Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Bị tiểu đường thai kỳ có ăn tổ yến được không?

Tổ yến là một trong những thực phẩm đặc biệt giàu dưỡng chất, thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe cho bà bầu nhằm nâng cao sức khỏe của mẹ và cung cấp dưỡng chất đảm bảo cho sự phát triển của bé. Người mắc tiểu đường thai kỳ cần xây dựng chế độ ăn uống nghiêm ngặt, phải kiêng rất nhiều loại thực phẩm, đây là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu bị tiểu đường thai kỳ có ăn tổ yến được không. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời thắc mắc này.

Bị tiểu đường thai kỳ có ăn được tổ yến không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu
Bị tiểu đường thai kỳ có ăn được tổ yến không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

Thành phần dinh dưỡng của tổ yến

Tổ yến hay yến sào là tổ của con chim yến, là một trong bát trân (tám món ăn bổ dưỡng), được xếp vào hàng cao lương mỹ vị. Tổ yến là sợi tơ yến trong cơ thể của chim yến, được tiết ra khi chúng làm tổ cư trú ở các vách đá trên biển. Thành phần dinh dưỡng cụ thể của tổ yến gồm:

  • 50% protein
  • 30% carbohydrate 
  • 3% khoáng chất 
  • 5% chất sắt 
  • 1.4% cellulose.

Trong đó, protein trong tổ yến chủ yếu là chất nhầy hay nói cách khác là nước bọt của chim yến được tiết ra bởi các tế bào biểu mô, chứa 1 axit amin thiết yếu (lysine) và 3 axit amin thiết yếu có điều kiện. Trong khi đó, cơ thể con người cần 8 loại axit amin thiết yếu và 13 loại acid amin thiết yếu có điều kiện. 

Theo các nghiên cứu khoa học, tổ yến có chứa acid oxalic và tyrosine có tác dụng hỗ trợ phục hồi tổn thương hồng cầu, phục hồi nhanh cơ thể bị nhiễm xạ, giúp hồi phục sụn khớp thoái hóa… Bên cạnh đó, yến sào cũng có tác dụng hỗ trợ làm sạch phổi, tăng thể trọng, làm giảm dị ứng, cải thiện trí não, cải thiện trí nhớ. Yến sào giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng trẻ hóa tế bào da, hỗ trợ làm đẹp da, giúp da luôn sáng mịn đầy sức sống.

Bị tiểu đường thai kỳ có ăn tổ yến được không?

Bị tiểu đường thai kỳ có ăn tổ yến được không là thắc mắc chung của những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ. Theo các chuyên gia, yến sào là thực phẩm bổ dưỡng, không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết trong máu, do đó, mẹ bầu  vẫn có thể ăn được bình thường để bồi bổ, nâng cao sức khỏe. Điều mẹ cần làm là thay đổi, lựa chọn cách chế biến cho phù hợp để tránh gia tăng lượng đường huyết trong máu.

Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn tổ yến vì những lý do sau:

  • Chứa chất Leucine, có tác dụng điều chỉnh hàm lượng đường trong máu. Chứa chất Phenylalanine có vai trò quan trọng trong sản xuất các phân tử khác như Thyroxine, epinephrine và norepinephrine, dopamine, có tác dụng tạo tế bào mới, cải thiện tình trạng căng thẳng giúp ngăn ngừa bệnh trầm cảm.
  • Chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, tốt cho sự phát triển của bé mà còn giúp kiểm soát chỉ số đường huyết trong máu.
  • Có tác dụng hỗ trợ cơ thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra. 

Cách dùng tổ yến cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Khi mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ không nên ăn tổ yến với đường hoặc các chất tạo ngọt
Khi mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ không nên ăn tổ yến với đường hoặc các chất tạo ngọt

Như vậy, với thắc mắc bị tiểu đường thai kỳ có ăn tổ yến được không hẳn mẹ đã nắm được câu trả lời. Mẹ bầu có thể ăn được yến sào, tuy nhiên cách sử dụng giữa người bình thường và mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có sự khác biệt rất lớn. Khi mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ có thể dùng yến sào nhưng cần thay đổi cách chế biến, tốt nhất không nên chưng đường phèn như bình thường. Mẹ nên dùng yến sào không đường hoặc nấu tổ yến với cách thực phẩm khác như trứng, thịt bằm, rau củ thành các món ăn như yến sào chưng hạt táo tàu, súp tổ yến, tổ yến hầm.

Một số cách chế biến món ăn với tổ yến mẹ có thể tham khảo như:

Cháo yến sào thịt bằm

Đây là món ăn ngon, hấp dẫn, giàu dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe mà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ không nên bỏ qua. 

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 20g thịt bằm, 4g yến sào, ½ bát gạo mầm, hành ngò
  • Ngâm yến sào 10 phút với nước sạch rồi đem chưng cách thủy trong 20 phút
  • Gạo mầm ngâm với nước sạch trong 40 phút cho nở ra rồi đem nấu thành cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Thịt bằm xào sơ rồi cho vào cháo cho thêm phần hấp dẫn
  • Cho yến chưng lên mặt cháo, nấu thêm 5 phút, cuối cùng múc ra tô, rắc chút hành ngò đã thái nhỏ để ăn. 

Tổ yến chưng táo tàu

Tổ yến chưng táo tàu có vị ngọt thanh, tốt cho sức khỏe, có tác dụng bổ máu, không làm gia tăng chỉ số đường huyết trong máu. Tuy nhiên, khi chưng yến, mẹ chỉ nên chưng trong khoảng 30 phút, không nấu quá lâu để mất các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm này.

Cách thực hiện:

  • Cho yến vào thố nước sạch, ngâm trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng cho yên mềm
  • Lấy yến đã ngâm rửa sạch, cho vào bát, đổ nước sao cho ngập yến thì đem đi chưng cách thủy
  • Táo tàu nên chọn loại có màu đỏ, không sâu mọt đem ngâm với nước ấm cho táo nở ra. Tiếp đó vớt táo ra để ráo, nấu với nước lọc trên lửa nhỏ trong 10 – 15 phút thì cho táo vào yến sào để dùng.

Công dụng của tổ yến với bà bầu

Tổ yến chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ như proline có tác dụng ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ cứng động mạch; glucosamine có tác dụng phục hồi sụn bao khớp, cải thiện thoái hóa khớp; aspartic acid có khả năng loại bỏ độc tố  gây hại hệ thần kinh, giảm căng thẳng mệt mỏi trong thai kỳ… Sử dụng yến sào trong thời kỳ mang thai sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu và thai nhi như sau:

  • Giảm triệu chứng thai nghén: Từ lâu, tổ yến đã được sử dụng để cải thiện tình trạng biếng ăn, mệt mỏi, giúp bà bầu vượt qua các triệu chứng ốm nghén rất tốt
  • Bổ sung dưỡng chất: GIàu protein, axit amin, khoáng chất, nếu sử dụng hợp lý sẽ giúp bà bầu nâng cao sức khỏe để thai nhi phát triển toàn diện.
  • Tăng sức đề kháng: Chứa hoạt chất aspartic acid, có tác dụng tạo globulin có thể nâng cao sức đề kháng để thai nhi phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần.
  • Giảm stress: Chứa Tryptophan có tác dụng làm tăng hưng phấn, làm giảm các triệu chứng căng thẳng, lo lắng, stress để mẹ bầu được thư giãn.
  • Ngăn ngừa rạn da, thâm nám: Chứa threonine, có tác dụng hình thành collagen và elastin giúp duy trì làn da tươi trẻ, khỏe mạnh từ đó ngăn ngừa, cải thiện tình trạng thâm nám, rạn da.
  • Thanh nhiệt, chống viêm: Khi xây dựng chế độ ăn hợp lý, nhiều rau xanh trái cây, nếu kết hợp cùng tổ yến sẽ mang đến tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín rất tốt cho mẹ bầu.
  • Giảm đau nhức xương khớp: Tổ yến có tác dụng tăng hoạt động của mạch máu, hạn chế sự chèn ép lên các dây thần kinh từ đó ngăn ngừa, cải thiện đau nhức xương khớp, đau lưng nhất là những tháng cuối thai kỳ.

 

 

Một số lưu ý khi bị tiểu đường thai kỳ ăn tổ yến

Không sử dụng tổ yến khi mang thai 3 tháng đầu vì tổ yến tính hàn sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi
Không sử dụng tổ yến khi mang thai 3 tháng đầu vì tổ yến tính hàn sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn tổ yến để bồi bổ, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không được ăn tổ yến, mẹ chỉ nên ăn sau tam nguyệt cá thứ nhất, tức là 3 tháng đầu thai kỳ. Theo Đông y, tổ yến vị ngọt, tính hàn, dùng nhiều có thể gây lạnh tử cung, lúc này thai nhi vẫn còn yếu, sử dụng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.
  • Thực phẩm nào cũng vậy, chỉ khi sử dụng với lượng phù hợp thì mới mang đến lợi ích cho sức khỏe, ăn nhiều có thể gây các tác dụng phụ như dọa sảy thai, dị ứng bẩm sinh, khiến bé dễ bị hen suyễn
  • Mẹ chỉ nên ăn tối đa 3g yến/ngày, không ăn quá 3 lần/tuần, ở tháng thứ 4 mẹ nên ăn mỗi lần 1 chén nhỏ; ở tháng thứ 5 – 6, mẹ chỉ nên ăn 100g trong vòng 2 tháng, chia đều làm 15 phần ăn; ở tháng thứ 7, mẹ nên giảm khẩu phần ăn xuống, chỉ nên ăn 3 ngày 1 chén nhỏ. 
  • Khi ăn tổ yến, mẹ nên thêm một lát gừng vì gừng tính nóng, có thể trung hòa tính mát của tổ yến, giúp mẹ hấp thu trọn vẹn dưỡng chất có trong thực phẩm này.
  • Theo các chuyên gia, thời điểm ăn tổ yến tốt nhất là khi đói, vào buổi sáng lúc mới thức dậy và trước khi đi ngủ để cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất có trong tổ yến.

Tóm lại, với thắc mắc bị tiểu đường thai kỳ có ăn tổ yến được hay không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, để chắc chắn bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ có được ăn tổ yến hay không, liều lượng bao nhiêu là thích hợp thì mẹ nên trao đổi với bác sĩ để biết được câu trả lời chính xác. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

9 Lời khuyên giúp phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả

Vì chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nên việc chủ động phòng tránh bệnh tiểu đường là vô cùng cần thiết. Thực tế cũng cho thấy, người có...

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Tiểu đường là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucose trong máu, có thể  hiểu đơn giản là tình trạng lượng đường trong máu cao quá mức gây...

Thực đơn và chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường

Xây dựng thực đơn ăn uống cho người bị tiểu đường là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bên cạnh việc sử dụng thuốc. Chế độ dinh...

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ?

Có thể thấy rằng tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh phổ biến đối với các mẹ bầu. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể...

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Căn cứ vào chỉ số đường huyết, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác bệnh nhân có mắc bệnh tiểu đường hay không. Vậy chỉ số đường huyết...

Sau khi xét nghiệm mẹ nên biết cách đọc kết quả chính xác

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh thường gặp khi mang thai, nếu không sớm phát hiện, điều chỉnh chế độ ăn uống, kiểm soát lượng đường huyết trong máu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn