Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR
Nội Dung Bài Viết
Căn cứu vào tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR, bác sĩ có thể kết luận được tình trạng và mức độ mắc bệnh của bệnh nhân. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị bệnh hợp lý nhất.
7 Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR
Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh tự miễn, gây tổn thương ở các khớp, khiến khớp xương nhanh chóng bị phá hủy. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như sưng đỏ, đau nhức, xuất hiện các hạt ở khớp,… Nếu không tiến hành điều trị, bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR đang được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Đây là tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ năm 1987 – American College of Rheumatology (ACR). Tiêu chuẩn này sẽ áp dụng cho các bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp giai đoạn sớm (trước 6 tuần). Trong quá trình chẩn đoán, người bệnh cần phải được theo dõi các biểu hiện tiến triển của bệnh để có thể đưa ra kết luận chính xác hơn.
Thông thường, để kiểm tra và chẩn đoán chính xác viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần phải có 4 trong 7 yếu tố. Dưới đây là 7 tiêu chuẩn được chia sẻ có thể chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR dễ dàng nhất, bệnh nhân có thể tham khảo.
1. Thời gian cứng khớp buổi sáng
Nếu bị cứng khớp vào buổi sáng kéo dài trên 1 giờ thì rất có khả năng người bệnh bị viêm khớp dạng thấp. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ cử động ở các khớp. Thời gian cứng khớp càng dài thì khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở bệnh nhân càng nặng. Tình trạng cứng khớp khiến người bệnh khó có thể vận động và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
2. Viêm ít nhất 3 trong 14 khớp
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp căn cứ vào vị trí các khớp bị viêm. Người bệnh phải bị viêm ít nhất 3 trong số 14 khớp. Một số khớp bị viêm thường là cổ tay, khuỷu tay, cổ chân, bàn chân, ngón chân, bàn tay, ngón tay, khuỷu tay, đầu gối. Số khớp sưng viêm ở người bệnh càng nhiều thì mức độ bệnh viêm khớp dạng thấp càng nặng.
Khớp tổn thương Điểm
- 1 khớp lớn: 0
- 2 – 10 khớp lớn: 1
- 1 – 3 khớp nhỏ: 2
- 4 – 10 khớp nhỏ: 3
- > 10 khớp nhỏ: 5
3. Tính chất đối xứng
Người bệnh thường xuyên bị đau nhức, sưng tấy ở các khớp. Tuy nhiên, cơn đau mang tính chất đối xưng và lan tỏa ở các khớp nhỏ. Thông thường, bệnh nhân sẽ bị đau liên tục cả ngày. Đặc biệt, cơn đau sẽ tăng lên khi về đêm và gần sáng. Người bệnh viêm khớp dạng thấp rất dễ bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Phản ứng viêm cấp tính Điểm
- Cả CPR và tốc độ máu lắng bình thường 0
- CRP hoặc tốc độ máu lắng tăng 1
4. Thời gian diễn biến ít nhất 6 tuần
Với căn bệnh viêm khớp dạng thấp, thời gian ủ bệnh và tiến triển bệnh diễn ra ít nhất 6 tuần. Trong khoảng thời gian này, các biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện. Người bệnh cần phải theo dõi các triệu chứng của bệnh ít nhất 6 tuần mới mang đến kết quả chẩn đoán chính xác. Nếu dưới 6 tuần, bệnh nhân có những biểu hiện viêm khớp dạng thấp không rõ ràng, bệnh nhân cần sớm thăm khám, tránh nhầm lẫn với nhiều căn bệnh xương khớp khác.
Thời gian Điểm
- < 6 tuần 0
- >= 6 tuần 1
5. Huyết thanh dương tính
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành xét nghiệm huyết thanh để xác định yếu tố gây viêm khớp dạng thấp. Với phương pháp này, nếu kỹ thuật đạt độ đặc hiệu 95%, huyết thanh dương tính thì khả năng người bệnh bị viêm khớp dạng thấp cao. Tốc độ máu lắng và CRP tăng cho thấy tình trạng viêm khớp ở người bệnh. Các xét nghiệm với kết quả như sau:
Kết quả huyết thanh Điểm
- Cả RF và Anti CCP âm tính 0
- RF hoặc Anti CCP dương tính thấp 2
- RF hoặc Anti CCP dương tính cao 3
6. Xuất hiện các hạt dưới da
Kèm theo cơn đau là các hạt xuất hiện dưới da. Tại các vị trí khớp bị sưng tấy, các hạt mọc đối xứng nhau, kéo dài vài tuần đến vài tháng. Các hạt thấp dưới da có tỉ lệ thường gặp là 10 – 15%. Mật độ các hạt chắc, gắn liền với màng xương, kích thước vài mm, hình thành từng đám. Những nốt sần xuất hiện dưới da nếu không được kiểm soát có thể gây biến chứng nguy hiểm như tổn thương mắt, phổi, tim mạch,…
7. Kiểm tra hình ảnh bào mòn
Người bệnh phải tiến hành chụp X-quang khối xương cổ tay để kiểm tra mức độ bào mòn của xương khớp và tỉ lệ mất chất khoáng đầu xương. Tùy thuộc vào từng mức độ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp mà hình ảnh X-quang sẽ đưa ra những kết quả khác nhau. Sau đây là một số giai đoạn hiển thị khi người bệnh tiến hành chụp X-quang.
- Giai đoạn 1: Chưa thấy hình ảnh thay đổi trên X-quang
- Giai đoạn 2: Đã có biến đổi trên đầu xương và sụn khớp. Đồng thời, xuất hiện hình bào mòn và hẹp khe khớp.
- Giai đoạn 3: Tổn thương nhiều ở sụn khớp, các đầu xương, dính khớp một phần
- Giai đoạn 4: Dính khớp hoàn toàn, các khớp bị biến dạng trầm trọng
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đánh giá cường độ đau theo cảm giác của người bệnh theo thang điểm VAS (Visual analog scale). Bằng cách sử dụng thuốc có hỉnh ảnh mức độ đau để người bệnh có thể lựa chọn. Theo đó, kết quả đánh giá như sau.
- 10 – 40 mm: Đau nhẹ
- 50 – 60 mm: Đau vừa
- 70 – 100 mm: Đau nặng
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR có thể phát hiện bệnh và bảo vệ chức năng khớp. Đồng thời giảm thiểu các khớp bị biến dạng để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Với mục tiêu kiểm soát và tránh tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp, việc chẩn đoán bệnh sớm mang lại hiệu quả tích cực trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Chẩn đoán phân biệt viêm khớp dạng thấp với các bệnh khác
Căn cứ vào tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR, bác sĩ có thể phân biệt được bệnh viêm khớp dạng thấp với các căn bệnh khác như gút, thoái hóa khớp gối, thấp khớp cấp, lupus ban đỏ, xơ cứng bì toàn thể,… Đây là những căn bệnh có triệu chứng giống như viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, chúng cũng có một số triệu chứng khác với bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần phải biết.
# Bệnh gút
Người bệnh cũng có biểu hiện sưng đỏ, đau nhức tại các khớp bàn tay, cổ chân, bàn chân,… Tuy nhiên, tính chất sưng khớp ở bệnh nhân sẽ khác nhau. Thông thường, người bệnh sẽ gặp phải biến chứng như hạt tophi sưng to ở bàn tay, ngón chân, ngón tay,… do tinh thể Urat ở dịch khớp. Bệnh nhân có xu hướng bị rối loạn chuyển hóa kết hợp.
# Xơ cứng bì toàn thể
Người bệnh có biểu hiện bị viêm khớp bàn tay. Đặc biệt, bệnh nhân còn bị tổn thương ở da, rối loạn sắc tố da. Làn da của người bệnh bị xơ cứng, sần sùi, kém thẩm mỹ. Tình trạng đau nhức xương khớp ở người bệnh không xuất hiện thường xuyên nhưng khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Nếu bệnh kéo dài, không được phát hiện sớm có thể khiến cho người bệnh bị tê bì ở nhiều vị trí trên cơ thể.
# Thoái hóa khớp
Bệnh nhân thường bị thoái hóa nhiều khớp cùng một lúc như khớp gối, khớp chân, khớp vai,… Các cơn đau khớp ít sưng nóng, thời gian cứng khớp thường vào buổi sáng. Người bệnh chỉ bị cứng khớp khoảng 30 phút, sau khi xoa bóp tình trạng cứng khớp sẽ giảm dần. Khi tiến hành xét nghiệm RF sẽ cho kết quả âm tính. Đồng thời, khi xét nghiệm không xuất hiện tình trạng viêm sinh học.
# Thấp khớp cấp
Những người có tiền sử bị sốt, đau họng có nguy cơ bị thấp khớp cấp. Khi tiến hành xét nghiệm ASLO sẽ cho kết quả dương tính. Bệnh nhân bị viêm sinh học, kèm theo rối loạn nhịp tim, tràn dịch màng tim, biến đổi trên điện tim,… Với căn bệnh này, người bệnh phải sớm tiến hành thăm khám và kiểm soát kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
# Lupus ban đỏ
Bệnh nhân sẽ bị tổn thương ở các khớp. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ trẻ tuổi. Người bệnh thường xuyên bị đau nhức ở các khớp bàn tay, kèm theo tình trạng đau cơ. Khi chụp X-quang sẽ không xuất hiện hình ảnh bào mòn xương. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị phát ban hình cánh bướm ở mặt, rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, sốt kéo dài, rụng tóc, tổn thương thận,…
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR. Đây là cơ sở để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác triệu chứng bệnh của bệnh nhân. Với căn bệnh viêm khớp dạng thấp, tốt nhất, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám và chữa trị sớm. Bên cạnh đó, bạn nên tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để bệnh nhanh chóng khỏi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!