Triệu chứng đau nửa đầu bên trái cảnh báo bệnh gì?

Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não chính xác nhất

Bệnh mất ngủ mãn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bật mí cách chữa mất ngủ bằng tinh bột nghệ bạn nên thử

8 Món ăn giúp an thần chữa mất ngủ siêu hiệu quả

Tìm hiểu cách điều trị mất ngủ bằng phương pháp châm cứu

Dùng mật ong chữa mất ngủ như thế nào đúng và hiệu quả

Khắc phục chứng mất ngủ đơn giản chỉ với 1 củ hành tây

Cách phòng ngừa chứng thiếu máu não ở người cao tuổi

Đau nửa đầu bên phải là bị gì? Có nguy hiểm không?

Dùng thuốc an thần chữa mất ngủ và những điều cần lưu ý

Thuốc an thần chữa mất ngủ là một phương pháp tối ưu cho những người đang gặp vấn đề về giấc ngủ, khó ngủ hoặc dễ thức giấc. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng không hề đơn giản vì thuốc luôn có tác dụng phụ đi kèm. Vậy lựa chọn thuốc an thần chữa mất ngủ nào là phù hợp nhất? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về thuốc an thần chữa mất ngủ

Thuốc an thần là gì?

Thuốc an thần chữa mất ngủ là tên gọi chung của nhóm thuốc có tác dụng làm chậm hoạt động của não. Giúp giải phóng cảm giác căng thẳng mệt mỏi, tạo sự thư giãn, thoải mái cho bộ não hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ và giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Đây là nhóm thuốc rất dễ bị lạm dụng vì hiệu quả nhanh chóng mà nó đem lại. Nhưng ngược lại nó cũng gây ra không ít tác dụng phụ và biến chứng nghiêm trọng có hại cho sức khỏe khi quá lạm dụng, thậm chí là bị lệ thuộc và nghiện thuốc. Vì vậy, hầu hết các loại thuốc trong nhóm thuốc này đều phải thông qua sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ mới được sử dụng.

Thuốc an thần chữa mất ngủ
Thuốc an thần chữa mất ngủ là nhóm thuốc giúp giải phóng stress, làm chậm hệ thần kinh và dễ đi vào giấc ngủ hơn

Tác dụng của nhóm thuốc an thần chữa mất ngủ

Theo nghiên cứu của các chuyên gia khoa học, nhóm thuốc an thần chữa mất ngủ thường gây tác động lên bộ não thông qua một chất dẫn truyền thần kinh có tên là GABA (viết tắt của từ Acid gamma – aminobutyric).

Theo đó, mỗi loại thuốc an thần đều có cách thức hoạt động không giống nhau nhưng mục đích cuối cùng đều là kích thích hoạt tính của GABA và tạo ra cảm giác thoải mái, thư giãn. Vì thế, khi sử dụng với một liều dùng phù hợp sẽ đem lại hiệu quả rất tốt đó là ngủ ngon, sâu giấc, giảm căng thẳng…

Thậm chí trong một vài trường hợp, nhóm thuốc này còn được sử dụng để giảm đau, chống co giật, đau nhức cơ, gây mê…

Những đối tượng được chỉ định sử dụng thuốc an thần chữa mất ngủ

Như đã biết, nhóm thuốc an thần khi không được kê đơn sẽ không thể tự ý mua được, bởi vì chỉ những đối tượng thật sự cần điều trị bằng thuốc mới được dùng. Chẳng hạn như:

  • Những người mất ngủ triền miên, thường xuyên và kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm. Khó đi vào giấc ngủ, đêm trằn trọc hoặc ngủ chập chờn, dễ thức giấc.
  • Những người bị bệnh động kinh.
  • Những người bị trầm cảm, tự kỷ hoặc có dấu hiệu bị trầm cảm.
  • Những người thường xuyên phải suy nghĩ, âu lo, căng thẳng quá mức dẫn đến stress.

Ngoại trừ những trường hợp trên thì tất cả những đối tượng khác khi chưa được sự cho phép và chỉ định của bác sĩ thì không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc an thần chữa mất ngủ nào để tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc.

Bị mất ngủ nên uống thuốc gì?

Theo thông tin từ cc bác sĩ chuyên khoa thì một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị mất ngủ gồm:

Barbiturat

Đây là nhóm thuốc có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương không chọn lọc. Thuốc này đã từng được sử dụng như là một phương pháp riêng để làm dịu hệ thần kinh, thúc đẩy sự duy trì giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, do loại thuốc này quá mạnh nên rất dễ gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như dị ứng, khó dung nạp thuốc và đặc biệt là dễ bị nghiện thuốc.

Chính vì vậy, hiện nay loại thuốc này đã được thay thế bằng nhóm thuốc Benzodiazepin để giảm thiểu tác dụng phụ. Nhưng trong một vài trường hợp cần thuốc để chống co giật và gây mê thì Barbiturat vẫn được sử dụng.

Một số các loại thuốc phổ biến trong nhóm thuốc này gồm:

  • Benzyl Butyl barbiturat
  • Butalbital
  • Pentobarbital
  • Thiopental natri
  • Phenobarbital
  • Amobarbital
  • Primidone
  • Secobarbital

Thuốc thuộc nhóm Benzodiazepine

Nhóm thuốc Benzodiazepine hay còn được gọi là Benzos là loại thuốc an thần nhẹ. Thuốc có tác dụng giúp kích thích sản sinh chất dẫn truyền thần kinh GABA và giúp an thần, gây ngủ, giảm stress, lo âu cho bộ não, thậm chí là chống co thắt cơ bắp và co giật.

Nhóm thuốc này khi được sử dụng với liều vừa phải trong thời gian ngắn sẽ là loại thuốc rất hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, điều trị rối loạn lo âu, thư giãn các cơ…Đôi khi, thuốc cũng được chọn để sử dụng trong trường hợp cần gây mê hoặc ngăn ngừa rối loạn thần kinh.

Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm thuốc này:

  • Diazepam
  • Alprazolam
  • Lorazepam
  • Bromazepam
  • Clonazepam
  • Chlordiazepoxide
  • Oxazepam
  • Triazolam
  • Nitrazepam
  • Midazolam
Thuốc an thần chữa mất ngủ
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Ttuốc an thần chữa mất ngủ

Nonbenzodiazepine

Nhóm thuốc này còn được gọi với cái tên thuốc an thần chữa mất ngủ nhóm Z. Đặc điểm của nhóm thuốc này là có cấu trúc khác với Benzodiazepine nhưng cơ chế hoạt động lại giống như một loại thuốc thụ thể Benzodiazepine, nên nó còn được gọi là BZ1.

Với sự giống nhau về dược lý nên các loại thuốc trong nhóm này cũng thường được sử dụng trong việc điều trị rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, căng thẳng…

Nonbenzodiazepine hay còn gọi là thuốc an thần gây ngủ nhóm Z. Đây là các loại thuốc có cấu trúc khác với benzodiazepin nhưng hoạt động như một loại thuốc thuộc thụ thể benzodiazepine, do đó còn được gọi là BZ1.

Đặc trưng của nhóm thuốc này là đem lại hiệu quả nhanh chóng, tức thì. Tuy nhiên, nếu lạm dụng trong thời gian dài sẽ dễ gây ra ảo giác, mất trí nhớ về sau.

Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này gồm: biến bao gồm:

  • Zaleplon
  • Zopiclone
  • Zolpidem
  • Eszopiclone

Thuốc kháng histamine có đặc tính an thần

Nhóm thuốc này chính là các loại thuốc kháng histamine thế hệ cũ, có tác dụng gây ngủ mạnh và chống dị ứng. Thường thì thuốc chỉ được sử dụng cho những trường hợp người bệnh bị dị ứng, ngứa ngáy do hắc lào, bệnh tổ đỉa, Eczema…dẫn đến khó ngủ.

Vì vậy, những người mắc bệnh khó ngủ do rối loạn âu lo, stress cũng có thể sử dụng nhưng không được lạm dụng mà phải sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc trong nhóm này bao gồm:

  • Diphenhydramin
  • Doxylamine
  • Promethazine
  • Dimenhydrinate
  • Brompheniramine
  • Clorpheniramine
  • Hydroxyzine

Lưu ý:

  • Hầu hết tất cả các loại thuốc này đều rất dễ bị quen thuốc, dù cho có tăng liều dùng lên cũng sẽ bị mất ngủ. Vì vậy, khi đã đổi thuốc rồi thì tránh sử dụng quá lâu, bởi lạm dụng sẽ vừa gây ra quen thuốc, nghiện thuốc và suy giảm trí nhớ.
  • Tuân thủ theo sự kê đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc trị mất ngủ nào để tránh gây tác dụng ngược và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giới thiệu 5 loại thuốc an thần chữa mất ngủ phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có vô vàn các loại thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ. Tuy nhiên, để biết được loại thuốc nào phù hợp với bản thân thì người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa thần kinh.

Và dưới đây là 5 loại thuốc thường được chỉ định sử dụng phổ biến bao gồm:

Thuốc Rotunda

Rotunda là loại thuốc được bào chế từ cây Stephania Rotunda Menispermaceae –một loại thảo dược quý hiếm sống chủ yếu ở các cùng núi cao tại châu Á. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, các hoạt chất trong loại cây này có tác dụng an thần công hiệu, gây buồn ngủ và giảm mệt mỏi nhanh chóng.

Thuốc an thần chữa mất ngủ
Thuốc Rotunda hỗ trợ an thần, giúp ngủ sâu giấc

Ngoài ra, thuốc Rotunda còn có khả năng hỗ trợ ổn định nhịp tim, điều hòa huyết áp, giảm đau cơ và sự co thắt tại vùng tử cung – ruột.

Sản phầm này có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Liều dùng:

  • Người lớn: Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần, mỗi lần uống 1 viên 30mg lúc đói hoặc no đều được sẽ giúp dễ ngủ. Còn nếu muốn giảm đau thì có thể sử dụng liều gấp đôi liều an thần.
  • Trẻ nhỏ: Đối với trẻ em từ 1 tuổi trở lên thì cho trẻ dùng 2mg/kg cân nặng, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc Rotunda sẽ dễ gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, rối loạn tiêu hóa…hoặc một số tác dụng phụ khác.

Giá tham khảo: Thuốc có giá dao động từ 140.000 – 150.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên nén.

Stilux

Thuốc Stilux là một loại thuốc tân dược thuốc nhóm thuốc có tác dụng an thần, giúp hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ hiệu quả. Trong thuốc Stilux có chứa hoạt chất được tinh chiết từ củ bình vôi – trong Y học cổ truyền thì củ này có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ, giảm đau.

Thuốc an thần chữa mất ngủ
Thuốc Stilux giúp an thần, ngủ tốt

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì thuốc Stilux có tác dụng:

  • An thần, dễ đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên như giấc ngủ sinh lý bình thường từ 10 – 20 phút sau khi dùng thuốc và kéo dài từ 4 – 6 tiếng hoặc lâu hơn.
  • Có khả năng giảm đau nhanh chóng, nhất là trong những trường hợp đau đầu, đau bụng kinh, đau dạ dày
  • Ổn định nhịp tim, điều hòa huyết áp và hệ hô hấp.

Liều dùng:

  • Người lớn: Trường hợp mất ngủ, căng thẳng, lo âu thì uống 1 – 2 viên trước khi đi ngủ; Trường hợp giảm đau thì uống 1 – 2 viên/lần, ngày uống 2 lần, tối đa là 8 viên mỗi ngày.
  • Trẻ em: Thuốc Stilux được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em.

Tác dụng phụ: Theo các thống kê khoa học thì thuốc Stilux hầu như rất ít gây ra tác dụng phụ.

Giá tham khảo: Thuốc có giá từ 95.000 – 110.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc Diazepam

Diazepam là thuốc an thần thuộc nhóm 1,4 Benzodiazepin, có khả năng tác động lên bộ não và dây thần kinh và tiến hành làm dịu não, gây ngủ bằng cách kích thích sản sinh GABA.

Chính nhờ vậy mà thuốc đem lại tác dụng an thần, thiếu ngủ, mất ngủ, hỗ trợ điều trị các triệu chứng co giật, cai rượu, động kinh…Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để giảm thiểu tình trạng co thắt cơ và giảm đau trong những trường hợp thực hiện các thủ thuật y khoa.

Đặc biệt, loại thuốc này còn được sử dụng để ngăn chặn hội chứng nằm mơ gặp ác mộng dẫn đến sợ hãi, lo âu và rối loạn giấc ngủ.

Thuốc an thần chữa mất ngủ
Thuốc Diazepam – Hỗ trợ giấc ngủ sâu, cải thiện tình trạng hay giật mình

Liều dùng để điều trị an thần

  • Người lớn: Đối với thuốc uống dùng 2 – 10g, 2 – 4 lần/ngày; Đối với thuốc tiêm dùng 2 – 5mg hoặc 5 – 10mg cho một liều. Có thể tiêm lại sau 3 – 4 tiếng.
  • Đối với trẻ em: Không sử dụng thuốc Diazepam để giúp trẻ an thần, chỉ sử dụng trong trường hợp trẻ bị động kinh hoặc co thắt cơ bắp. Liều dùng tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ.

*Lưu ý:

  • Các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng thuốc Diazepam quá 15 – 20 ngày để tránh xảy ra tình trạng nghiện thuốc.
  • Không nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi sau khi uống thuốc vì có thể làm tăng nồng độ thuốc ngấm vào trong máu.

Tác dụng phụ:

Khi sử dụng thuốc Diazepam sẽ xảy ra một số các tác dụng phụ không mong muốn như mệt mỏi, uể oải, táo bón, bứt rứt, khó chịu…Đây là những triệu chứng bình thường trong quá trình cơ thể hấp thụ thuốc Diazepam.

Tuy nhiên, hãy hết sức thận trọng quan sát các biểu hiện và báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào để được điều trị kịp thời. Chẳng hạn như: sinh ra ảo giác, suy nghĩ lú lẫn, cảm thấy uất ức, tăng động, dễ bị kích động, co giật, không đi tiểu được, hay rung mình, có vấn đề về trí nhớ, choáng váng, khô miệng…

Ngoài ra, những đối tượng như phụ nữ mang thai và cho con bú, những người đang điều trị bệnh loạn thần mạn tính cũng tuyệt đối không sử dụng loại thuốc này.

Giá tham khảo: Dao động từ 300.000 – 450.000 đồng/ hộp 5 vỉ x 10 viên nén.

Thuốc Mimosa

Mimosa là tên của một loại thuốc an thần được sử dụng cho những người bị mất ngủ, giấc ngủ đến chậm hoặc suy nhược thần kinh. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng trong những trường hợp thay thế cho thuốc Diazepam khi người bệnh đã quen với thuốc này.

Thuốc Mimosa là sự kết hợp của 5 loại hoạt chất được chiết xuất từ 5 loại thảo dược có tác dụng an thần, giảm stress, giảm đau gồm cao bình vôi, cây trinh nữ, lá sen, vông nem và lạc tiên.

Thuốc an thần chữa mất ngủ
Thuốc Mimosa giúp cải thiện thần kình, an thần, ngủ ngon

Ngoài ra, viên uống Mimosa còn được sử dụng trong những trường hợp tăng huyết áp, tim mạch…cũng hiệu quả không kém.

Liều dùng:

  • Người lớn: Uống từ 1 – 2 viên/lần/ngày. Nên uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
  • Trẻ em trên 5 tuổi: Uống 1 viên hoặc nửa viên/lần. Chống chỉ định sử dụng thuốc Mimosa cho trẻ dưới 5 tuổi.

Tác dụng phụ: Theo các báo cáo và nghiên cứu về thuốc Mimosa thì cho đến hiện nay vẫn chưa phát hiện trường hợp nào xảy ra tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc. Nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ ngoài ý muốn nào, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có hướng khắc phục kịp thời.

Giá tham khảo: Giá thuốc dao động từ 65.000 – 70.000 đồng/ hộp 5 vỉ x 10 viên.

Phenobarbital

Phenobarbital là loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống co giật, có tác dụng trong việc hỗ trợ an thần, khó ngủ, thậm chí là mất ngủ kinh niên. Theo chỉ định từ các chuyên gia thì để thuốc phát huy tác dụng trong việc an thần, giúp bạn ngủ ngon hơn trong các giai đoạn lo âu thì chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn không quá 2 tuần.

Thuốc thường được chỉ định cho những trường hợp thiếu ngủ trầm trọng, dẫn đến cơ thể bị suy nhược, ngủ không sâu giấc, những người bị động kinh. Ngoài ra, thuốc còn có thể sử dụng trong trường hợp phòng ngừa tình trạng tái phát co giật sốt cao ở trẻ nhỏ.

Thuốc an thần chữa mất ngủ
Thuốc Phenobarbital vừa giúp ngủ ngon vừa giảm stress hiệu quả

Liều dùng:

  • Đối với người lớn: Liều điều trị an thần từ 30 – 120mg, tiêm vào phần bắp hoặc tĩnh mạch từ 2 – 3 lần; Liều điều trị mất ngủ từ 100 – 200mg 1 lần/ngày bằng đường uống và từ 100 – 320mg 1 lần/ngày bằng đường tiêm.
  • Đối với trẻ em: Liều an thần cho trẻ em từ 1 – 3mg/kg tiêm vào bắp hoặc tĩnh mạch.

Tác dụng phụ:

Thông thường, khi cơ thể đáp ứng thuốc sẽ xảy ra một số các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chán ăn…Đây là những triệu chứng bình thường, tuy nhiên nếu bất kỳ một trong số những triệu chứng này xảy ra và kéo dài ngày càng nặng hơn, hãy báo cho bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Với những người bị suy hô hấp cấp, rối loạn chuyển hóa porpirin hoặc bị suy gan, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, những người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc thì nên hết sức thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.

Giá tham khảo: Dao động từ 190.000 – 210.000 đồng/ hộp 500 viên nén 10mg.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc an thần chữa mất ngủ

Có thể thấy rằng, thuốc an thần chữa mất ngủ là loại thuốc có tác dụng mạnh, tác động trực tiếp đến não bộ, khu thần kinh nên việc sử dụng thuốc phải thông qua quá trình khám bệnh và kê đơn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào một cách cảm tính để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc an thần chữa mất ngủ thì người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề như sau:

Tác dụng phụ

Bất kỳ loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ, quan trọng là tác dụng phụ này sẽ biến mất nhanh chóng hay kéo dài và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Đối với các loại thuốc an thần, có loại được sử dụng ngắn hạn, có loại sử dụng dài hạn phụ thuộc vào sự tư vấn chỉ định của bác sĩ.

  • Thông thường, một số các tác dụng phụ xảy ra phổ biến nhất trong quá trình sử dụng thuốc an thần như:
  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
  • Thị lực kém đi trong một khoảnh khắc
  • Ảnh hưởng đến khả năng nhận thức
  • Ảnh hưởng đến hô hấp, dễ bị khó thở
  • Khó tập trung để suy nghĩ hay giải quyết một vấn đề nào đó
  • Hay quen, trí nhớ suy giảm.
  • Mệt mỏi, uể oải, hay cáu gắt, âu lo vô cớ
  • Ăn uống không ngon miệng, khô miệng, chán ăn.
  • Gây suy giảm chức năng gan do lượng thuốc quá lớn khiến gan hoạt động quá tải.
Thuốc an thần chữa mất ngủ
Sử dụng thuốc an thần phải đúng liều bác sĩ kê đơn, tránh lạm dụng thuốc vì rất có hại cho sức khỏe

Nếu người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng thuốc trong khi thuốc đã không còn tác dụng nữa thì sau một thời gian sẽ xảy ra tình trạng bị nhờn thuốc. Lúc này, bắt buộc phải sử dụng liều cao hơn liều trước mới có tác dụng.

Tuy nhiên, điều này sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, không được tự ý điều chỉnh liều thuốc mà hãy báo cho bác sĩ về việc thuốc không còn hiệu quả nữa. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành khám và điều chỉnh loại thuốc khác phù hợp và an toàn hơn.

Hình thành thói quen lạm dụng thuốc và dẫn đến các triệu chứng như cáu gắt, lo lắng nghiêm trọng hoặc không ngủ được khi không sử dụng thuốc

Tình trạng bị phụ thuộc và nghiện thuốc

Bị phụ thuộc và nghiện thuốc an thần là tình trạng cơ thể người bệnh cả về tinh thần lẫn thể chất phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc. Nếu không uống thuốc, người bệnh chắc chắn sẽ không thể ngủ được và không thể làm việc bình thường.

  • Dấu hiệu phụ thuộc: Sự phụ thuộc vào thuốc an toàn chữa mất ngủ xảy ra khi người bệnh không thể ngừng sử dụng thuốc. Cảm thấy cần phải sử dụng thuốc ở liều cao hơn so với quy định mới có thể ngủ được.
  • Dấu hiệu nghiện thuốc: Dấu hiệu của tình trạng nghiện thuốc là khi người bệnh dễ cảm thấy khó chịu, bứt rứt khi không có thuốc, thậm chí là tăng liều lên gấp 5 – 6 lần so với liều bình thường để tìm đến giấc ngủ. Nếu như ngừng thuốc sẽ gây ra những ảnh hưởng đến thể chất và cả tâm lý người bệnh.

Các triệu chứng cho thấy người bệnh đang bị phụ thuộc và nghiện thuốc:

  • Gia tăng cảm giác lo lắng, bồn chồn, bứt rứt, hay cáu gắt
  • Không thể ngủ được nếu không uống thuốc
  • Mất khả năng kiểm soát hành vi, thậm chí là lên cơn co giật, động kinh.

Theo các chuyên gia thần kinh thì sự phụ thuộc và nghiện thuốc này có thể xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng, tùy vào đối tượng sử dụng là ai. Thông thường thì những người lớn tuổi sẽ dễ gặp phải tình trạng này hơn những người trẻ.

Đối với việc cai thuốc, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thông thường, với những loại thuốc có tác dụng ngắn thì sẽ dễ cai hơn các loại thuốc có tác dụng kéo dài. Vì vậy, khi muốn cai thuốc không cần phải dừng thuốc một cách đột ngột mà cần phải giảm liều thuốc theo thời gian dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Một số những lưu ý khác

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc an thần chữa mất ngủ, mất ngủ mãn tính thì người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

Thuốc an thần chữa mất ngủ
Uống thuốc an thần không sử dụng kết hợp với rượu bia và các chất có cồn
  • Sau khi uống thuốc an thần, thuốc sẽ tác động vào hệ thần kinh trung ương và khiến chúng chậm lại. Vì vậy, trong thời gian này, người bệnh không nên thực hiện các hoạt động cần phải tập trung cao độ như vận hành máy móc hay lái xe…
  • Không uống rượu bia đồng thời trong khi uống thuốc. Bởi trong rượu bia hoặc các chất có cồn khác cũng có tác dụng an thần nên rất dễ gây buồn ngủ. Nếu sử dụng đồng thời 2 loại này sẽ làm tăng cao tác dụng phụ có thể xảy ra, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
  • Khi sử dụng thuốc an thần chữa bệnh mất ngủ thì không sử dụng kèm theo các loại thuốc khác, đặc biệt là các loại thuốc cũng có tác dụng an thần.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên tự ý sử dụng các loại thuốc an thần này. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh xảy ra các rủi ro như dị tật thai nhi, sảy thai hay thuốc truyền qua sữa mẹ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
  • Không sử dụng cần sa vì sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, nhất là các loại thuốc có tác dụng gây mê. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì những người sử dụng đồng thời giữa cần sa và thuốc an thần sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Một số các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ ngon

Mặc dù thuốc an thần đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng ngược lại những tác dụng phụ mà nó đem lại cũng rất đáng lo ngại. Chính vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc an thần ở liều vừa phải và kết hợp với một số phương pháp khác như:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đá bóng…để cơ thể giải phóng năng lượng.
  • Điều chỉnh thời gian ngủ trong một ngày sao cho khoa học, ngủ ít vào ban ngày và ngủ nhiều vào ban đêm.
  • Tập thói quen thiền định để thư giãn đầu óc, từ đó dễ dàng tìm đến giấc ngủ sâu.
  • Thay đổi thực đơn ăn uống, ưu tiên những món ăn có tác dụng an thần như cháo hạt sen, cháo đậu xanh, các loại cá giàu omega-3, các thực phẩm làm từ đậu nành, sữa chua, sữa tươi, quả kiwi, nước ép anh đào, chuối.
  • Sử dụng các loại tinh dầu có mùi thơm dễ chịu như hoa oải hương, hoa hồng, sả…để hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn.
  • Sử dụng các loại thảo dược như lá sen, tâm sen, lạc tiên, hoa thiên lý, trà atiso…để hỗ trợ ngủ ngon mà lại an toàn cho sức khỏe.
Thuốc an thần chữa mất ngủ
Sử dụng thuốc ở liều vừa phải và kết hợp một lối sống sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học

Tóm lại, khi bị mất ngủ, khó ngủ trong thời gian dài, tốt nhất bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để điều trị tận gốc. Tránh tình trạng tự ý dùng thuốc nhưng lại không đem lại hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe cùng các rủi ro khó lường.

*Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thay thế cho bất kỳ sự tư vấn hay kê toa nào.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

10+ Loại trà chữa mất ngủ giúp ngủ ngon, ngủ sâu hơn

Trà tim sen, lạc tiên, trà hoa cúc, bạc hà, hoa nhài,... là các loại trà có tác dụng chữa mất ngủ, giúp cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ...

Những điều cần biết về phương pháp chữa mất ngủ bằng thực dưỡng

Chữa mất ngủ bằng thực dưỡng có hiệu quả không?

Chế độ ăn thực dưỡng là chế độ ăn uống mới xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nhiều người tin rằng chế độ ăn này có...

Mẹo chữa mất ngủ bằng hoa tam thất

Mẹo chữa mất ngủ bằng hoa tam thất bạn nên thử

Từ lâu, hoa tam thất được biết đến như một loại thảo dược quý đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngày nay, có nhiều người đã sử dụng...

Ngồi thiền cũng có thể chữa mất ngủ khá tốt

Rất nhiều người bất ngờ vì ngồi thiền cũng có thể chữa mất ngủ hiệu quả. Phương pháp này đã được người bệnh khó ngủ áp dụng thường xuyên nhằm...

Mất ngủ sau sinh: Những điều cần biết và cách chữa trị

Mất ngủ sau sinh là tình trạng khá phổ biến, xảy ra do rối loạn nội tiết tố, áp lực từ việc chăm sóc con cái, thói quen ăn uống...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn