Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Bị đau dạ dày có uống được chè vằng không, tại sao?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt + an toàn

Đau dạ dày xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những thay đổi của thai kỳ hoặc do thói quen ăn uống thất thường là cơn đau dạ dày gây ra ít nhiều khó chịu cho người mẹ. Tuy nhiên việc sử dụng những loại thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai không được khuyến khích vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với thai nhi. Vậy có cách nào để ngăn chặn triệu chứng này mà không cần dùng thuốc.

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang tha
Đau dạ dày ở phụ nữ mang thai là một triệu chứng tạm thời nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ bị đau dạ dày 

Đau dạ dày có thể xuất hiện trong bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhìn chung tình trạng đau dạ dày không nguy hiểm, nhưng nếu để triệu chứng tiến triển kéo dài sẽ khiến người mẹ vô cùng mệt mỏi. Đau dạ dày gây ra nhiều hệ lụy khác như biếng ăn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động bổ sung dinh dưỡng cho em bé. Để điều trị bệnh dứt điểm, trước tiên người mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai:

Đau dạ dày do ốm nghén

Cơn ốm nghén là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau dạ dày trong thai kỳ, nếu như trước đó người mẹ chưa từng xuất hiện triệu chứng này. Triệu chứng xảy ra trong 3 tháng đầu hoặc ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Ốm nghén không phải nguyên nhân gây bệnh mà là xúc tác chính khiến người mẹ biếng ăn, buồn nôn, ăn uống thất thường ảnh hưởng đến dạ dày.

Buồn nôn liên tục, khó chịu cũng khiến dạ dày co bóp mạnh và tăng tiết axit trong dạ dày. Điều này gây ra những cơn đau dạ dày dai dẳng, nhiều khi nặng hơn là sưng viêm loét niêm mạc do các axit trong dạ dày tăng cao, hình thành viêm loét.

Đồng thời ốm nghén gây khó khăn trong ăn uống, dạ dày không nhận được lương thực để tiêu hóa trong khi lượng axit được sản sinh liên tục. Nếu để tiến triển lâu ngày có thể gây bệnh đau dạ dày mãn tính sau khi mang thai và sinh con.

Đau dạ dày do stress, căng thẳng

Khi mang thai, người mẹ phải đối mặt với rất nhiều nỗi lo và đặc biệt là những cơn đau nhức sẽ ảnh hưởng đến tâm lý ít nhiều. Trong khi đó, chứng đau dạ dày lại chịu ảnh hưởng từ các hormone sản sinh khi căng thẳng. Điều này làm phát sinh thêm nhiều vấn đề khác liên quan đến dạ dày trong thai kỳ.

Các chuyên gia tiêu hóa đã nhận định, căng thẳng, lo thắng quá mức là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đau dạ dày. Điều này không chỉ xảy ra trong thai kỳ mà còn phổ biến ở người bình thường. Trong đó yếu tố nội tiết tố đặc biệt ảnh hưởng đến tâm trạng người phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

Một nghiên cứu diễn ra trên những phụ nữ mang thai từ 3 tháng đầu đến 3 tháng cuối. Trong đó hơn 64% người mẹ thừa nhận mình thường xuyên bị căng thẳng trong cuộc sống gặp phải cơn đau âm ỉ tại khu vực dạ dày. Nguyên nhân được lý giải là bởi khi mẹ bầu mang thai, khi có tâm lý lo lắng sẽ phát sinh hormone tiêu cực từ hệ thần kinh trung ương . Nguyên nhân gây đau dạ dày và viêm loét dạ dày phổ biến.

Thói quen ăn uống thất thường

Đa phần các chị em mang thai thường giữ thói quen thèm gì ăn nấy, hoặc chán ăn, bỏ bữa trong thời gian đầu. Điều này chỉ xảy ra trong thai kỳ, do ảnh hưởng của hormone nhưng nếu không biết cách điều chỉnh, dạ dày sẽ là cơ quan chịu tổn thất nặng nề nhất.

Dạ dày làm việc theo chu kỳ thời gian nhất định, điều này được quyết định bởi đồng hồ sinh học của cơ thể. Vì thế nếu như thai phụ bỏ bữa không chỉ không đảm bảo dinh dưỡng nuôi cơ thể và thai nhi mà còn cản trở hoạt động dạ dày. Đối với người khỏe mạnh, thói quen ăn uống thất thường cũng là nguyên nhân chính gây đau dạ dày.

Ngoài ra thói quen thèm ăn khi mang thai của đa số phụ nữ cũng khiến dạ dày bị quá tải trong hoạt động. Ngoài các bữa chính, việc ăn đêm hay ăn giữa bữa đề vi phạm các nguyên tắc hoạt động của dạ dày. Do đó thay vì ăn nhiều bữa lặt vặt, bạn nên phân bố bữa ăn khoa học hơn để đáp ứng hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hóa.

Nên dùng thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai loại nào tốt?

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai
Các loại thuốc tây chữa đau dạ dày không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai

Mặc dù cơn đau dạ dày có thể khiến thai phụ rất khó chịu, nhưng không vì thế mà người mẹ có thể tự tiện sử dụng thuốc. Các bác sĩ đã nhận định, việc sử dụng thuốc giảm đau dạ dày khi mang thai tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Bởi vì khi sử dụng thuốc, một số tác dụng phụ từ các hóa chất của thuốc thẩm thấu qua nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Nếu vì điều kiện bắt buộc mà phải uống thuốc, người mẹ cần sử dụng đúng các loại thuốc có mặt trong danh mục thuốc kê đơn dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc. Các loại thuốc này đã được thử nghiệm an toàn tương đối với phụ nữ mang thai.

Một số loại thuốc chữa đau dạ dày thông thường đối với phụ nữ mang thai tiềm ẩn nguy hiểm như:

  • Các loại thuốc chống nôn, buồn nôn: Thai phụ không được tự ý sử dụng domperidon chữa buồn nôn. Mặc dù thuốc chữa đau dạ dày loại này không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng ảnh hưởng đến nhịp tâm thất. Nếu nhịp đập nhanh hơn cũng có thể phát sinh nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ. Trong trường hợp thai phụ nôn nhiều, nôn liên tục sẽ được chỉ định dùng thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin dưới hướng dẫn cụ thể về liều lượng của bác sĩ.
  • Các loại thuốc giảm đau: Cho đến nay vẫn chưa có nhóm thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai được đưa vào điều trị. Đặc biệt là tác dụng của thuốc nhóm trimebutine (thường có trong thuốc giảm đau dạ dày) khi sử dụng trong thai kỳ. Do vậy, vì lý do an toàn thận trọng mà người mẹ tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau dưới bất kỳ hình thức nào trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ở giai đoạn  3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ thì người mẹ có thể sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ nếu cân nhắc thấy thật sự cần thiết.
  • Thuốc kháng axit: Thuốc có tác dụng trung hòa axit hidrocloric (HCl) tiết ra trong dịch tiêu hóa ở dạ dày, đồng thời thuốc cũng giúp tuyến tiết axit được kiểm soát. Tăng lớp màng đệm cho dạ dày, ngăn các kích thích gây co thắt ở dạ dày. Các chuyên gia bác sĩ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên tự ý sử dụng nhóm thuốc kháng axit. Những tác dụng phụ từ thành phần thuốc có thể gây táo bón, mệt mỏi, làm thay đổi huyết áp, gây phù chân…

Một số loại thuốc chữa đau dạ dày còn được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ mắc hen ở trẻ sơ sinh sau khi chào đời. Đặc biệt là một số trường hợp người mẹ sử dụng thuốc kháng axit trong thời kỳ mang thai làm tăng 51% nguy cơ trẻ bị hen suyễn.

Từ những nguy cơ trên mà phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng thuốc chữa đau dạ dày. Nếu có triệu chứng đau thì người mẹ nên tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.

Cách giảm đau dạ dày an toàn cho mẹ bầu

Như đã đề cập, cơ thể mẹ và thai nhi rất nhạy cảm nên thời gian thai nghén cần kiêng tuyệt đối các loại thuốc Tây y, nhất là thuốc giảm đau. Tuy nhiên do tiến triển của những cơn đau dạ dày lâu ngày sẽ khiến người mẹ mệt mỏi, khó ăn nên thai phụ có thể áp dụng nhiều phương thức điều trị khác để chấm dứt cơn đau nhanh chóng.

Người mẹ có nhiều tham khảo theo cách điều trị đau dạ dày từ dân gian, với các nguyên dược liệu lành tính và hiệu quả thay thế thuốc tân dược. Phổ biến trong chữa đau dạ dày bằng nghệ, nước ép bắp cải hay củ cải trắng…

Tinh bột nghệ

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai
Tinh bột nghệ có công dụng chữa đau dạ dày hữu hiệu cho phụ nữ mang thai

Tinh bột nghệ có tác dụng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa, hoạt chất curcumin của nghệ vàng có tác dụng hữu hiệu trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Phương thuốc này đảm bảo an toàn tuyệt đối với phụ nữ đang mang thai.

Cách thực hiện

  • Mỗi ngày sử dụng 3 thìa tinh bột nghệ cùng với 2 muỗng mật ong nguyên chất.
  • Pha tinh bột nghệ với mật ong, cùng 200ml nước ấm thành hỗn hợp lỏng để uống. 
  • Người mẹ nên uống một ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút khi bụng đang đói.

Nếu không có tinh bột nghệ, bạn có thể thay thế bằng bột nghệ. Nhưng tinh bột nghệ vẫn đảm bảo tính an toàn cho thai phụ nhất vì tinh bột đa được loại bỏ tạp chất, thải dầu nên không gây nóng và dễ uống hơn nhiều.

Nước ép bắp cải

Trong tài liệu lâu đời của nền Y học dân tộc, bắp cải có tính chống viêm rất hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp chữa đau dạ dày bằng bắp cải chỉ có tác dụng khi nguyên liệu đã được chế biến chín, nếu dùng sống sẽ bị phản tác dụng đè nặng lên dạ dày.

  • Cách 1: Đầu tiên bạn tách bắp cải ra rồi ngâm nước muối pha loãng, đem rửa sạch từng lá bắp cải. Sau đó, bạn cho phần bắp cải đã tách sạch vào máy xay ép lấy phần nước bắp cải nguyên chất. Sau đó bạn đem đun nước ép bắp cải đến khi sôi rồi sử dụng nước uống bình thường.
  • Cách 2: Với cách này, bạn có thể kết hợp dùng nước bắp cải để uống và ăn lá bắp cải song song.  Khi luộc bắp cải trong nước sôi bạn không nên cho muối vào nó có thể khiến bạn bị phù nề và tích nước trong cơ thể. 

Với các cách chữa đau dạ dày trên, bạn nên kiên trì áp dụng hàng ngày (ít nhất 10 ngày) để nhận thấy cơn cau thuyên giảm rõ. Trung bình mỗi ngày thai phụ chỉ uống khoảng 200ml nước bắp cải là đủ.

Nước ép cà rốt, củ cải trắng và dưa chuột

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai có thể sử dụng nước ép củ cải trắng để chữa đau dạ dày an toàn

Nước ép rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất rất tốt trong việc điều trị đau dạ dày ở phụ nữ mang thai. Cách kết hợp nhiều loại rau củ sẽ giúp thai phụ tiết kiệm rất nhiều thời gian trong khâu chế biến. Đồng thời chúng cũng giúp kiểm soát tốt tình trạng tăng tiết axit trong dạ dày.

Trong cà rốt có chứa chất beta-carotene, kết hợp với hoạt chất flavonoid có trong dưa leo và củ cải trắng giúp bảo vệ lớp chất nhầy bao bọc niêm mạc dạ dày, giảm cơn đau dạ dày hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, cà rốt và củ cải trắng đem bỏ vỏ.
  • Đem tất cả các nguyên liệu ép thành 1 hỗn hợp nước ép và uống mỗi ngày.

Trung bình mỗi ngày bạn nên uống 1 cốc nước ép 200ml trước khi ăn. Duy trì thói quen này thường xuyên còn giúp người mẹ thải độc tố và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 

Tăng cường nghỉ ngơi

Khi mang thai, người mẹ nên duy trì thói quen ăn uống kết hợp với nghỉ ngơi khoa học. Theo các chuyên gia tiêu hóa, việc giữ tinh thần ổn định có vai trò quan trọng trong điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày nói chung. Tình trạng căng thẳng, stress có thể là nguyên nhân khiến cơn đau dạ dày tiến triển nghiêm trọng hơn.

Vì thế trong thời gian mang thai, thai phụ phòng tránh cơn đau dạ dày bằng cách sắp xếp công việc hợp lý. Tránh việc quá sức, hạn chế những hoạt động nặng và gia tăng áp lực cho dạ dày. Sau khi ăn xong, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi để dạ dày có thời gian chuyển hóa thức ăn. Điều này cũng giúp kiểm soát được cơn trào ngược dạ dày thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Người mẹ cần ngủ đủ giấc trong thời gian mang thai. Để tránh lượng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, người mẹ nên nằm gối kê cao đầu, tránh cúi thấp hoặc gập người khi di chuyển hoặc vận động. Việc nghỉ ngơi khoa học sẽ nhanh chóng giúp cơ thể người mẹ lấy lại cân bằng và giảm đau nhức các bộ phận hiệu quả.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai
Dinh dưỡng khoa học giúp giảm thiểu cơn đau dạ dày cho phụ nữ mang thai

Để những cơn đau dạ dày không có nguy cơ tái phát, tốt nhất người mẹ cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh. Nên ăn uống từ tốn, không ăn quá nhanh hay ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng quá no. Khi ăn nhanh và ăn nhiều, dạ dày của bạn sẽ tăng thêm axit để phân giải thức ăn, điều này sẽ khiến bạn khó chịu hơn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích người mẹ nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để tăng sự bài tiết của nước bọt. Hoạt động này giúp làm giảm lượng axit dịch vị và bão hòa axit trong dạ dày.

Thai phụ cũng nên ưu tiên chọn thức ăn mềm, tăng cường nhóm thực phẩm giàu tinh bột. Nhóm ngũ cốc, trái cây, cá, trứng, sữa,… không những giàu dinh dưỡng mà còn tốt cho hoạt động của dạ dày. Nhóm rau xanh và củ quả cung cấp nhiều chất xơ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả hơn.

Bên cạnh những thực phẩm tốt, người mẹ nên tránh những món ăn làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể là nhóm thực phẩm giàu chất béo như: thức ăn nhanh,  các loại nước ép trái cây họ cam quýt; Caffeine; bạc hà,… Và trong thai kỳ bạn cũng nên tránh xa các loại thực phẩm tươi sống, lạnh, đồ ăn hàng quán, thực phẩm ôi thiu.

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã đáp ứng phần nào thắc mắc của thai phụ về các loại thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai. Mặc dù việc sử dụng thuốc tân dược không được khuyến khích trong điều trị nhưng người mẹ vẫn có thể áp dụng chữa bệnh theo cách truyền thống. Tốt nhất người mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để được hướng dẫn phương pháp điều trị an toàn.

Cùng chuyên mục

Đau cuống bao tử

Đau cuống bao tử: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau cuống bao tử hay còn gọi là bệnh đau cuống dạ dày. Đây là tình trạng cuống dạ dày bị tổn thương, nếu bệnh nhân không được điều trị...

Đau dạ dày buồn nôn có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Đau dạ dày buồn nôn thường là hệ quả do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng thuốc giảm đau, dị ứng thực phẩm, căng thẳng...

Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người

Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm hang vị dạ dày là căn bệnh thường gặp, nhất là người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi, xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng phổ...

Các thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt và cách dùng đúng

Các thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt và cách dùng đúng

Phần lớn những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc trung hòa axit dạ dày thường được chỉ định sử dụng cho người bệnh trào ngược dạ dày thực...

Bị vi khuẩn HP không nên ăn gì và bổ sung thực phẩm gì?

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên chính gây nên các bệnh về viêm loét dạ dày, ung thư, trào ngược dịch mật và các biến chứng sau này....

Những điều cần biết về chứng trào ngược dạ dày khi mang thai

Bị trào ngược dạ dày khi mang thai – Bà bầu cần lưu ý

Trào ngược dạ dày khi mang thai là hiện tượng vô cùng phổ biến xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc cuối của thai kỳ. Vậy tình trạng này có...

Bình luận (10)

  1. Bé Sữa Chua says: Trả lời

    Mình trước thì không bị đau dạ dày nhưng sau lúc mang thì bị nhiều stress nhiều nên đau vùng thượng vị mà hay ợ hơi, ợ chua? Liệu nên dùng theo cách nào thì được? Mình bầu 5 tháng rồi

    1. Army says: Trả lời

      bạn dùng tinh bột nghệ ấy rất tốt mà lại an toàn cho mẹ và bé nữa, nghệ lành tính lắm

  2. Bích Ngọc says: Trả lời

    Như mình đây bị đau dạ dày tháng là tháng thứ 6 rồi mình trước không bị mà sau khi có thai chế độ sinh hoạt ăn uống cũng tốt mà không hiểu sao lại bị được.? Tính để đẻ xong điều trị nhưng càng ngày nghe tần suất bị càng nhiều mà nặng lên nữa. Mấy cách trên đều đã thử rồi. Liệu có cách nào khác không mọi người chỉ cho mình với chứ để lâu không ổn

    1. Minh Hy says: Trả lời

      Tớ cũng bị như bạn đấy. Mà lo lắng quá không biết liệu cứ như vậy thì có sao không nữa.

  3. Phạm Văn Quân says: Trả lời

    em bé nhà mình được 23 tuần rồi, trước đây mình đã bị bệnh này rồi nhưng chỉ thỉnh thoảng mới đau thôi, vậy mà gần 1 tuần nay mình bị đau quá nhất là vào buổi tối, có khi cả ngày đau ở chỗ ức ( giữa ngực và bụng trên ấy ). Có mẹ nào bị giống mình có kinh nghiệm gì cho mình biết với nhé.

    1. Quỳnh Chi says: Trả lời

      mẹ nó có thể uống viên nghệ mật ong . mình từng uống nó khi có bầu và sau sanh luôn , kết quả là rất tốt
      , rất ít khi bị đau như lúc trứoc ( lúc trước mỗi lần đau mìh uóng rất nhiêu loại thuốc tây nhưng bệnh càng
      ngày càng nặng )

  4. Hoa Bỉ Ngạn says: Trả lời

    Bác sĩ khám cho mình nói nếu đau bao tử có thể uống các gói nước trị đau bao tử có chữ P

    1. Su Su says: Trả lời

      trước khi có bầu mình cũng đi khám và bị viêm loét dạ dày, HP (+) mình uống 2 đợt thuốc tây thấy ổn ổn và cũng sợ nội soi đến chết mất nên ko đi khám lại, giờ thì mình có bầu gần 3 tháng rùi, có bầu mình ăn vặt nhìu hơn nên dạo này thấy khó chịu ở dạ dày và đau ở vùng bụng trái trên rốn (mình nghĩ là đại tràng) thấy cũng lo lắng nhưng đang có bầu nên quyết tâm ko đi khám ko uống thuốc vì thỉnh thoảng mới thấy hơi đau, mình cố chịu đến khi sinh xong mới đi khám vậy. các mẹ có kinh nghiệm gì cùng nhau chia sẻ

  5. Minty 961 says: Trả lời

    Có ai biết về đội ngũ bác sỹ ở đây như thế nào không vậy? Nhiều phòng khám đông y giờ toàn thuê bác sĩ Trung quốc về khám không biết trình độ như thế nào, hoang mang lắm

    1. Linh Kul says: Trả lời

      Trung tâm có đội ngũ bác sĩ giỏi đã từng làm việc tại bệnh viện Y học cổ truyền trung ương,chuyên môn cao làm việc rất có trách nhiệm tôi đang điều trị ở đây bệnh tình ko biết có khỏi hẳn được hay không nhưng họ cũng nhiệt tình hỏi thăm tôi dùng thuốc ra sao có vấn đề gì không để điều chỉnh thuốc cho tôi. Chứ không như chỗ trước tôi mua thuốc họ bán thuốc cho tôi được rồi là xong tôi điện thắc mắc mà trả lời rất hời hợt vô trách nhiệm. ở đây thì khác nên tôi thấy yên tâm nhiều

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn