Tóc rụng không có chân tóc: Nguyên nhân và cách khắc phục
Nội Dung Bài Viết
Tóc rụng không có chân tóc có thể là do mất cân bằng nội tiết, nguồn nước và môi trường sống bị ô nhiễm, thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất… Vậy cách khắc phục tình trạng rụng tóc không có chân như thế nào?
I/ Nguyên nhân gây tóc rụng không có chân tóc
Rụng tóc là tình trạng thường xuyên xảy ra mà ai cũng sẽ mắc phải. Trong đó, tóc rụng không có chân tóc cũng là một dạng thường gặp. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, những yếu tố mà chúng ta thường gặp có thể là:
- Do nguồn nước, môi trường sống ô nhiễm. Người bệnh phải thường xuyên tiếp xúc với các chất thải độc hại, các loại hóa chất hoặc sống ở những vùng nhiều khói bụi.
- Tóc bẩm sinh yếu, mảnh, nhạy cảm, dễ gãy rụng.
- Nhuộm, uốn, tạo kiểu tóc thường xuyên làm chân tóc bị tổn thương, các sợi tóc khô, giòn, dễ gãy rụng khiến rụng tóc không có chân.
- Cơ thể mất cân bằng nội tiết tố làm cho lỗ chân lông phát triển không đều, khiến tóc khô yếu, bị chẻ ngọn và dễ gãy rụng.
- Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng là nguyên nhân gây tóc rụng không có chân tóc thường gặp.
- Cơ thể bị thiếu hụt một số vitamin thiết yếu để nuôi dưỡng mái tóc.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh như thuốc điều trị tiểu đường, thuốc chữa ung thư, thuốc ức chế hệ thần kinh, thuốc chống đông máu, thuốc diệt virus…
- Chế độ ăn không lành mạnh, ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn chứa chất phụ gia độc hại…
II/ Bị rụng tóc không có chân tóc khắc phục bằng cách nào?
Thường xuyên rụng tóc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt hàng ngày. Do đó, nếu muốn khắc phục tình trạng này, trước tiên cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp làm giảm tình trạng rụng tóc không có chân tóc như sau:
1. Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần luôn được thoải mái
Để khắc phục tình trạng tóc rụng không có chân tóc, tránh căng thẳng mệt mỏi, ngủ nghỉ đủ giấc là biện pháp đơn giản và hiệu quả. Bạn nên tập cho mình những thói quen tốt như đọc sách, nghe nhạc, đi du lịch… trong thời gian nghỉ. Điều này sẽ giúp tinh thần được thoải mái, thư giãn, ngăn được chứng rụng tóc và còn kích thích tóc mọc nhanh hơn.
2. Không lạm dụng tạo kiểu tóc
Sở hữu một mái tóc đẹp, bắt mắt sẽ khiến chị em thêm muôn phần tự tin, thể hiện được cá tính riêng của mình. Nhưng mái tóc tiếp xúc với hóa chất hoặc nhiệt độ cao quá nhiều sẽ khiến chúng dễ bị tổn thương. Do đó, nên hạn chế nhuộm tóc hoặc tạo kiểu cho tóc để tránh khiến tóc rụng không có chân tóc.
Mỗi năm bạn chỉ nên làm tóc khoảng 1 – 2 lần. Khoảng cách giữa những lần dùng hóa chất cách xa nhau càng xa càng tốt để tóc có thời gian phục hồi.
3. Gội đầu đúng cách để giảm tóc rụng không có chân tóc
Nếu chưa biết nên làm gì khi bị rụng tóc không có chân tóc, gội đầu đúng cách cũng là một biện pháp giúp bạn giảm bớt được tình trạng trên. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi gội đầu:
- Không gội đầu quá nhiều, tối đa 3 lần mỗi tuần.
- Không gãi hoặc vò đầu quá mạnh
- Nên lựa chọn các sản phẩm gội đầu có thành phần lành tín, ít có độ tẩy.
- Gãi đầu nhẹ nhàng để không làm xước da đầu.
- Không nên gội đầu vào buổi tối muộn. Bởi khi đi ngủ mà mái tóc còn chưa khô, chúng sẽ dễ bị gãy rụng, tóc yếu hơn. Trường hợp phải gội đầu vào những thời điểm đó, hãy đảm bảo sấy thật khô tóc trước khi đi ngủ.
4. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho tóc
Thiếu hụt vitamin là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tóc rụng không chân. Do đó, để giúp phục hồi tóc hư tổn, lấy lại mái tóc suôn mượt và chắc khỏe, bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi như: Bí đao, cải xanh, cà rốt, bạc hà xanh… hoặc các loại trái cây họ dưa, cam quýt… Trong thành phần của những loại rau xanh, trái cây có màu xanh hoặc vàng có thành phần Beta – caroten. Chúng sẽ chuyển hóa thành vitamin A khi cơ thể cần sử dụng. Mà Beta – caroten lại có tác dụng giúp xương khỏe mạnh, làm đẹp da và móng tay. Vì vậy, nên bổ sung chất này để tóc khỏe đẹp.
- Các thực phẩm như thịt, cá, gan động vật, các loại đậu, ngũ cốc… Bởi chúng chứa nhiều vitamin B5, B6, sulfur, silic, magie, kẽm… tốt cho mái tóc.
- Thực phẩm giàu proten in như cá, trứng, sữa, thịt, sữa chua, nhất là đậu nành. Bởi lượng protein được cung cấp cho cơ thể quá ít khiến tóc mọc chậm hoặc mỏng hơn. Ăn đậu nành còn làm tóc mọc nhanh hơn.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho cơ thể như các chất kích thích, nước uống có gas, đồ ăn ngọt, thực phẩm giàu chất béo…
5. Khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa trị chứng tóc rụng không có chân tóc
Thông thường, rụng tóc là một hiện tượng bình thường và không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ vì tóc mới sẽ mọc lại. Tuy nhiên, rụng tóc quá nhiều và thường xuyên còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm như: Suy tuyến giáp, tiểu đường, nấm da đầu… Do đó, nếu áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả, bạn nên đi khám và nhận sự tư vấn chữa trị từ bác sĩ.
6. Ủ tóc bằng các nguyên liệu tự nhiên
Để bổ sung chất dinh dưỡng cho tóc, kích thích tóc mọc nhanh hơn, bạn có thể tham khảo và lựa chọn các loại dầu ủ tóc từ thiên nhiên như khế, dầu dừa, chanh, nha đam… Ngoài ra, những loại dầu ủ tóc từ thiên nhiên này cũng sẽ khiến tóc trở nên chắc khỏe hơn rất nhiều, làm giảm tóc rụng không có chân tóc. Nếu chưa biết phải thực hiện như thế nào, bạn có thể áp dụng các cách ủ tóc dưới đây:
*) Nha đam và mật ong:
Nếu nói đến các mẹo ngăn rụng tóc tại nhà, chúng ta không thể không nhắc đến nha đam và mật ong. Trong thành phần của nha đam chứa nhiều vitamin, các acid amin, enzym và khoáng chất. Không chỉ tốt cho làn da, ngăn ngừa lão hóa, làm cho da mịn màng, trắng sáng mà còn giúp tóc đẹp hơn. Những công dụng của nha đam đối với mái tóc mà chúng ta cần nhắc đến gồm có:
- Các loại khoáng chất, vitamin, nước có trong loại nguyên liệu này sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết cho tóc. Từ đó khắc phục được tình trạng tóc khô yếu, dễ gãy, xơ rối. Đặc biệt, phần thịt của nha đam có chứa chất Keratin thường có trong sản phẩm dưỡng tóc. Vì thế, ủ tóc bằng nha đam sẽ làm tóc trở nên chắc khỏe, mượt mà.
- Điều trị và ngăn ngừa rụng tóc: Trong gel nha đam chứa lượng lớn vitamin E, giúp thẩm thấu vào da đầu nhằm nuôi dưỡng chân tóc từ sâu bên trong. Đây cũng là một thành phần chống lão hóa giúp tóc bám chặt vào chân tóc, giảm khả năng rụng tóc.
- Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về da đầu: Nha đam còn có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm. Vì thế, không chỉ có tác dụng loại bỏ gàu, các tế bào chết mà còn giúp ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh như á sừng, vảy nến…
Để dùng nha đam trị rụng tóc không có chân tóc, bạn có thể áp dụng cách thực hiện sau đây:
- Chuẩn bị nha đam tươi và mật ong nguyên chất.
- Đem lá nha đam lược bỏ phần màu xanh bên ngoài, giữ lại phần gel.
- Cho gel nha đam vào tô, sau đó cho thêm mật ong nguyên chất vào theo tỷ lệ 2 phần gel nha đam, 1 phần mật ong nguyên chất.
- Dùng hỗn hợp vừa thoa và thoa đều từ chân tóc đến ngọn tóc.
- Sử dụng khăn ẩm để quấn lên tóc và ủ khoảng 30 phút. Sau đó gội lại bằng nước ấm.
*) Ủ tóc bằng hành tây:
Ngoài công dụng làm thực phẩm, bạn có thể ủ tóc bằng hành tây để làm giảm rụng tóc không có chân tóc. Nó có tác dụng làm tóc khỏe mạnh, giúp máu lưu thông và hỗ trợ nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh. Chưa hết, ăn hành tây thường xuyên còn ngăn ngừa được tóc bạc sớm.
Thành phần lưu huỳnh có trong loại nguyên liệu này được xem như một dưỡng chất tonic cho những ai có mái tóc mỏng. Đặc biệt, hành tây mang đến hiệu quả tốt trong việc điều trị tình trạng hói đầu ở cả nam và nữ, cả những bệnh về nấm da đầu.
Bạn có thể tham khảo và áp dụng cách khắc phục tóc rụng không có chân tóc bằng hành tây như sau:
- Hành tây đem bóc vỏ già, cắt nhỏ, xay nhuyễn rồi ép lấy nước cốt.
- Thêm mật ong nguyên chất vào nước ép hành vừa thu được, trộn đều với tỉ lệ 1:1.
- Đem hỗn hợp thấm đều vào chân tóc, massage nhẹ nhàng, ủ tóc khoảng 45 phút.
- Dùng nước ấm để gội lại cho sạch.
*) Dầu dừa:
Không chỉ được ưa chuộng trong việc làm đẹp da, dầu dừa còn là một thứ nguyên liệu tự nhiên rât tốt cho mái tóc. Trong thành phần của dầu dừa chứa nhiều vitamin, carbon hydrat, các khoáng chất cần thiết cho cơ thể và cả mái tóc. Do đó, nó sẽ giúp dưỡng ẩm, phục hồi tóc hư tổn, chẻ ngọn.
Cũng chính vì vậy mà ủ tóc với dầu dừa sẽ làm giảm được tình trạng tóc rụng không có chân tóc. Đồng thời, làm tóc mềm mượt, kích thích tóc mọc nhanh hơn. Cách thực hiện như sau:
- Lấy dầu dừa nguyên chất cho vào một cái chén nhỏ với lượng vừa đủ để bôi lên mái tóc của bạn. Dùng miếng tăm bông thấm dầu dừa, bóp nhẹ miếng tăm cho ráo ráo. Không nên để dầu dừa thấm quá nhiều vào tăm bông.
- Dùng miếng tăm bông vừa thấm dầu dừa chà nhẹ lên mái tóc, lần lượt từ gốc đến ngọn để cho dầu dừa thấm đều lên tất cả mái tóc và cả da đầu. Dùng một chiếc lược, chải tóc một lần và chờ khoảng để dầu dừa thấm kỹ hơn.
- Sau nửa tiếng, gội lại bằng dầu gội và nước sạch. Lưu ý là chỉ dùng dầu gội, không nên dùng dầu xả. Sau khi đã gội xong, bạn sẽ khó biết được là tóc mình đã sạch dầu dừa hay chưa. Nhưng nếu tóc đã khô thì có thể biết được. Trong trường hợp đầu chưa gội sạch dầu dừa, bạn nên gội lại để đỡ bết.
Để mang đến hiệu quả tốt nhất, cần thực hiện thường xuyên. Cứ 2 ngày thực hiện 1 lần là tốt nhất. Kiên trì áp dụng, sau khoảng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả mà chúng mang lại.
Trên đây là những thông tin cần biết về chứng tóc rụng không có chân tóc và cách khắc phục. Việc rụng tóc quá nhiều không chỉ gây mất thẩm mỹ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó, bạn nên đi khám và áp dụng các biện pháp điều trị sớm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!