Mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng đơn giản dễ làm

Hướng dẫn chữa tổ đỉa bằng muối đúng cách

Dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa theo cách dân gian thường dùng

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm bạn nên thử

Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không?

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng các phương pháp dân gian lưu truyền

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản dễ thực hiện

Bệnh tổ đỉa: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Bệnh tổ đỉa theo Đông y và cách điều trị từ gốc rễ

Mẹo hay chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có thể bạn chưa thử

Dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa theo cách dân gian thường dùng

Dân gian lưu truyền nhiều cách dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa như sử dụng tỏi đơn lẻ hoặc kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác. Theo ghi chép từ y học cổ truyền, mẹo chữa này có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ làm tiêu mụn nước và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.

chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi là mẹo điều trị có nguồn gốc từ dân gian

Tác dụng chữa bệnh tổ đỉa của tỏi

Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một thể đặc biệt của bệnh eczema – chàm. Thể bệnh này chỉ gây triệu chứng ở vùng da tay và da chân, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các nốt mụn nước sâu, dày cứng, mọc rải rác hoặc khu trú.

Thương tổn do chàm tổ đỉa thường kéo dài từ 3 – 4 tuần và có xu hướng tự thuyên giảm. Tuy nhiên ngoài tổn thương thực thể, bệnh còn gây ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ, ngoại hình và cuộc sống.

Vì vậy, phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều phải sử dụng thuốc giảm ngứa và chống viêm để kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên nếu lạm dụng các loại thuốc này, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như mỏng da, dày sừng nang lông, giãn mao mạch, suy giảm sức đề kháng của da,… Do đó song song với việc sử dụng thuốc, nên kết hợp với một số mẹo chữa dân gian để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và hạn chế tần suất dùng thuốc.

chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi
Dùng tỏi chữa tổ đỉa có tác dụng giảm ngứa, làm tiêu mụn nước và ức chế nấm, vi khuẩn,…

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi là một trong những mẹo quen thuộc và được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi dân gian. Theo ghi chép từ y học cổ truyền, tỏi có tác dụng sát trùng, giảm ngứa và chống viêm. Dùng thảo dược này chữa bệnh tổ đỉa có thể cải thiện một số triệu chứng như viêm, ngứa ngáy và khó chịu.

Hơn nữa theo phân tích từ khoa học, các thành phần chống oxy hóa trong tỏi như allicin, phytonutrients có tác dụng giảm tổn thương da và ngăn ngừa tổ đỉa lan rộng. Ngoài ra, dịch ép từ tỏi còn giúp ức chế nấm men, vi khuẩn và virus, từ đó giảm nguy cơ bội nhiễm và hạn chế tình trạng tái phát (nhiễm nấm là một trong những yếu tố kích thích tổ đỉa bùng phát).

Tuy nhiên mẹo chữa từ tỏi chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng. Vì vậy bạn nên phối hợp với việc sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách để kiểm soát hoàn toàn tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng phát sinh.

5 Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi theo dân gian

Dân gian lưu truyền rất nhiều cách dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa như dùng dịch ép, kết hợp tỏi với muối, mật ong hoặc bổ sung tỏi vào chế độ ăn. Dưới đây là một số cách được áp dụng phổ biến nhất, bao gồm:

1. Sử dụng nước ép tỏi

Sử dụng nước ép tỏi thoa lên vùng da bị ảnh hưởng là cách chữa đơn giản và dễ thực hiện. Dịch ép từ tỏi có tác dụng giảm ngứa, chống viêm và sát trùng mạnh. Vì vậy áp dụng mẹo chữa này thường xuyên có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh, giảm nguy cơ bội nhiễm và hạn chế hình thành tổn thương thứ phát.

Tuy nhiên dịch ép tỏi có vị cay nồng, có thể gây xót và rát da. Vì vậy tránh áp dụng mẹo chữa này khi da có vết thương hở hoặc mụn nước đã bị vỡ.

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ 3 – 4 tép tỏi và giã nát
  • Cho vào 50ml nước và đợi khoảng 3 phút
  • Chắt lấy nước, dùng bông gòn và thoa lên vùng da cần điều trị
  • Để dịch ép khô và thoa thêm 3 – 4 lớp
  • Rửa sạch sau khoảng 10 – 15 phút

2. Ngâm nước tỏi + muối

Với những trường hợp ngứa nhiều, nên áp dụng mẹo ngâm nước tỏi và muối. Mẹo chữa này giúp làm mềm da, giảm ngứa và làm dịu vùng da bị tổn thương. Hơn nữa, muối còn có tác dụng sát trùng, ức chế nấm men và vi khuẩn.

Ngâm chân/ tay với nước tỏi và muối trước khi ngủ có thể giảm tình trạng da ngứa ngáy vào ban đêm, từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và thể trạng.

chữa tổ đỉa bằng tỏi
Ngâm nước tỏi và muối thường xuyên giúp giảm ngứa ngáy và sát trùng da

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đun sôi khoảng 2 lít nước
  • Bóc vỏ 5 – 7 tép tỏi, đập giập và cho vào nước sôi
  • Để trong khoảng 10 phút thì đổ ra thau
  • Thêm 2 thìa muối vào khuấy đều và để nước nguội bớt
  • Dùng ngâm tay/ chân cho đến khi nước nguội hẳn

Có thể áp dụng mẹo chữa này đều đặn mỗi tối hoặc thực hiện ngay khi triệu chứng ngứa bùng phát.

3. Chữa tổ đỉa bằng tỏi và mật ong

Mẹo chữa tổ đỉa bằng tỏi và mật ong thường được áp dụng khi tổn thương đang trong giai đoạn phục hồi. Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa và thành phần dưỡng ẩm, có khả năng làm dịu vùng da tổn thương, giảm ngứa ngáy nhẹ và thúc đẩy tốc độ tái tạo.

Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng sát trùng và kháng viêm. Do đó kết hợp nguyên liệu này với tỏi có thể tăng khả năng ức chế vi khuẩn, virus, nấm và hạn chế tối đa nguy cơ bội nhiễm da.

chữa tổ đỉa bằng tỏi
Mẹo chữa tổ đỉa bằng tỏi và mật ong tác động lẫn bên ngoài và bên trong cơ thể

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ 200g tỏi và cho vào bình thủy tinh
  • Đổ mật ong vào bình, đậy kín và ngâm trong khoảng 2 tuần
  • Mỗi lần uống 1 thìa mật ong, ngày dùng 2 lần
  • Đồng thời sử dụng tép tỏi chà xát nhẹ lên da và rửa sạch sau 15 phút

Mẹo chữa này tác động cả bên trong lẫn bên ngoài nên có thể làm giảm thương tổn da, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ tái phát.

4. Rượu tỏi giảm ngứa ngáy do tổ đỉa

Rượu tỏi là mẹo chữa bệnh tổ đỉa được áp dụng rộng rãi. Theo dân gian, ngâm tỏi với rượu có thể tối ưu hoàn toàn thành phần trong dược liệu và giúp giảm ngứa, tiêu mụn nước. Do đó cách chữa này thường được thực hiện trong giai đoạn mụn nước mới hình thành.

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ 5 – 7 củ tỏi và cho vào bình thủy tinh
  • Đổ vào 300ml rượu trắng và ngâm trong 7 – 10 ngày
  • Làm sạch vùng da cần điều trị và thoa rượu tỏi
  • Lưu lại trên da và chỉ rửa lại khi tắm

Thực tế, cách dùng rượu tỏi chữa tổ đỉa có khả năng kích ứng cao. Cồn và một số chất kích thích trong rượu có thể gây khô da, bong tróc, phát ban và nổi mẩn ở người có làn da nhạy cảm. Vì vậy bạn nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng mẹo chữa này.

5. Bổ sung các món ăn từ tỏi

Bên cạnh các mẹo chữa kể trên, dân gian còn bổ sung tỏi vào chế độ ăn nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa. Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, tác dụng giải độc, sát trùng, tiêu tích và hành khí. Bổ sung món ăn từ tỏi có thể cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, thanh thải độc tố và nâng cao khả năng đề kháng.

chữa tổ đỉa bằng tỏi
Bổ sung tỏi vào chế độ ăn có thể tăng sức đề kháng và hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của bệnh

Hơn nữa theo một số nghiên cứu khoa học, thành phần dinh dưỡng và chất chống oxy hóa trong loại gia vị này có thể ức chế gốc tự do, điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, ăn tỏi thường xuyên còn giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng và viêm amidan.

Tuy nhiên chỉ nên bổ sung tỏi với liều lượng phù hợp. Dùng quá nhiều tỏi có thể gây ợ nóng, đau dạ dày và chảy máu kéo dài.

Dùng tỏi chữa tổ đỉa cần lưu ý điều gì?

Tỏi là loại gia vị tự nhiên có độ an toàn cao và chi phí thấp. Tuy nhiên thực tế cho thấy, sử dụng tỏi chữa bệnh tổ đỉa không đúng cách có thể gây kích ứng và nóng rát da. Vì vậy khi áp dụng mẹo chữa này, bạn nên lưu ý những thông tin sau đây:

tỏi chữa bệnh tổ đỉa
Nên kết hợp mẹo dân gian với việc sử dụng thuốc để đạt kết quả điều trị tối ưu
  • Cách chữa từ tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thế tác dụng của thuốc điều trị. Do đó cần kết hợp việc sử dụng thuốc với mẹo chữa dân gian để tác động toàn diện đến triệu chứng và tiến triển của bệnh.
  • Tuyệt đối không dùng tỏi lên vùng da lở loét, chảy máu hoặc có dấu hiệu bội nhiễm (da tụ mủ, sưng nóng, đau nhức, sốt, mệt mỏi,…). Trong trường hợp này, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
  • Tác dụng điều trị của tỏi và các thảo dược tự nhiên phụ thuộc nhiều vào cơ địa. Vì vậy nếu không nhận thấy cải thiện, bạn nên ngưng áp dụng và thay thế bằng các mẹo chữa khác.
  • Tránh gãi và chà xát mạnh lên vùng da bị ảnh hưởng.
  • Nếu da nổi mụn nước lớn, gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại và sinh hoạt, nên tìm gặp bác sĩ để được chích rạch và dẫn lưu dịch.
  • Ngay khi xuất hiện biểu hiện dị ứng, cần ngưng thực hiện để tránh tình trạng triệu chứng chuyển biến theo chiều hướng xấu.
  • Vệ sinh tay/ chân sạch sẽ trước khi áp dụng các mẹo điều trị tại chỗ.
  • Chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt nhằm hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phần lớn các cách dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa đều có nguồn gốc và được lưu truyền chủ yếu trong dân gian. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định tính hiệu quả và độ an toàn của mẹo chữa này trước khi áp dụng.

Tham khảo thêm:

Cùng chuyên mục

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng các phương pháp dân gian lưu truyền

Chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian có thể cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ và giảm nguy cơ lạm dụng thuốc điều trị. Áp dụng...

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản dễ thực hiện

Theo ghi chép từ y học cổ truyền, mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt có tác dụng giảm ngứa ngáy, làm mềm da, cải thiện tình trạng bong...

Bệnh tổ đỉa: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Bệnh tổ đỉa (Chàm tổ đỉa) là một thể của bệnh chàm - Eczema. Thể bệnh này đặc trưng bởi tổn thương da có dạng mụn nước sâu, mọc khu...

Chữa tổ đỉa bằng muối biển và những điều cần lưu ý

Hướng dẫn chữa tổ đỉa bằng muối đúng cách

Chữa tổ đỉa bằng muối là phương pháp chữa bệnh tại nhà dễ làm, có hiệu quả tốt trong việc làm giảm các triệu chứng. Vậy vì sao có thể...

Mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng có hiệu quả không?

Mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng đơn giản dễ làm

Từ lâu, mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng đã được dân gian lưu truyền rộng rãi. Bí quyết đơn giản này có thể cải thiện các tổn thương do...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn