Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ?

Có thể thấy rằng tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh phổ biến đối với các mẹ bầu. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Và một trong những vấn đề hiện nay được rất nhiều người quan tâm chính là bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy tham khảo bài viết sau đây.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ?

Trên thực tế, việc quyết định các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ phụ thuộc rất nhiều vào sự kiểm soát hàm lượng đường huyết của từng người. Theo đó, nếu mức đường huyết ổn định và nằm trong giới hạn cho phép thì bạn có thể sinh thường. Mặc khác, nếu nồng độ đường trong máu tăng quá cao thì lúc này các bác sĩ sẽ bắt buộc bạn phải tiến hành sinh mổ để đảm bảo an toàn cho quá trình ra đời của bé.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ?
Trên thực tế, việc quyết định các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ phụ thuộc rất nhiều vào sự kiểm soát hàm lượng đường huyết của từng người.

Hoặc nếu sau quá trình siêu âm cho thấy phần phổi của thai nhi đã trưởng thành và ổn định thì bạn có thể sinh thường như những người khác. Những nếu thai nhi quá to thì tốt nhất bạn nên tiến hành sinh mổ. Điều này sẽ đảm bảo tốt hơn cho thai nhi và tránh xảy ra các rủi ro không đáng có như trật khớp vai hoặc bé gặp phải một số chấn thương trong quá trình sinh nở.

Đồng thời, trong quá trình sinh nở, sự kiểm soát về tim và lượng đường huyết cũng được kiểm soát một cách liên tục. Điều này giúp cho các bác sĩ kịp thời có phương án dự phòng để xử lý các rủi ro không mong muốn. Nếu trong quá trình sinh nở, nồng độ đường huyết < 6,1 mmol/l thì thai phụ và bé đang ở mức an toàn. Tuy nhiên nếu nó tăng lên hơn 8,3 mmol/l thì có khả năng thai nhi trong bụng sẽ bị thiếu oxy cao.

Do đó, có thể thấy rằng, sự quyết định sinh thường hay sinh mổ đối với các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ là phụ thuộc rất lớn vào nồng độ đường huyết của mỗi người. Tốt nhất bạn nên tuân thủ về vấn đề này theo chỉ định của các bác sĩ. Bởi lẽ, thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ để lại các hậu quả nặng nề và tỷ lệ mắc phải bệnh tật hay tử vong rất cao.

Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh ở tuần nào?

Không giống với các mẹ bầu bình thường phải đợi đến quá trình chuyển dạ thì mới tham gia quá trình sinh nở. Những phụ nữ mắc phải tình trạng tiểu đường thai kỳ thông thường phải dựa vào các kết quả xét nghiệm và tính toán của các bác sĩ chuyên khoa. Từ đó, họ sẽ quyết định cho bạn là nên tiến hành quá trình sinh nở vào tuần thứ mấy.

Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh ở tuần nào?
Quá trình sinh nở của những phụ nữ mắc phải tình trạng tiểu đường thai kỳ thông thường phải dựa vào các kết quả xét nghiệm và tính toán của các bác sĩ chuyên khoa.

Trường hợp các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có xảy ra các biến chứng cho bản thân hoặc thai nhi thì thời gian sinh tốt nhất sẽ được các bác sĩ chỉ định vào khoảng cuối tuần 38 – 41. Điều này đảm bảo hạn chế được các biến chứng xảy ra, nhất là là tình trạng suy hô hấp diễn ra do phổi của trẻ chưa được hoàn thiện.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu các kết quả siêu âm cho thấy em bé quá to thì quá trình sinh nở có thể được tiến hành trước tuần thứ 38. Và nếu quyết định sinh con vào tuần thứ 37 thì bạn nên chắc chắn được các bác sĩ xem xét về sự phát triển của phổi thai nhi, nếu các kết quả không đạt yêu cầu thì có thể trì hoãn vào thời gian này và đợi đến tuần 38 – 41 rồi tiến hành phương pháp sinh mổ.

Như đã nói, trường hợp siêu âm thấy thai to, cụ thể là hơn 4.2kg thì bạn nên sinh mổ, điều này sẽ đảm bảo an toàn. Nếu vấn đề này không được tuân thủ đúng chỉ định thì có thể sẽ dẫn đến một số rủi ro như:

  • Thai nhi có thể sẽ bị suy tim do quá trình sinh thường gặp phải những khó khăn.
  • Người mẹ có thể bị nhiễm toan xeton do thời gian sinh nở kéo dài.
  • Thai nhi sinh trong điều kiện có nồng độ đường huyết 8,3 mmol/l thì sẽ có nguy cơ cao khiến cho bé bị thiếu oxy cao và có thể dẫn đến ngạt thở.
  • Bé quá lớn có thể bị chấn thương, trật khớp vai,…

Chính những rủi ro nghiêm trọng này mà người bị tiểu đường thai kỳ nên tuân thủ theo các định của các bác sĩ và yêu cầu của các nhân viên y tế. Thông thường, bạn sẽ liên tục được kiểm tra hàm lượng đường huyết trong quá trình sinh nở. Đồng thời những phương án sinh sớm thường sẽ được tiến hành nhờ vào các loại thuốc kích thích chuyển dạ, được truyền vào đường sinh dưới để đảm bảo nguy cơ rủi ro giảm ở mức thấp nhất có thể.

Một số lưu ý khi sinh đối với người bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh hầu như không làm ảnh hưởng nhiều đến các thai phụ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, nó thật sự đang tác động rất xấu đến sức khỏe của bạn, cả thai nhi và có thể gây ra một số biến chứng khá nguy hiểm sau sinh. Trong một số trường hợp trẻ sau khi sinh có thể sẽ xảy ra các biến chứng do thai phụ bị đái tháo đường như:

Một số lưu ý khi sinh đối với người bị tiểu đường thai kỳ
Suy hô hấp là tình trạng xảy ở bé sau sinh do phổi vẫn chưa được hoàn thiện.

1. Suy hô hấp

Suy hô hấp là tình trạng xảy ra do các sản phụ trong quá trình sinh không được đảm bảo kiểm soát tốt hàm lượng đường huyết và thai nhi sẽ rất dễ diễn ra triệu chứng này do phổi vẫn chưa được hoàn thiện. Đối với những trường hợp bệnh nặng, tỷ lệ gây ra tình trạng tử vong là vô cùng cao. Do đó, hãy thực hiện việc sinh nở theo yêu cầu của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các rủi ro không đáng có này.

Theo đó, trẻ bị suy hô hấp thường có các biểu hiện rõ ràng, nhất là hơi thở của bé thường kéo dài trên 60 lần/ phút. Tình trạng này có thể kéo theo các triệu chứng khò khè, co kéo lồng ngực cũng như bụng, một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng tím tái,… đối với y học ngày trước thì việc khắc phục chúng là rất khó khăn, tuy nhiên ngày nay một số phương pháp đã được áp dụng và mang lại hiệu quả.

2. Hạ đường huyết

Nguy cơ hạ đường huyết của các bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường cao hơn so với các bé bình thường. Tình trạng này thường xảy ra vào khoảng 48 giờ sau khi sinh, nồng độ đường huyết của trẻ có thể thấp dưới 1,7 mmol/l. Nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời thì một số rủi ro lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sẽ xảy ra, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do nồng độ insulin trong máu tăng cao và vẫn còn tồn tại sau quá trình sinh nở. Một số trường hợp trẻ sẽ rơi vào trạng thái hôn mê, số còn lại có thể diễn ra tình trạng ngưng thở hoặc hơi thở nhanh, người tím tái và xuất hiện tình trạng co giật. Tuy nhiên, đối với những trường hợp này bạn có thể ngăn chặn bằng cách cho trẻ uống nước đường, hoặc nếu cách này không mang lại hiệu quả thì trẻ có thể sẽ được chỉ định cho truyền tĩnh mạch đường glucose.

3. Một số rối loạn khác

Thai phụ muốn tiến hành an toàn quá trình sinh thường thì tốt nhất nên đảm bảo tình trạng đường huyết luôn được đảm bảo ở mức an toàn nhất. Bởi lẽ, ngoài những ảnh hưởng nghiêm trọng đã kể trên thì một số rối loạn khác có thể diễn ra như: hạ canxi máu, tăng bilirubin máu (gây vàng da), đa hồng cầu và chán ăn,…

Do đó, để phòng ngừa tốt các biến chứng này thì thai phụ nên điều trị bệnh theo hướng tích cực nhằm kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Không những vậy, đối với các thai nhi cũng thường xuyên được theo dõi tình trạng sức khỏe. Điều này sẽ giúp cho các bác sĩ kịp thời phát hiện các dị tật cũng như các tác động không tốt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, từ đó sẽ có cách phòng ngừa và can thiệp hiệu quả nhất.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có tự khỏi sau khi sinh con không?

Tiểu đường thai kỳ thường là mối lo lớn của các mẹ bầu. Và cũng không ít người thắc mắc rằng liệu căn bệnh này có thể tự khỏi sau khi sinh con hay không hoặc nó nó dễ tái phát trở lại?

Bệnh tiểu đường thai kỳ có tự khỏi sau khi sinh con không?
Tiểu đường thai kỳ có thể tự khỏi sau khi các mẹ bầu sinh em bé, tuy nhiên bệnh không được kiểm soát tốt thì nguy cơ tái phát vẫn có thể xảy ra.

Qua trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa cho thấy rằng, tiểu đường thai kỳ có thể tự khỏi sau khi các mẹ bầu sinh em bé. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá chủ quan vì nếu bệnh không được kiểm soát tốt thì nguy cơ gây ra tình trạng tái phát vẫn có thể xảy ra. Theo đó, những người đã từng có tiền sử mắc phải tình trạng bệnh này trong lần mang thai đầu tiên thì nguy cơ diễn ra ở các lần tiếp theo là rất cao.

Một số trường hợp thai phụ đã mắc bệnh trước khi mang thai nhưng bệnh chỉ ở mức độ nhẹ và thường không được phát hiện. Cho đến khi mang thai, bệnh phát triển ngày càng dữ dội hơn và gây ra những triệu chứng mạnh mẽ hơn. Lúc này, quá trình diễn biến của bệnh ngày càng dữ dội hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Không những vậy, sau khi sinh con bệnh sẽ không hết và bạn thậm chí phải mang theo cả đời.

Chăm sóc sau khi sinh cho người bệnh tiểu đường thai kỳ

Thông thường các mẹ bầu mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ có nguy cơ cao khiến trẻ sơ sinh bị vàng da, mắc các bệnh lý hô hấp,… Và để phòng ngừa những tình trạng này bằng cách kiểm soát bệnh thôi chưa đủ, bạn còn cần phải đảm bảo được chăm sóc đúng cách, nhất là sau quá trình sinh nở. Cụ thể, bạn cần đảm bảo cả về chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý như sau:

Về chế độ sinh hoạt

Một chế độ sinh hoạt bao gồm nghỉ ngơi, làm việc và vận động hợp lý cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến các mẹ bầu sau quá trình sinh. Theo đó, nó không những giúp bạn phục hồi nhanh chóng sức khỏe mà còn hạn chế được phần nào nguy cơ tái bệnh trong lần mang thai sau.

Cụ thể, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh cần đảm bảo các vấn đề sau:

  • Nên giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ sau khi sinh, bạn cũng nên thường xuyên chia sẻ và trò chuyện với những người thân trong gia đình nếu cảm thấy quá căng thẳng. Điều này không những làm giảm nguy cơ tái phát bệnh mà còn hạn chế được các triệu chứng trầm cảm sau sinh.
  • Nên sinh hoạt có giờ giấc, đảm bảo ngủ đủ giấc và đủ 8 tiếng/ ngày.
  • Việc nuôi con bằng sữa mẹ thường được các bác sĩ khuyến khích để có thể giảm bớt cân nặng sau sinh cũng như có thể hạn chế được lượng đường huyết trong máu tăng cao. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn là một nguồn dinh dưỡng quý giá để có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ.
  • Mỗi ngày nên dành một chút thời gian để thư giãn như đi bộ, đọc sách, xem phim, tắm bằng nước nóng hoặc trò chuyện với mọi người.
  • Thường xuyên thực hiện việc kiểm tra nồng độ đường trong máu, nhất là trong những tuần đầu sau sinh. Thực hiện việc này cho đến khi chắc chắn rằng hàm lượng đường huyết của bạn đã trở về ổn định ở mức bình thường.

Sau khi sinh em bé, cơ thể bạn sẽ bắt đầu hồi phục dần về tình trạng sức khỏe và đa số thường sẽ có mức đường huyết ổn định lại như bình thường trong vài tuần sau sinh. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo sinh hoạt đúng cách theo như những gợi ý trên thì nồng độ đường trong máu có thể sẽ tăng cao trở lại do cơ thể bị suy nhược quá mức.

Về chế độ ăn uống và dinh dưỡng hằng ngày

Đối với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng tiểu đường type 2 sau khoảng 3 – 5 năm sau. Bên cạnh có, nguy cơ xảy ra bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em cũng có thể sẽ xảy ra. Do đó, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa phòng bệnh tốt vừa có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe, còn trẻ thì có điều kiện phát triển tốt hơn.

Chăm sóc sau khi sinh cho người bệnh tiểu đường thai kỳ
Bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa phòng bệnh tốt vừa có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe, còn trẻ thì có điều kiện phát triển tốt hơn.

Cụ thể trong chế độ ăn uống bạn cần đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

  • Vào buổi sáng nên lựa chọn các loại cháo có hàm lượng GI thấp. Lời khuyên cho bạn là nên sử dụng cháo bởi vì chúng có khả năng giải phóng năng lượng tốt, chậm và đều. Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách sử dụng các loại thực phẩm nguyên cám như ngũ cốc dùng chung với bánh mì đen, trứng hoặc bánh mì nướng,…
  • Nên bổ sung đa dạng các loại thức ăn hằng ngày, ngoài việc bổ sung đạm, chất béo thì bạn thể dùng thêm các loại rau quả như ớt chuông, mâm xôi, nho, xoài,…
  • Bổ sung thêm nhiều chất xơ cho cơ thể để đảm bảo hàm lượng đường trong máu luôn được giữ ở mức thấp nhất, ngoài ra nó còn hạn chế tình trạng đường trong máu tăng cao.
  • Chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày thành 5 – 6 bữa. Đồng thời nên cắt giảm các chất béo bão hòa có trong các loại thực phẩm thay vào đó nên sử dụng các loại dầu như dầu hướng dương, dầu oliu,…
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ.

Trên đây là giải đáp thắc mắc “Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ?” và những vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để đảm bảo được sức khỏe tốt cho cả bản thân và bé.

Cùng chuyên mục

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và những điều cần lưu ý

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cách duy nhất có thể phát hiện sớm bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai. Từ đó có hướng điều trị và...

9 Lời khuyên giúp phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả

Vì chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nên việc chủ động phòng tránh bệnh tiểu đường là vô cùng cần thiết. Thực tế cũng cho thấy, người có...

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Chữa khỏi được không?

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, việc điều trị sớm, đúng phương pháp và có cách chăm sóc phù hợp...

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì để có thể cải thiện bệnh tốt nhất là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ,...

Sau khi xét nghiệm mẹ nên biết cách đọc kết quả chính xác

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh thường gặp khi mang thai, nếu không sớm phát hiện, điều chỉnh chế độ ăn uống, kiểm soát lượng đường huyết trong máu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn