Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

12 Cách Trị Sâu Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh, Tận Gốc

Trồng răng Implant có đau không? Giá bao nhiêu tiền?

Sâu Răng Nặng: Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị

Cấy ghép Implant là gì? Ưu và nhược điểm khi cấy ghép Implant

Quy trình trồng răng Implant chuẩn nhất hiện nay

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thời gian niềng răng mất bao lâu để răng đều và đẹp?

Niềng răng là phương pháp giúp cho hàm trăng đều hơn, khắc phục tình trạng răm món, răng thưa, răng hô,… Vậy thời gian niềng răng mất bao lâu để răng đều và đẹp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Thời gian niềng răng mất bao lâu để răng đều và đẹp
Niềng răng là nhu cầu của rất nhiều người.

Thời gian niềng răng mất bao lâu để răng đều và đẹp?

Rất nhiều trường hợp răng bị hô, móm, lệch chuẩn nhưng sau khoảng một thời gian răng đã đều tăm tắp, thẳng hàng. Thực tế, những người này đã trải qua quá trình niềng răng rất phức tạp. Một hàm răng đều, đẹp sẽ giúp thay đổi diện mạo của con người, nhất là người phụ nữ. Hàm răng trắng đều sẽ giúp bạn nhanh chóng có được nụ cười rạng rỡ, tự tin hơn.

Thông thường, thời gian niềng răng sẽ dao động từ 18 – 24 tháng. Điều này còn tùy thuộc rất nhiều vào khung răng hoặc xương hàm. Nếu xương hàm bị khiếm khuyết quá nghiêm trọng thì thời gian niềng răng sẽ kéo dài lên đến 3 năm. Bên cạnh đó, nếu niềng răng ở trẻ em thì thời gian sẽ nhanh hơn. Khung xương của bé chưa ổn định nên việc điều chỉnh răng sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Ở trẻ em, việc niềng răng sẽ dễ dàng hơn người lớn. Các bé sẽ không cần phải nhổ răng hoặc đeo thêm những dụng cụ quá phức tạp. Thời gian niềng răng ở các bé có thể mất từ 6 tháng đến 1 năm tùy vào mức độ khiếm khuyết của răng. Bên cạnh đó, thời gian niềng răng còn được chia theo các mốc như sau:

  • Mốc 1: Sắp xếp đều các răng trên hàm (khoảng 2 – 6 tháng đầu)
  • Mốc 2: Điều chỉnh trục các răng (khoảng từ 3 – 6 tháng)
  • Mốc 3: Điều chỉnh toàn bộ khớp cắn (khoảng từ 6 – 9 tháng)
  • Mốc 4: Duy trì sự ổn định của các răng (khoảng thêm 6 – 9 tháng)

Quy trình niềng răng chuẩn y khoa

Hàm răng thưa, hô, món sẽ khiến cho mọi người cảm thấy ngại ngùng, mất tự tin trong giao tiếp. Việc chỉnh sửa răng là một trong những nhu cầu rất cần thiết đối với mỗi người. Để hàm răng đều, đẹp, người thực hiện phải tuân thủ đúng quy trình niềng răng. Dưới đây là quy trình niềng răng gồm 6 bước, mọi người cần phải biết.

Thời gian niềng răng mất bao lâu để răng đều và đẹp
Một số bước tiến hành niềng răng

+ Bước 1: Khám và tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám trực tiếp để kiểm tra răng miệng cho bệnh nhân. Đồng thời phân tích, thống nhất để đưa ra kết quả điều trị cuối cùng cho các bạn. Tiếp đến, khách hàng sẽ phải lấy mẫu dấu hàm, chụp phim X – Quang bằng máy Sirona để kiểm tra cấu trúc răng, phần nướu và xương hàm. Bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho khách hàng để có được những lựa chọn phù hợp nhất.

+ Bước 2: Lập phác đồ điều trị chi tiết

Sau khi thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích phim X-quang và mẫu hàm bằng các phần mềm chuyên dụng. Lúc này, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị chi tiết nhất cũng như kết quả dự đoán và thời gian thực hiện phù hợp với từng người. Phác đồ điều trị sẽ phù hợp với từng người tùy thuộc vào từng mức độ mắc bệnh răng miệng của bệnh nhân.

+ Bước 4: Điều trị tổng quát trước khi niềng răng

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và điều trị các bệnh lý về răng miệng cho người bệnh như viêm nha chu, cạo vôi răng, sâu răng,… Đây là cách giúp khách hàng tránh các bệnh lý sẽ phát sinh trong suốt quá trình niềng răng. Việc điều trị tổng quát sẽ khắc phục được các bệnh lý răng miệng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

+ Bước 5: Tiến hành điều trị niềng răng

Sau khi thực hiện xong các bước trên, bác sĩ sẽ tiến hành gắn các mắc cài và hướng dẫn chi tiết cho khách hàng cách chăm sóc răng miệng trong suốt quá trình niềng răng. Đồng thời, bác sĩ sẽ tái khám định kỳ trong suốt 2 – 4 tuần để có thể điều chỉnh lực di chuyển của răng. Các mắc cài sẽ được nhanh chóng gắn vào khớp răng để điều chỉnh răng phù hợp với từng người.

+ Bước 6: Kết thúc điều trị – Duy trì kết quả

Kết thúc điều trị, khách hàng sẽ sở hữu hàm răng đều và đẹp. Bác sĩ tiến hành tháo mắc cài và cho bệnh nhân sử dụng khí cụ duy trì để giúp ổn định khung xương của răng trong khoảng một thời gian nhất định. Sau khi điều trị, mọi người cần phải chú ý chăm sóc răng miệng để tránh tình trạng sâu răng và giúp răng chắc khỏe hơn.

Các yếu tố quyết định thời gian niềng răng

Niềng răng là cách đơn giản nhất giúp cho con người nhanh chóng sở hữu bộ răng như mong muốn và nụ cười trở nên rạng rỡ hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào niềng răng cũng mang đến một hàm răng đẹp như mong muốn. Một số trường hợp, răng vẫn giống như ban đầu và không được cải thiện nhiều. Hiệu quả của việc niềng răng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như sau.

Thời gian niềng răng mất bao lâu để răng đều và đẹp
Nụ cười rạng rỡ sau khi niềng răng.

# Độ tuổi của người niềng

Thực tế, việc niềng răng ở độ tuổi từ 6 – 12 tuổi sẽ dễ dàng hơn. Đây là thời điểm khung xương răng của các bé thay đổi linh hoạt theo khung có sẵn. Càng lớn tuổi, thời gian niềng răng sẽ lâu hơn bởi khung xương hàm đã được cố định chắc chắn. Tuy nhiên, niềng răng vẫn đạt kết quả tốt và thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn 3 – 5 tháng. Với những bệnh nhân bị sâu ăn hoặc mắc bệnh nha chu sẽ mất thêm thời gian chữa trị bệnh trước khi niềng.

# Tình trạng răng miệng

Với những hàm răng khỏe mạnh thì việc niềng răng sẽ diễn ra trong khoảng thời gian nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có răng miệng không tốt (bị sâu răng, viêm nha chu, răng bị vỡ, răng to, răng bị lệch,…) thì việc niềng răng sẽ mất nhiều thời gian hơn. Trong trường hợp răng bị hô, lệch nặng hoặc quá to, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bớt hoặc phẫu thuật xương hàm để có thể niềng răng. Đồng thời, thời gian thực hiện sẽ dài hơn bình thường.

# Thói quen ăn uống, chăm sóc răng

Khi tiến hành niềng răng, thời gian đầu, mọi người cần phải thực hiện kiêng khem các loại thức ăn cứng, dai,… Đây là những thực phẩm tác động trực tiếp lên men răng, gây ảnh hưởng đến răng. Tình trạng này sẽ khiến răng bị hô, móm, lệch răng càng nặng hơn. Do đó, nếu bạn muốn niềng răng thì cần chú ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng.

# Tuổi tác

Đây là một trong những yếu tố quyết định đến thời gian niềng răng. Độ tuổi niềng răng lý tưởng nhất là 6 – 18 tuổi. Trong khoảng thời gian này, cấu trúc xương hàm dễ thay đổi. Do đó, việc điều chỉnh răng sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thời gian niềng răng ở trẻ có thể rút ngắn từ 6 tháng đến 1 năm. Đặc biệt, người lớn có thể phải nhổ răng mới đáp ứng được quá trình niềng răng.

# Người thực hiện

Để sớm sở hữu hàm răng đẹp như mong muốn, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng. Bên cạnh đó, bác sĩ có trình độ chuyên môn và tay nghề cao sẽ giúp bạn dễ dàng cải thiện tình trạng răng bị hô, móm trong thời gian ngắn nhất. Tuyệt đối không được chọn những cơ sở y tế chưa được cấp giấy phép hoạt động, phòng khám “chui” dẫn đến “tiền mất, tật mang”.

# Trang thiết bị đảm bảo an toàn

Nếu trang thiết bị không đảm bảo an toàn sẽ khiến cho người thực hiện sẽ rất dễ bị mắc các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm nha chu, nhiễm trùng răng,… Tình trạng này sẽ càng nguy hiểm hơn khi người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, bệnh nhân cần lựa chọn phòng nha khoa đảm bảo đầy đủ trang thiết bị và chúng cần được khử trùng an toàn trước khi thực hiện.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết được: Thời gian niềng răng mất bao lâu để răng đều và đẹp? Thời gian niềng răng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Để biết được thời gian thực hiện khi niềng răng, khách hàng nên tiến hành kiểm tra tổng quát và tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn không nên tự ý điều chỉnh răng hoặc sử dụng các hóa chất gây ảnh hưởng , khiến răng bị tổn thương.

Cùng chuyên mục

So sánh bọc răng sứ và dán sứ veneer

Bọc răng sứ và dán sứ Veneer cái nào tốt hơn?

Hiện nay, bọc răng sứ và dán sứ Veneer đang là hai phương pháp phục hình và thẩm mỹ răng phổ biến. Cả hai phương pháp đều giúp đem đến...

Những điều cần biết về phương pháp niềng răng

Niềng răng là gì? Có đau không? Quy trình và lưu ý

Tình trạng răng mọc lệch, mọc khấp khểnh, vẩu, hô…đều là những vấn đề chẳng ai muốn xảy ra với bản thân. Nó không chỉ khiến bạn mất tự tin...

Khi niềng răng, có nhiều vấn đề cần lưu ý

Niềng răng mắc cài tự buộc (tự khóa) là gì? Có ưu và nhược điểm gì?

Niềng răng mắc cài tự buộc được cải tiến từ phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại truyền thống, khắc phục được nhược điểm của kỹ thuật niềng...

Nên niềng răng mắc cài sứ hay kim loại? Loại nào tốt hơn?

Nên niềng răng mắc cài sứ hay mắc cài kim loại là mối bận tâm hàng đầu của bạn đọc – đặc biệt là những người đang có ý định...

Quy trình trồng răng implant

Quy trình trồng răng Implant chuẩn nhất hiện nay

Trồng răng Implant giúp phục hình răng một cách toàn diện, nhanh chóng và hiệu quả. Để đạt được điều đó đòi hỏi quy trình thực hiện phải nghiêm ngặt,...

Cấy ghép Implant là gì? Ưu và nhược điểm khi cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant là gì? Ưu và nhược điểm khi cấy ghép Implant

Trồng răng implant (cấy ghép implant) là phương pháp phục hồi thẩm mỹ thay thế cho răng đã mất. Có thể nói, phương pháp này chính là vị cứu tinh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn