Thuốc chống trầm cảm Amitriptyline: Công dụng, cách dùng và lưu ý
Nội Dung Bài Viết
Thuốc chống trầm cảm Amitriptyline thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần thường được chỉ định sử dụng đối với những trường hợp người bị trầm cảm. Thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm bớt những lo âu, căng thẳng cũng như giúp cho người bệnh được thoải mái, an thần tốt hơn.
- Nhóm thuốc: Thuốc hướng tâm thần
- Tên gọi khác: Amitriptyline
- Tên biệt dược: Amitriptylin 50mg, Amitriptylin 25mg, Apo Amitriptylin.
Thông tin về thuốc chống trầm cảm Amitriptyline
Dạng bào chế:
Viên nén và viên nén bao phim.
Thành phần thuốc:
Loại thuốc này được bào chế từ các hoạt chất Amitriptylin hydrochloride cùng với những thành phần tá dược được lấy với lượng vừa đủ đối với một viên nén.
Công dụng của thuốc:
- Amitriptylin là thuốc trầm cảm 3 vòng có tác dụng an thần và làm giảm bớt các lo âu, căng thẳng giúp người bệnh được thoải mái và thư giãn hơn.
- Thuốc hoạt động nhờ vào sự ức chế tái nhập của monoamin, noradrenalin và serotonin có trên các nơtron monoaminergic.
- Bên cạnh đó, sự ức chế tái nhập của serotonin cùng noradrenalin còn được xem là có mối liên quan đến công dụng chống trầm cảm của thuốc.
- Đặc biệt hơn, Thuốc chống trầm cảm Amitriptyline còn có công dụng kháng cholinergic ở ngoại vị và cả thần kinh trung ương.
Chỉ định sử dụng:
Thuốc chống trầm cảm Amitriptyline sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng đối với những trường hợp bệnh như:
- Những đối tượng trẻ em lớn những vẫn bị hiện tượng đái dầm vào ban đêm.
- Trầm cảm phản ứng (tác dụng của thuốc khá ít)
- Hỗ trợ điều trị đay dây thần kinh.
- Trầm cảm và đặc biệt là những người bị trầm cảm nội sinh (loạn thần)
Tùy vào đối tượng và những tình trạng bệnh lý khác nhau mà bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc Amitriptyline để hỗ trợ điều trị.
Chống chỉ định:
Những trường hợp sau đây sẽ bị chống chỉ định sử dụng Amitriptyline:
- Những trẻ em dưới 12 tuổi.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc trong quá trình cho con bú.
- Những người có sự mẫn cảm đối với thành phần hoạt chất Amitriptylin hydrochloride hoặc những thành phần có trong thuốc chống trầm cảm Amitriptyline.
- Những đối tượng nhồi máu cơ tìm, suy tim sung huyết cấp đang trong giai đoạn phục hồi.
- Không sử dụng đồng thời 2 loại thuốc Amitriptyline và IMAO. Tốt nhất nên dùng cách nhau 14 ngày.
Cách dùng:
- Thuốc Amitriptyline thông thường sẽ được sử dụng qua đường uống, một số trường hợp có thể dùng qua đường tiêm.
- Các bác sĩ vẫn khuyên người bệnh nên uống trọn một viên với một cốc nước đầy. Do đó, người bệnh nên chú ý không tán nhuyễn thuốc hoặc nhai thuốc trước khi nuốt để tránh làm vỡ cấu trúc của thuốc.
- Đối với những người bệnh trầm cảm thường hay có cảm giác buồn nôn, nôn ói thì có thể uống thuốc với một ly sữa hoặc sử dụng cùng với thức ăn.
Liều dùng:
Tùy thuộc vào thể trạng, độ tuổi và mức độ bệnh của từng đối tượng mà các bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn cách dùng và liều lượng phù hợp nhất.
Đối với người lớn sử dụng liều ban đầu:
- Mỗi ngày uống khoảng 75mg và chia đều thành 3 lần uống. Nếu cần thiết có thể tăng lên khoảng 150mg/ ngày.
- Những liều tăng thêm sẽ được ưu tiên để sử dụng vào buổi chiều hoặc buổi tối.
- Sau khi sử dụng sẽ thấy công dụng an thần và giảm lo âu được phát huy sớm hơn.
- Sau khoảng 3 đến 4 tuần hoặc lâu hơn sẽ thấy những triệu chứng trầm cảm dần được thuyên giảm.
Đối với người lớn sử dụng liều duy trì:
- Mỗi ngày người bệnh được chỉ định dùng khoảng từ 50 đến 100mg.
- Đối với những người bệnh có thể trạng mạnh khỏe (khoảng dưới 60 tuổi) thì có thể được tăng liều lên khoảng 150mg/ngày để uống thêm vào buổi tối.
- Sau khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh được cải thiện thì có thể giảm liệu lượng xuống và duy trì sử dụng trong khoảng 3 tháng.
Đối với trẻ em dưới trên 12 tuổi:
- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi.
- Đối với những trường hợp bé bị chứng đái dầm ban đêm nên sử dụng từ 10 đến 50mg tùy vào số tuổi. Đặc biệt không được sử dụng thuốc cho bé liên tục quá 3 tháng.
Lưu ý: Liều dùng thuốc chống trầm cảm Amitriptyline có thể được thay đổi tùy thuộc vào đối tượng và mức độ bệnh lý của mỗi người. Đặc biệt, bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.
Bảo quản:
Nên bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, khô ráo với nhiệt độ phòng lý tưởng khoảng dưới 30 độ C. Đặc biệt, nên giữ viên nén luôn trong trạng thái được bảo quản trong trong vỉ hoặc trong hộp thuốc khi chưa sử dụng. Người bệnh không nên tách các viên thuốc ra khỏi vỉ và bao bì khi chưa sử dụng đến. Đặc biệt, bạn nên để thuốc ở những nơi cao tránh xa tầm tay trẻ em và các thú cưng trong nhà. Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng của mặt trời. Bên cạnh đó, bạn chỉ cần để thuốc ở nơi thoáng mát, không cần thiết phải để vào tủ lạnh.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm Amitriptyline
Tác dụng phụ:
Tùy vào từng đối tượng và thể trạng của bệnh nhân mà trong quá trình sử dụng thuốc có thể phát sinh và xuất hiện một số tác dụng phụ sau:
Tác dụng phụ thường gặp (ADR>1/100)
Toàn thân: Người bệnh có thể bị chóng mặt, đau đầu, thèm ăn, ra nhiều mồ hôi, mất định hướng hoặc rơi vào trạng thái an thần quá mức.
Tiêu hóa: Bị táo bón, buồn nôn, vị giác thay đổi, khô miệng.
Nội tiết: Ham muốn tình dục bị ham muốn, nam giới bị liệt dương.
Mắt: Hoa mắt, mờ mắt, đồng tử giãn nở, khó điều tiết.
Tuần hoàn: Khi đứng có cảm giác bị hạ huyết áp, tim đập nhanh liên hồi, ngực đánh trống, điện tâm đồ thay đổi.
Thần kinh: Mất khả năng điều vận.
Tác dụng phụ ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100)
Da: Mặt và lưỡi bị phù to, xuất hiện dấu hiệu ngoại ban.
Tiêu hóa: Có cảm giác buồn nôn, mắc ói.
Tiết niệu: Bị bí tiểu
Thần kinh: Dị cảm, run không xác định được lý do.
Tuần hoàn: Huyết áp tăng.
Tai: Ù tai
Tâm thần: mất ngủ, gặp nhiều ác mông, không tập trung được, thường xuyên lo âu không biết chính xác nguyên nhân, hưng cảm nhẹ.
Mắt: Nhãn áp tăng
Tác dụng phụ hiếm gặp (ADR<1/1000)
Toàn thân: Sốt, phù toàn thân, chán ăn, ăn không ngon miệng, bỏ bữa.
Da: Ban xuất huyết, rụng tóc, nổi mề đay, mẫn cảm hơn với tia sáng.
Tiêu hóa: Liệt ruột, tiêu chảy hoặc viêm tuyến mang tai.
Máu: Bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm, bạch cầu hạt bị mất dần, bạch cầu ưa eosin tăng.
Gan: Da vàng, transaminasem tăng.
Tâm thần: Xuất hiện ảo giác, hoang tưởng (thường gặp ở những người cao tuổi).
Thần kinh: Vận ngôn bị rối loạn, xuất hiện các cơn động kinh, triệu chứng ngoại tháp.
Trong thời gian sử dụng thuốc chống trầm cảm Amitriptyline nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường đã nêu trên, người bệnh cần phải ngưng sử dụng thuốc ngay và liên hệ trực tiếp với bác sĩ điều trị để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Khuyến cáo khi sử dụng
Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm Amitriptyline người bệnh cũng cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc khi có hướng dẫn và chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Những đối tượng người bệnh đang trong giai đoạn sử dụng thuốc tuyến giáp thì không nên sử dụng kèm với thuốc Amitriptyline.
- Các trường hợp có tiền sử hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh gan, thận, tim mạch hoặc cường giáp nên cân nhắc và cẩn trọng khi sử dụng thuốc chống trầm cảm Amitriptyline.
- Các đối tượng có tiền sử bị tiểu bí, nhãn áp tăng, co giật, suy gan, suy thận, rối loạn tao máu hoặc tăng glaucom góc hẹp thì không nên sử dụng loại thuốc này.
- Đối với những người bệnh cao tuổi khi sử dụng thuốc Amitriptyline sẽ có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nhiều hơn nên cần phải thực hiện và tuân thủ đúng theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
- Người bệnh cần chia sẻ tất cả các bệnh lý cũng như những loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ để tránh tối đa tình trạng tương tác giữa các loại thuốc với nhau, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
- Trong thời gian điều trị và sử dụng thuốc chống trầm cảm Amitriptyline, bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành các loại máy móc để tránh gây tổn hại cho tác dụng chóng mặt, buồn ngủ.
- Các bệnh nhân nên thông báo rõ về tình trạng sức khỏe, các loại thuốc, thành phần dị ứng với bác sĩ để đảm bảo không bị ảnh hưởng hay tác dụng xấu nào trong quá trình uống Amitriptyline.
- Những trường hợp đang điều trị bệnh với những loại thuốc ức chế monoamin oxydase cần phải ngưng thuốc ít nhất 14 ngày trước khi sử dụng Amitriptyline.
- Việc sử dụng thuốc kháng cholinergic cùng với thuốc Amitriptyline hoặc những loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng sẽ có khả năng làm tăng công dụng của cholinergic.
- Đối với những mẹ đang cho con bú nên cân nhắc kỹ lưỡng về tác dụng của thuốc đối với sức khỏe của mẹ và bé. Tốt nhất bạn nên ngưng cho bé bú khi sử dụng Amitriptyline vì thuốc có khả năng bài tiết rất cao qua sữa mẹ.
Tương tác thuốc
Thuốc chống trầm cảm Amitriptyline có khả năng tương tác với một số loại thuốc khác gây nên các tác động nguy hiểm hoặc làm giảm công dụng của thuốc.
Một số loại thuốc có khả năng tương tác với Amitriptyline như:
- Levodopa: Khi sử dụng đồng thời 2 loại thuốc này sẽ làm cho thuốc Levodop giảm tác dụng.
- Physostigmin: Tương tác thuốc có thể làm đảo ngược công dụng của Amitriptyline hoặc một số loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Ảnh huowrngd đến hệ thần kinh trung ương, từ đó gây nên các rối loạn dẫn truyền sung vân động, khiến cho người bệnh bị rối loạn nhịp tim và blốc tim.
- Phenothiazin: Các cơn động kinh sẽ có nguy cơ xuất hiện cao hơn.
- Cimetidin: Thuốc Cimetidin sẽ làm ức chế chuyển hóa đối với Amitriptyline. Bên cạnh đó nó còn làm gia tăng nồng đồ của thuốc bên trong máu, nhiều trường hợp dẫn đến ngộ độc.
- Chất ức chế Monoamin oxidase: Nhiều nguy cơ dẫn đến tình trạng tử vong.
- Các hormon sinh dục, thuốc tránh thai: Gia tăng các tác dụng sinh học của thuốc chống trầm cảm.
- Những loại thuốc chống đông: Thuốc chống trầm cảm Amitriptyline và một số loại 3 vòng khác sẽ có khả năng ức chế các enzym gan nên nếu sử dụng đồng thời với những loại thuốc chống đông sẽ làm gia tăng tác dụng đông lên khoảng hơn 300%.
- Clonidin, guanethidin và guanadrel: Các loại thuốc này sẽ bị giảm đi tác dụng hạ huyết áp.
- Những loại thuốc cường giao: Gia tăng các áp lực lên tim khiến cho nhịp tim tăng nhanh, sốt côn, loạn nhịp tim hoặc tăng huyết áp nặng.
Quá liều và cách xử lý
Triệu chứng khi sử dụng quá liều:
Đối với trường hợp người bệnh sử dụng thuốc chống trầm cảm quá nhiều sẽ xuất hiện một số triệu chứng nguy hiểm như:
- Kích động
- Co giật, động kinh
- Lú lẫn
- Ảo giác, hoang tưởng
- Nôn ói
- Ngủ gà
- Đồng tử giãn nở
- Mất tập trung
- Thở nông, khó thở
- Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt
- Rối loạn nhịp tim
Cách xử lý
Khi gặp phải các tình trạng này, người bệnh nên nhanh chóng ngưng sử dụng thuốc và báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời.
Những thông tin của bài viết trên đây đã giới thiệu về thành phần, công dụng, cách dụng, liều lượng và một số lưu ý người bệnh cần nắm rõ trước khi sử dụng thuốc chống trầm cảm Amitriptyline. Chỉ những đối tượng được hướng dẫn và chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa mới được phép sử dụng loại thuốc điều trị này. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc sử dụng bữa bãi để tránh xảy ra các tình trạng gây nguy hiểm đến sức khỏe và cả tính mạng của bệnh nhân.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Trầm cảm cấp độ 1 (Giai đoạn nhẹ): Nhận biết và chữa trị
- Bệnh trầm cảm có chữa được không? [Chuyên gia giải đáp]
- Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị
- Các giai đoạn của bệnh trầm cảm và dấu hiệu đặc trưng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!