Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

Thoái hóa khớp gối: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách điều trị

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối đều gặp phải triệu chứng đau nhức, sưng tấy, ửng đỏ ở khớp gối,… Với căn bệnh này, người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý khiến cho lớp đệm tự nhiên ở sụn khớp nhanh chóng bị bào mòn. Tình trạng này đã khiến cho lớp sụn ở xương khớp nhanh chóng cọ xát với nhau gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Thậm chí có trường hợp hình thành gai khớp gối, người bệnh không thể vận động, di chuyển được. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân và khiến người bệnh rất dễ đối diện với hàng loạt biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này gây ra.

Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối không ngừng tăng lên mỗi năm, nhất là những người cao tuổi khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Trong đó, phụ nữ là người dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối hơn nam giới. Đây là căn bệnh diễn biến âm thầm nên rất khó phát hiện. Khi lớp sụn tự nhiên ở gối bị hao mòn, người bệnh sẽ phải đối diện với hàng loạt các triệu chứng do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.

thoái hóa khớp gối
Tuổi tác cao là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì quá trình tái tạo sụn khớp cũng suy giảm. Khi ở độ tuổi trưởng thành, những tế bào sụn sẽ không có khả năng sản sinh và tự tái tạo nữa.
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng tăng nhanh sẽ gây chèn ép lên các khớp khiến cho lớp sụn nhanh chóng bị bào mòn và hỏng dần theo thời gian. Tỉ lệ những người bị thoái hóa khớp gối ở tuổi 40 khi bị béo phì tăng gấp 6 lần so với người bình thường.
  • Di truyền: Những gen đột biến do di truyền sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Sụn khớp không được nuôi dưỡng thay vì bảo vệ khớp sẽ nhanh chóng  tự sản sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp và khiến bệnh nhân mắc bệnh.
  • Giới tính: Phụ nữ mắc bệnh thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới bởi lớp dây chằng ở khớp gối yếu hơn. Bên cạnh đó, thói quen đi giày cao gót nhiều sẽ gây áp lực lên sụn khớp, thúc đẩy lớp sụn bị thoái hóa.
  • Chấn thương: Những người gặp phải các chấn thương như giãn, đứt dây chằng, gãy xương bánh chè, đau nhức xương đùi, các cơ lỏng lẻo,… sẽ đứng trước nguy cơ bị thoái hóa khớp gối.
  • Vận động quá sức: Người thường xuyên chơi đá bóng, chạy đường dài, tennis,… ở cường độ cao sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp gối hoặc thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
  • Sử dụng thuốc corticoid: Lạm dụng thuốc corticoid hoặc sử dụng thuốc không đúng cách sẽ rất dễ làm tăng mức độ thoái hóa khớp gối.
  • Chế độ ăn uống: Việc ăn uống thiếu khoa học sẽ khiến cho túi hoạt dịch nhanh chóng tiết ra chất nhờn. Điều này sẽ khiến cho lớp sụn khớp bị hủy hoại gây ra bệnh thoái hóa khớp gối.
  • Mắc bệnh lý khác: Thoái hóa khớp gối còn do người bệnh mắc một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, gout, hội chứng rối loạn chuyển hóa,…

Triệu chứng thoái hóa khớp gối

Những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau nhức xương khớp
  • Sưng tấy khớp gối
  • Cảm giác nóng trong khớp, sưng đỏ ở khớp
  • Cơn đau xuất hiện liên tục và nhanh chóng tăng lên khi người bệnh di chuyển. Đồng thời, tình trạng đau đớn khớp gối sẽ giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
  • Cứng khớp gối, không thể cử động gối, nhất là vào buổi sáng và khi ngồi lâu
  • Xuất hiện tiếng kêu rắc rắc, lộp cộp khi người bệnh chuyển động đầu gối
  • Hạn chế khả năng vận động của đầu gối. Bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi đi bộ, leo lên cầu thang hoặc vào xe hơi.

4 giai đoạn phát triển của bệnh thoái hóa khớp gối

Những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối thường trải qua 4 giai đoạn phát triển bệnh. Mỗi giai đoạn sẽ tương ứng với các triệu chứng điển hình do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, hình ảnh chụp X-quang cũng sẽ có những tiến triển rõ rệt theo từng mức độ mắc bệnh. Dưới đây là những giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối, bệnh nhân cần phải biết để kiểm soát bệnh của mình.

thoái hóa khớp gối
Các giai đoạn tiến triển của bệnh thoái hóa khớp gối

# Giai đoạn 1: Khởi phát

Người bệnh đối diện với tình trạng loãng xương, ảnh hưởng đến sụn khớp. Đồng thời, bệnh nhân không có cảm giác đau hoặc khó chịu. Hình ảnh chụp X-quang bình thường và không có dấu hiệu hao mòn ở giữa các lớp sụn khớp. Bệnh nhân vẫn thực hiện các sinh hoạt hàng ngày và vận động, đi lại dễ dàng mà không bị ảnh hưởng nhiều đến lớp sụn khớp.

# Giai đoạn 2: Nhẹ

Bệnh nhân mắc phải một số triệu chứng thoái hóa khớp như cứng khớp, đau nhức xương khớp ở mức độ nhẹ. Hình ảnh chụp X-quang cho thấy lớp sụn khớp đã bắt đầu hao mòn dần, các mô cứng lại. Người bệnh bị ảnh hưởng nhẹ, các chất dịch hoạt vẫn còn, các xương không cọ xát vào nhau. Cơn đau chỉ thoáng qua, rất mơ hồ nên bệnh nhân khó có thể phát hiện.

# Giai đoạn 3: Trung bình

Mức độ tổn thương sụn khớp đã phát triển rõ hơn, các xương nhanh chóng bị thu hẹp. Trên hình ảnh chụp X-quang sẽ thấy rõ sự hao mòn của lớp sụn khớp, xương dày lên. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đớn, nhất là khi thực hiện các sinh hoạt hàng ngày như đi bộ, quỳ, uốn cong, chạy nhảy,… Đồng thời, mô khớp bị viêm, tiết ra chất lỏng hoạt dịch gây sưng khớp, cứng khớp vào buổi sáng.

# Giai đoạn 4: Nặng

Triệu chứng bệnh đã xuất hiện rõ ràng, bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức, sưng tấy khớp gây khó khăn cho việc vận động, di chuyển. Hình ảnh chụp X-quang cho thấy lớp sụn khớp đã hao mòn nhiều hoặc còn rất ít. Lớp nhầy quanh khớp cùng giảm dần, khớp bị khô, thậm chí có dấu hiệu biến dạng. Bệnh nhân cảm giác có tiếng kêu lắc rắc xuất hiện trong khớp. Gối bị sưng đau do bị tràn dịch.

Cách điều trị thoái hóa khớp gối

Với căn bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm. Để dễ dàng phát hiện bệnh, bệnh nhân sẽ tiến hành thực hiện một số chỉ định của bác sĩ chuyên khoa như chụp X-quang, siêu âm khớp, chụp cộng hưởng từ RMI, nội soi khớp, xét nghiệm máu,… Tùy thuộc vào từng mức độ mắc bệnh, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp chữa trị bệnh phù hợp nhất. Dưới đây là những cách điều trị thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể tham khảo.

1. Y học hiện đại

Khi áp dụng các phương pháp chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối theo y học hiện đại, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mắc bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị bệnh khác nhau cho bệnh nhân.

# Điều trị ở giai đoạn 1

thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Tây

Ở mức độ nhẹ, người bệnh thoái hóa khớp gối có thể sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm như acetaminophens, naproxen natri (Aleve), Ibuprofen (Advil, Motrin),… để kiểm soát các triệu chứng sưng tấy, đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể dùng các chất bổ sung cho cơ thể như glucosamine, chondroitin,… Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) để hỗ trợ điều trị bệnh. Với những loại thuốc này, người bệnh không được uống quá 10 ngày, tránh bị tác dụng phụ của thuốc gây ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

# Điều trị ở giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, người bệnh thoái hóa khớp gối vẫn sử dụng các loại thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu để giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ giúp xương khớp linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các phương pháp nẹp phần đầu gối để giảm áp lực lên bề mặt khớp. Các loại thuốc thường được sử dụng như sau:

  • Thuốc giảm đau: Paracitamol
  • Thuốc kháng viêm: Ibuprofen
  • Thuốc giãn cơ: Myonal
  • Thuốc chống thoái hóa khớp: Glucosamine
  • Các loại vitamin B

# Điều trị ở giai đoạn 3

Ở giai đoạn 3, người bệnh vẫn sử dụng thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp. Một số loại thuốc được áp dụng điều trị bệnh trong thời gian này là thuốc giảm đau OTC như acetaminophen, oxycodone, codein,… Ngoài ra, bệnh nhân còn tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic để kiểm soát bệnh tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh thoái hóa khớp gối của bệnh nhân. Đồng thời, người bệnh cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, không được vận động nặng để bệnh nhanh chóng khỏi.

# Điều trị ở giai đoạn 4

Khi bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở mức độ nặng, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật. Đây là giải pháp cuối cùng giúp người bệnh có thể vận động và di chuyển được. Không phải trường hợp nào bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối cũng tiến hành phẫu thuật, điều trị bệnh. Chỉ những trường hợp cần thiết, người bệnh điều trị bằng thuốc không thành công hoặc gặp nhiều biến chứng mới phẫu thuật để thay thế hoặc sửa lại khớp gối.

thoái hóa khớp gối
Phương pháp phẫu thuật chữa trị thoái hóa khớp gối

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh áp dụng một trong những phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa khớp gối như nội soi khớp, thay thế khớp mới, cắt bỏ xương, tế bào gốc,…  Cụ thể các phương pháp như sau:

  • Nội soi khớp: Giúp loại bỏ sụn khớp bị viêm hoặc làm sạch bề mặt của xương và sửa chữa những phần mô đã bị tổn thương của khớp. Đây là phương pháp áp dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi bị thoái hóa khớp gối.
  • Cắt bỏ xương: Áp dụng cho trường hợp người bệnh chỉ bị tổn thương ở vùng đầu gối. Phương pháp này sẽ giúp tạo liên kết đầu gối, kiểm soát vùng xương đã bị viêm, thoái hóa, gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
  • Phẫu thuật thay thế khớp: Trường hợp cần thiết, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật để có thể thay thế các khớp. Bộ phận khớp được thay thế được làm bằng kim loại hoặc nhựa. Chỉ những người bệnh trên 50 tuổi và mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở mức độ nặng mới được thực hiện phương pháp chữa trị này.
  • Tế bào gốc: Áp dụng cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối trên 35 tuổi. Phương pháp này sử dụng tế bào gốc để thay thế cho lớp sụn khớp đã mất. Tuy nhiên, mức chi phí thực hiện cao và người bệnh có thể đối diện với một số tác dụng phụ như tế bào sản sinh sai vị trí, nguy cơ hình thành khối u, phản ứng bất lợi chỗ viêm,…

2. Y học cổ truyền

Áp dụng những bài thuốc chữa trị bệnh theo Y học cổ truyền cũng giúp người bệnh có thể kiểm soát được bệnh thoái hóa khớp gối. Thông thường, phương pháp này chỉ nên thực hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ, các triệu chứng bệnh ít gây ảnh hưởng đến việc di chuyển, vận động của bệnh nhân. Bên cạnh đó, không phải người bệnh nào cũng thích hợp với cách chữa trị này. Do đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi chữa trị bệnh bằng Y học cổ truyền. Dưới đây là một số phương pháp cụ thể, bệnh nhân có thể tìm hiểu.

# Áp dụng bài thuốc Đông y

thoái hóa khớp gối
Sử dụng thuốc Đông y chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối

Theo Y học cổ truyền, thoái hóa khớp gối hình thành là do yếu tố ngoại nhân (phong, hàn xâm nhập) và yếu tố nội nhân (can thận, khí huyết hư tổn). Để điều trị căn bệnh này, Đông y chú trọng đẩy lùi căn nguyên gây bệnh, giúp khí huyết lưu thông, phục hồi tạng phủ, tăng cường sức khỏe,… Những bài thuốc Đông y giúp tiêu viêm, giảm đau, giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị này có tác dụng chậm, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài mới có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối gây ra.

# Sử dụng bài thuốc Nam

Một số bài thuốc Nam với các nguyên liệu tự nhiên như lá lốt, bột quế, lá đinh lăng, mật ong,… có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Đây là những bài thuốc điều trị bệnh tại nhà giúp giảm đau, tiêu sưng, hỗ trợ cải thiện bệnh thoái hóa khớp gối. Thuốc Nam khá an toàn, lành tính, mức chi phí điều trị rất thấp. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khó trước khi thực hiện, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Các bài thuốc Nam thường được sử dụng như sau:

  • Thuốc uống: Lá đinh lăng, lá lốt, bột quế,…
  • Thuốc đắp, chườm: Ngải cứu, xương rồng, gạo, giấm,…
  • Thuốc xoa: Rượu gừng, rượu tỏi, rượu bìm bịp,…

# Vật lý trị liệu

Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu chữa trị bệnh như sóng cao tần, tia hồng ngoại, tia laze, chườm nóng, nhiệt điện,… Đây là cách tác động vào cơ khớp giúp giảm đau, giảm phù nề, sưng tấy khớp,… Với cách chữa trị này, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn ở các khớp. Người bệnh nên kết hợp giữa uống thuốc, vật lý trị liệu và bài tập yoga chữa thoái hóa khớp gối để bệnh nhanh chóng khỏi.

# Kết hợp đồng thời 2 phương pháp SỬ DỤNG THUỐC + TẬP LUYỆN

Hiệu quả rõ rệt hơn việc đơn thuần chỉ dùng 1 bài thuốc đồng thời ít rủi ro hơn biện pháp phẫu thuật, việc kết hợp điều trị thoái hóa khớp gối bằng bài thuốc nam đặc trị đồng thời tập luyện vật lý trị liệu sẽ cho ra kết quả hoàn hảo hơn.  

Theo giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết: “Bệnh lý thoái hóa khớp gối trong Đông y gọi là hạc tất phong. Chứng này do can kinh bị phong thấp nhiệt làm sưng to đầu gối. Y học cổ truyền gọi bệnh hạc tất phong tức phong gối hạc, gối giống như gối con hạc: to ở trên, nhỏ ở dưới. Phép chữa là tả can hỏa lợi tiểu trừ thấp nhiệt”.

bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp Đỗ Minh Đường

Nằm trong Top các nhà thuốc Đông y gia truyền được đông đảo người dùng tin tưởng, bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường được đưa vào ứng dụng hơn 150 năm qua. Trải qua 5 đời cha truyền con nối, lương y Đỗ Minh Tuấn hiện đang là người kế thừa và phát huy truyền thống gia đình, trực tiếp đào sâu nghiên cứu, cải thiện, tối ưu bài thuốc phù hợp hơn với cơ địa người Việt thời nay.

Bài thuốc nam Đỗ Minh Đường đặc trị thoái hóa khớp gối

Bài thuốc được tạo nên bởi 4 bài thuốc nhỏ cùng công dụng vượt trội, gia giảm theo tỷ lệ vàng, hoạt động theo cơ chế khu phong, tán hàn, hoạt huyết, hành khí tập trung giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh, phục hồi tổn thương cơ xương và ngăn chặn tái phát bệnh trở lại.

bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp Đỗ Minh Đường

Bài thuốc đặc trị chính là yếu tố quan trọng nhất để chữa khỏi tận gốc bệnh thoái hóa khớp gối, bao gồm 4 bài thuốc nhỏ:

  • Thuốc đặc trị bệnh cơ xương khớp
  • Thuốc hoạt huyết bổ thận
  • Thuốc bổ gan thải độc
  • Thuốc kiện tỳ ích tràng

Sự kết hợp hài hòa của hơn 30 loại thảo dược quý như gối hạc, tơ hồng xanh, dây đau xương…giúp tái tạo sụn khớp và sụn dưới xương, đồng thời hồi phục chức năng gan thận, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Năm 2019, dựa trên kết quả khảo sát của 200 người bệnh đã từng điều trị thoái hóa khớp tại Đỗ Minh Đường cho thấy:

  • 78,5% bệnh nhân hồi phục tới hơn gần 90% khả năng vận động sau 90 ngày dùng thuốc.
  • 14% bệnh nhân cần đến 4-5 tháng mới khỏi bệnh hoàn toàn do tình trạng bệnh nặng và đã có tiền sử sử dụng nhiều thuốc Tây y mà không hiệu quả.
  • 7,5% bệnh nhân không có tiến triển nhiều do sức đề kháng kém, khả năng đáp ứng với thuốc của cơ thể yếu, không kiên trì áp dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Nằm trong 14% người bệnh bị thoái hóa khớp nặng, chú Đăng – Người gần như đã chấp nhận số phận sẽ liệt vĩnh viễn, là bệnh nhân có tiến triển khả quan và bất ngờ nhất mà Đỗ Minh Đường tiếp nhận điều trị.

[Video] Hành trình kiên cường chiến đấu với bệnh tật của bệnh nhân Đăng – Phú Thọ

Không chỉ được các chuyên gia đầu ngành trong giới Y học cổ truyền công nhận về công năng mà bài thuốc đem lại. Nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn được người tiêu dùng dành trọn tin tưởng khi cam kết 100% DƯỢC LIỆU SẠCH được khai thác tại chính 3 vườn dược liệu lớn của dòng họ Đỗ Minh. Ươm trồng bài bản, thu hái theo quy trình khép kín, bảo quản sấy khô bằng công nghệ hiện đại, vườn dược liệu Đỗ Minh Đường tự hào là đơn vị phát triển thảo dược đạt tiêu chuẩn khắt khe và được Bộ Y tế cấp phép.

Bạn đọc cần tìm hiểu sâu hơn về điều trị bệnh lý liên quan đến xương khớp, vui lòng liên hệ đến hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội) hoặc 0938 449 768 – 028 3899 1677 (TP. Hồ Chí Minh) để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Phòng ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả

Thoái hóa khớp gối nếu không được chữa trị sẽ khiến người bệnh gặp phải các biến chứng phức tạp như teo cơ, bại liệt, biến dạng khớp,… Với căn bệnh này, việc phòng ngừa bệnh là rất cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý giúp mọi người có thể phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả.

thoái hóa khớp gối
Đi bộ nhẹ nhàng phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối.
  • Duy trì cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì
  • Kiểm soát lượng đường trong máu, nhất là khi mắc bệnh tiểu đường
  • Tích cực luyện tập thể dục hàng ngày với các bộ môn như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Hạn chế vận động nặng hoặc tham gia những trò chơi dễ gây tổn thương đến xương khớp
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu, nhất là thực phẩm chứa các thành phần như canxi, vitamin, khoáng chất,…
  • Không nên ăn thức ăn cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ, được chế biến sẵn,…
  • Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Với những người làm việc văn phòng, bạn không được ngồi quá lâu tại một chỗ, nên thay đổi tư thế thường xuyên tránh bị mỏi khớp.
  • Thường xuyên xoa bóp khớp gối mỗi ngày, nhất là vào buổi sáng và tối để khớp có thể lưu thông máu tốt hơn
  • Không nên căng thẳng, lo lắng quá mức và làm việc quá sức
  • Uống đủ nước mỗi ngày và có thể bổ sung nước ép trái cây để xương khớp chắc khỏe hơn
  • Tiến hành kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ để dễ dàng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh lý thoái hóa khớp gối. Đây là căn bệnh có thể gây ra những biến chứng phức tạp nên bệnh nhân cần phải thận trọng. Nếu nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu nào mắc bệnh thì nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh khiến bệnh không khỏi mà chuyển biến nặng hơn.

Cùng chuyên mục

Các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến nhất

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối được sử dụng nhằm cải thiện cơn đau, chống viêm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, một số loại thuốc...

Gai mâm chày khớp gối

Gai mâm chày khớp gối – Dấu hiệu và cách điều trị

Gai mâm chày khớp gối tình trạng khớp gối bị tổn thương khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, đi lại khó khăn gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Mời...

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa?

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa

Thoái hóa khớp là một bệnh lý không còn xa lạ đối với người cao tuổi. Càng ngày, bệnh càng có xu hướng trẻ hóa gây nên nhiều phiền phức...

Chữa thoái hóa khớp gối

Chữa thoái hóa khớp gối bằng các bài thuốc Nam hiệu quả

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường diễn ra ở người cao tuổi, khiến cho người bệnh đối mặt với tình trạng đau nhức và khó khăn trong quá...

Bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

Top 5 bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối tại nhà

Người bị thoái hóa khớp gối thường có xu hướng ít vận động do các vùng sụn khớp bị tổn thương. Vì vậy mà phương pháp tập Yoga được xem...

Khớp gối bị khô - Cần ăn gì, uống gì, làm gì để cải thiện?

Khớp gối bị khô – Cần ăn gì, uống gì, làm gì để cải thiện?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng khi khớp gối bị khô. Một số thực phẩm quan trọng như ngũ cốc, các loại rau giàu canxi, sữa...

Bình luận (51)

  1. Đặng Thành Tố says: Trả lời

    Khoảng mấy tháng nay khi vận động thỉnh thoảng gối tôi cứ có tiếng kêu rắc rắc như vậy có phải là biểu hiện của thoái hóa khớp không mọi người?

    1. Vũ Ngọc Thư says: Trả lời

      vThế là biểu hiện của khô khớp rồi đó. Để lâu dần dần là thoái hóa gai xương đau lắm.

    2. Hiền 78 says: Trả lời

      Hiện tượng khô khớp như thế này thấy nhiều người bảo ăn nhiều đậu bắp, với xương hầm nhất là chân giò vì nó có chất nhầy làm tăng sinh nhầy khớp có đúng không nhỉ?

    3. Nguyên Nguyễn says: Trả lời

      Ăn những cái đấy hỗ trợ cũng tốt nhưng tốt hơn là uống thuốc bạn ạ. Trước gối tôi mới phát hiện ra có tiếng lạo xạo như vậy tôi mua luôn mấy lọ glcosamin với sụn cá mập uống thế mà nó đỡ đấy.

    4. Duyên Trần says: Trả lời

      Hồi ấy bạn bị hiện tượng gối kêu như vậy có lâu không thì dùng glucasamin. Sao tôi dùng chả thấy đỡ gì cả, cử động gối nó vẫn kêu và đi lại nhiều tý là bị đau?

    5. Bồng Bềnh MM says: Trả lời

      Uống cái đó là thực phẩm chức năng lúc mới bị nhẹ hoặc chưa bị uống phòng ngừa thì tốt chứ đã bị đau rồi thì phải uống thuốc mới khỏi. Mình thấy có nhà thuốc Đỗ Minh Đường chữa bệnh xương khớp này tốt lắm đấy. Mọi người thử liên hệ với họ mà chữa xem. Đến báo nổi tiếng còn khen họ này https://suckhoedoisong.vn/dut-benh-xuong-khop-don-gian-hieu-qua-tu-thao-duoc-thien-nhien-n142805.html

  2. Hoàng - HN says: Trả lời

    Mẹ em bị thoái hóa khớp gối gần 5 năm nay rồi. Đi lên cầu thang rất khó khăn, nhất là những hôm thay đổi thời tiết thì không đi lại gì cũng đau. Mẹ em cũng chữa nhiều kiểu đông y và tây y rồi mà không chữa được. Mọi người có ai bị như vậy điều trị như thế nào khỏi được không chỉ cho em cách với?

    1. Trần Lâm Du says: Trả lời

      Giờ chỉ có điều kiên trì điều trị bằng đông y may ra thì khỏi thôi. Điều trị thuốc tây chỉ là thuốc giảm đau tạm thời thôi, dùng lâu hại dạ dày lắm. Trước khớp gối tôi cũng bị thoái hóa đau nhiều, ban đầu điều trị mãi không khỏi sau đó gặp được nhà thuốc Đỗ Minh Đường đến vừa uống thuốc vừa châm cứu xoa bóp bấm huyệt thì nó khỏi tới giờ đã mấy năm rồi không bị đau nữa.

    2. Nguyễn Hải Nam says: Trả lời

      Nhà thuốc này địa chỉ ở đâu vậy? Tôi cũng muốn đến chữa thử xem thế nào? Dạo này bệnh khớp gối của tôi lại nặng lên không muốn uống thuốc giảm đau nữa sợ ảnh hưởng đến dạ dày.

    3. Huệ Hứa says: Trả lời

      Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có 2 cơ sở, 1 ở Hà Nội với 1 ở Hồ Chí Minh. Địa chỉ nào gần thì mình đến khám thôi, mình chỉ biết địa chỉ ở Hồ Chí Minh của họ thôi ở số 37A, ngõ 97, văn cao, Ba Đình, Hà Nội, số điện thoại liên hệ bác sĩ Tuấn 0963302349

    4. Minh Tân Nguyễn says: Trả lời

      Ở Hà Nội nhà thuốc làm việc vào thời gian như thế nào vậy? Thấy bảo điều trị khớp gối này thì phải kết hợp cả châm cứu xoa bóp bấm huyệt với uống thuốc nữa mới tốt nhưng làm châm cứu thì mỗi ngày phải làm 1 lần mà tôi lại không có thời gian thì uống thuốc không liệu có được không nhỉ?

    5. Phan Tuyết Nhi says: Trả lời

      Như bác sĩ Đỗ Minh Tuấn của nhà thuốc có giải thích với em là điều trị chủ yếu là uống thuốc. Vì thuốc nó mới đi vào bên trong cơ thể trị vào gốc bệnh. Chứ còn làm châm cứu bấm huyệt chỉ là làm lưu thông kinh lạc ở bên ngoài làm giảm đau nhanh hơn thôi. Uống thuốc không cũng được tuy nhiên ban đầu nó sẽ lâu đỡ hơn là châm cứu thêm. Bác cứ tới lấy thuốc mà uống, nhà thuốc này làm việc trong giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần cả thứ 7 và chủ nhật luôn. Buổi sáng từ 8h đến 12h chiều từ 13h30 đến 17h30.

  3. Nông Kim Oanh says: Trả lời

    Sau khi sinh xong đến nay được 2 năm, em bị tăng khoảng 15kg. Giờ đi bộ 1 lúc là thấy bị đau gối. Không biết như vậy có phải bị thoái hóa không mọi người?

    1. Hoa says: Trả lời

      Tăng cân thì dễ thoái hóa lắm. Bạn đi chụp cái phim XQuang là biết ngay mà.

    2. Quốc Huy says: Trả lời

      Người bình thường thì khớp gối nó đã phải chịu trọng tải lớn nhất của cơ thể rồi, nếu tăng cân nó quá tải kiểu gì chả bị đau, quá tải 1 thời gian là thoái hóa đấy. Cố luyện tập kết hợp chế độ ăn uống giảm cân đi.

  4. Trần Thị Lành says: Trả lời

    Đang ngồi xuống mà đứng lên là gối mình thường bị đau, nhiều khi phải vịn mới đứng được dậy. Hiện tượng như vậy xuất hiện khoảng 2 tháng này rồi nhưng mình chưa đi khám gì cả. Như vậy liệu có phải là bị thoái hóa khớp gối không?

    1. Linh Chí says: Trả lời

      Nếu vậy bạn phải đi khám đi chứ. Ở khớp gối nó có nhiều bệnh chứ có phải mỗi bệnh thoái hóa khớp gối không đâu.

    2. Quý Phùng says: Trả lời

      Bị đau như vậy mà cử động gối nó cứ lục cục thì kiểu gì cũng bị thoái hóa. Xưa mới bị tôi cũng như vậy mà nhưng để cho chắc thì cứ đi làm xét nghiệm, chụp chiếu

  5. Lê Thanh Hải says: Trả lời

    Ở trong bài viết tôi thấy có giới thiệu nhà thuốc nam gia truyền chữa bệnh xương khớp Đỗ Minh Đường gì đấy. Đọc thấy người ta viết hay quá, đã có ai điều trị ở đây chưa liệu có khỏi được thật hay không vậy?

    1. Hường 40t says: Trả lời

      Không biết mình điều trị thật kết quả thế nào nhưng tôi tìm hiểu đọc được bài viết thì thấy nhiều người bảo dùng bài thuốc của họ tốt lắm http://chuabenhviemkhop.com/thuoc-chua-benh-viem-xuong-khop-dong-ho-do-minh.html

    2. Nguyễn Công Hòa says: Trả lời

      Tôi cũng ngoài khớp gối ra còn bị thoái hóa khớp cổ nữa. Điều trị nhiều nơi không khỏi. May có dạo biết được nhà thuốc Đỗ Minh Đường qua trang face book của bác Xuân Hinh. Bác cũng bị thoái hóa xương khớp điều trị ở nhà thuốc Đỗ Minh Đường điều trị thấy khỏi nên quay trực tiếp giới thiệu cho mọi người xem. Thế là tôi tìm đến nhà thuốc khám và điều trị liệu trình bác sĩ kê cho là khỏi

    3. Vịnh- Hà Nam says: Trả lời

      Nhà thuốc này điều trị như thế nào vậy bạn? Đến khám rồi bác sĩ kê thuốc cho về sắc à?

    4. Phan Đăng says: Trả lời

      Thuốc của nhà thuốc này không cần sắc đâu. Họ bào chế thành thuốc cao hết rồi mình chỉ việc pha nước ra là uống thôi. Tôi đang điều trị đây là có 3 loại cao, đó là cao đặc trị xương khớp cao bổ gan giải độc và hoạt huyết bổ thận.

  6. Phương Uyên says: Trả lời

    Bà bạn tôi bảo có đau gối thoái hóa khớp gối này thì cấy chỉ cũng tốt lắm. Tôi mới chỉ đi châm cứu thôi chứ chưa cấy chỉ không biết nó là như thế nào liệu có tốt thật không mọi người?

    1. Tiến Tinh Tấn says: Trả lời

      Tôi cấy mấy đợt rồi. Nó cũng giống châm cứu thôi, bác sĩ đưa chỉ tự tiêu vào huyệt mình, nó cứ nằm ở trong huyệt đến khi nào tiêu hết thì thôi. Cấy xong thì nó cũng đỡ đau được 1 thời gian. Nhưng cũng như châm cứu nó không khỏi được đâu.

    2. Hiểu Nam says: Trả lời

      Tôi từ trước tới giờ điều trị nhiều phương pháp lắm. Ngoài cấy chỉ ra còn tác động cột sống, xung điện siêu âm các kiểu nhưng nó cũng chỉ đỡ được thời gian sau lại đau lại.

    3. Ngô Thành An says: Trả lời

      Đấy toàn là những phương pháp điều trị vật lý trị liệu, nó chỉ làm lưu thông kinh lạc giảm đau tại chỗ và là chữa ngọn thôi. Còn gốc bệnh thì nó vẫn ở trong cơ thể, dần dần gốc bệnh nó phát triển lại thì lại đau lại thôi.

    4. Lưu Hán Thành says: Trả lời

      Cái này thì còn phải tùy thuộc vào bác bị bệnh ở mức nào nữa. Nếu nó nhẹ thì đi được nhiều còn nó nặng đang viêm cấp thì không nên đi. Tốt nhất là đến bác sĩ khám rồi tư vấn cho. Như tôi đi khám bác sĩ bảo bị bình thường thì mỗi ngày nên đi bộ tầm 15-20 phút.

  7. Tuấn Tùng says: Trả lời

    Bị thoái hóa khớp gối đi bộ bao nhiêu phút một ngày thì tốt hả mọi người?

    1. Lưu Hán Thành says: Trả lời

      Cái này thì còn phải tùy thuộc vào bác bị bệnh ở mức nào nữa. Nếu nó nhẹ thì đi được nhiều còn nó nặng đang viêm cấp thì không nên đi. Tốt nhất là đến bác sĩ khám rồi tư vấn cho. Như tôi đi khám bác sĩ bảo bị bình thường thì mỗi ngày nên đi bộ tầm 15-20 phút.

  8. Thanh Thủy says: Trả lời

    Mình có xem được các bài tập tốt cho người bị đau khớp gối và đã áp dụng tập 1 thời gian thấy tốt. Chia sẻ lại cho những ai đang bị đau khớp gối tập cho bớt đau đi này

  9. Đinh Thu Trang says: Trả lời

    Tôi bị thoái hóa khớp gối 4 năm nay, đi chụp phim thì bác sĩ bảo có gai xương. Nhiều lần bị viêm đau tràn dịch khớp gối phải nằm viện điều trị. Từ ngày đó tới giờ cứ thỉnh thoảng nó lại đau lại phải uống thuốc giảm đau. Có bà hàng xóm đang bảo đi tiêm vào khớp bà ấy vừa đi tiêm thấy nó gối nhẹ nhàng luôn. Tiêm vậy không biết có hại dạ dày mà có khỏi được lâu không mọi người?

    1. Võ Viện- HCM says: Trả lời

      Tiêm vào khớp này cũng có nhiều loại thuốc tiêm đấy. Tiêm thì tiêm loại dịch khớp tự nhiên chứ đừng tiêm loại corticoid làm hại khớp với đau dạ dày đấy. Tuy nhiên loại dịch khớp tự nhiên thì đắt có khi đếm mấy triệu 1 mũi.

    2. Hà Thu Lê says: Trả lời

      Cái loại dịch khớp này tôi tiêm mấy lần rồi. Nó không gây đau dạ dày nhưng nhìn chung lại thì nó cũng chỉ được 1 thời gian rồi lại bị đau lại. Những mũi đầu thì được lâu những mũi sau thì bị đau lại nhanh hơn. Giờ cuối cùng tôi vẫn chuyển kiên trì điều trị đông y. Đang uống thuốc của Đỗ Minh Đường được gần 2 tháng thì thấy tiến triển cũng tốt mà người thấy khỏe ra. Hi vọng là nó khỏi.

    3. Nguyễn Định 90 says: Trả lời

      Bác điều trị bao lâu thì thấy tiến triển vậy ạ? Cháu cũng lấy thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho mẹ cháu dùng, dùng hôm nay là vừa tròn 1 tuần rồi mà vẫn chưa thấy có dấu hiệu tiến triển gì. Mẹ cháu đang bảo là không hợp thuốc không biết như thế nào.

    4. Trần Thị Hoài Thương says: Trả lời

      Thuốc của nhà thuốc này là thuốc nam nên tác dụng của nó không nhanh được đâu. Mới uống được có 1 tuần làm gì đã biết là hợp hay không hợp. Trước đây tôi điều trị phải đến tầm nửa tháng thì mới thấy có tiến triển. Gối nó nhẹ đi được 1 ít. Chứ những ngày đầu còn bị đau hơn vì công thuốc ấy. Bảo mẹ bạn tiếp tục uống đi, gặp được thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường là may mắn đấy, trước tôi điều trị bao nhiêu nơi, mất bao nhiêu tiền không khỏi. Gặp được nhà thuốc Đỗ Minh Đường này mới khỏi đấy. Đúng là đông y chuẩn quan trọng nhất là phải kiên trì, đặc biệt là những giai đoạn đầu uống thuốc, không kiên trì dễ nản lắm. Như tôi uống hết tháng đầu mà cảm giác nó chỉ đỡ được 1-2 phần gì đấy, vẫn còn đau nhiều, đi lại khó khắn. Uống sang tháng thứ 2 thì tiến triển nhanh hơn kết thúc tháng thứ 2 là thì đỡ được khoảng 5-6 phần, gối cử động đỡ có tiếng kêu lạo xạo hơn, đi lại dễ ràng hơn. Ngoài ra tôi còn bị bệnh thoái hóa khớp cột sống lưng hay bị đau lưng cũng thấy đỡ đau luôn. Thành ra điều trị 1 bệnh được 2 bệnh. Cứ như vậy tiến triển dần dần uống gần 4 tháng thì khỏi. Đến giờ đã được mấy năm gối không phải uống thêm thuốc gì nữa cả. Người nhờ vậy mà thỏai mái, khỏe khoắn lên nhiều.

    5. Hồng Nhung says: Trả lời

      Điều trị như vậy chi phí có hết nhiều không ?

    6. Lý Sáng Tạo says: Trả lời

      Tùy vào mỗi người mà chi phí khác nhau đấy bạn ạ. Như trước đây tôi điều trị 2 tháng đầu điều trị liều nặng hơn là 3 triệu 1 tháng. Tháng sau đỡ rồi thì giảm xuống dùng liều 2,4 triệu 1 tháng. Muốn biết rõ hơn thì bạn vào đây tham khảo thêm này https://benhviemxuongkhop.com/gia-1-lieu-trinh-thuoc-chua-benh-xuong-khop-tai-do-minh-duong-bao-nhieu-n4278.html

  10. Hùng Trịnh says: Trả lời

    Tôi thấy giờ người ta hay bán rượu để xoa bóp giảm đau trong bệnh xương khớp. Bị đau gối dùng mấy loại ấy liệu có tốt không nhỉ?

    1. Kính HH says: Trả lời

      Em đọc thấy có chỗ dạy lấy hạt gấc giã ra ngâm rượu để xoa bóp. Không biết dùng loại này có tốt không? Có ai đã dùng cách này chưa

  11. Sắc Lan says: Trả lời

    Bệnh thoái hóa xương khớp thế này thì chỉ có điều trị bằng đông y là tốt nhất thôi chứ điều trị tây y thì chỉ là giảm đau tạm thời về lâu về dài còn làm hại dạ dày, hại luôn cả xương khớp là làm giòn xương nữa.

    1. Hoa Mọt Gió says: Trả lời

      Đông y thì phải đông y có nguồn gốc rõ ràng chứ cứ như trên tivi quay toàn là than tre, rồi thuốc rác của trung quốc nhập về thì sợ lắm

    2. Nghiêm Đắc Hiếu says: Trả lời

      Nếu nói về thuốc thì có nhà thuốc Đỗ Minh Đường ở trong bài viết là yên tâm mọi người ạ. Trước khi điều trị ở đây tôi tìm hiểu kỹ về nhà thuốc này rồi, thứ nhất là họ dùng thuốc nam, thuốc nam là thuốc trồng trong nước mình nên không phải sợ thuốc rác từ Tàu, đặc biệt hơn là nhà thuốc này lại còn tự trồng được thuốc để chữa cho bệnh nhân nữa. Những thông tin này được tivi rồi các báo nổi tiếng đều nói. Đúng là thuốc tốt nên điều trị hiệu quả mà không có tác dụng phụ gì cả.

  12. Trần Thị Thơ says: Trả lời

    Lúc trẻ thì khỏe như thế, làm việc từ sáng đến tối không mệt, thế mà về già cái là thua hết bệnh tật. Nhất là cái khớp gối nó đau đi còn không nổi. Chả làm ăn được gì nữa.

    1. Nguyễn Lan Hương says: Trả lời

      Thoái hóa nó là quy luật nhưng ở tuổi cao đã đành bác ạ. Cháu đây mời có 32 tuổi,từ khi sinh xong cháu thứ 2 là thấy xương khớp nó đã bắt đầu thoái hóa. Cứ trở trời cái là đau lưng đau gối khó chịu lắm.

    2. Yến Oanh says: Trả lời

      Tuổi này mà vậy là thoái hóa hơi sớm đấy. Cố gắng ăn uống đầy đủ chất nhất là những món nhiều canxi như cua ốc. Rồi uống một số thực phẩm hỗ trợ xương khớp vào. Chứ để vài tuổi nữa thì khổ lắm.

  13. Nhiên Tp says: Trả lời

    Mọi người có ai biết thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường bán ở đâu không? Tôi muốn mua điều trị, dạo này bệnh thoái hóa gối của tôi lại đau lên.

    1. Hoàng Đinh says: Trả lời

      Thuốc của họ chỉ có tại cơ sở của họ thôi. Muốn điều trị thì bạn đến trực tiếp. không đến trực tiếp thì bạn gọi tới nhà thuốc gặp bác sĩ gửi thuốc về cho mà điều trị. Bạn liện hệ với họ qua các kênh sau này
      Địa chỉ Nhà thuốc tại Hà Nội
      – Địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình
      – Hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349
      Địa chỉ Nhà thuốc tại Hồ Chí Minh
      – Địa chỉ: Số 100 Đường D1, Phường 25, Quận Bình Thạnh
      – Hotline: 028 3899 1677 – 0932 088 186
      Website: https://dominhduong.com/
      Email: lienhe@dominhduong.com
      Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong/

    2. Nhiên Tp says: Trả lời

      Cho em hỏi là nếu đặt thuốc như thế này thì mình nhận thuốc rồi gửi tiền có được không ạ?

    3. Trương Như says: Trả lời

      Được nha bạn ơi. Nhận thuốc rồi gửi hoặc bạn chuyển khoản trước cũng được. Nhận thuốc rồi gửi thì bạn mất thêm 20k tiền ship COD.

  14. Dương Chung says: Trả lời

    Trong dân gian nhiều nơi có những mẹo chữa hay mà. Như chỗ tôi thì có thể là đắp lá ngải hoặc là lá lốt lấy cả lá cả thân giã ra để đắp.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn