Tiểu đường type 1 có nguy hiểm không?
Nội Dung Bài Viết
Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1 ngày càng tăng nhanh, khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Vậy bệnh tiểu đường type 1 có nguy hiểm không? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường type 1 có nguy hiểm không?
Tiểu đường type 1 là tình trạng tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin – hormone quan trong giúp cho glucose (đường) có thể nạp năng lượng vào các tế bào. Nếu không có insulin, glucose sẽ nhanh chóng tích tụ vào máu dẫn đến tình trạng tiểu đường type 1. Khi lượng đường trong máu quá cao sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1 đều phải tiêm insulin và chung sống với căn bệnh này mỗi ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn phải chịu những đau đớn về thể xác, sự phá hủy sức khỏe và mất rất nhiều chi phí trong việc điều trị bệnh. Khi bị tiểu đường type 1, người bệnh sẽ gặp phải một số biến chứng phức tạp như sau:
- Hạ đường huyết đột ngột
- Nhiễm Ketone máu
- Rối loạn cương dương
- Suy giảm thị lực
- Đi tiểu thường xuyên
- Đói và khát nước
- Cơ thể suy yếu, mệt mỏi
- Vết thương lâu lành
- Tê bì ở chân tay
- Sụt cân nhanh
- Tim mạch, thần kinh, thận
- Tổn thương mắt, bàn chân, da, miệng
- Biến chứng thai kỳ
Theo thống kê, mỗi năm, ở Mỹ có khoảng 20.000 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phải cắt bỏ bàn chân hoặc cưa chân do tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Đặc biệt, có tới 20% bệnh nhân mắc các biến chứng nguy hiểm về mắt. Biến chứng này tăng lên 75% đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1 trên một năm. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mù lòa ở độ tuổi lao động tại các nước châu Âu, Mỹ.
Ngoài những biến chứng trên, sức đề kháng của cơ thể con người bị suy yếu nhanh chóng, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm da, viêm lợi, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa,… Lượng đường trong máu tăng cao khiến cho người bệnh rất dễ bị viêm động mạch chi dưới, hoại tử các ngón chân, viêm loét bàn chân, tổn thương dây thần kinh võng mạc.
Tiểu đường còn làm giảm chức năng lọc, bài tiết nước tiểu. Về lâu dài, người bệnh có thể bị suy thận, hủy hoại thận. Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh nhân có thể bị nhồi máu cơ tim, xuất huyết não. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, mọi người cần phải thận trọng với căn bệnh này.
Tiểu đường type 1 có chữa được không?
Hiện tại, việc chữa trị bệnh tiểu đường type 1 vẫn còn là một vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Đây là căn bệnh khó có thể chữa thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh bắt buộc phải tiêm insulin và chung sống suốt đời với bệnh. Bên cạnh đó, căn bệnh này có thể di truyền cho các thế hệ sau và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân.
Với căn bệnh tiểu đường type 1, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, kết hợp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp để bệnh sớm được cải thiện. Vốn dĩ căn bệnh này không thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Mọi cách chữa trị chỉ là giải pháp tạm thời, giúp kiểm soát các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Bệnh tiểu đường type 1 do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để cải thiện bệnh, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Đồng thời, bệnh nhân không được chủ quan trong suốt quá trình điều trị. Lượng đường trong máu thường bị chi phối rất nhiều bởi chế độ ăn uống thiếu khoa học. Do đó, bệnh nhân cần phải chủ động điều trị bệnh.
Trên thế giới vẫn chưa có bất cứ loại thuốc nào điều trị bệnh tiểu đường type 1 khỏi hoàn toàn. Mọi giải pháp chỉ có tác dụng kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên quá lo lắng. Sau khi tiến hành thăm khám, người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị tại nhà để giúp ổn định đường huyết. Suy nghĩ tích cực, lạc quan, vui vẻ là giải pháp tuyệt vời giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện và ổn định sức khỏe.
Cách giúp tránh biến chứng bệnh tiểu đường type 1
Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1 thường gặp phải các dấu hiệu như khát nước, đi tiểu nhiều lần, cơ thể suy nhược, ăn không ngon miệng, sụt cân, da bị khô, ngứa, nôn thường xuyên, hoa mắt, chóng mặt,… Với căn bệnh này, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau để giúp kiểm soát các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, giúp ổn định lượng đường trong máu.
- Người bệnh nên ăn nhẹ vào cùng một thời điểm trong ngày.
- Chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 5 bữa/ngày, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, không được ăn thực phẩm cay, nóng.
- Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Lựa chọn những bộ môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe của mình, không nên luyện tập quá sức.
- Cần cân bằng chất dinh dưỡng, không nên quá kiêng khem.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm cho cơ thể nước ép trái cây.
- Ngủ đủ 8 tiếng và không được thức khuya, dậy sớm.
- Hạn chế những đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc sử dụng máy đo tại nhà.
- Không được tự ý thay đổi thuốc. Nếu thay đổi thuốc cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Luôn duy trì lối sống lành mạnh, ổn định tinh thần, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức.
- Không được tự ý mua thuốc uống hoặc sử dụng các bài thuốc điều trị từ dân gian mà không có bất cứ chỉ định nào của bác sĩ.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh biết được: Tiểu đường type 1 có nguy hiểm không? Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Đồng thời, người bệnh có thể tử vong nếu không có biện pháp kiểm soát và khác phục các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Với căn bệnh này, tốt nhất, bệnh nhân nên tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ và kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh để nhanh chóng cải thiện bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!