Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

Bệnh nhân thoái hóa khớp kiêng ăn gì để bệnh không nặng hơn?

Bị thoái hóa khớp nên kiêng ăn gì là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Nắm rõ vấn đề này giúp người bệnh dễ dàng xây dựng thực đơn ăn uống khoa học nhằm cải thiện sức khỏe, phục hồi tổn thương ở mô sụn, tăng độ dẻo dai của xương khớp và hỗ trợ giảm đau nhức.

thoái hóa khớp kiêng ăn gì
Bệnh nhân thoái hóa khớp nên kiêng ăn gì?

Thoái hóa khớp là bệnh xương khớp mãn tính phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở người trung niên và người già do tác động của quá trình lão hóa cùng với một số yếu tố cộng hưởng như chấn thương, lao động nặng, thừa cân – béo phì, ảnh hưởng của các bệnh lý hệ thống,…

Thoái hóa khớp khiến mô sụn và xương dưới sụn bị xơ hóa, bào mòn, hư tổn và giảm khả năng đàn hồi, độ dẻo dai theo thời gian. Tình trạng này khiến ổ khớp trở nên kém linh hoạt, dễ bị đau nhức, tê cứng và giảm khả năng vận động, đi lại.

Bị thoái hóa khớp nên kiêng ăn gì?

Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây thoái hóa nhưng chế độ ăn uống không lành mạnh có thể kích thích phản ứng viêm, đau nhức và thúc đẩy tốc độ lão hóa ở mô sụn. Hơn nữa, một số loại thực phẩm và thức uống còn có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi và vitamin D khiến xương khớp suy yếu, giòn, dễ nứt gãy và tổn thương theo thời gian.

Vì vậy bên cạnh các phương pháp điều trị chuyên sâu, bệnh nhân bị thoái hóa khớp cần điều chỉnh thói quen ăn uống – đặc biệt là nên kiêng cử các loại thực phẩm và đồ uống tác động tiêu cực đến tiến triển của bệnh.

Để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị thoái hóa khớp, cần kiêng cử và hạn chế một số loại thực phẩm, đồ uống sau:

1. Người bị thoái hóa khớp nên kiêng ăn thịt đỏ

Thịt đỏ (cừu, bò, dê,…) chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như protein, sắt, magie, mangan,… Loại thực phẩm này có thể cải thiện sức khỏe cơ bắp, giảm mệt mỏi, chống suy nhược và nâng cao thể trạng. Tuy nhiên người bị thoái hóa khớp và mắc các viêm khớp mãn tính nên hạn chế bổ sung thịt đỏ vào chế độ ăn hàng ngày.

Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ thịt đỏ thường xuyên khiến nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao. Thành phần này tích tụ trong máu và có khả năng kích thích phản ứng viêm ở mô sụn bị tổn thương, gây đau nhức và sưng đỏ. Hơn nữa, acid uric tăng cao buộc thận phải tăng khả năng đào thải nhằm duy trì điện giải và ổn định nồng độ acid uric trong huyết tương.

thoái hóa khớp kiêng ăn gì
Ăn quá nhiều thịt đỏ khiến nồng độ axit uric tăng cao và kích thích phản ứng viêm, đau ở khớp

Tuy nhiên, hoạt động đào thải quá mức có thể khiến lượng canxi trong cơ thể bị sụt giảm dần theo thời gian. Canxi suy giảm khiến mô xương xốp, giòn, dễ nứt gãy và đau nhức khi có tác động – đặc biệt là người gặp các vấn đề về xương khớp.

Với những ảnh hưởng trên, các bác sĩ Cơ xương khớp đều khuyến khích bệnh nhân bị thoái hóa khớp hạn chế bổ sung thịt đỏ vào chế độ dinh dưỡng. Thay vào đó, có thể thay thế bằng các nhóm thực phẩm chứa hàm lượng đạm vừa phải như cá, đậu nành, thịt gà,…

2. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Dùng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có thể khiến cân nặng tăng lên đột ngột, làm tăng cholesterol trong máu, gây xơ vữa động mạch, cao huyết áp và gan nhiễm mỡ. Như đã biết, cân nặng vượt mức chính là một trong những nguyên nhân làm tăng áp lực lên các khớp – đặc biệt khớp háng và khớp gối. Áp lực từ trọng lượng cơ thể có thể khiến mô sụn bị chèn ép, thoái hóa, hư tổn và đau nhức nhiều khi vận động.

XEM NGAY: Bệnh xương khớp – khổ sở vô cùng! Danh y chỉ cách chữa khỏi bệnh tới già

thoái hóa khớp kiêng ăn gì
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có thể gây thừa cân – béo phì và thúc đẩy tốc độ lão hóa của mô sụn

Ngoài ra một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy, sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng số lượng và mức độ các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp. Khi dung nạp vào cơ thể, một số axit béo có xu hướng lắng đọng ở mô sụn khiến sụn khớp bị rối loạn chuyển hóa, trở nên suy yếu, xơ hóa và giảm đàn hồi theo thời gian.

Để tránh gây ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh, người bị thoái hóa khớp nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như thức ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, snack,… Đồng thời nên bổ sung thực phẩm chứa các axit béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu dừa và các loại cá béo để tăng cường sức khỏe, kích thích ổ khớp sản sinh dịch nhờn và hỗ trợ làm giảm áp lực lên mô sụn.

3. Tránh sử dụng thực phẩm chứa nhiều gia vị (muối, đường)

Các loại thực phẩm chứa nhiều muối, đường (đồ hộp, thức ăn nhanh, bánh kẹo,…) là nhóm thực phẩm người mắc các vấn đề xương khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng cần kiêng cử.

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, dùng quá nhiều đường có thể kích thích phản ứng viêm đau ở ổ khớp và thúc đẩy tốc độ lão hóa của da, xương khớp và một số cơ quan khác trong cơ thể. Bên cạnh đó, thực phẩm chứa nhiều đường còn gây tăng cân và dễ dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.

thoái hoá khớp kiêng ăn gì
Sử dụng quá nhiều đường có thể kích thích phản ứng viêm ở ổ khớp bị thoái hóa

Trong khi đó, ăn quá nhiều muối có thể kích thích thận tăng đào thải clorua (natri clorua có trong muối). Tuy nhiên, natri clorua bị đào thải có thể dẫn đến tình trạng tăng bài tiết canxi và các khoáng chất cần thiết qua thận. Vì vậy, thói quen ăn mặn có thể khiến xương bị suy yếu, có nguy cơ nứt gãy và kích thích cơn đau ở ổ khớp thoái hóa bùng phát mạnh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc các bệnh xương khớp mãn tính – đặc biệt là người bị gout và thoái hóa khớp cần tập thói quen ăn nhạt, tránh dùng quá nhiều đường, muối và gia vị cay nóng. Các thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến tiến triển của mô sụn, xương khớp mà còn làm tăng áp lực lên các cơ quan tiêu hóa.

4. Kiêng cử nước ngọt có gas và cà phê

Canxi là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Thiếu hụt canxi là nguyên nhân trực tiếp gây loãng xương, khiến xương suy yếu, dễ đau nhức và tổn thương khi lao động, đi lại.

Thực tế cho thấy, khả năng hấp thu canxi của cơ thể có xu hướng giảm dần theo độ tuổi. Điều này khiến cho hệ thống xương khớp ở người trung niên và người cao tuổi thường suy yếu và kém dẻo dai hơn so với người trẻ.

thoái hoá khớp kiêng ăn gì
Người bị thoái hóa khớp nên tránh dùng nước ngọt có gas và cà phê thường xuyên

Bên cạnh đó, khả năng hấp thu canxi còn bị ảnh hưởng do thói quen uống cà phê và nước ngọt có gas. Các nghiên cứu cho thấy, caffeine và phosphor trong các loại thức uống này có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi và một số khoáng chất cần thiết như kẽm, magie và sắt. Ngoài ra, sử dụng nước ngọt có gas còn gây đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày và tăng nguy cơ thừa cân – béo phì.

5. Tuyệt đối không uống rượu bia và thức uống chứa cồn

Thức uống chứa cồn không chỉ gây hại cho dạ dày và gan mà còn tác động tiêu cực đến hệ thống xương khớp. Sử dụng rượu bia thường xuyên có thể làm giảm khả năng đào thải axit uric trong máu và kích thích phản ứng viêm, sưng và đau nhức ở khớp bị thoái hóa.

ĐỪNG BỎ LỠ: Xương khớp Đỗ Minh – Đẩy lùi TẬN GỐC thoái hóa khớp an toàn, hiệu quả, không tái phát

thoái hoá khớp kiêng ăn gì
Dùng nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp và hoại tử vô mạch chỏm xương đùi

Ngoài ra, thức uống chứa cồn còn có thể gây tổn thương các mao mạch nuôi dưỡng khớp khiến mô sụn và tế bào xương không có đủ dưỡng chất để phát triển và tái tạo. Thực tế cho thấy, người nghiện rượu có nguy cơ bị thoái hóa khớp và hoại tử vô mạch chỏm xương đùi cao hơn so với người không sử dụng thức uống chứa cồn.

Bên cạnh đó, thói quen uống rượu bia còn gây xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm loét dạ dày tá tràng và các vấn đề về tim mạch. Để bảo vệ sức khỏe tổng thể nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng, bệnh nhân thoái hóa khớp tuyệt đối không sử dụng rượu bia và một số loại thức uống chứa cồn khác.

Người bị thoái hóa khớp nên lưu ý gì khi ăn uống?

Thoái hóa khớp là hệ quả của quá trình lão hóa dưới tác động của nhiều yếu tố cộng hưởng. Bệnh có tiến triển chậm, dai dẳng và hầu như không thể điều trị hoàn toàn.

Hiện nay, mục tiêu chính của việc điều trị bệnh lý này là giảm cơn đau, cải thiện khả năng đi lại, vận động và làm chậm tiến triển của bệnh. Trong đó, chế độ dinh dưỡng được xem là một trong những yếu tố tác động đến quá trình thoái hóa – tái tạo mô sụn.

thoái hoá khớp kiêng ăn gì
Nên đa dạng nhóm thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày

Để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị thoái hóa khớp, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề khi ăn uống sau đây:

  • Nên đa dạng các nhóm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày nhằm cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chế độ ăn kiêng khem quá mức có thể gây sụt cân và khiến cơ thể gầy yếu, suy nhược.
  • Bên cạnh các thực phẩm cần hạn chế, nên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh và tác động tích cực đến tiến triển của bệnh như rau xanh, thực phẩm giàu vitamin D, canxi,…
  • Bệnh nhân bị thoái hóa khớp nên ăn uống vừa phải, tránh ăn uống quá mức hoặc thường xuyên bỏ bữa. Các thói quen này có thể khiến cơ thể tăng cân hoặc sụt giảm cân nặng bất thường.
  • Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, cần sinh hoạt khoa học và tập thể dục thường xuyên để cải thiện độ dẻo dai và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
  • Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ và tái khám thường xuyên để được kiểm tra, đánh giá tổn thương ở mô sụn.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Bệnh nhân bị thoái hóa khớp nên kiêng ăn gì?”. Hy vọng qua bài viết, người bệnh có thể xây dựng thực đơn ăn uống khoa học nhằm cải thiện sức khỏe và hỗ trợ giảm đau nhức, tê bì khớp. Ngoài chế độ dinh dưỡng, nên sinh hoạt khoa học và tập thể dục thường xuyên nhằm tăng độ dẻo dai, chắc khỏe và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

Tham khảo thêm: Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. Phương pháp này có thể thay thế cho những phương pháp...

Bị thoái hóa khớp có nên uống canxi không? Thế nào đúng cách?

Canxi rất cần thiết cho những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp, giúp người bệnh giảm thiểu đau đớn, sớm phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn. Vậy bị...

Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối

Các giai đoạn của thoái hóa khớp gối và những điều cần lưu ý

Các giai đoạn thoái hóa khớp gối sẽ diễn ra từ cấp độ 1 cho đến cấp độ 4. Những tổn thương ở khớp gối cũng sẽ tăng dần theo...

Tìm hiểu cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, đây không phải là cách duy nhất có...

Phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối có hiệu quả?

Phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối có hiệu quả?

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu trong quá trình điều trị khớp gối mang lại những hiệu quả tích cực. Song song với điều trị bằng thuốc Tây,...

Gạo lứt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc

Cách dùng gạo lứt rang trị thoái hóa khớp ít người biết

Sử dụng gạo lứt rang trị thoái hóa khớp là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị tốt, mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho người bệnh....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn