Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu khi ngủ: Nguyên nhân và cách chữa trị

Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu khi ngủ là một trong những trường hợp phổ biến xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra là do chức năng sinh lý của trẻ vẫn chưa ổn định. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đổ quá nhiều mồ hôi đầu trong lúc ngủ thì đó có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc vấn đề sức khoẻ nào đó mà các bậc cha mẹ cần chú ý đến.

Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu khi ngủ nguyên nhân do đâu?

Trẻ có hiện tượng đổ mồ hôi đầu vào ban đêm thường là do bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan như thời tiết, mặc quá nhiều quần áo, nhiệt độ trong phòng khiến trẻ bị bí bách,… Hiện tượng này có thể sẽ giảm hoặc mất đi hoàn toàn khi cơ thể trẻ tự điều chỉnh thân nhiệt bằng sự phối hợp hệ thần kinh phó giao cảm với các cơ quan khác tạo hệ thống cân bằng cho cơ thể.

Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu khi ngủ
Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu khi ngủ là do chức năng sinh lý của trẻ vẫn chưa ổn định

Hầu hết trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu khi ngủ là một hiện tượng bình thường, tình trạng này xảy ra có thể là do một trong những nguyên nhân sau đây:

1. Hệ thần kinh vẫn chưa hoàn thiện

Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh là một mạng lưới vô cùng phức tạp với các dây thần kinh và tế bào. Chúng đảm nhiệm vai trò mang thông điệp từ não, tuỷ sống đi đến các bộ phận khác của cơ thể và ngược lại. Đồng thời, hệ thần kinh cũng đóng vai trò kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh thì hệ thần kinh vẫn chưa được phát triển hoàn toàn kể từ khi bé chào đời. Chính vì vậy mà bộ phận này không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của trẻ giống như của người lớn, dẫn đến hiện tượng trẻ bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ.

2. Vị trí của tuyến mồ hôi

Ở người trưởng thành, các tuyến mồ hôi sẽ không hạn chế ở một phần nào trên cơ thế. Nhưng ở trẻ sơ sinh thì khác, các bé sẽ không có nhiều tuyến mồ hôi ở nách và các tuyến mồ hôi thường hoạt động mạnh nhất là nằm ở trên đầu.

Điều này sẽ khiến cho trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu vào những lúc ngủ, bởi vì trẻ không thể nào thay đổi vị trí đầu sang hướng khác ngủ hoặc không có sự thông thoáng và bé ít cử động.

3. Nhiệt độ trong phòng quá nóng

Người lớn sẽ thường đổ mồ hôi khi cảm thấy nóng bức và trẻ cũng vậy. Thông thường, trẻ bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ có thể là do cơ thể hoặc nhiệt độ trong phòng quá cao. Tuy nhiên cũng có một số bố mẹ cho trẻ ăn mặc những bộ quần áo dày làm che chắn cơ thể từ đầu đến chân và đắp thêm chăn khiến trẻ cảm thấy nóng bức, đổ nhiều mồ hôi.

Do đó, các bậc cha mẹ nên cho con mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi và không quá dày. Nếu sợ con bị lạnh thì có thể dùng một chiếc chăn mỏng và kiểm tra xem trẻ có đang đổ mồ hôi đầu lúc ngủ không. Đồng thời, nên điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức 26 – 27 độ C nếu ở phòng máy lạnh.

4. Đang cho trẻ bú

Trẻ ra nhiều mồ hôi đầu khi đang bú là một hiện tượng thường gặp. Do các mẹ thường xuyên giữ đầu bé liên tục ở cùng một tư thế để bé có thể dễ dàng bú tốt nhất. Khi đó, cánh tay của mẹ sẽ liên tục truyền hơi ấm sang cho bé và từ đó gây ra hiện tượng đổ mồ hôi đầu.

5. Trẻ bị cảm cúm, sốt hoặc viêm nhiễm

Nếu như từ trước đến nay, trẻ chưa từng xảy ra hiện tượng đổ mồ hôi đầu nhưng bỗng nhiên xuất hiện hiện tượng này thì có thể đây là dấu hiệu trẻ đang bị cảm hoặc đang bị viêm ở một cơ quan nào đó.

Trẻ bị sốt là dấu hiệu trẻ đang có tình trạng nhiễm trùng và để chắc chắn thì mẹ nên đo thân nhiệt cho trẻ. Đối với trường hợp trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế để hạ sốt và kiểm tra nguyên nhân.

6. Do quấy khóc

Trẻ thường hao tốn nhiều năng lượng khi khóc, bởi những lúc trẻ khóc lớn hoặc khóc trong thời gian dài sẽ khiến cho trẻ bị mệt mỏi, đổ mồ hôi và đỏ mặt. Vì vậy, ở trong trường hợp này, đổ mồ hôi đầu có thể được giải quyết bằng cách dỗ dành bé.

Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu khi ngủ có sao không?

Về mặt y học, trẻ bị đổ mồ hôi đầu là hiện tượng sinh lý bình thường, bởi vì mục đích của việc đổ mồ hôi là làm mát cơ thể và điều hoà thân nhiệt. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đổ mồ hôi vô cớ và kéo dài nhiều ngày thì đây được xem là hiện tượng bất thường cảnh báo mắc phải các vấn đề về sức khoẻ như:

1. Trẻ gặp vấn đề tim bẩm sinh

Nếu quan sát thấy bé ra quá nhiều mồ hôi không chỉ trong lúc ngủ mà còn ở các hoạt động đơn giản thì nên đưa con đến thăm khám vì đó có thể là triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh.

Tim bẩm sinh là kết quả của việc phát triển khiếm khuyết của tim ở thai nhi và những trẻ mắc phải bệnh này thường đổ nhiều mồ hôi hơn so với những trẻ khác. Bởi vì lúc này, tim phải làm việc vất vả để hoàn thành nhiệm vụ bơm máu.

2. Tăng tuyến mồ hôi

Nếu trẻ ở trong phòng lạnh có điều hoà mà vẫn đổ mồ hôi đầm đìa thì có thể trẻ đang gặp phải tình trạng tăng tiết tuyến mồ hôi. Hiện tượng này sẽ bao gồm quá trình trẻ sơ sinh đổ mồ hôi nhiều quá mức cần thiết cho việc duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường.

Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở những người thường xuyên đổ mồ hôi tay và bàn chân. Khi trẻ lớn lên thì bạn có thể dạy con những mẹo giúp kiểm soát mồ hôi tốt bằng cách sử dụng lăn khử mùi hoặc mặc áo thấm hút mồ hôi để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu khi ngủ
Trẻ bị đổ mồ hôi ngay cả khi ở trong phòng lạnh

3. Trẻ bị ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng là một lý do khiến cho trẻ bị đổ nhiều mồ hôi. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở các bé sinh non và kèm theo đó là có những biểu hiện như màu da hơi xanh, thở khò khè và ngừng thở đến 20 giây khiến cho con trẻ cảm thấy rất khó chịu.

4. Hội chứng đột tử (SIDS)

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ dưới 1 tuổi đột ngột tử vong mà không rõ nguyên nhân, hội chứng này xảy ra khi trẻ đang ngủ khiến trẻ chìm vào một giấc ngủ sâu và rất khó đánh thức

5. Tình trạng khác

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu là hiện tượng xảy ra phổ biến và điều đó không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu đổ môi hôi quá nhiều thì các bậc cha mẹ không nên xem thường vì nó có thể còn là dấu hiệu cho các vấn đề về:

  • Hệ thần kinh
  • Hệ hô hấp
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức
  • Rối loạn di truyền

Điều trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ hiệu quả

Đối với tình trạng đổ nhiều mồ hôi đầu ở tre sơ sinh và trẻ nhỏ, bác sĩ chuyên khoa nhi gợi ý đến bậc cha mẹ những gợi ý như sau:

  • Bổ sung vitamin D: Cha mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng, giúp con tránh được bệnh còi xương. Thời điểm tắm nắng thích hợp là vào buổi sáng trước 10 giờ và tắm trong khoảng thời gian từ 10 – 30 phút. Chú ý, khi tắm nắng cho trẻ, nên đảm bảo cho mắt trẻ không tiếp xúc thẳng với ánh nắng mặt trời.
  • Đảm bảo cơ thể trẻ luôn mát mẻ: Trẻ em thường có thân nhiệt cao hơn người lớn. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của con luôn được thoáng mát, nhất là vào thời tiết nắng nóng, phụ huynh nên cho trẻ chơi đùa trong bóng râm, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày và bổ sung lượng nước cho con đầy đủ.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nên cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ để giúp tăng cường sức đề kháng giúp chống chọi bệnh tật. Còn với trẻ trên 6 tháng tuổi thì cho trẻ bắt đầu ăn dặm và trong khẩu phần ăn cần bổ sung nhiều loại rau củ quả có tính mát như bí đao, cải ngọt, cam, quýt, rau má,…
  • Dùng khăn mềm để thấm vùng tiết mồ hôi: Nếu trẻ bị ra mồ hôi đầu thì phụ huynh hãy dùng 1 chiếc khăn mềm có khả năng thấm hút cao lau sạch mồ hôi cho trẻ. Điều này giúp cho mồ hôi không thể thấm ngược vào cơ thể, phòng ngừa triệu chứng sốt và cảm lạnh ở trẻ.
  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ: Đối với trường hợp trẻ ra quá nhiều mồ hôi đầu một cách thường xuyên hoặc bất thường như: Vừa ra mồ hôi trẻ vừa mệt mỏi, tóc thưa, chậm mọc răng, chậm biết bò, chậm biết đi,… thì nên đưa trẻ đi thăm khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Những lưu ý khi chữa chứng mồ hôi đầu ở trẻ

Trong quá trình điều tri, các bậc cha mẹ cần lưu ý một vài vấn đề khi chữa chứng mồ hôi đầu ở trẻ như sau:

  • Không cho trẻ vui đùa vào buổi tối trước khi ngủ, vì ban đem nhiệt độ phòng thường tăng lên, trẻ sẽ dễ tiết mồ hôi hơn. Đồng thời không nên quấn quá nhiều chăn vào cơ thể khi trẻ đang ngủ.
  • Vào thời tiết mùa hè thì nên cho trẻ ngủ ở khu vực rộng rãi, thoáng mát, tránh các khu vực ẩm thấp và chậc hẹp vì sẽ khiến cho trẻ dễ ra mồ hôi và mắc một số bệnh.
  • Trong giai đoạn này, trẻ thường hiếu động, hay tinh nghịch và hoạt động nhiều, nên mẹ cần bổ sung nhiều nước cho trẻ.
  • Tuyệt đối không được tắm khi trẻ đổ quá nhiều mồ hôi. Nên sử dụng khăn sạch để thấm hút mồ hôi và cho trẻ nghỉ khoảng 10 phút rồi mới có thể cho trẻ tắm.
Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu khi ngủ
Không nên quấn quá nhiều chăn khi trẻ đang ngủ

Trên đây là những thông tin chia sẻ về nguyên nhân và cách chữa trị chứng đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở trẻ. Hầu hết tình trạng này sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên và được chăm sóc tốt. Nhưng nếu cha mẹ lo lắng khi thấy trẻ gặp phải tình trạng này thì có thể đưa trẻ đến bệnh viện nhi để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn.

Cùng chuyên mục

Mang thai nên uống sữa bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất?

Mang thai nên uống sữa bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất?

Mang thai nên uống uống sữa bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất? Đây là thắc mắc của nhiều người, nhất là với những cô nàng lần đầu tiên...

Nên uống sữa bầu hay sữa tươi khi mang thai tốt hơn?

Nên uống sữa bầu hay sữa tươi khi mang thai tốt hơn?

Với giá trị dinh dưỡng cao, sữa là nguồn dưỡng chất lý tưởng dành cho bà bầu. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và sự phát triển toàn...

Nên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch gì an toàn nhất?

Nên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch gì an toàn nhất?

Sau khi sinh, rốn của trẻ sơ sinh là khu vực rất dễ bị nhiễm trùng bởi vết cắt của dây rốn. Vì vậy, việc vệ sinh cuống rốn cho...

Khi thiếu canxi, trẻ cũng rất dễ bị nấc cụt, ọc sữa

9+ Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị thiếu canxi mẹ nên chú ý

Thiếu canxi không chỉ gây còi xương, loãng xương ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất mà còn  khiến trẻ chậm phát triển về tư duy và gây...

10 Mẹo giúp bé yêu ngủ ngon và sâu giấc hơn vào ban đêm

Trẻ khó ngủ khiến cho các bật phụ huynh lo lắng rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bắt nguồn từ những tác động khác nhau....

10+ Thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu an toàn tự nhiên

Sữa bò, hạt hạnh nhân, hạt chia, cá hồi, hải sản,... là một số loại thực phẩm bổ sung canxi lành mạnh cho bà bầu. Thêm các loại thực phẩm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn