Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay do rất nhiều nguyên nhân gây ra như trật khớp, viêm gân, căng cơ,… Với căn bệnh này, người bệnh cần phải có hướng điều trị phù hợp để tránh các biến chứng xảy ra.

thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay
Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay gây hạn chế vận động cho người bệnh.

Nguyên nhân thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay

Cổ tay, khuỷu tay là bộ phận trên cơ thể thường xuyên chịu đựng sự tác động của các hoạt động cơ học của con người nên rất dễ bị tổn thương. Bệnh nhân bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay thường bị đau đớn, sưng tấy, khó chịu, cứng khớp, suy nhược cơ thể,… Một số trường hợp bệnh nhân còn gặp phải biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến cho người bệnh bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay.

1. Giới tính

Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ là đối tượng rất dễ bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay hơn nam giới. Khớp khuỷu tay là khớp phức tạp trên cơ thể con người, nằm ở giữa hai cấu trúc lớn là phần cánh tay và phần cẳng tay. Phần xương ở khuỷu tay và cổ tay ở phụ nữ rất mềm yếu, dễ bị chấn thương và nguy cơ bị thoái hóa xương khớp cao hơn.

2. Môi trường sống, thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột sẽ tạo điều kiện thuận lợi khiến người bệnh bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay. Những người không thích nghi kịp với điều kiện thay đổi thời tiết bên ngoài sẽ khiến cho cấu trúc khớp cổ tay, khuỷu tay (bao gồm sụn khớp, bao khớp) bị tác động tiêu cực, khiến người bệnh bị sưng tấy, đau nhức, khó chịu.

3. Hội chứng ống cổ tay

thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay
Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay do mắc phải bệnh hội chứng ống cổ tay.

Những người ở độ tuổi trung niên thường rất hay gặp phải căn bệnh này. Khi bị hội chứng ống cổ tay, xung quanh khớp cổ tay sẽ tiết nhiều dịch hơn. Bệnh nhân sẽ rất dễ bị viêm, sưng, đau nhức, cứng khớp,… Đặc biệt, cơ gập cổ tay, chức năng khuỷu tay bị ảnh hưởng, khó có thể gập duỗi, khiến người bệnh bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay.

4. Chấn thương

Một số chấn thương như trật khớp khuỷu tay, gãy xương khuỷu tay, căng cơ, bong gân,… rất dễ khiến cho người bệnh bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay. Lúc này, phần sụn ở khớp nhanh chóng bị bào mòn khiến cho 2 đầu xương cọ xát với nhau, chèn ép dây chằng gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

5. Mắc bệnh lý xương khớp

Những người bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay có thể do mắc các bệnh lý như viêm khớp, gout, loạn sản xương khớp, lupus, lyme,… Đây là những căn bệnh có thể khiến cho khớp cổ tay, khuỷu tay nhanh chóng bị sưng tấy, đau đớn. Tình trạng viêm, đứt, rách, giãn gân cơ ở khuỷu tay, cổ tay sẽ gây hạn chế vận động, khiến người bệnh không thể hoạt động được.

6. Virus, vi khuẩn xâm nhập

Vùng khớp cổ tay và ngón tay dưới tác động của các loại vi khuẩn, virut gây bệnh sẽ nhanh chóng gây ra phản ứng viêm. Các loại vi khuẩn này sẽ nhanh chóng di chuyển vào đường máu, tới màng xung quanh khớp cổ tay và sản sinh ra TNF-alpha. Đây là hoạt chất gây thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay cho người bệnh.

7. Yếu tố di truyền

Các số liệu thống kê cho thấy, nếu bố mẹ hoặc ông bà có tiền sử mắc bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay thì khả năng con cái mắc bệnh là 25%. Nguy cơ mắc bệnh thoái hóa xương khớp sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với những người bình thường.

8. Đặc thù công việc

thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay
Làm việc với máy tính nhiều khiến người bệnh bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay.

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay rất dễ gặp ở những người thường xuyên làm việc với máy tính trong khoảng thời gian dài hoặc lao động chân tay, công nhân trong xương. Những công việc này phải thực hiện trong nhiều giờ liền khiến cho khớp xương nhanh chóng bị co cứng, sưng, viêm, đau đớn.

9. Lão hóa xương khớp

Tuổi tác càng cao, con người sẽ đứng trước nguy cơ bị lão hóa xương khớp cao hơn. Hệ thống xương trong cơ thể con người rất dễ bị suy yếu và hao mòn dần. Bên cạnh đó, các khớp bị viêm nhiễm sẽ nhanh chóng bị sưng tấy, đau đớn. Người bệnh có dấu hiệu bị cứng khớp, đỏ khớp, hạn chế vận động và khó thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.

10. Hội chứng golf

Căn bệnh này hình thành do các chấn thương ở cơ, gân, dây chằng quanh phần trước cánh tay, phần dưới của khớp khuỷu tay. Những vết rách này sẽ khiến cho các cử động của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Dần dần, các khớp có dấu hiệu bị vôi hóa, gây áp lực lớn ở các cơ và dây thần kinh. Bệnh nhân đứng trước nguy cơ bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay. Ban  đầu, cơn đau âm ỉ xuất hiện ở tay nhưng về sau, người bệnh càng bị đau nhức dữ dội.

Hướng điều trị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay

Với căn bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân tiến hành chụp X-quang, MRI, điện cơ (EMG),… Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất.

1. Điều trị tại nhà

Với những trường hợp người bệnh bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các cách điều trị bệnh tại nhà để dễ dàng kiểm soát căn bệnh này. Dưới đây là một số cách chữa trị bệnh, bệnh nhân có thể tham khảo.

thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay
Chườm đá giúp kiểm soát bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay.

+ Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp: Người bệnh nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp giảm đau nhức, sưng viêm. Đồng thời, bệnh nhân cần ngưng các hoạt động trong khoảng 1 – 2 tuần.

+ Chườm lạnh: Sử dụng nước đá chườm lạnh là cách giúp người bệnh giảm đau nhức, sưng viêm và kiểm soát tình trạng tổn thương các mô. Bệnh nhân có thể sử dụng một túi nước đá đặt trong túi nhựa và chườm lên vùng khuỷu tay, cổ tay trong khoảng 15 – 20 phút để cải thiện các triệu chứng bệnh.

+ Dùng nẹp, băng khuỷu tay: Phương pháp này sẽ giúp cố định khuỷu tay, cổ tay bị thoái hóa. Nẹp sẽ hỗ trợ giảm áp lực lên vùng cánh tay khi thực hiện một số hoạt động nhất định.

+ Kê cao khuỷu tay: Đưa cao khuỷu tay lên ngang ngực sẽ giúp giảm sưng, đau đớn do bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay gây ra. Bệnh nhân chỉ cần chống khuỷu tay lên trên gối hoặc chăn để dễ dàng nâng khuỷu tay và cổ tay thoải mái hơn.

+ Áp dụng các bài tập kéo giãn cơ: Các động tác thực hiện rất đơn giản, nhẹ nhàng. Đồng thời, tránh duỗi thẳng khuỷu tay, gập bàn tay, các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay sẽ nhanh chóng được cải thiện.

+ Duy trì các bài tập vận động: Giúp cải thiện mức độ linh hoạt của cẳng tay. Tuy nhiên, người bệnh cần phải tiến hành khởi động trước khi thực hiện, tránh gây ảnh hưởng đến xương khớp.

+ Áp dụng một số bài thuốc dân gian: Với các nguyên liệu từ cây cỏ xước, cà gai leo, lá ngải cứu,… bệnh nhân có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng gạo lứt rang trị thoái hóa khớp rất hiệu quả. Khi thực hiện, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

2. Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc uống, người bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để nhanh chóng kiểm soát cơn đau nhức ở khớp khuỷu tay và cổ tay. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải có sự hướng dẫn tận tình của kỹ thuật viên. Nếu thực hiện sau cách, bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Một số bài tập vật lý trị liệu dành cho người bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay phổ biến hiện nay:

  • Kích thích dòng điện qua da
  • Liệu pháp siêu âm
  • Massage giảm đau
  • Liệu pháp nhiệt

Phương pháp này sẽ mất nhiều thời gian nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh. Bệnh nhân sẽ nhanh chóng lấy lại sự linh hoạt ở khớp khuỷu tay và cổ tay, dễ dàng kiểm soát các triệu chứng bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cần kiên trì điều trị bệnh mới nhanh chóng khỏi.

3. Sử dụng thuốc Tây

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay như thuốc uống, thuốc tiêm bắp, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,… Người bệnh cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng thuốc, tránh gây biến chứng teo cơ, cao huyết áp, đái tháo đường, loãng xương,…

thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay
Chữa thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay bằng thuốc Tây

Các loại thuốc được sử dụng phổ biến chữa trị bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay như sau:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Acetaminophen, paracetamol, aspirin, tramadol,…
  • Thuốc chống viêm không steroid NSAID: Naproxen, Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen,…
  • Tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống: Corticosteroid
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Opioids
  • Thuốc giãn cơ

Đây là những loại thuốc có thể kiểm soát được triệu chứng đau nhức, sưng tấy, cứng khớp do bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay gây ra. Tuy nhiên, thuốc Tây không phải là giải pháp tối ưu giúp loại bỏ tận gốc các triệu chứng bệnh. Do đó, nếu người bệnh lạm dụng sẽ rất dễ gây ra một số tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

4. Phẫu thuật

Nếu người bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc không khỏi hoặc đứng trước nguy cơ biến chứng thì bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để dễ dàng kiểm soát các triệu chứng đau đớn do bệnh gây ra. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định nội soi khớp hoặc phẫu thuật mổ. Đây là cách giúp loại bỏ các mô chết gây áp lực lên vùng khuỷu tay. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị bệnh này sẽ có mức chi phí rất cao, dễ tiềm ẩn rủi ro nhất định.

5. Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc Nam

Ưu điểm nổi bật của thuốc Nam trị bệnh xương khớp là sử dụng thành phần thảo dược đảm bảo lành tính dù sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, thuốc Nam vận hành nguyên lý chữa trị theo y học cổ truyền tức tác động vào căn nguyên. Nhờ vậy giúp giải quyết tình trạng tận gốc, ngăn ngừa tái phát trở lại. 

Với những thông tin của bài viết, hy vọng bạn đọc có thể xác định được tình trạng sức khỏe của mình và có phương hướng điều trị kịp thời.

XEM THÊM:

Cùng chuyên mục

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh rất dễ đối diện với biến chứng teo cơ, bại liệt, hạn chế di chuyển, đau nhức, cứng khớp,… Với căn bệnh này,...

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp cổ chân được xem là bệnh lý về xương khớp, và được biết đến là một trong những dạng thoái hóa xương khớp nguy hiểm hàng đầu...

Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không? [Giải đáp]

Thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bởi những cơn đau nhức, sưng tấy ở gối diễn ra thường xuyên. Vậy bệnh...

Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Tình trạng khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân có thể tạm chia làm hai nhóm lớn, hoặc là do tuổi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn