Thoát vị đĩa đệm chữa khỏi được không?
Nội Dung Bài Viết
Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp xảy ra ở người cao tuổi và đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa. Đây là bệnh lý khá phổ biến hiện nay và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Liệu thoát vị đĩa đệm chữa được khỏi không sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm chữa khỏi được không?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị tổn thương hoặc suy yếu chức năng. Lớp vỏ bao quanh cột sống bị khô gãy, mòn hoặc bị rách khiến cho phần nhân nhầy bên trong cột sống bị chệch ra khỏi vị trí bình thường. Hiện tượng chèn ép vào các rễ thần kinh không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà còn gây tê bì, đau nhức,…
Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng, không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà những đối tượng trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh, đe dọa nghiêm trọng đến công việc cũng như cuộc sống.
Ngày nay, với trình độ y học phát triển thì việc điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp bao gồm cả thoát vị đĩa đệm không quá khó khăn. Tuy nhiên, so với các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp thì thoát vị đĩa đệm là căn bệnh có quá trình điều trị không hề đơn giản.
Bệnh “Thoát vị đĩa đệm chữa khỏi được không?” luôn là vấn đề quan tâm của những người không may mắc phải. Trên thực tế, bệnh có chữa được hay không còn phải phụ thuộc vào những yếu tố như:
- Tình trạng bệnh: Mỗi người bệnh sẽ có tình trạng bệnh lý khác nhau. Nếu bệnh nhân đang ở trong giai đoạn bệnh mới khởi phát và chưa phát sinh tổn thương đến vùng kề cận thì cơ hội điều trị dứt điểm sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu tình trạng nặng khiến nhân nhầy chèn ép rễ thần kinh tủy sống thì rất khó để chữa khỏi hoàn toàn.
- Phương pháp điều trị: Nếu ngay từ ban đầu, người bệnh được tư vấn và cho áp dụng phương pháp điều trị phù hợp thì tỷ lệ bệnh tái phát lại vô cùng thấp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh rất lâu khỏi. Do đó, bệnh nhân cũng cần tìm hiểu kỹ phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
- Sự kiên trì của bệnh nhân: Để điều trị dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm thì cũng phải cần một quá trình dài. Do đó, người bệnh cần kiên trì và nghiêm túc tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ thì bệnh mới có thể đem lại kết quả như mong muốn.
- Địa chỉ chữa bệnh: Việc lựa chọn địa chỉ uy tín cũng giúp cho quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm được nhanh chóng và có kết quả tốt. Không chỉ phụ thuộc vào tay nghề, chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ mà còn có sự hỗ trợ của máy móc, thuật hiện đại cũng giúp cho quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn.
Do đó, khi sớm phát hiện bệnh và bệnh chưa có dấu hiệu chèn ép lên các rễ dây thần kinh thì tỷ lệ khỏi bệnh rất cao. Điều trị bằng phương pháp bảo tồn là giải pháp sẽ giúp ức chế và cải thiện bệnh. Tuy nhiên, nếu đã bước sang giai đoạn nặng thì việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn và phẫu thuật sẽ là phương pháp được chỉ định nhưng sẽ mang lại những rủi ro nhất định.
Như vậy, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi nhưng người bệnh sẽ khó lấy lại hoàn toàn chức năng vận động vốn có của đĩa đệm cũng như toàn bộ cột sống. Sau này, trong quá trình sinh hoạt, làm việc, nếu vô tình gặp phải một số tác động không quá lớn cũng có thể gây ra những tổn thương và khiến bệnh quay lại bất kỳ lúc nào.
Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đang được áp dụng phổ biến như:
1. Thuốc Tây chữa thoát vị đĩa đệm
Có thể nói, chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây là phương pháp phổ biến nhất được các bác sĩ chỉ định làm liệu trình điều trị cho bệnh nhân. Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn thường là:
- Thuốc kháng viêm không steroid: Naproxen, ibuprofen,… có tác dụng cắt nhanh cơn đau.
- Thuốc giảm đau: Meloxicam, paracetamol,… được chỉ định trong trường hợp bệnh nhẹ.
- Thuốc giãn cơ: Decontractyl, myonal,… được chỉ định sử dụng trong trường hợp tình trạng đau nhức nghiêm trọng.
2. Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
Vật lý trị liệu cũng là phương pháp mang lại hiệu quả tốt nếu người bệnh thực hiện theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ và kiên trì theo từng đợt sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng thông qua các kỹ thuật trị liệu như:
- Liệu pháp nóng lạnh
- Thủy liệu pháp
- Massage mô sâu
- Kích thích dây thần kinh qua da
- Điện trị liệu hoặc nhiệt trị liệu
- Kéo giãn cột sống
3. Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật là phương pháp sẽ được chỉ định cho bệnh nhân đang ở giai đoạn nặng , có sử dụng thuốc nhưng không hiệu quả. Khi đó, mổ hở và phẫu thuật nội soi sẽ là 2 giải pháp được áp dụng phổ biến trong hiện nay.
Tuy nhiên, phẫu thuật đòi hỏi chi phí cao, tiềm ẩn những rủi ro ở trong hoặc sau điều trị. Vì vậy, trước khi thực hiện phẫu thuật, bạn nên đến những bệnh viện lớn và uy tín để thực hiện. Đồng thời, sau phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Đông y chữa thoát vị đĩa đệm
Đây cũng là phương pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng bởi tính an toàn, hiệu quả và ít rủi ro. Trong Đông y, người ta thường sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên như cây chìa vôi, cỏ xước, ngải cứu, cây trinh nữ,…. để chữa thoát vị đĩa đệm.
Sở dĩ, thuốc đông y được nhiều người biết đến bởi chúng có tác dụng giảm đau, tái tạo lớp sụn khớp, kháng viêm và trị phong thấp rất tốt. Đồng thời, các hoạt chất có trong các loại thảo dược cũng giúp người bệnh cắt giảm được những cơn đau do đĩa đệm gây nên.
Tuy nhiên, để điều trị bệnh mang lại kết quả khả quan, bên cạnh sự kiên trì áp dụng thì người bệnh cũng cần lựa chọn những phòng khám Đông y uy tín. Bởi việc sử dụng những bài thuốc không đảm bảo và chưa được kiểm chứng có thể sẽ gây ra những vấn đề không mong muốn.
Nguyên nhân điều trị thoát vị đĩa đệm không khỏi
Với nền y học hiện đại như hiện nay thì các bệnh về cơ xương khớp nói chung và bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng đều có phương pháp điều trị và chúng phụ thuộc vào từng yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khiến cho quá trình điều trị bệnh kéo dài và không khỏi thường xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
1. Phương pháp điều trị không phù hợp
Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến xương khớp thường tự mua thuốc điều trị mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho rằng, việc lạm dụng thuốc giảm đau sẽ làm gia tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, thủng dạ dày, suy thận,…
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng thuốc giảm đau của Tây y và Đông y cũng chỉ cải thiện các triệu chứng trong thời gian ngắn. Do đó, khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở cột sống, người bệnh nên nến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.
2. Không tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Trong quá trình điều trị, hầu hết các bệnh nhân đều có chung tâm lý là nóng lòng muốn nhanh hết bệnh. Thế nhưng, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều biện pháp điều trị khác nhau, việc tự ý ngưng điều trị sẽ khiến cho cơn đau nhanh chóng tái phát.
Ngưng điều trị một cách đột ngột sẽ khiến cho quá trình chữa trị bắt đầu lại từ đầu với thời gian kéo dài hơn. Do đó, để nhanh chóng khỏi bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo phác đồ cũng như sự hướng dẫn từ bác sĩ.
3. Chế độ sinh hoạt không khoa học sau điều trị
Sau điều trị, nếu bệnh nhân không thay đổi thói quen sinh hoạt sẽ khiến cho bệnh có khả năng tái phát cao. Một số trường hợp bệnh nhân vẫn tiếp tục khuân vác vật nặng, ngồi làm việc sai tư thế,… khiến cho cơn đau tái phát rất nhanh.
Chính vì vậy, trong thời gian hồi phục người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tư thế hoặc thói quen xấu ảnh hưởng đến cột sống và giúp ngăn ngừa cơn đau tái phát. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khoa học cũng góp phần hỗ trợ người bệnh rất nhiều trong việc ngăn ngừa tình trạng thoát vị đĩa đệm tái phát.
Những lưu ý giúp người thoát vị đĩa đệm nhanh khỏi
Trong thời gian điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, nhằm giúp cho người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng cũng như ngăn ngừa nguy cơ bệnh quay trở lại, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá, thịt gà để cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm sữa hoặc các sản phẩm chế biến từ sữa để cung cấp canxi và dưỡng chất cho cơ thể.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích trong quá trình điều trị. Đồng thời, hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh và thực phẩm nhiều đạm để cải thiện các triệu chứng cúa bệnh.
- Rèn luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, khiến cho khung xương được chắc khỏe, linh hoạt và dẻo dai. Người bệnh nên thực hiện các bài tập phù hợp với thể trạng cũng như tình trạng bệnh sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị.
- Luôn giữ tinh thần được thoải mái, tránh những căng thẳng mệt mỏi. Bởi tinh thần thoải mái là một trong những yếu tố góp phần gia tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Bài viết đã giúp ngược giải đáp về vấn đề “thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?”. Mặc dù, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khó chữa, nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời cùng với chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!