Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ là một bệnh mãn tính. Khi khởi phát sẽ có các biểu hiện như khát nước, đi tiểu nhiều, người mệt mỏi, đói bụng liên tục, sụt cân, mờ mắt,… ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như hư hại thận, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, mắc các bệnh liên quan đến gan, tim và mạch máu.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ

Tiểu đường type 2 ở trẻ là một bệnh lý tương đối phổ biến. Khi khởi phát thường không có biểu hiện rõ ràng nhưng càng về sau lại càng chuyển biến nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.

Tiểu đường type 2 ở trẻ
Tiểu đường type 2 ở trẻ là một bệnh lý tương đối phổ biến

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ. Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau đây:

  • Di truyền: Theo số liệu thống kê thì những trẻ có người thân hoặc ba mẹ bị tiểu đường type 2 sẽ dễ mắc bệnh hơn những trẻ bình thường khác.
  • Thừa cân, béo phì: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em. Bởi vì lúc này, cơ thể trẻ sẽ có nhiều mỡ hơn bình thường và hình thành nhiều tế bào kháng insulin.
  • Không vận động: Khi trẻ dung nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể nhưng lại không kết hợp vận động sẽ khiến trọng lượng cơ thể không được kiểm soát. Đồng thời, đường (glucose) trong thực phẩm khi chuyển hóa thành năng lượng để hoạt động sẽ dư thừa, khiến các tế bào trong cơ thể phản ứng chậm với insulin.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ bị tiểu đường type 2 còn phụ thuộc vào giới tính và chủng tộc. Cụ thể, nữ giới sẽ dễ mắc bệnh hơn nam giới. Hoặc trẻ là người Mỹ bản địa, người da đen, người Mỹ gốc Á hoặc người gốc Tây Ban Nha sẽ dễ bị tiểu đường type 2 hơn trẻ em thuộc các chủng tộc khác.

Biểu hiện thường gặp của bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ

Như đã nói ở trên, trẻ bị tiểu đường type 2 trong giai đoạn đầu, đặc biệt là khi mới khởi phát sẽ không có biểu hiện quá rõ ràng. Thông thường, phải trải qua một khoảng thời gian dài khi bệnh chuyển biến nặng hoặc khi tiến hành làm các xét nghiệm liên quan mới xác định được chính xác tình trạng sức khỏe.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì trẻ bị tiểu đường type 2 thường sẽ có các biểu hiện sau đây:

  • Khát nước, đi tiểu thường xuyên: Khi trẻ bị tiểu đường type 2, lượng đường trong máu sẽ vượt quá mức tích tụ, làm cho các chất lỏng trong cơ thể được kéo từ các mô. Kết quả là trẻ khát nước, uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên.
  • Mệt mỏi: Điều này xảy ra là do khi trẻ mắc bệnh tiểu đường type 2, các tế bào trong cơ thể đang bị tước đoạt dần lượng đường. Từ đó khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí là dễ cáu gắt và khó chịu.
  • Đói bụng liên tục: Khi bị tiểu đường type 2, cơ thể trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ không đủ các insulin để di chuyển glucose (đường) vào tế bào. Điều này sẽ làm cho năng lượng trong các cơ quan và cơ bắp ngày càng cạn kiệt, gây nên tình trạng đói bụng liên tục.
  • Vết thương khó lành hoặc thường xuyên bị nhiễm trùng: Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ có thể làm ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương. Khiến cho chúng khó lành, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng nếu không chăm sóc đúng cách.
  • Sụt cân: Khi trẻ bị tiểu đường type 2, cơ thể sẽ không có đủ nguồn cung cấp năng lượng  đường, khiến chất béo trong mô cơ giảm dần. Thế nên dù dung nạp thức ăn vào cơ thể nhiều hơn bình thường nhưng trẻ vẫn có nguy cơ bị sụt cân khó kiểm soát.
  • Mờ mắt: Các nghiên cứu trong y học đã chỉ ra rằng, bệnh tiểu đường type 2 có mối liên quan mật thiết với chứng mờ mắt ở trẻ. Điều này là do khi bị bệnh, lượng đường trong máu của trẻ tăng quá cao, khiến cho chất lỏng có thể được kéo ra từ những ống kính của mắt và ảnh hưởng đến khả năng tập trung.
Tiểu đường type 2 ở trẻ
Trẻ thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi khi bị tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ là một bệnh mãn tính. Khi mắc phải, trẻ sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển và sức khỏe về sau của trẻ. Do đó khi phát hiện trẻ bị bệnh, phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín thăm khám để có hướng chữa trị phù hợp nhất.

Trường hợp để bệnh kéo dài hoặc không chữa trị đúng cách, trẻ sẽ có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:

  • Da dễ nhiễm nấm, nhiễm khuẩn: Bệnh tiểu đường type 2 có thể khiến da trẻ trở nên nhạy cảm và dễ bị sự tấn công của các tác nhân gây hại, khiến da dễ nhiễm nấm, nhiễm khuẩn và ngứa.
  • Hư hại thận: Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây hỏng hệ thống lọc, làm cho thận bị hư hại nghiêm trọng và có thể khiến trẻ mắc các bệnh như suy thận, bệnh thận giai đoạn cuối. Buộc phụ huynh phải ghép thận hoặc chạy thận để duy trì sự sống cho trẻ.
  • Mắc các bệnh liên quan đến mạch máu hoặc tim: Bệnh tiểu đường type 2 khiến trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề về mạch máu hoặc tim cao hơn bình thường. Trẻ sẽ dễ bị đau tim, mắc bệnh động mạch vành có kèm theo đau thắt ngực (đau ngực), huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đột quỵ,…
  • Mắc bệnh gan nhiễm mỡ Nonalcoholic: Theo thống kê, trẻ bị tiểu đường type 2 sẽ có khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ Nonalcoholic rất cao. Sau đó dẫn đến xơ gan và sẹo gan. Nếu phụ huynh đảm bảo được cân nặng hợp lý cho trẻ cũng như kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì sẽ giảm được rủi ro.
  • Đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp: Bệnh tiểu đường type 2 có thể khiến những mạch máu trong võng mạc bị tổn thương. Trong một số trường hợp, khi không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ sẽ có khả năng bị đục thủy tinh thể hoặc mắc bệnh tăng nhãn áp.
  • Mất cảm giác ở các chi: Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây tổn thương những mạch máu nhỏ và mạch nuôi dưỡng dây thần kinh của trẻ, nhất là ở chân. Điều này làm cho cơ thể trẻ xuất hiện tình trạng tê, ngứa ran, đau hoặc nóng ở vùng ngón chân, vùng ngón tay và sau đó lan dần lên. Khi không điều trị kịp thời, các chi của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là có thể mất cảm giác.
  • Nhiễm trùng nặng ở các vết cắt: Tổn thương ở dây thần kinh, lưu lượng máu ít,… là một trong những yếu tố khi bị tiểu đường type 2 trẻ dễ gặp các biến chứng nguy hiểm. Nếu không chữa trị, các vết cắt hoặc vết loét xuất hiện trên cơ thể sẽ có nguy cơ nhiễm trùng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tiểu đường type 2 ở trẻ
Trẻ bị tiểu đường type 2 nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có thể bị đục thủy tinh thể ở mắt

Phương pháp chuẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ

Khi trẻ có những biểu hiện mắc bệnh tiểu đường type 2, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay các bệnh viện uy tín để làm xét nghiệm sàn lọc. Tại đây, bác sĩ lấy một mẫu máu trong một thời điểm ngẫu nhiên để làm xét nghiệm (kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên). Nếu mức độ đường trong máu bằng hoặc cao hơn 200mg/dL có thể kết luận trẻ bị bệnh tiểu đường.

Trường hợp mức độ đường trong máu thấp hơn 200mg/dL nhưng bác sĩ vẫn nghi ngờ trẻ có khả năng bị bệnh tiểu đường thì có thể làm thêm xét nghiệm Glycated hemoglobin (hbA1c), xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm dung nạp glucose. Nếu kết luận bị bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ tiến hành làm thêm xét nghiệm để phân type 1 và type 2, nhằm có chiến lược điều trị phù hợp nhất.

Đối với xét nghiệm Glycated hemoglobin (hbA1c), bác sĩ sẽ tiến hành đo tỉ lệ đường ở trong máu gắn với các hemoglobin và protein mang oxy trong những tế bào máu đỏ. Mục đích là biết được mức độ đường trung bình trong máu vào khoảng 2 – 3 tháng vừa qua. Nếu mức hbA1c là 6 đến dưới 6,5% thì trẻ đang trong giai đoạn tiền tiểu đường. Trường hợp 6,5% hoặc cao hơn vào 2 kiểm tra riêng biệt thì có thể kết luận trẻ bị tiểu đường.

Đối với xét nghiệm đường huyết lúc đói, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu máu của trẻ sau khi đã nhịn đói qua đêm để đo mức độ đường huyết. Nếu kết quả là 100mg/dL, trẻ hoàn toàn bình thường. Nếu trong khoảng 100 – 125mg/dL, trẻ đang trong giai đoạn tiền tiểu đường. Nếu trên 125mg/dL vào 2 kiểm tra riêng biệt, có thể kết luận trẻ đã mắc bệnh tiểu đường.

Đối với xét nghiệm dung nạp glucose, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu máu của trẻ khi đói để đo mức độ đường huyết. Sau đó cho trẻ uống nước đường và tiếp tục kiểm tra định kì lượng đường trong máu trong vài giờ tới. Nếu kết quả trong khoảng 140 – 199mg/dL, trẻ sẽ nằm trong nhóm tiền tiểu đường. Nếu 200mg/dL hoặc cao hơn sau 2 giờ, bác sĩ sẽ kết luận trẻ bị bệnh tiểu đường.

Tiểu đường type 2 ở trẻ
Xét nghiệm Glycated hemoglobin (hbA1c) thường được bác sĩ thực hiện để kết luận chính xác tình trạng bệnh tiểu đường ở trẻ

Cách điều trị bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ

Hiện nay, y học vẫn chưa nghiên cứu ra cách điều trị bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên vẫn có những phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh và phục hồi sức khỏe cho trẻ. Trong đó tiêu biểu là theo dõi lượng đường trong máu, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và sử dụng thuốc tây. Cụ thể như sau:

1. Theo dõi lượng đường trong máu

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa cho phụ huynh một bản ghi chép lượng đường trong máu. Phụ huynh sẽ kiểm tra và ghi lại lượng đường trong máu của trẻ ít nhất ba lần một ngày vào những khoảng thời gian khác nhau. Cách này sẽ đảm bảo được lượng đường trong máu của trẻ nằm trong phạm vi cho phép. Trường hợp vượt quá mức cũng kịp thời phát hiện và có hướng xử lý phù hợp.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý khi bị tiểu đường type 2 sẽ giúp trẻ giảm mức độ bệnh và cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe. Phụ huynh nên bổ sung vào thực đơn của trẻ các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc hoặc những thực phẩm ít chất béo và calo nhưng lại giàu dinh dưỡng. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt hoặc thực phẩm nhiều chất béo.

3. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp trẻ giảm lượng đường trong máu đáng kể. Từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh tiểu đường type 2. Phụ huynh có thể cho trẻ chạy bộ, nhảy aerobic, khiêu vũ,… tại nhà hoặc tại các trung tâm. Sau một thời gian, cơ thể trẻ trở nên khỏe mạnh và sức đề kháng ngày một tốt hơn. Đồng thời còn cải thiện được tình trạng thừa cân, béo phì – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ.

Tiểu đường type 2 ở trẻ
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp trẻ cải thiện bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả

4. Sử dụng thuốc tây điều trị

Ngoài những cách trên thì trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ bị tiểu đường type 2 điều trị bằng thuốc tây để cải thiện tình trạng sức khỏe và giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Tùy độ tuổi, mức độ bệnh,… trẻ có thể sẽ được kê các loại thuốc như Metformin (uống), thuốc tiêm hoặc bơm insulin.

Thuốc Metformin (uống) chỉ được dùng cho trẻ bị tiểu đường type 2 trên 10 tuổi. Tác dụng chính của thuốc là giảm lượng đường trong máu. Tác dụng phụ không mong muốn là tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, tích tụ độc hại của các axit lactic (lactic acidosis),… Do đó không nên sử dụng khi trẻ dị ứng với các thành phần có trong thuốc hoặc đang mắc bệnh suy thận, suy gan và suy tim.

Thuốc tiêm insulin và thuốc bơm insulin cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm lượng đường trong máu của trẻ. Trong đó, thuốc tiêm insulin sẽ được đưa vào cơ thể bằng cách dùng một ống tiêm và một kim nhỏ hoặc một insulin bút (một loại thiết bị y tế có hình dáng gần giống với bút mực). Còn thuốc bơm insulin được đưa vào cơ thể trẻ bằng máy bơm chuyên dụng.

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ

Để phòng tránh bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ, phụ huynh cần đảm bảo duy trì cân nặng hợp lý cho trẻ. Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây (không đường) và thường  xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kì. Những điều này sẽ giúp trẻ giảm thiểu được tối đa khả năng mắc bệnh tiểu đường.

1. Duy trì cân nặng hợp lý

Một trong những nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường type 2 là thừa cân, béo phì. Do đó, việc duy trì cân nặng hợp lý cho trẻ theo từng độ tuổi sẽ giúp hạn chế được tối đa khả năng trẻ bị bệnh tiểu đường. Đồng thời còn giúp trẻ phòng tránh được các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp,…

2. Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây

Uống nhiều nước lọc, nước ép trái đây sẽ giúp cơ thể có đủ lượng nước để hoạt động trong suốt ngày dài. Tránh được tình trạng mất nước, khiến da khô và ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt là giúp thanh lọc cơ thể, trung hòa lượng đường và chất béo tồn tại trong máu, làm cho chúng không tăng cao.

Tiểu đường type 2
Trẻ bị tiểu đường type 2 nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể

3. Kiểm tra sức khỏe định kì

Theo các chuyên gia, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện khám sức khỏe định kì. Điều này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ được tình trạng sức khỏe của trẻ để có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, giảm thiểu được phần trăm mắc bệnh tiểu đường type 2. Ngoài ra còn phát hiện sớm các bệnh lý tìm ẩn trong cơ thể trẻ (nếu có) để điều trị sớm, không ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển của trẻ.

Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ, bao gồm nguyên nhân, biểu hiện, biến chứng nguy hiểm, cách điều trị và cách phòng tránh. Hi vọng sẽ giúp ích được cho phụ huynh trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.

Cùng chuyên mục

Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý an toàn

Tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp trong giai đoạn mang thai của chị em phụ nữ. Đây được cho là chứng bệnh khá phổ biến xuất hiện trong...

Trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường

Các loại trái cây người bị tiểu đường nên và không nên ăn

Trái cây là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe lại ngon miệng nên được rất nhiều người yêu thích. Khi bị tiểu đường, người bệnh thường...

Bệnh tiểu đường type 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị

Bệnh tiểu đường type 1 là một dạng của bệnh tiểu đường. Nó xảy ra khi lượng glucose trong máu không được được chuyển hóa mà tích tụ một thời...

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Tiểu đường là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucose trong máu, có thể  hiểu đơn giản là tình trạng lượng đường trong máu cao quá mức gây...

Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý tương đối phổ biến ở Việt Nam. Bệnh khởi phát ở nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh có thể nhận biết bệnh...

Bị tiểu đường thai kỳ có ăn được tổ yến không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

Bị tiểu đường thai kỳ có ăn tổ yến được không?

Tổ yến là một trong những thực phẩm đặc biệt giàu dưỡng chất, thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe cho bà bầu nhằm nâng cao sức khỏe...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn