Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ và những điều cần lưu ý

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước nguy cơ nhiễm virus viêm gan B cao nhất trên thế giới. Đây là một căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh này cần được đảm bảo tốt nhất là trong 24 giờ đầu sau sinh, điều này giúp bé hình thành được rào chắn bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả.

Vắc xin viêm gan B là gì?

Vắc xin viêm gan B là một loại chế phẩm sinh học được sử dụng để giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm gan B cho cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Đây là cách phòng bệnh mang ý nghĩa cộng đồng và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người sang người.

Vắc xin viêm gan B là gì?
Vắc xin viêm gan B là một loại chế phẩm sinh học được sử dụng để giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm gan B cho cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn.

Vắc xin dùng để tiêm phòng viêm gan B là một loại chế phẩm có tên là Engerix-B. Nó có công dụng hiệu quả và chất lượng ổn định trong việc ngăn chặn các tác nhân gây bệnh tấn công vào cơ thể người bình thường, hiện nay, nó đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên toàn thế giới.

Loại vắc xin này hoạt động theo cơ chế cho cơ thể trẻ tiếp xúc với bề mặt kháng nguyên của virus gây bệnh. Từ đó, giúp hình thành một lớp kháng thể bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị các tác nhân bệnh xâm hại vào cơ thể. Tuy nhiên, đối với những cơ thể đã từng mắc bệnh hoạt có virus đang hoạt động trong cơ thể thì việc tiêm vắc xin hoàn toàn không có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết rằng, việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B không có tác dụng bảo vệ tuyệt đối cơ thể trẻ trước khả năng lây nhiễm bệnh. Do đó, khi sinh hoạt cùng với những người nhiễm bệnh này, tốt nhất bạn cũng nên có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Vai trò của vắc xin phòng chống viêm gan B

Viêm gan B là một căn bệnh có đường truyền nhiễm gần giống như HIV, tuy nhiên, nguy cơ lây lan của chúng cao hơn gấp 50 – 100 lần. Do đó, tiêm phòng viêm gan B được xem là một trong những mũi tiêm quan trọng nhất của trẻ, nó vừa giúp đảm bảo phòng tránh bệnh cho bản thân hiệu quả vừa là một yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Vai trò của vắc xin phòng chống viêm gan B
Tiêm phòng vắc xin này không dừng lại với công dụng phòng ngừa virus gây viêm gan B mà còn các tác nhân gây bệnh viêm gan A và virus viêm gan C.

Vắc xin phòng chống viêm gan B được khuyến cáo sử dụng cho cả người lớn và trẻ em để hạn chế nguy cơ bị nhiễm virus khi tiếp xúc với người bệnh. Việc thực hiện đầy đủ lộ trình tiêm phòng có một ý nghĩa rất lớn trong việc kiểm soát căn bệnh này tại nước ta. Chính vì vậy, khi trẻ có đủ điều kiện sức khỏe thì tốt nhất bạn nên cho trẻ thực hiện càng sớm càng tốt.

Tiêm phòng vắc xin này không dừng lại với công dụng phòng ngừa virus gây viêm gan B mà còn các tác nhân gây bệnh viêm gan A và virus viêm gan C. Loại chế phẩm này khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch tiết ra các kháng thể, từ đó giúp chống lại những tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả.

Ngày nay, căn bệnh viêm gan B phát triển rất mạnh mẽ, chúng có thể lây lan và truyền nhiễm ở mọi lứa tuổi. Trẻ sơ sinh có đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện chính là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Chính vì vậy, để bảo vệ trẻ trước nguy cơ gây bệnh thì tiêm phòng viêm gan B là một trong những việc làm cần thiết và lý tưởng nhất.

Chỉ định và chống chỉ định khi tiêm phòng viêm gan B

Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào dành riêng cho những trường hợp mắc phải tình trạng viêm gan siêu vi B. Mặc khác, khả năng lây nhiễm của nó theo các đánh giá là rất cao, nhất là với trẻ nhỏ. Do đó, chủ động tiêm phòng là một việc làm cần thiết, tuy nhiên, bạn nên đảm bảo rằng trẻ đạt đầy đủ điều kiện về sức khỏe trước khi thực hiện việc tiêm phòng.

Cụ thể, dựa vào các chỉ định và chống chỉ định sau đây mà bạn có thể cho trẻ tiến hành tiêm vắc xin viêm gan B hoặc hoãn lại chờ đến khi sức khỏe ổn định hơn.

Chỉ định:

  • Những trẻ có sức khỏe tốt, ổn định, thể trạng bình thường.
  • Trẻ có mẹ bị mắc bệnh viêm gan B cần được tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Chống chỉ định:

  • Trẻ có dấu hiệu suy giảm miễn dịch
  • Mắc các bệnh lý về thận và phải chạy thận nhân tạo
  • Không sử dụng cho những trường hợp trẻ mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc có phản ứng dị ứng với thuốc bào lần tiêm trước.
  • Trẻ bị lây nhiễm HIV được xếp vào loại chống chỉ định với thuốc.

Lịch trình tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ em

Theo các thống kê gần đây cho rằng, có khoảng 1/3 dân số trên thế giới bị nhiễm viêm gan B. Tỷ lệ này chiếm 10 – 16% đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ là 3 – 6%. Do đó, bạn nên đảm bảo cho trẻ thực hiện đầy đủ lịch trình tiêm phòng theo từng trường hợp khác nhau để có thể đảm bảo được nguy cơ phòng bệnh tốt nhất.

Lịch trình tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ em
Lịch trình tiêm cho những trường hợp có sức khỏe bình thường, ổn định, thể trạng tốt được tiến hành trong 24 giờ đầu sau khi sinh.

1. Đối với trẻ em có mẹ không bị nhiễm viêm gan B

Đối với trẻ em có mẹ không bị nhiễm viêm gan B lịch trình được chỉ định thường được  đảm bảo đơn giản hơn những trường hợp ngược lại. Cụ thể, theo thông tư 38/2017/TT-BYT ban hành ngày 17/10/2017 về danh mục bệnh truyền nhiễm có quy định bắt buộc về lịch trình tiêm phòng như sau:

  • Lịch trình tiêm cho những trường hợp có sức khỏe bình thường, ổn định, thể trạng tốt được tiến hành trong 24 giờ đầu sau khi sinh. Hoặc nếu bị trì hoãn thì cần được tiêm phòng vào thời gian gần và sớm nhất có thể.
  • Những lần tiêm thứ 2, 3, 4 có thể được phối hợp với các thành phần viêm gan B (vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1). Thời gian tiến hành có thể được bắt đầu khi trẻ 2 tháng tuổi và khoảng cách giữa các liều tiêm là khoảng 28 ngày.
  • Liều tiêm cuối cùng nên đảm bảo được tiêm trước 24 tháng và tốt nhất là trong tháng thứ 28, lúc này trẻ có thể sẽ được tiêm vắc xin 6 trong 1.

2. Đối với trẻ em có mẹ bị nhiễm viêm gan B

Trường hợp mẹ bị mắc phải bệnh viêm gan B trong giai đoạn mang thai thì trẻ rất nguy cơ lây nhiễm sang cho con là rất thấp (chiếm khoảng 2%). Tuy nhiên, sự lây nhiễm này xảy ra chủ yếu trong quá trình sinh nở. Chính vì vậy, những trường hợp này trẻ thường sẽ được các bác sĩ chỉ định tiêm ngay vắc xin phòng bệnh trong vòng 24 giờ, tốt hơn là trong 12 giờ sau sinh để phòng tránh lây nhiễm một cách hiệu quả nhất.

Lịch trình tiêm phòng cho trẻ trong trường hợp này cần được tiến hành như sau:

Phác đồ 1: 0-1-2-12

  • Trẻ sơ sinh được tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh, thời gian được khuyến cáo để đạt hiệu quả cao nhất là trong 12 giờ. Lúc này trẻ cần được tiêm phối hợp với huyết thanh kháng viêm gan B.
  • Lần thứ 2 trẻ cần được tiêm phòng vào khoảng 1 tháng tuổi.
  • Lần thứ 3 là vào khoảng 2 tháng tuổi.
  • Lần thứ tư cần được tiêm cách với thời gian tiêm mũi thứ 3 là 12 tháng.

Phác đồ 2: 0-1-6-18

  • Trẻ sơ sinh cũng được tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh, thời gian được khuyến cáo để đạt hiệu quả cao nhất là trong 12 giờ. Lúc này trẻ cần cũng cần được tiêm phối hợp với huyết thanh kháng viêm gan B.
  • Lần thứ 2 cần được tiêm vào lúc trẻ được 1 tháng tuổi.
  • Lần thứ 3 cần được tiêm vào lúc trẻ được 6 tháng tuổi.
  • Lần thứ 4 cần được tiêm vào lúc trẻ 18 tháng tuổi.

Bạn nên đảm bảo rằng thời điểm tiêm phòng của trẻ là sớm nhất có thể. Sở dĩ thời điểm tiêm càng trễ có thể sẽ gây ra nguy cơ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con rất cao và các vắc xin sẽ bị giảm động lực đáng kể. Nếu đảm bảo việc tiêm phòng trong 24 giờ đầu thì hiệu quả có thể lên đến 85 – 90% và nếu thời gian kéo dài qua hôm sau thì con số này có thể giảm xuống còn 50 – 57%.

** Lưu ý: Vắc xin viêm gan B có thể sẽ không thể tạo được miễn dịch trong suốt đời. Do thành phần liều lượng có thể giảm dần theo thời gian là 5 năm. Lúc này, bạn nên đảm bảo cho trẻ kiểm tra định kỳ để có thể đảm bảo thực hiện việc tiêm nhắc lại đầy đủ.

3. Lịch tiêm chủng nhanh

Lịch trình tiêm chủng nhanh được tiến hành trong những trường hợp trẻ cần kháng thể bệnh được phát huy trong cơ thể nhanh nhất trong trường hợp bạn nghi ngờ rằng trẻ đã nhiễm virus viêm gan B do kim tiêm đâm phải. Trường hợp này còn được áp dụng cho các đối tượng sắp đi vào vùng có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B cao.

  • Lần tiêm thứ 1: Tiêm mũi đầu tiên
  • Lần tiêm thứ 2: Được tiến hành cách thời gian mũi đầu là 7 ngày.
  • Lần tiêm thứ 3: Sau mũi thứ 2 là 21 ngày thì bạn có thể tiến hành mũi tiêm thứ 3.
  • Lần tiêm thứ 4: Được tiêm nhắc lại tính từ thời gian tiêm mũi thứ 1 là 12 tháng.

Vì sao cần tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh ngay từ khi chào đời?

Việt Nam được cho là một trong những nước có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B rất cao. Chính vì vậy, việc tiêm phòng chủng viêm gan loại này là rất cần thiết, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, lộ trình tiêm chủng viêm gan B được hơn 42% quốc gia thực hiện đầy đủ cho các trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh.

Vì sao cần tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh ngay từ khi chào đời?
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, lộ trình tiêm chủng viêm gan B được hơn 42% quốc gia thực hiện đầy đủ cho các trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh.

Việc tiêm phòng viêm gan B trong 24h đầu sau sinh nhằm mục đích chủ yếu là phòng chống sự lây nhiễm các loại virus viêm gan từ mẹ sang con. Tuy nhiên, nhiều trường hợp các bố mẹ lại lo lắng do chế phẩm vắc xin là một loại chất sinh học mang độc tố. Thế nên họ lo lắng rằng, đứa con vừa chào đời có thể gặp các vấn đề nào về sức khỏe sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B hay không?

Trên thực tế cho thấy rằng, hầu hết vắc xin viêm gan B đều đảm bảo được mức độ an toàn rất cao. Những trường hợp phản ứng nặng và gây sốc phản vệ với thuốc thường xảy ra rất hiếm và chỉ chiếm 1/ 1,1 triệu liều tiêm. Do đó, bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này mà có thể hoàn toàn yên tâm cho trẻ tiến hành tiêm chủng một cách đầy đủ.

Mặt khác, xét về tình trạng bệnh thì trong các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có đến khoảng 90% trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B sau đó phát triển lên thành bệnh xơ gan mãn tính, suy gan hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là mắc cả ung thư gan và dẫn đến tử vong (chiếm 25%). Những trường hợp này thường bắt nguồn từ nguyên nhân lây nhiễm sau sinh do không được tiêm phòng kịp thời.

Việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu được Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị vì có khả năng ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh từ mẹ cũng như bảo vệ trẻ trước những rủi ro do chủng sinh vật này tấn công từ môi trường xung quanh. Mức độ hiệu quả khi tiêm phòng có thể lên đến 85 – 90% và nếu thực hiện trễ hơn thì còn số này sẽ giảm dần theo thời gian.

Một số tác dụng phụ khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B

Mặc dù được đánh giá là một trong những mũi tiêm an toàn đã được kiểm chứng nhưng với cơ thể nhạy cảm của trẻ thì tình trạng xuất hiện một số phản ứng phụ không mong muốn có thể sẽ xảy ra. Tùy vào từng trường hợp và từng cơ địa khác nhau mà trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Một số tác dụng phụ khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B
Chế phẩm sinh học phòng ngừa viêm gan B mặc dù đã được công nhận là đảm bảo an toàn đối với trẻ sơ sinh nhưng nó vẫn có nguy cơ gây ra một số phản ứng phụ.

Những tác dụng phụ sau khi tiến hành tiêm phòng viêm gan B có thể sẽ được chia thành 3 nhóm sau đây:

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Thường xảy ra tại vị trí tiêm, lúc này trẻ có thể sẽ thấy đau và trở nên quấy khóc nhiều hơn.
  • Da bị chai cứng và xuất hiện hồng ban.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Sau khi tiêm sẽ có cảm giác mệt mỏi, khó chịu
  • Xuất hiện tình trạng sốt và các triệu chứng mẫn cảm với thuốc.
  • Những tác động lên hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên có thể là chóng mặt, nhức đầu,…
  • Hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng và dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng,…
  • Trẻ có thể bị đau cơ hoặc đau khớp.
  • Xuất hiện các phản ứng dị ứng trên da như ngứa, nổi mề đay, phát ban,…

Tác dụng phụ rất hiếm gặp:

  • Sốc phản vệ
  • Gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch và hạ huyết áp
  • Dẫn đến viêm nải, viêm thần kinh, bệnh não,…
  • Hệ bạch cầu và lưới nội mô bị tác động gây ra bệnh hạch bạch huyết.

Tương tác thuốc có thể gặp:

  • Vắc xin viêm gan B có thể được sử dụng đồng thời với huyết thanh kháng viêm như cần đảm bảo được tiêm tại 2 vị trí khác nhau.
  • Mũi tiêm viêm gan B có thể được tiến hành chung với các mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván hoặc sởi, quai bị, rubella, lao tuy nhiên nó cần được tiêm tại các vị trí khác nhau.

Lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ em là một trong những việc làm cần thiết để có thể phòng tránh nguy cơ mắc bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của cơ thể trẻ lúc này còn hoạt động rất yếu. Do đó, bạn nên đảm bảo hiểu rõ lưu ý về các vấn đề sau đây khi thực hiện việc tiêm ngừa cho trẻ.

Lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ
Tương tự như các loại vắc xin khác, khi cho trẻ tiêm phòng viêm gan B, trẻ chỉ có thể được cung cấp một phần bảo vệ tương đối.
  • Khi vừa mới chào đời, cơ thể của trẻ còn rất yếu và các bạch cầu vẫn chưa hoạt động hết năng lực, thế nên khi tiêm vắc xin viêm gan B chứa thành phần kháng nguyên về mặt virus bạn nên đảm bảo theo dõi trẻ cẩn thận trong khoảng 1 – 2 ngày sau khi tiêm.
  • Chế phẩm sinh học phòng ngừa viêm gan B mặc dù đã được công nhận là đảm bảo an toàn đối với trẻ sơ sinh nhưng nó vẫn có nguy cơ gây ra một số phản ứng phụ. Tuy nhiên hầu hết chúng sẽ tự biến mất trong một khoảng thời gian. Nhưng tốt nhất, khi trẻ có những biểu hiện phản ứng, bạn nên đưa trẻ ngay đến bác sĩ để được xử lý kịp thời và tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
  • Thực tế, những phản ứng xảy ra sau khi tiêm phòng thường xảy ra rất thấp và thường sẽ được các bác sĩ xử lý kịp thời do trong thời gian này cả mẹ và bé vẫn đang được chăm sóc tại bệnh viện.
  • Tương tự như các loại vắc xin khác, khi cho trẻ tiêm phòng viêm gan B, trẻ chỉ có thể được cung cấp một phần bảo vệ tương đối. Việc tiếp xúc qua các đường truyền nhiễm bệnh vẫn có thể khiến cho trẻ mắc bệnh như bình thường.
  • Trong trường hợp trong 24 giờ sau khi sinh trẻ không thể thực hiện việc tiêm phòng thì tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tiến hành tiêm bổ sung vào giai đoạn sau một cách đầy đủ nhất.
  • Bạn nên hạn chế để trẻ tiếp xúc gần hoặc quá nhiều với những người bị nhiễm viêm gan B, nhất là đối với những trẻ dưới 6 tuổi. Những trường hợp này thường sẽ có sức đề kháng và hệ miễn dịch khá yếu nên có thể sẽ bị nhiễm bệnh kể cả khi đã được tiêm phòng đầy đủ.

Trên đây là những vấn đề về tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ và những điều cần lưu ý. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để chăm sóc tốt nhất cho trẻ. Hãy nhớ rằng, những mũi tiêm phòng bệnh đầu đời là rất quan trọng với trẻ nhỏ, tốt nhất bạn nên thực hiện đầy đủ để đảm bảo một sức khỏe tốt cho bản thân trẻ, cho gia đình bạn và cho cả cộng đồng.

Cùng chuyên mục

Cơn gò tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi mang thai, những cơn gò tử cung luôn khiến các bà mẹ lo lắng rằng liệu nó có nguy hiểm không? Đây cũng chính là thắc mắc chung của...

Gối lá đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Gối đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh?

Không chỉ được dùng như một loại rau ăn hàng ngày, đinh lăng còn có tác dụng chữa bệnh. Trong đó có thể dùng lá đinh lăng làm gối cho...

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn xác nhất 2021

Bảng cân nặng cho thai nhi chính là thước đo để các mẹ bầu có thể theo dõi được sự phát triển của bé qua từng giai đoạn khác nhau....

Tắc tia sữa nổi cục cứng là tình trạng thường gặp ở chị em sau sinh, nhất là các mẹ sữa nhiều

Tắc tia sữa nổi cục cứng: Nguyên nhân và cách xử lý nhanh

Tắc tia sữa nổi cục cứng là giai đoạn năng hơn của tình trạng tắc tia sữa, khi sữa không thể thoát ra ngoài ống sữa dẫn đến bị đông...

Để sữa về nhiều, mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú

20+ Loại thực phẩm lợi sữa mẹ sau sinh nên bổ sung

Sau sinh, mối bận tâm hàng đầu của các mẹ là làm sao có đủ sữa cho con bú, không chỉ phải đủ sữa mà còn phải giàu dưỡng chất,...

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng? Là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó liên quan mật thiết đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn