Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

10+ Mẹo trị viêm nang lông tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Top 10 Kem + Thuốc trị viêm nang lông được chuyên gia khuyên dùng

Bị viêm nang lông nên ăn và không nên ăn gì để bệnh mau khỏi?

Bị viêm nang lông nên kiêng gì để bệnh không trở nặng?

Viêm nang lông có tự hết không? Có chữa khỏi được không?

Viêm nang lông ở mặt: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bị viêm nang lông ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh viêm nang lông có gây ngứa không?

Viêm nang lông da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Top 10 Kem + Thuốc trị viêm nang lông được chuyên gia khuyên dùng

Các loại thuốc (bôi + uống) trị viêm nang lông được sử dụng khi tổn thương da viêm đỏ, nổi mụn mủ, sưng nóng và đau rát nhiều. Tuy nhiên để lựa chọn được loại thuốc phù hợp, cần xác định nguyên nhân gây bệnh, xem xét triệu chứng lâm sàng và mức độ tổn thương da.

thuốc trị viêm nang lông
Tìm hiểu TOP 10 Loại kem + thuốc trị viêm nang lông được chuyên gia khuyên dùng

Khi nào cần sử dụng thuốc trị viêm nang lông?

Viêm nang lông là bệnh da liễu phổ biến, thường gặp ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là do tụ cầu vàng, nấm hạt men, trực khuẩn mủ xanh, một số loại virus, vi khuẩn kỵ khí và ký sinh trùng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do tiếp xúc với hóa chất và suy giảm miễn dịch.

Viêm nang lông chỉ gây tổn thương có mức độ nhẹ và có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp, vi khuẩn, nấm và virus gây viêm nhiễm nang lông có thể phát triển mạnh khiến các mô xung quanh bị hoại tử, sưng đỏ và hình thành nhọt.

thuốc trị viêm nang lông ở cánh tay
Nên sử dụng thuốc nếu viêm nang lông gây viêm đỏ da, nổi mụn mủ và sưng nóng

Do đó, cần sử dụng thuốc điều trị viêm nang lông trong các trường hợp sau:

  • Tổn thương do viêm nang lông có phạm vi ảnh hưởng rộng
  • Nang lông viêm đỏ, nổi các mụn nước hoặc mụn mủ
  • Vùng da tổn thương châm chích, nóng rát và sưng đỏ
  • Da nổi các sẩn đỏ lớn, viêm và phù nề

Đối với những trường hợp viêm nang lông nhẹ, bạn cũng có thể sử dụng thuốc để rút ngắn thời gian hồi phục và ngăn ngừa thâm sẹo.

TOP 10 loại kem và thuốc trị viêm nang lông được khuyên dùng

Điều trị viêm nang lông chủ yếu là sử dụng thuốc bôi sát trùng, làm dịu da và khử khuẩn. Tuy nhiên trong trường hợp viêm nhiễm nặng, bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc uống để ngăn ngừa biến chứng và tiêu diệt tác nhân gây nhiễm trùng.

1. Dung dịch sát khuẩn

Dung dịch sát khuẩn được sử dụng trong hầu hết các trường hợp bị viêm nang lông. Nhóm thuốc này được dùng trực tiếp lên vùng da tổn thương nhằm khử khuẩn và sát trùng. Ngoài ra, một số dung dịch sát khuẩn còn có hiệu quả ức chế nấm men và virus sinh sống trên bề mặt da.

Thuốc trị viêm nang lông
Povidine-Iod là dung dịch sát trùng, khử khuẩn được sử dụng trong điều trị viêm nang lông

Các loại dung dịch sát khuẩn được sử dụng để điều trị viêm nang lông, bao gồm:

  • Povidon Iod 10%: Dung dịch này hoạt động bằng cách giải phóng Iod chậm nhằm kéo dài tác dụng ức chế nấm, virus, động vật đơn bào và vi khuẩn. Thuốc được sử dụng 2 lần/ ngày lên vùng da tổn thương nhằm ngăn ngừa hiện tượng bội nhiễm.
  • Dung dịch Chlorhexidine 4%: Chlorhexidine có tác dụng sát trùng và khử khuẩn (vi khuẩn gram âm và gram dương). Ngoài ra, hoạt chất này còn có khả năng ức chế virus và một số loại nấm men gây bệnh trên da. Trong điều trị viêm nang lông, dung dịch Chlorhexidine được sử dụng với tần suất 2 – 3 lần/ ngày nhằm sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm nặng.
  • Dung dịch Heximidine 0.1%: Dung dịch này chỉ có tác dụng kìm khuẩn nhưng không có hiệu quả diệt khuẩn. Do đó, thuốc chỉ được sử dụng trong trường hợp viêm nang lông có mức độ nhẹ và phạm vi ảnh hưởng nhỏ.

Đối với những trường hợp nhẹ, sử dụng dung dịch sát trùng có thể loại bỏ hoàn toàn các nang lông bị viêm nhiễm trong khoảng 3 – 5 ngày. Tuy nhiên nếu tổn thương viêm đỏ nặng và có mụn nước/ mụn mủ, cần phối hợp với các loại thuốc điều trị khác.

2. Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide

Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide được sử dụng trong trường hợp viêm nang lông khởi phát do uống kháng sinh trị mụn kéo dài. Nếu xảy ra do nguyên nhân này, viêm nang lông thường gây ra các sẩn đỏ lớn và làm nghiêm trọng hơn các nốt mụn trứng cá trên da mặt.

Kem trị viêm nang lông nào tốt
Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide được sử dụng cho viêm nang lông ở mặt

Benzoyl peroxide có khả năng ức chế vi khuẩn gây mụn (P. acnes). Ngoài ra hoạt chất này còn có tác dụng bong lớp sừng và làm tróc vảy da. Thuốc được sử dụng từ 1 – 2 lần/ ngày trong vài ngày liên tục nhằm kiểm soát mụn trứng cá và sẩn đỏ do viêm nang lông gây ra.

Tuy nhiên, loại thuốc này có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng nên cần sử dụng kem chống nắng, che chắn khi di chuyển và hoạt động dưới trời nắng. Các biệt dược chứa Benzoyl peroxide được sử dụng trong điều trị viêm nang lông, bao gồm Vinoyl-5, Azaduo, Azaduo Forte gel,…

3. Thuốc bôi kháng sinh trị viêm nang lông do vi khuẩn

Nếu viêm nang lông khởi phát do vi khuẩn (chủ yếu là trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng), bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh dạng bôi nhằm tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng.

Thuốc kháng sinh tại chỗ thường được dùng 2 – 3 lần/ ngày sau khi sử dụng dung dịch sát khuẩn. Để tiêu trừ vi khuẩn hoàn toàn, bác sĩ thường yêu cầu sử dụng loại thuốc này trong 7 – 10 ngày liên tục.

thuốc trị viêm nang lông ở lưng
Thuốc kháng sinh dạng bôi được sử dụng 2 – 3 lần/ ngày trong liên tục 7 – 10 ngày

Các loại thuốc kháng sinh dạng bôi thường được chỉ định để điều trị viêm nang lông, bao gồm thuốc mỡ Axit fusidic, thuốc mỡ Mupirocin, thuốc mỡ Neomycin, thuốc bôi Clindamycin,…

4. Thuốc kháng sinh đường uống

Thuốc kháng sinh đường uống được sử dụng khi viêm nang lông do tụ cầu vàng có mức độ nặng và không có đáp ứng với thuốc kháng sinh tại chỗ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định kháng sinh trong trường hợp viêm nang lông khởi phát do ký sinh trùng Demodex.

Các loại kháng sinh đường uống được dùng trong điều trị viêm nang do vi khuẩn và ký sinh trùng, bao gồm:

  • Amoxicillin: Amoxicillin là kháng sinh thuộc nhóm penicillin. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn bẳng cách ức chế sinh tổng hợp peptidoglycan (thành phần quan trọng của tế bào vi khuẩn). Loại kháng sinh này có hiệu quả đối với vi khuẩn ưa khí, kỵ khí gram âm, gram dương,…
  • Ciprofloxacin: Ciprofloxacin là kháng sinh nhóm quinolon. Loại kháng sinh này có hoạt tính mạnh nên chỉ được sử dụng trong trường hợp viêm nhiễm có mức độ nặng. Tuy nhiên, thuốc Ciprofloxacin chống chỉ định đối với trẻ dưới 18 tuổi và người đang mang thai, cho con bú.
  • Metronidazol: Metronidazol là kháng sinh có tác dụng đối với các động vật nguyên sinh và vi khuẩn kỵ khí. Loại kháng sinh này được sử dụng trong trường hợp viêm nang lông xảy ra do ký sinh trùng Demodex.

Thực tế, thuốc kháng sinh đường uống hiếm khi được sử dụng trong điều trị viêm nang lông – trừ những trường hợp cần thiết. Mặc dù có đem lại hiệu quả rõ rệt nhưng loại thuốc này có khả năng phát sinh nhiều tác dụng phụ nên phải thật cẩn trọng khi sử dụng.

5. Thuốc bôi chống nấm trị viêm nang lông do nấm

Viêm nang lông còn có thể khởi phát do nấm Malassezia, nấm Microsporum và nấm Candida albicans. Đối với các trường hợp khởi phát do nấm, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi chống nấm như:

Thuốc trị viêm nang lông ở lưng
Thuốc bôi kháng nấm được sử dụng trong trường hợp viêm nang lông xảy ra do nhiễm nấm
  • Nizoral: Nizoral chứa hoạt chất kháng nấm Ketozonazole và thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm nấm ngoài da. Ngoài ra, loại thuốc này cũng được sử dụng để điều trị viêm nang lông do nấm Candida, nấm Microsporum, nấm Trichophyton,…
  • Canesten: Thuốc bôi Canesten chứa hoạt chất Clotrimazole. Tương tự Nirozal, loại thuốc này được dùng chủ yếu trong điều trị các bệnh da liễu do nấm, trong đó có viêm nang lông.

Thuốc chống nấm dạng bôi được sử dụng từ 2 – 3 lần/ ngày trong liên tục 14 ngày. Các triệu chứng do viêm nang lông có thể thuyên giảm hoàn toàn sau 4 – 5 ngày dùng thuốc. Tuy nhiên bạn cần sử dụng trong thời gian được chỉ định để hạn chế tình trạng tái nhiễm.

6. Thuốc kháng nấm toàn thân

Thuốc kháng nấm toàn thân được chỉ định khi viêm nang lông do nấm xuất hiện ở vùng da dầu hoặc xảy ra trên diện rộng. Nhóm thuốc này có độc tính cao, có thể ảnh hưởng đến chức năng gan và khả năng sinh lý của nam giới nên chỉ được dùng trong những trường hợp cần thiết.

Các loại thuốc kháng nấm toàn thân được sử dụng trong điều trị viêm nang lông, bao gồm:

  • Itraconazole: Itraconazole là dẫn xuất triazole có phổ kháng nấm rộng. Thuốc nhạy cảm với các chủng nấm thường gây bệnh ở người như Candida, Trichophyton, Pityrosporum, Epidermophyton,… Tuy nhiên, không được sử dụng thuốc trong thời gian mang thai hoặc đang có ý định mang thai.
  • Terbinafine: Terbinafine có tác dụng chống nấm bằng cách ức chế quá trình tổng hợp ergosterol của tế bào nấm. Loại thuốc này nhạy cảm với các loại nấm như Candida, Trichophyton, Microsporum, Epidermophyton,…

7. Thuốc bôi kháng virus trị viêm nang lông do virus herpes

Nếu viêm nang lông xảy do virus herpes, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi kháng virus (Acyclovir). Viêm nang lông do virus thường xảy ra ở nam giới sau khi cạo râu. Tổn thương do virus này chủ yếu là các mụn nước nhỏ xuất hiện ở ria mép hoặc vùng cằm, mụn nước mọc khu trú tạo thành từng đám như chùm nho.

thuốc trị viêm nang lông nách
Thuốc bôi Acyclovir được sử dụng để điều trị viêm nang lông do virus herpes

Thông thường, viêm nang lông do virus herpes có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu tổn thương gây đau nhiều, bạn có thể dùng thuốc bôi kháng virus để cải thiện triệu chứng, rút ngắn thời gian phục hồi và ngăn ngừa sẹo thâm.

Thuốc Acyclovir được sử dụng từ 5 – 6 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 4 giờ. Thuốc thường được chỉ định trong khoảng 5 – 7 ngày tùy vào mức độ tổn thương da.

8. Thuốc kháng virus đường uống

Thuốc kháng virus đường uống được cân nhắc khi viêm nang lông do virus herpes bùng phát mạnh và gây đau rát nhiều. Ngoài tác dụng đối với virus herpes, thuốc kháng virus đường uống Acyclovir còn có hiệu quả đối với Cytomegalovirus, Varicella zoster, Epstein Barr.

Đối với điều trị viêm nang lông, thuốc Acyclovir được dùng với hàm lượng 500mg với tần suất 2 lần/ ngày. Trong thời gian sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như nhức đầu, đau bụng, nổi ban, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa,…

9. Kem bôi Permethrin trị viêm nang lông do Demodex

Kem bôi Permethrin thuộc nhóm pyrethrin, được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu do ký sinh trùng như ghẻ, chấy rận và Demodex. Viêm nang lông do Demodex thường có dạng vảy phấn (tổn thương điển hình là da nổi các đám tổn thương có màu đỏ, có vảy da trên bề mặt và nang lông xuất hiện các nút sừng).

Khi dùng kem bôi Permethrin, nên thoa thuốc lên vùng da tổn thương và rửa sạch lại sau 8 – 12 giờ. Loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như phù da, phát ban và kích ứng tại chỗ.

10. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng khi tổn thương do viêm nang lông khiến da sưng nóng, viêm đỏ nặng, ứ mủ và đau nhức nhiều. Loại thuốc thường được sử dụng là thuốc Paracetamol (Acetaminophen).

Loại thuốc này có khả năng giảm sốt và cải thiện cơn đau có mức độ nhẹ. Tuy nhiên cần tránh dùng thuốc cho người bị suy gan, tiền sử nghiện rượu và người thiếu hụt men G6PD.

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm nang lông

Hầu hết các trường hợp bị viêm nang lông đều có đáp ứng tốt sau khi sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Tuy nhiên nếu mắc sai lầm và thiếu thận trọng khi sử dụng, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ và tình huống rủi ro.

thuốc trị viêm nang lông nách
Cần tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây viêm nang lông trước khi sử dụng thuốc

Do đó khi sử dụng thuốc điều trị viêm nang lông, cần lưu ý những thông tin sau:

  • Dung dịch sát khuẩn có thể sử dụng trong hầu hết các trường hợp bị viêm nang lông. Tuy nhiên khi dùng thuốc kháng sinh, kháng nấm và kháng virus, cần thăm khám để bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh và chỉ định loại thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng khi chưa tham vấn y khoa.
  • Đối với nguyên nhân do vi khuẩn và nấm, cần dùng thuốc đều đặn trong thời gian được chỉ định. Ngưng thuốc quá sớm hoặc sử dụng không đều có thể khiến vi khuẩn và nấm kháng thuốc hoặc có nguy cơ tái nhiễm cao.
  • Nếu phát sinh các tác dụng không mong muốn, bạn cần thông báo với bác sĩ để được cân nhắc về việc ngưng sử dụng và thay thế bằng loại thuốc khác.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc, cần giữ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát để tránh ma sát lên vùng da tổn thương.
  • Loại trừ các yếu tố làm bệnh nghiêm trọng hơn như cạo râu, tẩy lông, tắm bồn nước nóng, tiếp xúc với hóa chất, sử dụng kháng sinh trị mụn, lạm dụng thuốc bôi chứa corticoid,…
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện khả năng miễn dịch và hỗ trợ quá trình điều trị viêm nang lông.

Bài viết đã tổng hợp 10 loại thuốc và kem bôi trị viêm nang lông phổ biến. Tuy nhiên thông tin trên chỉ có giá trị tham khảo. Để được tư vấn rõ hơn về tác dụng, cách sử dụng và liều dùng, bạn nên tìm gặp và trao đổi trực tiếp với bác sĩ Da liễu.

Tham khảo thêm: 10+ Mẹo trị viêm nang lông tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Cùng chuyên mục

Bị viêm nang lông nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau khỏi?

Bị viêm nang lông nên ăn và không nên ăn gì để bệnh mau khỏi?

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp các triệu chứng viêm nang lông mau khỏi, hạn chế sự khó chịu cho bệnh nhân. Vậy bị viêm nang lông...

Bị viêm nang lông ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm nang lông ở chân gặp phải các triệu chứng như xuất hiện nốt sần màu đỏ, da bị ngứa ngáy, sưng tấy,… Với...

Viêm nang lông da đầu và các thông tin cần biết

Viêm nang lông da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm nang lông da đầu hay viêm chân tóc là tình trạng các nang lông của da đầu bị viêm nhiễm. Mặc dù không lây nhiễm và ít khi gây...

10+ Mẹo trị viêm nang lông tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Mẹo trị viêm nang lông tại nhà chỉ được thực hiện với những trường hợp có mức độ nhẹ đến trung bình. Áp dụng các mẹo chữa này đều đặn...

Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm nang lông là vấn đề da liễu khá phổ biến. Bệnh thường khởi phát do nhiễm trùng (chủ yếu là tụ cầu vàng), tiếp xúc với hóa chất, tăng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn