Trẻ bị viêm da cơ địa nên hạn chế ăn các thực phẩm sau
Nội Dung Bài Viết
Viêm da cơ địa là chứng bệnh viêm da mạn tính bẩm sinh. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và tái phát nhiều lần trong đời. Trẻ bị viêm da cơ địa cần hạn chế ăn các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, trứng gà, thức ăn nhiều dầu mỡ,…
Tổng quan về chứng viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là tình trạng da bị viêm, xuất hiện các nốt mẩn ngứa. Mẩn ngứa do viêm da cơ địa nổi thành từng đám, ngứa rát khó chịu, càng gãi càng tăng.
Viêm da cơ địa là chứng bệnh nội sinh, không phải là căn bệnh do virus từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây nên. Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm da cơ địa là chứng bệnh bẩm sinh và mạn tính. Bệnh có thể xuất hiện ngay từ trong giai đoạn sơ sinh của người bệnh và sau đó tái phát nhiều lần trong các giai đoạn sau đó.
Các chuyên gia còn cho rằng, nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa là do di truyền từ các thế hệ đi trước. Người bệnh viêm da cơ địa thường có làn da dễ khô ráp, dễ bị kích thích khi tiếp xúc với không khí lạnh, bụi bẩn, phấn hoa, mỹ phẩm,… Khi tiếp xúc với những tác nhân vừa kể trên, người bệnh sẽ bị dị ứng và nổi mẩn ngứa trên da.
Viêm da cơ địa là căn bệnh không thể chữa trị dứt điểm. Những phương pháp điều trị chỉ giúp cải thiện triệu chứng tạm thời. Người bệnh cần phải chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe đúng cách để bệnh không tái phát.
Theo một thống kê, ở Việt Nam, tỷ lệ người lớn bị mắc chứng viêm da cơ địa chỉ dao động trong khoảng từ 2 đến 10%. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em mắc chứng viêm da cơ địa ở trẻ lại lên đến 15%. Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ bị viêm da cơ địa là vấn đề đáng để quan tâm và được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Viêm da cơ địa ở trẻ có thể gây những ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày (những hoạt động như học tập, vui chơi,…), ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da. Trẻ em thường không ý thức, có thói quen gãi mẩn ngứa viêm da cơ địa. Điều này sẽ khiến cho tình trạng mẩn ngứa trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây ra những viêm nhiễm nặng nếu để bị trầy xước, nhiễm trùng hoặc chăm sóc không đúng cách.
Trẻ bị viêm da cơ địa nên hạn chế ăn những gì?
Một trong những phương pháp giúp cải thiện chứng viêm da cơ địa ở trẻ đó là xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất, lành mạnh. Người lớn cũng cần quan tâm đến việc hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm khiến tình trạng bệnh khó thuyên giảm, thậm chí có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Sau đây là một danh sách các loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ tiêu thụ khi bị bệnh viêm da cơ địa:
1. Thịt gà và trứng gà
Thịt gà là một loại thực phẩm bổ dưỡng, kích thích vị giác, khiến trẻ ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, thịt gà cũng là một trong những loại thực phẩm dễ gây dị ứng nếu cơ địa không phù hợp. Bên cạnh thịt gà, trứng gà cũng là thực phẩm dễ gây ra dị ứng. Do đó, người lớn cần thận trọng, hạn chế cho trẻ ăn trứng gà, thịt gà hay bất kỳ loại nội tạng nào của gà. Chúng có thể khiến cho bệnh viêm da cơ địa của trẻ tái phát.
Thịt gà cũng có thể khiến cho tình trạng viêm da cơ địa trở nên nặng hơn: các nốt mẩn ngứa có thể sưng tấy, mưng mủ,…
2. Hải sản
Hải sản là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, đối với những trẻ bị mắc chứng viêm da cơ địa, bậc phụ huynh cần cho trẻ tránh xa các món hải sản như cua, ghẹ, tôm, mực, cá biển,… Trong hải sản có chứa một hàm lượng histamin lớn, kích thích các mao mạch dưới da. Histamin sẽ khiến da xuất hiện các nốt mụn ngứa, mẩn ngứa,… Do đó, trẻ bị viêm da cơ địa rất dễ bị tái phát bệnh khi tiêu thụ hải sản.
Đối với trẻ đang tái phát viêm da cơ địa, người nhà cần cho trẻ kiêng hẳn các món ăn từ hải sản. Chúng sẽ làm cho trẻ ngứa ngáy nhiều hơn, mẩn ngứa tăng nhiều hơn.
3. Thịt bò
Thịt bò là loại thực phẩm quen thuộc, được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng. Trong thịt bò chứa nhiều các loại axit amin tốt cho cơ thể, các loại khoáng chất và protein.
Thịt bò cũng là một trong những loại thức ăn bị đưa vào danh sách các món ăn trẻ bị viêm da cơ địa nên hạn chế ăn. Nguyên nhân là do hàm lượng protein dồi dào trong thịt bò sẽ khiến cho tình trạng viêm da cơ địa trở nên nặng hơn, mẩn ngứa sẽ gia tăng gây khó chịu.
Thịt bò cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng, mề đay. Do đó, người lớn cần thận trọng, không nên cho trẻ ăn thịt bò thường xuyên vì có thể khiến bệnh tái phát.
4. Các loại thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ
Hiện nay, thức ăn nhanh (fast-foods) là một sản phẩm của xã hội hiện đại. Các hàng quán bán thức ăn nhanh mọc lên như nấm, chứng tỏ người hiện đại rất ưa dùng những món ăn này.
Khoai tây chiên, gà rán, hamburger, xúc xích chiên,… là các loại thức ăn kích thích vị giác của trẻ em. Tuy nhiên các loại thức ăn này lại chứa rất nhiều dầu mỡ, cay nóng, khiến cho sức đề kháng trong cơ thể của trẻ suy yếu. Từ đó, trẻ sẽ dễ bị tái phát viêm da cơ địa hoặc triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Các loại thức ăn đóng hộp, nước có gas, nước ngọt,… cũng là các loại thực phẩm, đồ uống không nên cho trẻ bị viêm da cơ địa dùng.
Một số biện pháp phòng tránh viêm da cơ địa tái phát
Để phòng tránh viêm da cơ địa ở trẻ tái phát hoặc trở nặng hơn, trẻ nhỏ cần được bậc phụ huynh quan tâm và chăm sóc đúng cách. Sau đây là một số biện pháp giúp phòng tránh bệnh viêm da ở địa ở trẻ tái phát:
- Về dinh dưỡng, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất. Nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm như: trái cây tươi (táo, lê, đào, bơ, nho, dâu,…), rau củ xanh (bắp cải, đậu bắp, cà rốt, bí đỏ, rau mồng tơi, cà chua,…), các loại ngũ cốc, thịt nạc,…
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo dài tay khi trời trở lạnh;
- Cho trẻ uống nước đầy đủ hàng ngày để cơ thể không bị thiếu nước, da dẻ không bị khô ráp. Uống nước đầy đủ mỗi ngày còn giúp thận đào thải tốt các độc tố ra khỏi cơ thể;
- Không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, nắng, gió, phấn hoa,… Chúng là những tác nhân khiến bệnh có thể tái phát. Do đó, cần bảo vệ da của trẻ trước các tác nhân gây bệnh;
- Cho trẻ tắm gội hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn trên cơ thể. Nên cho trẻ tắm nước ấm để da không bị kích thích. Bên cạnh đó, bậc phụ huynh cũng cần chọn xà phòng tắm phù hợp với da trẻ, tránh để da bị kích ứng;
- Bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ để giữ ẩm làn da;
- Mùa hè nóng bức, nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, làm từ chất liệu vải thông thoáng;
- Cắt móng tay cho trẻ để trẻ không cọ gãi gây trầy xước, nhiễm trùng. Dặn dò trẻ không nên gãi ngứa vì sẽ làm các đám mẩn ngứa lan rộng hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!