Trẻ bị viêm họng nhưng không ho và cách chăm sóc, xử lý
Nội Dung Bài Viết
Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là bệnh lý khá phổ biến. Có những trường hợp bệnh sẽ tự khỏi nhưng cũng có trường hợp dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng về đường hô hấp. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức lưu ý và không nên chủ quan trong trường hợp này để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể liên quan đến một số vấn đề tiềm ẩn. Có thể kể đến một số nguyên nhân như:
Trẻ mắc hội chứng nhỏ giọt mũi sau
Hội chứng nhỏ giọt mũi sau là một triệu chứng khiến cho mũi của trẻ tiết chất nhầy chảy xuống phía sau cổ họng. Điều này khiến cho họng bị khô, tổn thương và dẫn đến viêm họng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do thời tiết thay đổi, trẻ bị dị tật lệch vách ngăn mũi, mũi khô và dị ứng…
Hội chứng này ngoài việc gây ra viêm họng ở trẻ thì nó cũng có thể gây ra một vài triệu chứng khác như:
- Trẻ bị đau rát cổ họng
- Thường xuyên thở bằng miệng
- Có cảm giác buồn nôn khi chất dịch nhầy chảy vào cổ họng
- Trẻ bị hôi miệng
- Nghẹt mũi, khó thở
- Khô miệng
- Mệt mỏi, chán ăn, ngủ không ngon giấc
Những cơn đau họng thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi trẻ ngủ dậy và giảm dần sau khi trẻ bú sữa hoặc ăn sáng xong.
Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
Chứng trào ngược dạ dày ở trẻ gây ra một loạt các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu…Tình trạng này xảy ra khi cơ co thắt thực quản dưới bị yếu đi và hoạt động không đúng chức năng của mình. Từ những lần trào ngược axit từ dạ dày lên miệng khiến cho cổ họng của trẻ bị tổn thương và dẫn đến viêm họng khi không được điều trị kịp thời.
Ngoại trừ việc khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho thì tình trạng trào ngược dạ dày gây ho cũng gây ra một số triệu chứng như:
- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
- Buồn nôn, nôn mửa
- Khó nuốt thức ăn
- Trẻ chán ăn
- Đau rát, khô cổ họng
Trẻ bị viêm Amidan
Trẻ bị viêm Amidan là bệnh xảy ra rất thường xuyên ở trẻ xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Bệnh này gây ra rất nhiều triệu chứng, chúng xảy ra cùng một lúc khiến trẻ bị giảm sút sức khỏe:
- Trẻ bị sốt
- Đau họng dẫn tới viêm họng
- Buồn nôn và nôn
- Khàn giọng
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Trẻ bị hôi miệng
- Quan sát thấy trong cổ họng trẻ xuất hiện các mảng màu vàng và màu trắng
- Phát ban khắp cơ thể
- Trẻ chán ăn, khó nuốt
- Nổi hạch ở cổ và cảm giác đau ở quai hàm
Bệnh bạch cầu đơn nhân
Đây là bệnh nhiễm virus gây ra một loạt các triệu chứng như sốt, đau rát, viêm họng và nổi hạch. Bệnh này còn được gọi bệnh truyền nhiễm mono hoặc dân gian hay gọi là “bệnh hôn” vì nó thường lây qua việc tiếp xúc nước bọt, hắt hơi…
Vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho, kèm theo đó là một số triệu chứng như:
- Mệt mỏi
- Đau đầu, đau cổ họng
- Sưng hạch bạch huyết
- Amidan bị sưng và có lớp phủ màu trắng hoặc vàng
- Sốt cao
- Ăn không ngon, ngủ không yên
- Đau nhức các cơ bắp thịt
- Trẻ bị phát ban
- Khó thở, tức ngực
- Hay đổ mồ hôi, nhất là vào ban đêm
Áp xe quanh Amidan
Áp xe quanh Amidan là một trong những biến chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm amidan. Tình trạng này gây ra nhiễm khuẩn nghiêm trọng và hình thành một túi đầy mủ nằm gần amidan.
Một số các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh áp xe quanh amidan nhưs
Các dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị áp xe quanh Amidan bao gồm:
- Trẻ bị viêm họng nhưng không ho
- Trẻ bị nhiễm trùng ở một hoặc cả hai bên amidan
- Sốt, có cảm giác ớn lạnh
- Gặp khó khăn trong việc mở lớn miệng
- Khó nhai nuốt thức ăn
- Nuốt nước bọt khó khăn
- Mặt và cổ sưng phù
- Đau đầu, nhức mỏi
- Nghẹt mũi, giọng khàn đặc
- Nổi hạch ở cổ, hàm và thường chỉ đau khi chạm vào.
- Đau tai cùng bên với bên bị đau họng
Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có nguy hiểm không?
Trên thực tế, ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể của chúng ta. Hoạt động này nhằm đẩy các vật thể lạ nằm trong cổ họng như đờm, dị vật ra khỏi bên ngoài, từ đó loại bỏ các yếu tố gây kích thích niên mạc họng.
Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết vì sao trẻ bị viêm họng nhưng lại không có dấu hiệu ho. Tình trạng này có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia thì nếu đúng là trẻ bị viêm họng thì việc trẻ không ho là tình trạng rất bình thường. Bởi có rất nhiều những triệu chứng khác của bệnh viêm họng ngoại trừ ho như đau rát cổ họng, sốt, nuốt đau…
Vì vậy, nếu trẻ bị viêm họng nhưng không ho mà xuất hiện các triệu chứng khác là điều hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng vì ho hay không ho không phải điều kiện để chẩn đoán bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh, nó chỉ là một triệu chứng kèm theo mà thôi.
Điều mà các bậc phụ huynh cần quan tâm ở đây đó là trẻ có bị sốt không, sốt cao hay nhẹ, sốt liên tục hay không, trẻ có ăn uống được hay không, có bị đau họng không, có bị nôn không…Lúc này nếu không chắc chắn có thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe của trẻ thì tốt nhất bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và có cách khắc phục nhanh chóng.
Cách điều trị trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là tình trạng thường xuyên xảy ra, vì vậy bệnh cũng có cơ chế tự khỏi trong vài ngày mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này có liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng thì cần phải thăm khám và có phương pháp điều trị đúng cách.
Việc điều trị cho trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe hiện tại, độ tuổi cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Dựa vào các cơ sở này, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Cụ thể một số phương pháp điều trị như:
Các cách chăm sóc trẻ ngay tại nhà
Trường hợp tình trạng viêm họng của trẻ không phải do nhiễm trùng, không quá nghiêm trọng thì bố mẹ có thể chăm sóc cho trẻ ngay tại nhà. Một số bước thực hiện như sau:
- Cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt. Vì nước sẽ giúp làm ẩm cổ họng của trẻ và bù lại lượng nước đã mất do bị sốt.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để diệt khuẩn cổ họng.
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, ngủ nhiều để tái tạo năng lượng, tránh tình trạng suy nhược cơ thể.
- Súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch cổ họng.
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều để tránh suy nhược cơ thể.
- Nên dùng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ của trẻ để tránh gây khô mũi, kích ứng đến cổ họng của trẻ.
- Nếu trẻ bị đau họng thì có thể cho trẻ uống trà chanh mật ong để cải thiện tình trạng này. Lưu ý trẻ dưới 1 tuổi không được sử dụng mật ong vì sẽ gây ngộ độc.
- Giữ trẻ khỏi các nguyên nhân gây dị ứng như thay đổi thời tiết, lông chó mèo, bụi bặm…
Cho trẻ sử dụng thuốc điều trị viêm họng không ho
Một trong những cách khắc phục tình trạng viêm họng cần thiết mà hầu hết các trường hợp trẻ bị viêm họng nhưng không ho cần phải thực hiện đó là uống thuốc. Bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc như:
- Thuốc kháng axit để cải thiện các triệu chứng nếu tình trạng viêm họng có liên quan đến trào ngược axit dạ dày.
- Thuốc chống dị ứng theo toa thông qua đường uống, tiêm hoặc xịt nếu bé bị viêm họng do dị ứng, đặc biệt là dị ứng theo mùa.
- Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng có liên quan đến viêm Amidan.
- Thuốc Steroid để giảm đau và sưng.
Đối với tình trạng áp xe quanh Amidan, bác sĩ có thể đề nghị cho bé nhập viện để theo dõi và sử dụng thuốc kháng sinh thông qua đường tiêm tĩnh mạch. Trong một số trường hợp, bé có thể cần phẫu thuật để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
MÁCH MẸ: MẸO chữa viêm họng cho bé KHÔNG dùng kháng sinh cực hay
Một số cách ngăn ngừa tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Mặc dù không có biện pháp cụ thể để phòng ngừa tuyệt đối viêm họng ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ và người chăm sóc có thể phòng ngừa viêm họng ở trẻ bằng một số phương pháp sau:
- Bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh như môi trường ô nhiễm, thay đổi thời tiết, những người bị cảm cúm, cảm lạnh…
- Nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên cho trẻ đến trường khi trẻ bị viêm họng.
- Nhắc nhở trẻ rửa tay thật kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Có chế độ ăn uống khoa học, cho trẻ vận động để nâng cao sức khỏe của trẻ.
Một số cách dân gian trị viêm họng cho trẻ
Bên cạnh việc dùng thuốc và các cách khắc phục tại nhà thì bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách dân gian trị viêm họng cho trẻ như:
Tắc chưng đường phèn
Chuẩn bị 5 – 7 quả tắc, cắt thành từng lát mỏng vừa cho vào tô chung với 3 muỗng đường phèn. Mang đi hấp cách thủy cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp. Để nguội thì cho trẻ ăn dần, mỗi ngày nên ăn khoảng 3 – 4 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa café là được.
Húng chanh, lá hẹ
Chuẩn bị: 1 nắm hẹ nhỏ, khoảng 25 lá húng chanh, 2 – 3 lát gừng, 5 trái tắc và 3 muỗng đường phèn.
Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần cho tất cả các nguyên liệu gồm lá húng chanh, hẹ và gừng vào máy xay cùng 200ml nước. Sau khi có hỗn hợp xay nhuyễn thì cho ra tô và cho đường phèn, tắc thái mỏng vào đem đi hấp cách thủy. Hấp khoảng 30 phút cho đường tan hết thì bỏ phần bã, lấy nước cho trẻ uống ngày 3 – 4 lần.
Mật ong chanh đào
Mật ong có tính sát khuẩn rất tốt, có vị ngọt và giúp làm dịu các cơn đau họng rất hiệu quả. Khi mật ong kết hợp với chanh sẽ giúp chống khuẩn, kháng viêm cổ họng của trẻ nhỏ rất tốt. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng mật ong cho những trẻ trên 1 tuổi, vì trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong có thể gây ra ngộ độc.
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối
Mỗi ngày bố mẹ hãy nhắc nhở trẻ súc miệng bằng nước muối loãng để làm sạch cổ họng. Đây là cách vừa đơn giản vừa ít tốn kém nhưng lại vô cùng hiệu quả. Một ngày trẻ nên súc miệng từ 5 – 7 lần bằng nước muối loãng nồng độ 5%, có thể tự pha tại nhà hoặc mua tại các tiệm thuốc tây.
Trẻ nhỏ bị bệnh thường có biến chứng hay diễn biến bệnh nhanh, vì vậy trong hầu hết các trường hợp tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể tự cải thiện trong vòng 7 – 10 ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, hãy có cách chăm sóc trẻ an toàn, tốt nhất là đưa trẻ đến bệnh viện nhi khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!