Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh tràn dịch khớp gối đều gặp phải triệu chứng đau nhức, sưng tấy, cứng khớp, bầm tím ở gối. Vậy tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không
Tràn dịch khớp gối gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Tràn dịch khớp gối là hiện tượng chất dịch dư thừa tích tụ ở khớp gối gây ra hiện tượng sưng tấy, đau nhức, nóng rát,… Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các màng bao hoạt dịch bị kích thích làm tăng tiết dịch khớp quá mức. Bên cạnh đó, một số tai nạn như giãn dây chằng chéo trước, rách sụn chêm, gãy xương,… cũng rất dễ khiến cho người bệnh bị tràn dịch khớp gối.

Với căn bệnh tràn dịch khớp gối, người bệnh cần tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Thực tế, rất nhiều trường hợp bệnh nhân chủ quan khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Tình trạng tràn dịch khớp gối kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng xương khớp, phá hủy khớp, gây dính khớp,… Thậm chí, bệnh nhân còn bị tàn phế suốt đời, không thể đi lại và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Ban đầu, bệnh tràn dịch khớp gối có thể gây ra những cơn đau âm ỉ, kéo dài nhiều ngày không dứt. Vì cơn đau không dữ dội, chỉ thoáng qua nên rất nhiều người chủ quan, không tiến hành điều trị bệnh. Điều này gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Về sau, cơn đau do bệnh tràn dịch khớp gối gây ra dữ dội hơn. Bệnh nhân bị đau nhức liên tục ở khớp gối và khó có thể di chuyển được.

Tràn dịch khớp gối – Có chữa khỏi được không?

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, bệnh tràn dịch khớp gối không thể tự nhiên mất đi nếu bệnh nhân không được tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách. Rất nhiều trường hợp, người bệnh bị teo cơ, biến dạng khớp, suy giảm chức năng vận động, bại liệt,… Khi bị tràn dịch khớp gối, lớp đệm bên trong khớp đã bị tổn thương. Việc chữa khỏi bệnh hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khỏe bệnh nhân, mức độ mắc bệnh, phương pháp chữa trị,…

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không
Bệnh tràn dịch khớp gối có thể chữa trị được.

Thực tế, những bệnh nhân mắc bệnh tràn dịch khớp gối có thể chữa trị bệnh khỏi hoàn toàn nếu tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thời gian phục hồi và khỏi bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau. Bác sĩ sẽ chẩn đoán cho bệnh nhân dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Đồng thời, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như hút dịch khớp, chụp X-quang đầu gối, chụp cộng hưởng từ MRI, xét nghiệm máu,…

Tràn dịch khớp gối là bệnh lý có thể chữa trị khỏi nếu bệnh nhân tuân thủ đúng các chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để bệnh nhanh chóng khỏi. Nếu có bất cứ vấn đề gì bất thường trong suốt quá trình điều trị bệnh, bạn nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa được biết.

Phương pháp chữa tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối là bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu không được tiến hành điều trị kịp thời. Tốt nhất, khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu mắc bệnh tràn dịch khớp gối, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị bệnh thích hợp nhất. Dưới đây là một số cách chữa tràn dịch khớp gối, bệnh nhân có thể tham khảo.

1. Điều trị nội khoa

Với những bệnh nhân mắc bệnh tràn dịch khớp gối ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Tây. Đây là những loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giúp kiểm soát các triệu chứng đau nhức, sưng tấy, khó chịu do bệnh gây ra. Mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Một số loại thuốc được chỉ định điều trị bệnh tràn dịch khớp gối như:

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen (paracetamol), Ibuprofen, Ketoprofen,…
  • Thuốc kháng sinh: Ciprofloxacin, Daptomycin,…
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Aspirin, Diclofenac, Meloxicam,…

2. Điều trị ngoại khoa

Nếu điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả giúp kiểm soát bệnh tràn dịch khớp gối, bệnh nhân sẽ phải tiến hành điều trị ngoại khoa theo hướng dẫn của bác sĩ. Mỗi cách chữa trị sẽ mang lại hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh tràn dịch khớp gối của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị ngoại khoa như sau:

# Chọc hút dịch khớp

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không
Hút chất dịch khi bị tràn dịch khớp gối

Đây là phương pháp can thiệp xâm lấn, chọc hút dịch khớp. Cách làm này sẽ giúp hút bớt chất dịch bị tràn ở khớp gối. Đồng thời giảm đau đớn và giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu dụng cụ thực hiện không đảm bảo, chọc hút khớp gối quá nhiều lần sẽ rất dễ khiến cho bệnh nhân đứng trước nguy cơ bị nhiễm trùng khớp gối.

# Nội soi khớp gối

Phương pháp này sẽ giúp chẩn đoán được nguyên nhân khiến cho khớp gối bị sưng tấy. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị các tổn thương ở khớp gối phù hợp nhất. Đặc biệt, nội soi khớp gối sẽ giúp phát hiện các tổn thương nhỏ nhất ở khớp gối và dễ dàng điều trị khỏi bệnh.

# Phẫu thuật thay khớp

Với những trường hợp người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng ở khớp gối, bạn cần phải tiến hành phẫu thuật thay khớp. Đây được xem là giải pháp cuối cùng giúp bệnh nhân thoát khỏi những cơn đau nhức, sưng tấy do bệnh tràn dịch khớp gối gây ra. Tuy nhiên, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với các biến chứng phức tạp và nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra.

3. Vật lý trị liệu

Phương pháp này được xem là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tràn dịch khớp gối rất hiệu quả. Với những bệnh nhân bị hạn chế đi lại do tràn dịch khớp gối, bạn có thể áp dụng cách chữa trị này để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Đặc biệt, vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện khả năng vận động của khớp gối và tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp, giúp gối phục hồi nhanh hơn.

Lưu ý khi bị tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối là bệnh lý có thể chữa trị được nếu người bệnh chủ động thăm khám, chữa trị sớm. Với căn bệnh này, ngoài việc tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây để bệnh nhanh chóng khỏi và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau.

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân mắc bệnh tràn dịch khớp gối.
  • Hạn chế đi lại, không nên đi bộ nhiều hoặc đứng quá lâu tại một chỗ khiến trọng lượng dồn lên chân gây ảnh hưởng đến khớp gối.
  • Sử dụng đá chườm lên phần đầu gối khoảng 15 – 20 phút để giảm đau nhức
  • Kê chân lên gối để máu dễ lưu thông, giảm sưng tấy khớp gối hiệu quả
  • Không được lạm dụng thuốc giảm đau, tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh khi không có bất cứ chỉ định nào của bác sĩ
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhất là những loại thực phẩm chứa nhiều canxi.
  • Uống đủ 2 lít nước, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
  • Lạc quan, vui vẻ, suy nghĩ tích cực, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức
  • Không mang vác vật nặng gây áp lực lên khớp gối
  • Kiểm soát cân nặng, không được tăng cân quá mức
  • Xoa bóp, massage khớp gối nhẹ nhàng để giúp giảm nhanh cơn đau đớn cho người bệnh

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết được: Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Đây vốn là căn bệnh nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân bị tàn phế, không thể đi lại được nếu không được tiến hành chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tùy tiện áp dụng các phương pháp chữa trị bệnh từ dân gian khiến bệnh không khỏi mà trở nên nghiêm trọng hơn.

Cùng chuyên mục

Bị tràn dịch khớp gối có phải mổ không? Chi phí bao nhiêu tiền?

Tràn dịch khớp gối là bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị bại liệt, cứng khớp, teo cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy bị...

Nhóm thực phẩm giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Thực phẩm giàu canxi, vitamin D, Omega, rau xanh và trái cây là các nhóm thực phẩm có khả năng giảm đau nhức xương khớp, thúc đẩy tốc độ phục...

Vị trí và quy trình chọc hút dịch khớp gối

Vị trí và quy trình chọc hút dịch khớp gối đúng cách

Chọc hút dịch khớp gối là một thủ thuật giúp chẩn đoán các bệnh lý xảy ra ở khớp gối như ổ mủ gây viêm khớp đầu gối, tràn máu...

Hướng dẫn cách chữa tràn dịch khớp gối bằng lá ngải cứu

Rất nhiều người áp dụng cách chữa tràn dịch khớp gối bằng lá ngải cứu để cải thiện các triệu chứng đau nhức, khó chịu, sưng tấy ở khớp gối....

Tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tràn dịch khớp gối là tình trạng tổn thương ở hệ vận động không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn có nguy cơ...

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh lý xương khớp xảy ra phổ biến, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn