm giác đau cứng cổ, tê bì khó chịu. Đây chính là những dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh thoái hóa cột sống khi mang thai.
Hầu hết những mẹ bầu bị thoái hóa cột sống đều rất sợ những cái ho hoặc hắt hơi, thậm chí là quay sang trái, sang phải cũng đều khó khăn. Những lúc như vậy lại càng khiến cho tình trạng đau nhức cột sống trở nên nặng nề hơn.
Thoái hóa cột sống khi mang thai có nguy hiểm không?
Đối với phụ nữ mang thai, bất kỳ một bệnh lý nào cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp nhưng vẫn có thể tác động đến thai nhi thông qua người mẹ.
Thông thường, những cơn đau khi bị thoái hóa cột sống sẽ xảy ra với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, có lúc quặn thắt từng cơn nhưng cũng có khi chỉ là những cơn đau âm ỉ khiến mẹ cảm thấy khó chịu.
Cộng thêm tình trạng ốm nghén, mệt mỏi do đau nhức…lại càng khiến cho thai kỳ của mẹ trở nên kinh khủng và tồi tệ. Thậm chí, nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi đến mức stress, chán nản…
Ngoài ra, việc điều trị thoái hóa cột sống khi mang thai cũng không phải là điều dễ dàng. Sự nhạy cảm trong thai kỳ và để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi nên các biện pháp điều trị thông thường sẽ không được áp dụng.
Vì vậy, có thể thấy rằng chứng thoái hóa cột sống khi mang thai là rất nguy hiểm. Mẹ bầu cần hết sức lưu ý và báo cho bác sĩ để có hướng điều trị an toàn.
Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống khi mang thai
Đối với những trường hợp thoái hóa cột sống bình thường, việc điều trị bệnh sẽ diễn ra đơn giản bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm nhiễm. Nếu bệnh nặng hơn thì có thể sẽ được tiêm thuốc ngoài màng cứng để giảm đau.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì các phương pháp này sẽ không được sử dụng. Bởi bất kỳ loại thuốc nào cũng đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tác dụng phụ của thuốc sẽ gây ra những dị tật ngoài ý muốn và làm chậm sự phát triển của bào thai trong bụng. Chính vì vậy, hãy thật cẩn trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ.
Thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu những phương pháp an toàn hơn để điều trị bệnh thoái hóa cột sống khi mang thai. Trong đó, thực hiện phương pháp xoa bóp, đắp nóng được thực hiện thủ công sẽ giúp xoa dịu các cơn đau nhanh chóng, hiệu quả mà lại rất an toàn cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Gợi ý một số cách hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống khi mang thai
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị thoái hóa cột sống khi mang thai, mẹ bầu có thể thực hiện một số cách sau:
Chườm nóng, chườm lạnh
Để đẩy lùi các cơn đau cột sống, mẹ hãy thử sử dụng lá ngải cứu rang với muối cho nóng, dùng vải bọc các nguyên liệu lại và chườm lên vùng cột sống bị đau. Ngoài ra, có thể sử dụng đá lạnh để thay thế trong trường hợp không chuẩn bị kịp để giúp giảm đau nhanh chóng.
Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp được đánh giá là an toàn và được nhiều người lựa chọn nhất. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì hiệu quả mà phương pháp này mang lại sẽ không cao như mong đợi, nó chỉ đơn thuần giúp đem lại cảm giác dễ chịu cho mẹ bầu mà thôi.
Massage xương khớp
Thực hiện massage xương khớp đúng cách không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau nhức xương cốt, giúp mẹ bầu có một tinh thần sảng khoái. Cách thực hiện của phương pháp này cũng khá giống với cách vật lý trị liệu.
Để thực hiện được cách này hiệu quả nhất, mẹ hãy đến những tiệm massage cho bà bầu chuyên nghiệp hoặc nhờ người thân trong gia đình massage vào vị trí hai bên khu vực xương sống. Khuyến khích nên sử dụng kết hợp với tinh dầu để làm tăng hiệu quả giảm đau, thư giãn. Nên thực hiện mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để kích thích giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Biện pháp này được đánh giá là khá hiệu quả, không chỉ giúp giảm đau thoái hóa cột sống mà còn giúp kích thích tăng cường khả năng lưu thông máu.
Tắm nước nóng trước khi ngủ
Thoái hóa cột sống là tình trạng các cơ ở vùng này bị căng cứng dẫn đến đau nhức khi hoạt động. Do đó, việc tắm nước nóng sẽ giúp làm mềm và giãn các cơ rất hiệu quả và giảm đau nhanh chóng. Vì vậy, đừng bỏ qua phương pháp này nếu bạn muốn khắc phục chứng thoái hóa cột sống khi mang thai.
Tập thể dục hằng ngày
Thoái hóa cột sống gây ra đau nhức khó chịu khiến mẹ nghĩ rằng càng vận động lại càng đau nhức nên bỏ qua vấn đề luyện tập. Tuy nhiên, việc kiên trì đều đặn tập thể dục hằng ngày như đi bộ, bơi lội sẽ giúp tăng cường khả năng chịu thêm áp lực của cột sống, từ đó giúp giảm đau, thư giãn.
Không những vậy, tập luyện thể dục thể thao còn giúp nâng sao sức khỏe, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật hiệu quả. Nhờ vậy mà mẹ bầu vừa khỏe mạnh, vui vẻ và sự phát triển của thai nhi cũng tiến triển bình thường.
Tạo tư thế sinh hoạt phù hợp
Khi bị thoái hóa cột sống sẽ khiến cho các chị em phụ nữ mang thai gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Những lúc di chuyển ở những tư thế như nhom lưng, cúi người hay đi một cách xiêu vẹo có thể khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, để giảm đau tốt nhất và không bị khó chịu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ thì mẹ có thể nằm nghiêng sang trái, vừa giúp giảm đau vùng cột sống vừa tốt cho sức khỏe của tim. Lưu ý là tuyệt đối không nằm thẳng vì rất dễ gây ra tổn thương cho cột sống lưng.
Bổ sung nhiều canxi, vitamin D vào thực đơn hằng ngày
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi và cho cả quá trình khắc phục bệnh thoái hóa cột sống. Thoái hóa cột sống khi mang thai rất cần bổ sung các loại thực phẩm như tôm, cua, cá, thịt heo, sữa tươi, các loại hạt khô, ngũ cốc, rau xanh củ quả tươi…
Bên cạnh đó, để có thể làm chắc hệ thống xương cơ của mẹ thì cần bổ sung một lượng lớn vitamin D. Tuy nhiên, cần bổ sung một lượng vừa đủ thông qua các loại thực phẩm, phơi nắng và thông qua các viên uống chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh bổ sung thừa vitamin D vì vitamin D có thể gây ức chế sự hấp thu các dưỡng chất quan trọng khác của thai nhi.
Tạo thói quen sinh hoạt khoa học
Để giúp hỗ trợ giảm đau và điều trị thoái hóa cột sống trong thai kỳ thì mẹ bầu lưu ý duy trì thực hiện một số thói quen sau:
- Đi lại cần thẳng lưng, tránh khom lưng hay cúi người trong thời gian dài.
- Thường xuyên đi lại, tránh ngồi quá nhiều một chỗ. Đặc biệt là đối với các chị em phụ nữ mang thai đang làm việc văn phòng, nên canh thời gian khoảng 30 phút – 1 tiếng thì đứng dậy đi 2 – 3 phút.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, café và các chất kích thích khác để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nên sử dụng các loại trà thảo dược như trà atiso, trà sen, tam thất…để tốt cho sức khỏe, ngủ ngon hơn và giảm đau cột sống.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện kiểm soát cân nặng nếu có dấu hiệu thừa cân béo phì trong thai kỳ. Nếu làm được điều này sẽ giúp giảm hiệu quả các cơn đau cột sống.
Ngoài những phương pháp vừa kể trên thì mẹ bầu cũng có thể áp dụng các bài thuốc chữa thoái hóa cột sống theo Y học cổ truyền, thông thường là các bài thuốc bắc hoặc thuốc Nam. Kết hợp đồng thời phương pháp châm cứu và thực hiện kéo giãn đốt sống bằng phương pháp vật lý nếu cần thiết.
Cuối cùng, mặc dù không được khuyến cáo không thể dùng thuốc chữa bệnh thoái hóa cột sống nhưng ở một số trường hợp đặc biệt thì bác sĩ vẫn sẽ kê đơn một số loại thuốc kháng sinh không steroid, thuốc chống viêm an toàn cho thai kỳ.
Đến thời điểm sau khi sinh con và cho con bú xong, nếu tình trạng đau nhức do thoái hóa cột sống vẫn còn tiếp tiễn thì có thể tiến hành phẫu thuật để điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Cuối cùng, nếu áp dụng các cách trên nhưng mẹ nhận thấy rằng các cơn đau vẫn diễn ra và có xu hướng ngày càng nặng hơn thì hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và có hướng điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Chứng thoái hóa cột sống khi mang thai không phải căn bệnh quá hiếm. Tuy nhiên, những khó chịu, đau nhức mà nó gây ra cũng đủ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, hãy thực hiện những cách kể trên để giúp hỗ trợ giảm đau một cách an toàn và duy trì thai kỳ khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau thần kinh tọa khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn
- Mẹ bầu bị nhức mỏi tay chân khi mang thai và cách xử lý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!