Bị tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không?
Nội Dung Bài Viết
Tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không? Là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Bởi vì đây là một loại thực phẩm dễ ăn, lại có hàm lượng dinh dưỡng cao và khá tốt cho sức của mẹ bầu cùng với thai nhi. Đặc biệt là giúp mẹ bầu giảm chứng ốm nghén khi mang thai và chữa trị táo bón hiệu quả nếu chẳng may mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ và chính xác vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo.
Bị tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không?
Tiểu đường thai kỳ xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt nội tiết tố insulin trong tuyến tụy hoặc do cơ thể không chuyển hóa được lượng chất này (theo định nghĩa mới). Còn theo quan niệm cũ, bệnh sẽ xảy ra khi cơ thể bị rối loạn dung nạp glucose. Mẹ bầu khi mắc bệnh sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày, vùng kín xuất bị nấm men xâm nhập gây ngứa ngáy và khó chịu, sụt cân không biết rõ nguyên nhân,…
Để điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc tây để điều trị. Ngoài ra còn kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý. Đặc biệt là có chế độ dinh dưỡng khoa học để kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu, giúp bệnh không tiến triển nặng hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cùng với bé. Thông thường, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn kiêng ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, carbonhydrate và tinh bột. Đồng thời thêm vào thực đơn những thực phẩm chứa chất béo không bão hòa, giàu protein và ít đường.
Vậy bị tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không? Câu trả lời là CÓ. Theo một số nghiên cứu, trong loại thực phẩm này chứa lượng đường khoảng 54% khi đã nấu chín. So với gạo trắng là 83% – ít hơn rất nhiều. Khi dung nạp vào cơ thể sẽ giúp mẹ bầu đủ năng lượng để hoạt động và tránh được tình trạng tích tụ thêm đường trong máu. Ngoài ra, trong khoai lang gần như không có cholesterol và chất béo làm cho quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể và đường trong thức ăn được ngăn ngừa. Từ đó kiểm soát tốt nhịp tim, tăng cường trí lực, cải thiện chức năng xương khớp,…
Tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe mẹ và bé
Khoai lang không chỉ thích hợp để xuất hiện trong chế độ ăn hằng ngày của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ mà còn khá tốt với sức khỏe của mẹ và bé. Bởi vì trong loại thực phẩm này chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, cụ thể là vitamin B1, vitamin B6, vitamin C, tinh bột, natri, chất xơ, canxi, kẽm, sắt, axit amin,… Phụ nữ mang thai chỉ cần dung nạp vào cơ thể một lượng khoai lang hợp lý sẽ có đủ năng lượng cần thiết để hoạt động mà gần như không bị mệt mỏi hay khó chịu.
Đầu tiên, khoai lang sẽ giúp mẹ bầu giảm được tình trạng ốm nghén khi mang thai. Đồng thời giúp thai nhi trong bụng phát triển khỏe mạnh nhờ vào hàm lượng vitamin B6 dồi dào có bên trong. Mỗi ngày ăn một củ khoai lang, mẹ bầu sẽ được cung cấp khoảng hơn 30% vitamin B6. Nếu biết cách kết hợp với những loại thực phẩm dinh dưỡng khác, mẹ bầu còn được đáp ứng một cách toàn diện. Hơn nữa, khoai lang lại mềm dẻo và có mùi thơm nên vừa dễ ăn, vừa làm mới được khẩu vị.
Tiếp theo, khoai lang sẽ giúp mẹ bầu tăng cường được sức đề kháng và giúp thai nhi phát triển thông minh. Được như vậy là do trong loại củ này có chứa hàm lượng vitamin C khá lớn, có thể giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe và tăng sức đề kháng, đặc biệt là hạn chế tối đa nguy cơ mắc một số loại bệnh. Ngoài ra, trong khoai lang còn có rất nhiều choline có tác dụng rất tốt cho trí não của thai nhi, về sau trẻ sẽ ghi nhớ cũng như học tập hiệu quả hơn. Đồng thời làm giảm nguy bị bị dị tật bẩm sinh.
Cuối cùng, khoai lang sẽ giúp mẹ bầu chữa trị táo bón hiệu quả nếu chẳng may gặp phải. Bởi vì trong loại thực phẩm này có rất nhiều chất xơ, có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và tốt hơn. Bên cạnh đó còn giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng trong thời gian mang thai, hạn chế bị thừa cân hoặc béo phì. Từ đó có sức khỏe ổn định hơn, ít bị huyết áp, tiểu đường hoặc tim mạch. Ngoài ra trẻ sinh ra cũng sẽ khỏe mạnh, đủ cân nặng và có sức đề kháng tốt, sau này cũng ít mắc phải bệnh tật.
Những loại khoai lang thích hợp với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Hầu như tất cả loại khoai lang đang có mặt trên thị trường đều thích hợp với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, khoai lang tím, khoai lang cam và khoai lang Nhật Bản (Satsuma Imo) là được ưa chuộng nhất bởi những ưu điểm vượt trội về thành phần và giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể là:
- Khoai lang tím: Có chỉ số GI thấp và hàm lượng dinh dưỡng cao, trong đó nổi bật nhất là anthocyanin. Đó là một hợp chất của polyphenolic, có tác dụng cải thiện chứng kháng insulin của cơ thể mẹ bầu để đảo ngược/ngăn ngừa thừa cân, béo phì cũng như nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 về sau.
- Khoai lang cam: Thường có màu nâu đỏ bên ngoài và màu cam bên trong. So với với các loại khoai khác, khoai lang cam có chỉ số GI khá thấp và hàm lượng chất xơ xếp vào loại cao. Khi bổ sung vào cơ thể sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và không làm cho lượng đường huyết trong máu tăng cao.
- Khoai lang Nhật Bản (Satsuma Imo): Còn được gọi là khoai lang trắng với vỏ bên ngoài màu tím, còn bên trong màu hơi vàng. Trong loại khoai này có caiapo – một chất có thể làm giảm cholesterol. Đồng thời làm giảm không ít mức độ nhịn ăn cùng lượng đường huyết trong khoảng 2 giờ trên các đối tượng khi thực hiện so sánh với giả dược
Hướng dẫn ăn khoai lang đúng cách khi bị tiểu đường thai kỳ
Theo các nghiên cứu, mỗi ngày trong bữa ăn chính, bệnh nhân bị tiểu đường nên tiêu thụ 40 – 50 gram carbohydrate. Tức là khoảng 200 – 400 gram khoai lang/ngày bởi vì trong 100 gram khoai lang sẽ có 20 gram carbohydrate. Trong đó, phương pháp chế biến loại củ này nên áp dụng là chiên cả vỏ hoặc nướng, không nên hấp hoặc luộc vì sẽ làm chỉ số glycaemic tăng cao – gây bất lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Ngoài ra, khi ăn khoai lang trong lúc bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu còn cần lưu ý thêm một số điều sau đây:
- Ăn thêm nhiều rau xanh để có thêm chất xơ và giảm khả năng hấp thu đường trong máu.
- Không ăn khoai lang sống trong suốt quá trình mang thai để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
- Ăn khoai lang với hàm lượng vừa đủ. Tránh ăn quá nhiều gây dư thừa năng lượng hoặc khó chịu ở hệ tiêu hóa.
- Thời điểm ăn lí tưởng nhất là vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn trưa và tối để giảm lượng thức ăn đi vào cơ thể.
- Khi ăn khoai lang nên luôn ăn luôn phần vỏ. Đồng thời, khi chế biến không nên cho thêm đường hoặc chất ngọt.
- Không ăn khoai lang đã mọc mầm. Bởi vì lúc đó, trong khoai lang có thể xuất hiện một số thành phần độc hại.
Trên đây là những giải đáp chung về thắc mắc “Bị tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không?” cùng với cách ăn đúng khoa học và một số điều cần lưu ý. Hi vọng sẽ cung cấp được cho bạn đọc những thông tin bổ ích nhất. Bên cạnh đó, khi bị bệnh, mẹ bầu nên kết hợp thêm việc rèn luyện thân thể bằng cái bài tập yoga, thiền,… để giảm bớt năng lượng thừa và cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!