Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý
Nội Dung Bài Viết
Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh là một trong những mũi tiêm quan trọng cần được thực hiện đầy đủ. Việc này giúp phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh cao, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Theo các nghiên cứu cho rằng, đây là một trong những căn bệnh có nguy cơ tử vong cao nhất tại Việt Nam.
Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh là gì?
Vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh là một loại chất đã làm giảm động lực. Loại vacxin này thực chất chính là vi khuẩn lao đã được làm cho yếu đi để không gây bệnh cho trẻ. Chúng đi vào cơ thể với vai trò giúp hình thành được một lớp rào chắn bảo vệ trẻ trước sự tấn công của căn bệnh này.
Hiện nay, loại vacxin này luôn được Bộ y tế khuyến cáo chỉ định tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bạn chỉ cần cho trẻ thực hiện một lần tiêm duy nhất đã có thể duy trì được hiệu quả phòng tránh bệnh lâu dài. Đặc biệt, nó còn bảo vệ cho trẻ trước các hình thái lao nguy hiểm, nhất là tình trạng lao viêm màng não nguy hiểm với khả năng phòng ngừa có thể lên đến 70%.
Do đó, bạn nên cho trẻ thực hiện mũi tiêm này một cách đầy đủ. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ mà còn là ý thức đảm bảo được sức khỏe cho toàn xã hội.
Vì sao nên tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh?
Tiêm phòng lao là một trong những mũi tiêm bắt buộc đối với trẻ sơ sinh. Đây không chỉ là mục tiêu cho từng cá nhân gia đình mà còn là nỗ lực của toàn xã hội. Theo các thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, nước ta một trong những nước có nguy cơ mắc bệnh lao rất cao. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 15 trong tổng số 30 nước có các trường hợp bệnh lao cao nhất toàn cầu.
Vi khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis) có thể được truyền qua không khí. Tức là khi tiếp xúc chung bầu không khí với người bệnh thì nguy cơ lây nhiễm là rất cao. Chưa kể đến, trẻ sơ sinh là một trong những trường hợp có cơ địa yếu, sức đề kháng còn chưa hoàn thiện nên khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với người trưởng thành.
Đồng thời, khi đã nhiễm khuẩn lao, nguy cơ gây các biến chứng qua phổi là rất cao. Nghiêm trọng hơn, nó có thể làm ảnh hưởng đến cả các cơ quan khác như xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim,… Do đó, nếu không kịp tiêm chủng đầy đủ thì nguy cơ tử vong sẽ diễn ra rất cao.
Vacxin phòng lao được ra đời vào năm 1981 và được đưa vào chương trình tiêm chủng Quốc gia cho đến hiện nay. Những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đủ điều kiện sức khỏe đều sẽ được chỉ định tiêm phòng đầy đủ, bạn nên lưu ý để có thể đưa trẻ thực hiện đúng thời điểm.
Khi nào nên tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh
Lao là một trong những bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, chính vì vậy bạn nên đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ để có thể hạn chế được tình trạng này. Vacxin phòng lao có thể được tiêm ở mọi lứa tuổi khác nhau nhưng nếu được tiêm càng sớm càng tốt. Cụ thể, khi trẻ đảm bảo có đủ các điều kiện sau đây thì bạn nên tiến hành tiêm phòng cho trẻ:
- Trẻ chưa bị nhiễm lao
- Sức khỏe tốt, ổn định
- Không mắc phải các bệnh lý suy giảm miễn dịch.
- Nên thực hiện việc tiêm phòng cho trẻ trước 28 ngày tuổi là tốt nhất.
Ngoài ra, những trường hợp trẻ chưa đủ điều kiện sức khỏe để tiêm phòng lao hoặc vì một số lý do nào đó mà chưa thực hiện việc tiêm phòng trong 1 tháng tuổi đầu thì có thể thực hiện tiêm vacxin cho lần sau. Nhưng cần đảm bảo lúc này trẻ hoàn toàn không mắc bệnh lao thì việc tiêm phòng mới phát huy được tác dụng. Trường hợp trẻ đang mắc bệnh thì việc tiêm phòng là không cần thiết.
Những trường hợp trẻ sơ sinh không nên tiêm phòng lao
Trên thực tế, vẫn có một số trường hợp trẻ sơ sinh không được chỉ định tiêm phòng do mắc phải một số vấn đề. Điều này có thể được diễn ra khi sức khỏe của trẻ đã được ổn định hơn nhằm đảm bảo phát huy được tối đa công dụng của việc tiêm phòng. Cụ thể, tiêm vacxin phòng lao được chống chỉ định cho những trường hợp sau đây:
- Trẻ đang trong tình trạng sốt cao
- Trẻ đang trong giai đoạn phục hồi sức khỏe sau khi mắc bệnh
- Có hiện tượng viêm da, da có mủ
- Trẻ sinh non, có tuổi thai dưới 34 tuần
- Thiếu cân hoặc đang nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt
- Mắc bệnh viêm phổi, bệnh sởi
- Suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch
Ngoài ra, đến nay chưa có chứng minh nào cho thấy được tính hiệu quả khi thực hiện việc tiêm chủng ở tuổi trên 35. Do đó, nếu không được tiêm trong giai đoạn đầu đời, bạn nên đảm bảo ghi nhớ lịch tiêm phòng để thực hiện đầy đủ cho trẻ.
Một số phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh
Như đã nói, tiêm phòng lao là quá trình đưa vi khuẩn gây bệnh đã được làm giảm động lực. Việc đưa một tác nhân lạ vào cơ thể sẽ gây ra các phản ứng tùy vào từng cơ địa mà nó có thể được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau.
1. Các phản ứng thường gặp của trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng lao
Trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm với những tác động lên cơ thể. Do đó, sau khi tiêm phòng lao trẻ thường xuất hiện một số phản ứng phụ. Bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này vì nó là biểu hiện cơ thể đang tập làm quen với chất mới. Cụ thể, trẻ thường có những biểu hiện sau đây:
- Chán ăn, quấy khóc mẹ nhiều hơn.
- Một số phản ứng tại chỗ xảy ra ở vị trí tiêm như sưng, đỏ. Tuy nhiên, biểu hiện này thường sẽ tự biến mất sau khoảng 30 phút cho đến 1 giờ.
- Khoảng 24h giờ sau khi tiêm trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng sưng tấy, áp xe, có thể sốt nhẹ hoặc nổi hạch. Hầu hết những biểu hiện này sẽ biến mất nhanh chóng trong thời gian ngắn.
- Xuất hiện tình trạng mưng mủ sau khoảng 1 – 2 tuần cho thấy trẻ đã tiếp nhận được khả năng miễn dịch cho cơ thể.
2. Phản ứng xảy ra do tiêm phòng không đúng cách
Khi thực hiện việc tiêm phòng cho trẻ, tốt nhất bạn chỉ nên thực hiện ở những trung tâm hoặc bệnh viện lớn. Điều này đảm bảo cho kết quả đạt yêu cầu như mong đợi và hạn chế xảy ra các biến chứng. Ngược lại, nếu việc tiêm phòng không đúng cách, không đảm bảo được kỹ thuật tiêm thì có thể xảy ra các biểu hiện như sau:
- Tình trạng sưng tấy trở nên trần trọng hơn bình thường.
- Sẹo thường để lại với kích thước lớn gây mất thẩm mỹ.
- Tình trạng hạch xuất hiện ở nách, hạch dưới đòn hoặc ở 2 bên cổ.
- Tỷ lệ gặp phải tình trạng này theo thống kê là 1/100 trẻ.
3. Những phản ứng ít xảy ra
Hầu hết việc tiêm phòng chỉ là những thao tác đơn giản và luôn được đảm bảo nghiêm ngặt về độ an toàn. Những bác sĩ thực hiện đều đã được đào tạo một cách bày bản nên các biến chứng nguy hiểm thường rất hiếm khi xảy ra.
- Nhiễm HIV do lây nhiễm qua kim tiêm.
- Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm.
- Mắc phải tình trạng viêm tủy.
- Trường hợp mắc phải các tình trạng này chiếm khoảng 1/1.000.000
Khi trẻ xuất hiện các biểu hiện sau đây thì cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện để được cứu chữa kịp thời:
- Sốt cao, tình trạng sốt liên tục và kéo dài trên 39 độ, tình trạng này xuất hiện sau khoảng 12 giờ sau khi tiến hành tiêm phòng.
- Trẻ quấy khóc trong nhiều giờ liền, trở nên thụ động, mệt mỏi li bì và có thể dẫn đến hôn mê.
- Xuất hiện tình trạng co giật.
- Nôn trớ sữa, bỏ bú.
- Tình trạng sốt kèm theo phát ban đỏ ngoài da.
- Thở nhanh, hơi thở khó, mơi tóm tái.
- Da nổi vân tím, chân lạnh lạnh.
Trẻ sau khi tiêm phòng lao bị sốt và xuất hiện tình trạng mưng mủ có nguy hiểm không?
Sau khi tiêm phòng lao trẻ bị sốt và xuất hiện tình trạng mưng mủ thì bạn cũng không nên quá lo lắng vì đây chỉ là những phản ứng bình thường mà sau bất kỳ quá trình tiêm phòng nào cũng có thể diễn ra. Những triệu chứng này có thể tự khỏi nhanh chóng sau vài ngày và không làm ảnh hưởng quá nhiều đến trẻ.
Tình trạng sốt sau khi tiêm phòng sẽ không đáng lo ngại nếu nó không kéo dài quá 24 giờ và không đi kèm với các triệu chứng bất thường khác. Chính vì vậy, bạn nên chú ý theo dõi trẻ thật sát sao để có thể kịp thời báo ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý.
Còn về tình trạng mưng mủ, nó thường sẽ xuất hiện sau khoảng 1 – 2 tuần sau khi tiến hành tiêm chủng. Vấn đề này còn tùy thuộc nhiều vào cơ địa của từng trẻ khác nhau, có trẻ xuất hiện tình trạng này chậm hơn khoảng 6 tháng. Sau khi xuất hiện tình trạng này, tại vết tiêm sẽ để lại một vết sẹo có đường kính khoảng 5mm.
Đây là dấu hiệu cho thấy rằng cơ thể trẻ đã đáp ứng được miễn dịch. Tuy nhiên, những trường hợp sau 6 tháng mà vết tiêm vẫn không xuất hiện tình trạng mưng mủ hay để lại sẹo thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tiến hành làm kiểm tra phản ứng Mantoux (phản ứng da tuberculin). Tùy thuộc vào các kết quả mà trẻ có thể được yêu cầu tiêm vacxin lại một lần nữa hoặc không.
Lưu ý khi tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh
Tiêm phòng lao đầy đủ cho trẻ sơ sinh là một việc làm đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, trước và sau khi tiêm phòng cho trẻ bạn nên đảm bảo thực hiện tốt các vấn đề được lưu ý sau. Điều này giúp cho quá trình tiêm phòng ít gây ra các biến chứng và nhanh chóng phát huy được tác dụng.
- Nên thực hiện việc khai báo về tình trạng sức khỏe của trẻ với bác sĩ khi có ý định cho trẻ tiêm phòng vacxin phòng chống bệnh lao. Điều này bao gồm các dấu hiệu bị sốt, sinh non, trẻ có tiền sử dị ứng với một số loại vacxin trước đó. Để đảm bảo chắc chắn nhất, trẻ nên được kiểm tra sức khỏe đầy đủ trước khi tiêm phòng.
- Nên đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ trước khi tiêm phòng. Không nên cho trẻ bú quá no hoặc để bụng quá đói.
- Nếu sau khi tiêm phòng, trẻ có xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, nhất là sốt thì bạn hãy đưa trẻ đến ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc tại nhà. Mọi việc sử dụng thuốc của trẻ đều phải được đảm bảo phải có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa.
- Sau khi thực hiện việc tiêm phòng, bạn nên cho trẻ ăn uống và nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Đồng thời, nên đảm bảo theo dõi diễn biến của trẻ, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Trường hợp những trẻ sơ sinh đảm bảo sức khỏe nên thực hiện việc tiêm phòng lao càng sớm càng tốt. Những trường hợp trẻ sơ sinh khỏe mạnh, không cần phải đảm bảo chế độ chăm sóc đặc biệt có thể tiến hành việc tiêm phòng sau 24 giờ đầu sau sinh.
- Nên đảm bảo tiêm vacxin cho trẻ theo đúng quy định. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt hơn và hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Sở dĩ, lao là một căn bệnh nguy hiểm và đã có nhiều trường hợp nhiễm bệnh ngay từ những ngày đầu tiên do không được tiêm phòng đầy đủ.
- Nếu bạn không yên tâm về tình trạng sức khỏe của trẻ thì sau khi tiêm có thể liên hệ với các bác sĩ hoặc cán bộ y tế để được tư vấn về cách chăm sóc cụ thể cho trẻ.
- Cần hạn chế cho trẻ dưới 5 tuổi tiếp xúc trực tiếp với những người đang mắc bệnh lao kể cả khi trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Tuy nhiên, việc tiêm phòng lao không có khả năng ngăn chặn bệnh tuyệt đối, đều này còn tùy thuộc rất nhiều vào sự ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng. Do đó, bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh vì nguy cơ lây nhiễm vẫn có thể xảy ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!