Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không? [Giải đáp]

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp cổ chân được xem là bệnh lý về xương khớp, và được biết đến là một trong những dạng thoái hóa xương khớp nguy hiểm hàng đầu mà nhiều người đang mắc phải gây ra đau nhức và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ chân thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về nguyên nhân và cách chữa trị.

Thoái hóa khớp cổ chân là gì?

Thoái hóa khớp cổ chân xảy ra do phần đệm sụn khớp ở vùng cổ chân bị thương, khiến cho sụn khớp bị mất cân bằng không thể tái tạo lại dẫn đến chức năng của cơ xương khớp bị giảm. Bên cạnh đó số lượng chất dịch nhầy bôi trơn bị giảm đi dẫn đến hiện tượng cứng khớp và kèm theo đau khớp.

Thoái hóa khớp cổ chân
Thoái hóa khớp cổ chân là phần đệm sụn khớp ở vùng cổ chân bị thương dẫn đến chức năng cơ xương bị giảm

Thuật ngữ thoái hóa khớp cổ chân còn được biết thông qua nhiều tên gọi khác như: thoái hóa khớp mắt cá chân, thoái hóa khớp bàn chân hoặc thoái hóa khớp vùng cổ chân.

Thoái hóa khớp cổ chân xảy ra ở mọi đối tượng, theo nhiều nghiên cứu cho biết người mắc bệnh thoái hóa khớp cổ chân thường nằm trong độ tuổi trung niên, tức là tầm 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện nay bệnh cũng đang có xu hướng trẻ hóa, những người tầm 30 tuổi chiếm tỷ lệ ngày càng cao.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân

Theo các chuyên gia xương khớp cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng thoái hóa khớp cổ chân có thể kể đến như:

  • Tình trạng thừa cân, béo phì: việc mất kiểm soát về tình trạng trọng lượng cơ thể là một trong những tác nhân gây viêm khớp cổ chân. Do trọng lượng cơ thể quá lớn nên gây ra sức ép trực tiếp vào cổ chân mỗi khi di chuyển hay vận động.
  • Tuổi tác: do quá trình lão hóa xương khớp diễn ra nhanh vì vậy mà tỷ lệ mắc thoái hóa khớp cổ chân thường nằm trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi.
  • Chấn thương: chấn thương xảy ra trong quá trình hoạt động mạnh như thể thao quá sức, lao động nặng nhọc dẫn đến tình trạng trật khớp, bong gân, khiến chức năng sụn không thể tái tạo và phục hồi hoàn toàn.
  • Mắc bệnh lý về xương khớp: mắc phải một số bệnh lý sẽ dẫn đến những biến chứng về thoái hóa khớp cổ chân như: bệnh gút, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp,…
  • Quá trình lão hóa xương khớp: khi tuổi tác càng cao đồng nghĩa quá trình lão hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn dẫn đến gặp phải những khó khăn trong quá trình vận động. Phần sụn khớp bị thoái hóa không thể phục hồi được nữa dẫn đến tình trạng viêm khớp và đau nhức.
  • Thói quen xấu: sở dĩ bệnh thoái hóa khớp đang có xu hướng trẻ hóa là do giới trẻ hiện nay lười vận động, dẫn đến chất dịch ở sụn khớp điều tiết kém. Từ đó quá trình vận động cũng trở nên khó khăn hơn.
Thoái hóa khớp cổ chân
Chấn thương do vận động mạnh dẫn đến tình trạng trật khớp, bong gân ảnh hưởng đến mô sụn khớp

Dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp cổ chân điển hình

Khớp cổ chân là bộ phận quan trọng của cơ thể, bởi nó đảm nhiệm vai trò gánh vác toàn bộ trọng lượng cơ thể. Nếu để cơ thể vận động quá mạnh sẽ khiến cho khớp cổ chân bị sưng đau và viêm. Một số triệu chứng điển hình thường gặp khi mắc phải như:

  • Khớp cổ chân đau khi vận động: khi người bệnh vận động, chơi thể thao, chạy nhảy,… sẽ xuất hiện những cơn đau nhức đột ngột khiến người bệnh cảm thấy bất ngờ và khó chịu.
  • Phát ra tiếng kêu khi đi: trong quá trình di chuyển, cổ chân sẽ phát ra âm thanh lắc rắc, lạo xạo.
  • Khớp cổ chân bị sưng tấy: khi chạm vào cổ chân bị sưng tấy sẽ có cảm giác nóng và đỏ lên, sau một thời gian nếu không điều trị sẽ lan qua vùng mắt cá chân.
  • Cứng khớp vào buổi sáng: đây là tình trạng thường xuyên xảy ra vào buổi sáng làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển. Cứng khớp còn xảy ra ở những buổi khác, nhưng tình trạng cứng khớp vào buổi sáng là thường gặp nhất.
  • Một số triệu chứng khác: người mắc chứng thoái hóa khớp cổ chân còn có thêm một số biểu hiện khác như sốt, cơ thể mệt mỏi, không muốn vận động,…

Khi phát hiện ra cơ thể có những triệu chứng tương tự như trên thì người bệnh nên sớm kịp thời chữa trị. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe như:

  • Tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây biến dạng chân khiến người bệnh đứng không vững, đi khập khiễng hoặc có nguy cơ bị bại liệt.
  • Gây tình trạng đau nhức kéo dài, có thể ảnh hưởng đến ống chân khiến người bệnh đi lại khó khăn, dễ té ngã.

Điều trị thoái hóa khớp cổ chân

Người bị thoái hóa khớp cổ chân sẽ có những phương án điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị dùng để áp dụng cho người bệnh:

1. Điều trị thoái hóa khớp cổ chân bằng phương pháp Tây y

Nếu vùng cổ chân xuất hiện những cơn đau dai dẳng bất thường thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Dựa vào mức độ bệnh tình mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị khác nhau.

Sử dụng thuốc: thông thường khi bắt gặp những cơn đau dai dẳng nhưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ được bác sĩ kê đơn chỉ định sử dụng một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Aspirin, Naproxen,…
  • Thuốc điều trị tại chỗ: thuốc dạng bôi, dạng xịt, miếng dán hoặc tiêm corticoid tại chỗ giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Một số thuốc khác: thuốc giãn cơ bắp.

Phẫu thuật: nếu như việc sử dụng thuốc vẫn không mang lại hiệu quả thì các bác sĩ sẽ cho chỉ định phẫu thuật tùy theo mức độ tổn thương của khớp cổ chân. Một số phương pháp điều trị được chỉ định như:

  • Lắp thiết bị hỗ trợ vào trong khớp
  • Tái tạo bề mặt sụn
  • Thay thế khớp cổ chân bán phần/ toàn phần.

2. Điều trị thoái hóa khớp cổ chân bằng phương pháp dân gian

Ưu điểm của phương pháp dân gian là các nguyên liệu đều sử dụng từ thiên nhiên tốt cho cơ thể lại đảm bảo tính an toàn. Một vài mẹo dân gian giúp chữa thoái hóa khớp cổ chân thường gặp như:

  • Sử dụng bột quế và mật ong: trộn đều hỗn hợp bột quế và mật ong theo tỷ lệ 1:1, cho thêm 1 ít nước ấm để tạo thành hỗn hợp nhuyễn. Sử dụng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả.
  • Sử dụng vỏ sầu riêng: vỏ sầu riêng rửa sạch đem phơi khô, dùng nguyên liệu này sắc thành thuốc uống mỗi ngày. Cần kiên trì thực hiện để thấy được hiệu quả.
  • Sử dụng rượu và tỏi trắng: tỏi trắng bóc vỏ rồi giã nhuyễn, tiếp theo cho 100ml rượu trắng vào  để ngâm từ 7 – 10 ngày. Sau khi ngâm cần lắc lọ rượu tỏi để hỗn hợp ngấm đều.

Một số bài tập giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ chân

Để giúp hồi phục khớp cổ chân, ngoài việc điều trị bằng những phương pháp trên thì người bệnh cần kết hợp một số bài tập đơn giản giúp cho kết quả điều trị được rút ngắn và hỗ trợ thư giãn gân cốt hiệu quả.

  • Bài tập kéo dãn cổ chân: cho bệnh nhân nằm ngửa, cần người hỗ trợ một tay nâng gót chân, một tay giữ bàn chân. Kéo hai tay về phía dưới cùng một lúc để kéo dãn cổ chân. Mỗi ngày thực hiện mỗi bên 5 lần.
  • Bài tập quay cổ chân: bệnh nhân nằm ngửa duỗi thẳng 2 chân, người hỗ trợ ngồi phía dưới để một tay giữ gót chân, tay còn lại giữ phần đầu của bàn chân. Tiếp theo đó quay cổ chân người bệnh 3 lần, đẩy mạnh bàn chân vào ống chân rồi sau đó duỗi thẳng. Mỗi bên thực hiện 10 lần.
Thoái hóa khớp cổ chân
Vận dụng một số bài tập giúp rút ngắn thời gian điều trị thoái hóa khớp cổ chân

Phòng tránh bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Bên cạnh áp dụng những biện pháp điều trị phù hợp thì các chuyên gia còn khuyến cáo bệnh nhân nên thay đổi thói quen sinh hoạt, thực hiện lối sống khoa học lành mạnh giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. Một số biện pháp giúp phòng tránh bệnh hiệu quả như:

  • Ngâm chân vào nước ấm, thực hiện một vài động tác mát xa giúp thư giãn.
  • Tập các môn thể thao có lợi cho xương khớp.
  • Hạn chế vận động mạnh hoặc quá sức.
  • Lựa chọn những thực phẩm bổ sung chất sắt, canxi và vitamin có lợi cho xương khớp.
  • Lựa chọn các loại giày, dép đế thấp dễ mang, hạn chế mang giày cao gót tránh gây ảnh hưởng đến khớp cổ chân.
  • Áp dụng biện pháp chườm đá lạnh hoặc chườm nóng giúp hạn chế tình trạng đau nhức, nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời.

Trên đây là những thông tin đã được chọn lọc giúp quý độc giả có thể nắm rõ tình trạng thoái hóa khớp cổ chân và cách điều trị phù hợp. Khi có triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh được những nguy cơ mắc bệnh tìm ẩn sau này.

Cùng chuyên mục

Cách chữa thoái hóa khớp gối bằng Đông y và những điều cần lưu ý

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ. Để mang đến hiệu quả tốt, bệnh nhân cần áp dụng...

Khớp gối bị khô - Cần ăn gì, uống gì, làm gì để cải thiện?

Khớp gối bị khô – Cần ăn gì, uống gì, làm gì để cải thiện?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng khi khớp gối bị khô. Một số thực phẩm quan trọng như ngũ cốc, các loại rau giàu canxi, sữa...

Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

Top 5 bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối tại nhà

Người bị thoái hóa khớp gối thường có xu hướng ít vận động do các vùng sụn khớp bị tổn thương. Vì vậy mà phương pháp tập Yoga được xem...

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh rất dễ đối diện với biến chứng teo cơ, bại liệt, hạn chế di chuyển, đau nhức, cứng khớp,… Với căn bệnh này,...

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Trong những năm gần đây, rất nhiều căn bệnh vốn chỉ gặp ở người lớn tuổi có xu hướng trẻ hóa, tiêu biểu nhất là thoái hóa khớp. Chính vì...

Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Tình trạng khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân có thể tạm chia làm hai nhóm lớn, hoặc là do tuổi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn