Tràn dịch khớp gối có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?
Nội Dung Bài Viết
Tràn dịch khớp gối có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi? Là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều bệnh nhân đang gặp phải. Đây là căn bệnh xảy ra khá phổ biến ở mọi đối tượng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chứng bệnh này. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề liên quan đến tràn dịch khớp gối.
Tràn dịch khớp gối có tự khỏi không?
Đến nay, có khá nhiều người cho rằng các triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối sẽ tự khắc biến mất mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hết sức sai lầm.
Ở mỗi khớp xương trong cơ thể con người đều tồn tại một lượng dịch khớp nhất định. Chất dịch này có tác dụng bôi trơn, giúp làm giảm ma sát khi khớp di chuyển và vận động. Điều này sẽ giúp cho hoạt động tại khớp được diễn ra một cách bình thường và trơn tru hơn.
Nếu lượng dịch khớp tăng sinh quá mức dẫn tới dư thừa sẽ khiến cho chất dịch này bị tràn ra bên ngoài. Từ đó, gây ra tình trạng đau nhức dữ dội với các biểu hiện như: Khớp gối sưng to, viêm, khả năng di chuyển cũng như vận động cũng bị hạn chế.
Tình trạng này cho thấy rằng lớp đệm bên trong khớp gối đang bị tổn thương khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể phải tự hình thành nên chất bôi trơn để bảo vệ khớp gối. Bên cạnh đó, cơ thể cũng có khả năng xuất hiện các khối lympho (cục hạch) khi cơ thể bị các tác nhân nguy hại tấn công gây bệnh.
Các chuyên gia y tế cho rằng, bệnh tràn dịch khớp gối sẽ không thể tự khỏi được nếu không sớm được điều trị. Đồng thời, điều trị không đúng cách cũng có thể khiến cho bệnh không thể khỏi hẳn được. Không những vậy, việc trì hoãn thăm khám bệnh sẽ khiến cho sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng như teo cơ, dị dạng xương khớp hoặc thậm chí bại liệt.
Tràn dịch khớp gối mất bao lâu thì khỏi?
Với câu hỏi “Tràn dịch khớp gối mất bao lâu thì khỏi?” thì các chuyên gia cũng cho biết thêm, thời gian để chữa khỏi tổn thương do tràn dịch khớp gối còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy mà không thể biết chính xác thời gian cụ thể cho tất cả các trường hợp.
Các bác sĩ chuyên khoa cũng giải thích rằng, hầu hết thời gian làm lành vết thương chủ yếu là phụ thuộc vào các yếu tố tác động sau đây:
- Mức độ tình trạng của bệnh, tần suất cơn đau,…
- Thể trạng của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh có cơ địa yếu hoặc sức khỏe kém thì quá trình điều trị sẽ tốn khá nhiều thời gian.
- Phụ thuộc vào phương pháp điều trị mà người bệnh lựa chọn như: Sử dụng thuốc Tây y, phẫu thuật, tập vật lý trị liệu hoặc điều trị bằng liệu pháp Đông y,…
- Phụ thuộc vào chế độ chăm sóc và phục hồi tại nhà của bệnh nhân.
Đối với trường hợp tràn dịch khớp gối ở mức độ nhẹ thì người bệnh chỉ cần sử dụng nẹp để cố định khớp nhằm hạn chế gây tổn thương ở đầu gối. Với phương pháp này thì chỉ sau vài tuần bệnh sẽ nhanh chóng khỏi.
Đối với trường hợp tràn dịch khớp gối ở mức độ nặng thì quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn kèm theo thời gian phục hồi bệnh cũng sẽ lâu hơn. Khi đó, người bệnh phải sử dụng thuốc giúp cải thiện các triệu chứng hoặc nếu nghiêm trọng hơn thì phải can thiệp ngoại khoa và vật lý trị liệu kết hợp để giúp phục hồi chức năng của khớp gối.
Do đó, để quá trình điều trị bệnh nhanh chóng mang lại kết quả tốt thì người bệnh cần sớm tiến hành điều trị ngay từ khi phát hiện các triệu chứng bất thường và nghiêm túc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra kết hợp với chế độ chăm sóc tại nhà để hỗ trợ bệnh được phục hồi một cách tích cực.
Lưu ý khi điều trị tràn dịch khớp gối
Để năng cao hiệu quả điều trị, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
- Khi xuất hiện các dấu hiệu điển hình của tràn dịch khớp gối thì người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ để kiểm tra, thực hiện chẩn đoán để đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp với từng mức độ mà người bệnh đang gặp phải.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân – béo phì để hạn chế gia tăng áp lực lên khớp gối và hạn chế đứng hoặc ngồi ở một chỗ quá lâu để phòng ngừa triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thường xuyên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội,.. giúp cho tinh thần được thoải mái và hỗ trợ cải thiện bệnh một cách hiệu quả.
- Thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý bằng cách bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi và canxi có trong thực phẩm giúp cho xương trở nên chắc khỏe hơn. Đồng thời cần hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và các thức uống có chứa chất kích thích gây hại cho xương khớp.
- Tăng cường tập luyện các bài tập làm săn chắc cơ đùi và khớp gối giúp cho cơ chân trở nên chắc khỏe hơn và hạn chế được tình trạng gây áp lực lên khớp xương.
- Trong quá trình điều trị, nếu gặp phải bất kỳ sự cố nào thì người bệnh cũng cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp can thiệp kịp thời và tránh được những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình điều trị bệnh.
Những thông tin xoay quanh vấn đề “Tràn dịch khớp gối có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?” đã được giải đáp ở bài viết trên đây. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh thì người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!