Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Cà độc dược chữa viêm xoang được không, có an toàn?

10 Cách chữa viêm xoang bằng thuốc nam hiệu quả (cây quanh nhà)

Biến chứng của viêm xoang – Nhận biết, phòng ngừa, xử lý

10+ cách chữa viêm xoang tại nhà đơn giản, hiệu quả cao

6 cách trị viêm xoang sàng (trước + sau) tại nhà tốt nhất

Viêm xoang cấp tính – Triệu chứng, cách chăm sóc & điều trị

Viêm xoang mãn tính – Sự nguy hiểm và cách điều trị

Viêm xoang chảy máu mũi nguy hiểm không? Cách xử lý

Mổ viêm xoang khi nào? Quy trình và thông tin cần biết

10+ Loại thuốc chữa trị viêm xoang được đánh giá cao

Mục tiêu chính của việc sử dụng thuốc chữa trị viêm xoang là giảm phù nề, làm thông mũi, tăng dẫn lưu các xoang, cải thiện triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu,… và kiểm soát nhiễm trùng. Nhằm giúp bạn đọc lựa chọn được loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe, bài viết đã tổng hợp 10+ loại thuốc trị viêm xoang (bao gồm thuốc Tây, thuốc dân gian) được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

thuốc chữa trị viêm xoang
Dùng thuốc là phương pháp chính trong quá trình chữa trị viêm xoang và các bệnh lý hô hấp trên

10+ Loại thuốc chữa trị viêm xoang phổ biến nhất hiện nay

Viêm xoang là một trong những bệnh lý hô hấp trên thường gặp. Bệnh xảy ra khi các mô xoang bị viêm, phù nề khiến quá trình dẫn lưu dịch bị ứ đọng. Dịch ứ tại các xoang gây nghẹt mũi, hắt hơi, nặng mặt, đau đầu, ho, chảy dịch mũi sau,…

Hầu hết các trường hợp bị viêm xoang đều do virus và dị ứng thời tiết. Các trường hợp này đều có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu không can thiệp xử lý, hiện tượng viêm ở xoang có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, hiệu suất làm việc – học tập và chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra một số ít trường hợp viêm xoang có thể xảy ra do vi khuẩn. Đối với nguyên nhân này, phải tiến hành điều trị trong thời gian sớm nhất để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển của bệnh.

Hiện nay, sử dụng thuốc là phương pháp chính trong điều trị viêm xoang. Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm xoang phổ biến, bao gồm cả thuốc tây và thuốc dân gian.

1. Thuốc xịt mũi có chứa hoạt chất co mạch

Thuốc xịt mũi chứa hoạt chất co mạch/ chống sung huyết là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Các loại thuốc này thường chứa Pseudoephedrine, Phenylephrine, Naphazoline và Chlorzoxazone. Thuốc hoạt động bằng cách làm co mạch máu, từ đó làm giảm hiện tượng sung huyết niêm mạc hô hấp, thông mũi và đảm bảo quá trình dẫn lưu dịch.

thuốc điều trị viêm xoang mũi
Thuốc xịt mũi co mạch có tác dụng giảm phù nề niêm mạc mũi và tăng dẫn lưu giữa các xoang

Tuy nhiên chỉ nên sử dụng xịt mũi chứa hoạt chất co mạch khi cần thiết và hạn chế tối đa tình trạng lạm dụng. Sử dụng thuốc thường xuyên, kéo dài hoặc dùng quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Kích ứng niêm mạc mũi
  • Lo lắng
  • Hồi hộp
  • Chóng mặt
  • Tăng huyết áp
  • Đau đầu
  • Nhịp tim chậm
  • Đánh trống ngực

Mặc dù là thuốc sử dụng tại chỗ nhưng cần thận trọng đối với người bị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành, đau thắt ngực và cường tuyến giáp. Thuốc xịt mũi chứa hoạt chất co mạch chống chỉ định với người mẫn cảm với thuốc và trẻ dưới 6 tuổi.

2. Thuốc xịt mũi trị viêm xoang chứa corticoid

Thuốc xịt mũi chứa corticoid có tác dụng kháng viêm và chống dị ứng. Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho viêm xoang tái phát và viêm xoang do dị ứng. Mặc dù có cải thiện rõ rệt nhưng corticoid có thể gây ra nhiều tai biến nặng nề nên chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn với liều thấp.

Các loại thuốc xịt mũi có thể chứa dẫn xuất corticoid có hoạt tính từ nhẹ đến mạnh như Beclomethasone, Budesonide, Triamcinolone acetonide,… Với tác dụng kháng viêm và chống dị ứng, nhóm thuốc này có thể cải thiện tình trạng phù niêm mạc hô hấp, giảm nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi.

thuốc chữa trị viêm xoang
Thuốc xịt mũi chứa corticoid có thể gây ra tai biến nặng nếu lạm dụng hoặc sử dụng quá liều

Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc xịt mũi chứa corticoid, bao gồm:

  • Chảy máu mũi
  • Buồn nôn
  • Đau đầu

Một số loại thuốc xịt mũi chứa corticoid được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm xoang, bao gồm thuốc xịt mũi Benita, thuốc xịt mũi Avamys, thuốc xịt mũi Meseca, thuốc xịt mũi Coldi B,…

3. Thuốc co mạch mũi dạng uống (siro + viên)

Thuốc co mạch mũi dạng uống thường chứa hoạt chất như Phenylephrine hoặc Ephedrine. Các loại thuốc này có tác dụng co mạch máu ở niêm mạc hô hấp, từ đó giảm viêm, tăng đào thải dịch ứ đọng tại các mô xoang và giúp đường thở thông thoáng.

Tuy nhiên thuốc thông mũi dạng uống có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý như:

  • Kích thích hệ thần kinh trung ương
  • Tăng huyết áp

Thuốc thông mũi dạng uống không được sử dụng cho người bị kali huyết chưa được điều trị, cường giáp, cao huyết áp hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế monoamin oxydase.

4. Thuốc giảm đau, chống viêm trị viêm xoang cấp

Thuốc giảm đau và chống viêm thường được sử dụng trong điều trị viêm xoang cấp do virus hoặc vi khuẩn. Lựa chọn ưu tiên thường là sử dụng thuốc Paracetamol để giảm cơn đau và hạ sốt.

Tuy nhiên nếu niêm mạc hô hấp sưng nhiều và cơn đau không có đáp ứng với Paracetamol, có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Diclofenac, Aspirin và Ibuprofen.

thuốc chữa trị viêm xoang
Thuốc Paracetamol được sử dụng để chữa trị viêm xoang cấp gây sốt cao và đau nhức

Một số tác dụng phụ khi dùng NSAID và Paracetamol chữa trị viêm xoang:

  • Buồn nôn
  • Đau thượng vị
  • Khó tiêu
  • Rối loạn nhu động ruột

Lạm dụng thuốc giảm đau và chống viêm có thể gây xuất huyết tiêu hóa và gây độc lên gan, thận. Vì vậy chỉ nên sử dụng các loại thuốc này trong tối đa 5 ngày theo liều lượng và tần suất được nhà sản xuất khuyến cáo.

5. Thuốc kháng histamine H1 chữa viêm xoang dị ứng

Thuốc kháng histamine H1 là thuốc kháng dị ứng và được sử dụng để chữa trị viêm xoang do dị ứng phấn hoa, dị ứng thời tiết,… Tùy vào mức độ dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamine dạng xịt (Olopatadine, Levocabastine, Azelastine) hoặc dạng uống (Chlorpheniramine, Loratadine, Terfenadin,…).

Hầu hết các loại thuốc kháng histamine đều tương đối lành tính và có mức độ dung nạp tốt. Tuy nhiên do tác động đến hệ thần kinh trung ương nên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Khô miệng

Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng histamine H1 dạng uống đối với người trên 60 tuổi và người mắc bệnh phổi mãn tính.

6. Thuốc kháng sinh trị viêm xoang do vi khuẩn

Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm xoang xảy ra do vi khuẩn. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng sau khi bác sĩ tiến hành nuôi cấy bệnh phẩm và chỉ định loại kháng sinh phù hợp.

Hiện nay, kháng sinh được dùng để điều trị viêm xoang và các bệnh hô hấp do nhiễm khuẩn chủ yếu là nhóm penicillin (Amoxicillin). Trong trường hợp dị ứng nhóm thuốc này, bác sĩ có thể thay thế bằng kháng sinh chứa sulfur như Sulfamethoxazole hoặc Trimethoprim. Đối với viêm xoang nhiễm trùng tái phát nhiều lần và vi khuẩn đã kháng lại các loại kháng sinh thường dùng, bác sĩ có thể cân nhắc dùng penicillin tổng hợp hoặc kháng sinh nhóm cephalosporin.

thuốc chữa trị viêm xoang
Kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng xoang do vi khuẩn

Khi sử dụng kháng sinh, cần dùng liên tục trong thời gian được chỉ định – ngay cả khi triệu chứng lâm sàng đã thuyên giảm hoàn toàn. Sử dụng thuốc không đều hoặc ngưng thuốc quá sớm có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm.

Một số tác dụng phụ khi dùng kháng sinh chữa trị viêm xoang nhiễm trùng:

  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột (tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc)
  • Nguy cơ kháng thuốc cao
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng
  • Gây dị ứng, nổi mề đay, phát ban

7. Nước muối sinh lý giúp tăng dẫn lưu xoang

Nước muối sinh lý (Natri clorua 0.9%) được sử dụng trong quá trình điều trị các bệnh hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Trong điều trị viêm xoang, nước muối sinh lý được sử dụng ở dạng nhỏ mũi hoặc dạng xịt nhằm làm mềm, ẩm niêm mạc, giảm tình trạng khô mũi và kích thích.

thuốc chữa trị viêm xoang
Nước muối sinh lý dạng xịt có tác dụng làm mềm niêm mạc, thông mũi và tăng dẫn lưu dịch tiết hô hấp

Ngoài ra, nước muối sinh lý còn làm loãng dịch tiết hô hấp, thúc đẩy quá trình dẫn lưu dịch và hỗ trợ loại bỏ dị nguyên. Loại thuốc này tương đối an toàn có thể sử dụng cho cả người lớn, người cao tuổi, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

8. Thuốc kháng nấm trị viêm xoang do nhiễm nấm

Trong trường hợp bị viêm xoang do nấm, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng nấm như Voriconazole hoặc Amphotericin B. Các loại thuốc này gắn vào ergosterol ở màng tế bào khiến cơ quan này thay đổi tính thấm, dẫn đến giảm khả năng sinh sản của nấm.

Do các loại thuốc kháng nấm hấp thu kém ở đường tiêu hóa nên khi điều trị viêm xoang có mức độ nặng, bác sĩ chủ yếu chỉ định thuốc dạng tiêm truyền.

Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng nấm chữa viêm xoang:

  • Đau cơ
  • Đau đầu
  • Rét run
  • Rối loạn điện giải
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Chán ăn

9. Lá lốt – Vị thuốc nam chữa viêm xoang quen thuộc

Lá lốt là vị thuốc nam quen thuộc được sử dụng để chữa viêm xoang do virus và dị ứng. Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, tác dụng tiêu viêm, giảm đau, giải độc và chống nôn ói.

Ngoài ra, y học hiện đại cũng nhận thấy tinh dầu từ thảo dược này có thể ức chế vi khuẩn, nấm và một số loại virus gây nhiễm trùng ở đường hô hấp. Do đó, sử dụng lá lốt chữa viêm xoang có khả năng ức chế viêm nhiễm, làm thông đường thở, tăng dẫn lưu dịch và cải thiện một số triệu chứng khó chịu.

thuốc chữa trị viêm xoang
Lá lốt là vị thuốc nam được sử dụng để chữa trị bệnh viêm xoang

Một số cách dùng lá lốt chữa viêm xoang:

  • Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi, sau đó để ráo nước và vò xát nhẹ cho thảo dược tỏa mùi thơm. Đun sôi 2 lít nước vào đổ vào thau, cho lá lốt vào và dùng để xông mũi đến khi nước nguội hoàn toàn. Sau khi xông nên xì mũi để loại bỏ hoàn toàn dịch tiết ứ đọng trong các mô xoang.
  • Cách 2: Đối với trường hợp dị ứng thời tiết gây viêm da và nổi mề đay, có thể rửa 2 – 3 nắm lá lốt rồi cho vào nước tắm. Tắm nước lá lốt 1 lần/ ngày trong vài ngày giúp ngứa ngáy và cải thiện các triệu chứng do viêm xoang gây ra.

10. Chữa viêm xoang bằng cây xương cá

Cây xương cá (cây giao) thường được trồng làm cảnh hoặc làm hàng rào. Ngoài ra, nhân dân còn sử dụng loại cây này như một vị thuốc chữa viêm xoang. Nghiên cứu từ y học hiện đại cũng nhận thấy, hoạt chất Ethanol từ cây giao có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức và ức chế các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng thường gặp.

Cách sử dụng cây giao chữa viêm xoang:

  • Chuẩn bị: Khoảng 70g cây giao tươi
  • Thực hiện: Rửa sạch và bẻ nhỏ, sau đó đun sôi với 1 lít nước trong khoảng vài phút. Tắt bếp, dùng khăn trùm đầu xông mũi để trị viêm xoang và viêm mũi dị ứng.

Lưu ý: Nhựa của cây giao chứa độc và có thể gây mù mắt vĩnh viễn. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng dược liệu này.

11. Tỏi – Cây thuốc dân gian chữa viêm xoang

Ngoài tác dụng kích thích vị giác và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, tỏi còn được sử dụng để chữa các bệnh hô hấp thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,… Hoạt chất allicin trong tỏi đã được chứng minh về hiệu quả chống viêm, ức chế virus và vi khuẩn.

Sử dụng tỏi có thể tăng dẫn lưu dịch ở các xoang, hỗ trợ giảm viêm, thông mũi, giảm ngứa cổ họng và ức chế nhiễm trùng do virus, vi khuẩn.

thuốc chữa trị viêm xoang
Hoạt chất trong tỏi có khả năng chống viêm niêm mạc và ức chế vi khuẩn, virus

Dưới đây là một số cách dùng tỏi chữa viêm xoang được áp dụng khá phổ biến:

  • Cách 1: Nhai trực tiếp 1 – 2 tép tỏi/ ngày có thể kiểm soát nhiễm trùng ở các xoang và giảm nhẹ một số triệu chứng khó chịu như chảy nước mũi, ho, hắt hơi,…
  • Cách 1: Bóc vỏ 1 củ tỏi, sau đó giã nát và cho vào tô. Đun sôi 2 lít nước rồi đổ vào tô, dùng khăn trùm đầu lại để tinh dầu tỏi và hơi nước len lỏi vào cổ họng, mũi và các xoang. Mẹo chữa này giúp làm sạch dịch tiết hô hấp, giảm viêm nhiễm, cải thiện nghẹt mũi, hắt hơi và đau cổ họng.

Một số lưu ý khi dùng thuốc chữa trị viêm xoang

Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong chữa trị viêm xoang và các bệnh hô hấp khác. Tuy nhiên dùng thuốc không đúng cách có thể giảm hiệu quả điều trị, thậm chí làm phát sinh rủi ro và một số tác dụng không mong muốn.

thuốc chữa trị viêm xoang
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc chữa trị viêm xoang

Vì vậy khi sử dụng thuốc trị viêm xoang, cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Chỉ sử dụng các loại thuốc Tây khi có chỉ định của dược sĩ hoặc bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa tham vấn y khoa.
  • Phải tuân thủ liều dùng và thời gian sử dụng. Hầu hết các loại thuốc Tây trị viêm xoang đều có thể gây ra tác dụng phụ khi lạm dụng hoặc sử dụng không đều – đặc biệt là thuốc kháng sinh.
  • Trong trường hợp bùng phát các tác dụng phụ có mức độ nặng, nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị các tác dụng không mong muốn.
  • Các loại thuốc dân gian có độ an toàn cao, dễ thực hiện và chi phí thấp nhưng thường đem lại hiệu quả chậm. Vì vậy, các loại thuốc này chỉ được áp dụng đối với viêm xoang do virus và dị ứng có mức độ nhẹ. Hơn nữa một số loại thuốc dân gian chưa được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn. Vì vậy, nên chủ động tham vấn y khoa trước khi thực hiện.
  • Song song với việc sử dụng thuốc, cần nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, rửa mũi thường xuyên,… để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị viêm xoang.
  • Đối với các trường hợp viêm xoang đáp ứng kém với điều trị bằng thuốc, nên thăm khám kỹ để xác định các bệnh lý tiềm ẩn như lệch vách ngăn mũi, polyp mũi, polyp xoang, biến chứng của viêm VA/ viêm amidan mãn tính. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị can thiệp các thủ thuật xâm lấn hoặc phẫu thuật.

Trên đây là 10+ loại thuốc chữa trị viêm xoang được đánh giá cao (bao gồm thuốc Tây, thuốc dân gian). Tuy nhiên thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn về loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý, bạn đọc nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng.

Xem thêm:

 

Bình luận (40)

  1. Quân Như says: Trả lời

    Mọi người cho em hỏi em bị xoang mấy năm rồi nhưng vì tính chất công việc hay di chuyển đến nhiều nơi nên mãi không dứt được. Cứ 1 đợt trị khỏi thì đi chỗ khác thay đổi thời tiết lại bị, không còn cách nào để dứt điểm được ạ?

    1. Thêu says: Trả lời

      Dùng thử phương pháp y học cổ truyền đi bạn. Mình cũng bị xoang, viêm mũi dị ứng từ đợt chuyển công tác từ nam ra bắc do thời tiết. May nhờ bạn giới thiệu đọc bài này mới biết mà sử dụng thuốc y học cổ truyền hiệu quả lắm, chứ không chắc mình cũng bỏ việc mất :)) https://www.tapchidongy.org/nguon-goc-ra-doi-bai-thuoc-viem-xoang-do-minh-ky-2.html

      1. Quân Như says:

        bạn cho mình xin dịa chỉ mua thuốc đó với. Chắc mình cũng phải chuyển hướng chữa chứ trước toan dùng thuốc tây y giờ kiểu nó lờn thuốc luôn rồi.

      2. Thêu says:

        Mình chữa ở đỗ Minh đường cơ sở Hà Nội ở 37 A ngõ 97 Văn Cao Ba Đình nhé. Bác sĩ Đỗ MinhTuấn khám rồi kê đơn thuốc cho, có số điện thoại bác sĩ này 0963 302 349

      3. Quân Như says:

        Ở đây dùng thuốc thôi hay có châm cứu gì không bạn? Thấy nhiều chỗ chữa viêm xoang này bằng việc làm châm cứu. Mình không có thời gian nhiều để đến ạ. Mình cũng phải 2 tháng nữa mới về Hà Nội

    2. đầu gấu mẫu giáo says: Trả lời

      Ở đây chỉ dùng thuốc thôi anh ơi. Anh có điều kiện thì đến khám trực tiếp, không thì gọi vào số hotline của nhà thuốc và có thì gửi kết quả khám bệnh cho bác sĩ cũng được, bác sĩ sẽ tư vấn để được gửi thuốc về nhà nhé. Bệnh càng để lâu càng khó chữa mà mình cũng khó chịu í ạ. Đây nè

  2. Lại Thảo uyên says: Trả lời

    Ai đã dùng phương pháp dân gian như bài viết mách mà hiệu quả không? Trước mình có xông gừng nóng nhưng chẳng ăn thua mấy. Đỡi một tí xong dịch lại chảy dề dề

    1. Tuấn Nguyễn says: Trả lời

      mẹo dùng lá lốt này em chưa thử nhưng trước có lần dùng cây cỏ hôi mà nhỏ nó xót dã man nên cũng bỏ chừng luôn.

    2. Nhã Linh 9x says: Trả lời

      Mấy mẹo chỉ tham khảo dùng lúc mới chớm thì may ra chứ bị lâu rồi thì khó ạ. mà mình cũng không kiên trì để dùng mẹo được vì công việc bận.

  3. Phương phương says: Trả lời

    gần đây em hay nhức đầu kèm theo hốc mũi, không chảy dịch nhiều lắm. Đó có phải là xoang không ạ? Em có ra hiệu thuốc thì được kê thuốc xịt mũi và nước muối rửa mũi. Nhưng 10 ngày rồi không đỡ lắm.

  4. Cô giáo trẻ says: Trả lời

    Em bị đau quanh hàm, buốt lên óc mà soi với thử thì không phải bị sâu răng. Có người bảo bị xoang, không biết đúng không? Dùng tỏi trị được không?

    1. Loan Bùi- TH says: Trả lời

      giống triệu chứng của xoang sàng hoặc xoang hàm chị ơi, mà cái này nên đến cơ sở uy tín nội soi là biết ngay. Còn dùng tỏi em thấy khó khỏi, mà để dai dẳng lại nặng thêm, thà cứ chữa dứt hẳn 1 lần cho xong.

  5. Marin Bích says: Trả lời

    Mình trước bị xoang nặng, đã mổ nhưng sau đó bị chuyển thành viêm mũi dị ứng mới khổ, trời đổi gió là hắt xì hơi liên tục, ngứa và chảy nước mũi nhiều. Có cách nào thoát khỏi tình trạng này không?

    1. Hoàn Trần says: Trả lời

      Chuyển sang điều trị bằng thuốc nam gia truyền của Đỗ Minh Đường đi. Bà dì mình ngày xưa cũng bị xoang nặng, còn bị tiểu đường. Có lần nặng không thở được đi nội soi cũng đầy dịch đờm, điều trị mãi rồi cũng mổ. Sau đợt đấy nhạy cảm lắm, sổ mũi hắt hơi cũng phải đưa đi viện xem luôn cho an tâm. Bệnh chữa mãi cũng không khỏi được. Vậy mà có người mách cho dùng thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường mà khỏi được luôn không bị tái phát lại, chữa đến nay là cũng được hơn năm rồi, lần đầu tiên điều trị mà cho hiệu quả được lâu như thế

      1. Marin Bích says:

        thuốc này cũng chữa được viêm mũi dị ứng chứ ạ. Chứ mình cũng khó chịu quá. 1 năm cứ vài lần. Nhà thuốc có những cơ sở ở đâu bạn?

      2. Hoàn Trần says:

        Nhà thuốc có 2 cơ sở chính thôi. là ở 37 ngõ 97 Văn Cao Ba Đình Hà Nội và 100 Nguyễn Văn Thương Bình Thạnh Hồ Chí Minh. Dì mình ở Hồ Chí Minh nên chữa cơ sở 2 là bác sĩ Lâm nha. Bản chất xoang với viêm mũi dị ứng cũng giống nhau mà. Bạn qua khám trực tiếp bác sĩ xem cho. Chứ đã mổ vẫn mẫn cảm thì phải trị bên trong.

      3. Marin Bích says:

        Bác sĩ làm vào thời gian nào thế ạ? Muốn bác sĩ Lâm khám thì đặt lịch trước không? Cho mình xin số bác Lâm nha. Mình ở Q11.

      4. Tố tố says:

        Chị ơi bác sĩ Lâm làm việc ở phòng khám giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần từ 8h đến 5 rưỡi chiều cả thứ 7, chủ nhật đó. Chị đặt lịch trước thì sẽ được ưu tiên khám sớm chứ hôm nọ em đi quên không gọi trước mà đông chờ hoài.0932088186.

  6. Ngọc Hoàng says: Trả lời

    Mình bị ngạt mũi, đau đầu, đau trán, khó thở và người hơi ngây ngấy nóng, không chảy dịch lắm. Xem trên mạng thấy giống triệu chứng của viem xoang cấp. Mình dùng paracetamon như bài viết được không nhỉ?

    1. Đỗ Minh Khôi says: Trả lời

      Không nên lạm dụng bác ơi, thuốc tây nào cũng có 2 mặt hết. Mà xoang trị bằng thuốc tây khó khỏi lắm, bác tham khảo chữa bằng thuốc nam xem sao. Cấp chữa nhanh mà dứt luôn chứ nó chuyển sang mạn thì khổ. Bác tham khảo https://nilp.vn/viem-da-xoang-cap/

  7. Thỏ ngọc says: Trả lời

    Em bị viêm dạ dày do vi khuẩn + trào ngược. xong bị cả xoang thì chữa được bằng thuốc gì? Em muốn chữa kết hợp cả hai, ai mà gặp tình trạng như em có biết cách chữa hiệu quả thì chia sẻ em với. Em cảm ơn!

  8. Lan lan says: Trả lời

    Chẳng biết mọi người chữa viêm xoang sao chứu tôi chữa thuốc tây cả thuốc uống với thuốc xịt mũi mà sao bệnh không khỏi, cứ bị tái phát hoài thôi

    1. Nguyễn Tiến Minh- 9x says: Trả lời

      Mình dùng cũng thấy đỡ được thời gian rồi sau đó là lại bị tái phát lại chứ không khỏi cho được

  9. Sữa mộc châu says: Trả lời

    xưa mình cũng bị xoang nặng, sau bầu vào càng nặng thêm, lúc nào cũng chảy nước mủi rồi ngạt mũi không thở được, nhức đâu. Đã mệt mỏi vì bầu bí lại thêm xoang làm mình cảm thấy kiệt sức. Lại không dám dùng thuốc tây. Sau tìm hiểu loanh quanh trên mạng thấy cô diễn viên Hoa Thúy cũng chữa xoang ở đây, cho con chữa luôn. Tham khảo 1 vòng thấy nhiều người phản hồi tốt, lại dùng được cho bà bầu. Thế là mình cũng an tâm. Mình gọi cho bác sĩ Tuấn và đưa kết quả bác sĩ xem thì được tư vấn sử dụng thuốc kết hợp với 3 liệu trình. vậy mà sau đó mình khỏi thật. Đến tận lúc đẻ xong chăm con bận mệt vậy cũng không bị lại luôn. Kì diệu https://2doctor.org/dien-vien-hoa-thuy-cho-con-chua-viem-xoang-tai-do-minh-duong-13790.html

    1. mẹ trẻ con 99 says: Trả lời

      Em đang bầu mấy tuần cuối rồi, cũng xoang đang không biết con có ảnh hưởng gì không, tháng cuối nặng nề mà lại không ngủ được. Mệt quá ạ. mà nếu giờ em dùng thì chắc phải kéo dài đến sau sinh thì không biết thuốc có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

    2. Thu Hoài - Thái bình says: Trả lời

      Tớ cũng mẹ bỉm sữa đây, sau sinh thức đêm hôm nhiều cũng bị xoang mà dùng thuốc nam này tốt lắm. 10 ngày thấy các triệu chứng bắt đầu giảm dần rồi. toàn thuốc nam thôi nên con vẫn bú mẹ bình thường, không lo nhé.

    3. Trần Thùy Linh says: Trả lời

      Cho mình xin chi phí điều trị nàng ơi, trước đi chữa thuốc bắc 1 lần đắt dã man cũng không khỏi, buồn ghê vậy á. Không biết thuốc nam gia truyền này thì có hơn hông?

      1. Yorer Lê says:

        Thuốc bắc thì còn sợ trộn với thuốc rác nhập trung quốc í, chứ cá nhân tôi thấy thuốc nam này họ trồng trong nước ở hòa bình, hưng yên nên riêng khoản chất lượng đã ăn đứt rồi. Cứ đúng theo lời bác sĩ dặn uống thuốc hẳn hoi là khỏi thôi. Trước tôi nặng, lại không hấp thu thuốc tốt bằng người ta nên phải dùng 4 liệu trình . Ơn giới cũng khỏi. 1 liệu trình tui được kê kết hợp 3 loại thuốc xịt với cao đặc trị và cao giải độc nhé. tầm 2tr4. Nhưng bà đi cùng thì thấy ko phải dùng thuốc xịt nên chắc rẻ hơn.

  10. Dương Dung 00112 says: Trả lời

    vừa đọc link của bạn chủ top gửi, thấy dùng được cho cả trẻ nhỏ. may quá con mình cũng bị xoang giống mẹ. Chắc đợt này cả 2 mẹ con đi chữa xem sao. Người nổi tiếng thì cũng tin hơn. thấy có cả chú Xuân Hinh chữa xương khớp ở đấy.

  11. Nguyễn Thị Tú -30t says: Trả lời

    đã ai dùng thuốc xịt avamy này chưa? Tôi dùng mấy loại xịt thông thường thấy không hiệu quả nữa, không biết loại này mạnh hơn có tác dụng với tôi nữa không?

    1. Mạnh Phạm says: Trả lời

      Thuốc này xịt thì chắc chắn làm giảm đau, giảm dịch viêm nhanh bác ạ. Vì nó có thành phần chống viêm. Nhưng em khuyên thật thuốc xịt này chống viêm giảm triệu chứng tức thời thôi, về lâu dài không khỏi được, mà lại gặp nhiều biến chứng ấy.

    2. Xuân Bách 1980 says: Trả lời

      Không nên dùng bừa tự mua nha. Nhà tui có người bị nhiễm độc cóc ti coi mà bị hội chứng cushing rồi suy thận đấy. Cái này bác sĩ chỉ định mới được dùng thôi.

  12. Bùi Thị Thoan says: Trả lời

    Con tôi mới 10 tuổi nhưng cháu bị xoang trán khoảng 1 năm nay, dạo đây kêu mắt mờ và kém đi. Tôi có cho cháu đi khám mắt thì thị lực giảm nhưng đo thì không phải cận. Bs nghi là do ảnh hưởng của xoang. Tôi lo lắng dùng thuốc tây nhiều không khỏi mà sẽ làm cháu mệt mỏi dẫn đến học hành giảm sút. Dùng thuốc nam này có tác dụng phụ gì không? và có cần đun nấu gì không?

    1. Võ Quỳnh Hương says: Trả lời

      Liên hệ cho bác sĩ đó mà hỏi cụ thể chứ bệnh mỗi người khác nhau mà chỉ có bác sĩ họ mới tư vấn cụ thể được cho thôi. Không cần đun nấu nhé, nhà thuốc dã bào chế sẵn dạng cao rồi chị.

    2. Chinh. P. T says: Trả lời

      Cho em hỏi ké, nhà em có em bị viêm xoang không biết có di truyền sag cho con không?

  13. Phương Aanh - HN says: Trả lời

    Có ai dùng thuốc nam đỗ minh đường mà mấy ngày đầu thấy bị nặng hơn không? Em từ ít dịch mũi mà dùng thuốc nam này 5 ngày dịch chảy bị nhiều hơn, không biết có phải bị phản thuốc không

    1. trúc 123 says: Trả lời

      Mình có nha. Gọi hỏi bác sĩ thì bác sĩ bảo do nó đang tấn công ổ viêm ở các xoang nên đẩy dịch viêm ra ngoài thôi. Cứ yên trí dùng thêm vài ngày nữa nó hết dịch là thấy thông thoáng ngay. Dễ chịu hẳn.

    2. Đạt Gấu says: Trả lời

      thế có ai đã dùng thuốc ngừng thuốc rồi không bị lại không?

      1. Trương Manh Linh 8x says:

        Tôi dùng và ngừng thuốc 2 năm rồi này, trước mẫn cảm với thời tiết. Sau dùng thuốc nam xong thấy đỡ hẳn. với cả giữ gìn là ko bị lại đâu. Kiêng chất kích thích, giữ ấm cổ, mũi là ok.

  14. Huân says: Trả lời

    Chữa bệnh viêm xoang mũi dùng mỗi loại thuốc uông không thì liệu có ổn khong nhỉ? tôi dùng thuốc xịt tây y nhiều mà nhờn thuốc. Muốn chuyển qua dùng thuốc uống thảo dược xem hiệu quả đến đâu.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng chuyên mục

Viêm xoang nặng – Triệu chứng và giải pháp điều trị

Viêm xoang nặng là tình trạng chuyển giai đoạn của viêm xoang cấp tính do sự chủ quan và phương pháp điều trị không đúng cách của người bệnh, gây...

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng: Phân biệt thế nào?

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng: Cách phân biệt, điều trị

Có không ít người nhầm lẫn giữa các dấu hiệu viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Điều này dẫn đến tâm lý chủ quan khi người bệnh tự "đoán...

Xoang mũi là gì? Xoang mũi thường gặp các vấn đề nào?

Xoang mũi – Cấu tạo, chức năng và vấn đề thường gặp

Xoang mũi là một trong những cơ quan rất dễ bị tổn thương do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Vì vậy, nắm rõ các thông tin về cấu...

Rửa mũi xoang đúng cách và những sai lầm thường gặp

Rửa mũi xoang đúng cách và những sai lầm thường gặp

Bệnh viêm xoang tuy không nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống của con người. Để giảm bớt những triệu chứng của viêm xoang có...

Bệnh viêm xoang sàng sau mãn tính & thông tin cần biết

Bệnh viêm xoang sàng sau mãn tính & thông tin cần biết

Bệnh viêm xoang sàng sau mãn tính có thể phát sinh thành nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị sớm. Bệnh xảy ra ở các xoang...

Viêm xoang sàng là gì? Cách điều trị như thế nào?

Viêm xoang sàng – Triệu chứng, cách điều trị và lưu ý

Viêm xoang sàng là tình trạng niêm mạc xoang sàng bị viêm. Bệnh hình thành dịch mủ, gây ứ đọng, bít tắc và tạo áp lực lên xoang sàng. Vậy...

Ẩn