Mẹo trị mề đay bằng lá trầu không đơn giản dễ làm

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người uống thuốc gì nhanh khỏi?

Nổi mề đay sau khi quan hệ nguyên nhân do đâu ?

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa – Các bệnh lý có thể gặp và cách trị

Bị nổi mề đay sau khi tắm xong là bị gì? Cách khắc phục hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà nhanh chóng

Nổi mề đay nhưng không ngứa cảnh báo bệnh gì?

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió phải làm sao? Đi tìm GIẢI PHÁP cùng chuyên gia VTV2

Xử lý an toàn khi bị nổi mề đay sưng xung quanh mắt

Bệnh mề đay theo y học cổ truyền và cách điều trị

Trẻ bị nổi mề đay ban đêm: Lý giải nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng trẻ bị nổi mề đay ban đêm xảy ra phổ biến, đây không phải là bệnh mà là biểu hiện dị ứng khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường. Trẻ em có làn da nhạy cảm và mỏng manh, chỉ cần một thay đổi nhỏ từ bên ngoài cũng có thể gây ra các kích ứng ngoài da khiến bé ngứa ngáy khó chịu. Vì thế, phụ huynh cần tìm ra nguyên nhân cụ thể để sớm tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm triệu chứng giúp bé lấy lại thể trạng khỏe mạnh. 

Trẻ nổi mề đay vào ban đêm là bệnh gì?

Theo nhận định của các bác sĩ Da liễu, tình trạng mề đay là một triệu chứng ngoài da xuất phát từ dị ứng. Mề đay hay phát ban có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, đối với những trường hợp trẻ nổi mề đay về đêm không phải là bệnh lý, đây là biểu hiện của chứng dị ứng ở trẻ. Mề đay mẩn ngứa là hiện tượng vùng da trẻ xuất hiện các mảng sẩn đỏ, kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy khiến cho trẻ khó chịu, khó ngủ.

trẻ nổi mề đay về đêm
Tình trạng bé bị nổi mề đay về đêm chủ yếu đến từ nguyên nhân dị ứng

Những triệu chứng mề đay ban đêm ở trẻ thường biến mất sau khoảng vài giờ. Mề đay nổi về đêm không nguy hiểm, nhưng khi tình trạng tái phát nhiều lần và có tần suất nhất định thì khả năng bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Vì nổi mề đay phần lớn là do dị ứng, bên cạnh đó cũng có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ từ sớm.

Nguyên nhân khiến bé bị nổi mề đay về đêm

Theo nhận định của lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, tình trạng trẻ bị nổi mề đay ban đêm không hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân xuất phát triệu chứng nhưng chủ yếu là do dị ứng. Khi đã xác định được nguyên nhân, khả năng điều trị nhanh chóng và phụ huynh cũng có được những phương án phòng bệnh bảo vệ trẻ. Những nguyên nhân phổ biến gồm có:

  • Dị ứng thời tiết: Khi hệ miễn dịch của bé còn non yếu, trẻ chưa kịp thích nghi với sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm sẽ gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa, sẩn đó. Mề đay do dị ứng thời tiết là triệu chứng cấp tính, không nguy hiểm nhưng việc trẻ gãi ngứa vô tình có thể khiến vùng mẩn đỏ rộng khiến trẻ khó chịu hơn.
  • Do nhiễm khuẩn: Một trong những nguyên nhân gây ra chứng mề đay cấp tính ở trẻ nhỏ là do nhiễm khuẩn và virus. Sau khi bị nhiễm khuẩn vài ngày, trẻ mới có những biểu hiện mẩn đỏ ngoài da. Thông thường triệu chứng sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần và biến mất không để lại sẹo.

XEM NGAY: Trẻ bị nổi mề đay nên uống thuốc gì nhanh khỏi? 

trẻ nổi mề đay về đêm
Xác định đúng nguyên nhân trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa sẽ giúp việc điều trị mang lại hiệu quả
  • Do thực phẩm: Nhóm thực phẩm có xu hướng gây mề đay mẩn ngứa ở trẻ bao gồm các loại hải sản như tôm, cua, mật ong, các loại sữa, trứng, đậu phộng… Trong một số trường hợp dị ứng thức ăn gân mẩn ngứa ngoài da kèm theo phù nề một số vị trí tại hầu họng, hoặc trên cơ thể.
  • Dị ứng thuốc tây: Một số dị ứng với thuốc tây khiến trẻ bị mề đay về đêm, phổ biến hơn khi trẻ uống các loại kháng sinh, thuốc hạ sốt về đêm.
  • Nổi mề đay do các chất gây dị ứng:Đối với những trẻ có làn da tương đối nhạy cảm, khả năng bị mề đay nổi về đêm khi tiếp xúc với chăn đệm bẩn, lông động vật, cao su, phấn hoa,…
  • Côn trùng đốt: Ban đêm là thời điểm trẻ dễ bị côn trùng cắn, một số loại côn trùng như kiến lửa, kiến ba khoang, ong vàng,… cũng là những nguyên nhân gây ra mề đay mẩn ngứa cho trẻ.

Ngoài ra, trẻ bị nổi mề đay về đêm khi đang điều trị lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch, mastocytosis… tuy hiếm gặp nhưng cũng là nguyên nhân xúc tác gây bệnh.

Triệu chứng nổi mề đay vào ban đêm ở trẻ

Phụ huynh khi nhận thấy trẻ có biểu hiện mề đay ngứa về đêm không nên hốt hoảng. Bởi vì cơ thể trẻ tồn tại cơ chế miễn dịch có khả năng tiều tiết phản ứng và tự khống chế các tấn công, vì thế triệu chứng mề đay cấp tính sẽ nhanh biến mất sau thời gian ngắn. Đối với chứng mề đay biến chứng mãn tính, bệnh có nguy cơ tái phát rất cao. Không riêng triệu chứng mề đay nổi về đêm, trẻ có thể phát sinh các vấn đề khác như:

Nổi sẩn, phù nề; Tình trạng làn da trẻ bị sẩn đỏ, phù nề từ nhẹ đến trung bình, kèm theo cơn ngứa ngáy khó chịu. Khi gãi, các nốt sẩn lan rộng và có hình dạng khác nhau với kích thước không cố định.

Ngứa dữ dội: Tình trạng ngứa nghiêm trọng là đặc trưng của bệnh lý mề đay mẩn ngứa ở trẻ. Các cơn ngứa mãn tính thường bùng phát nhanh và gây kích thích khiến trẻ cào gãi.

ĐỪNG BỎ LỠ: Chữa mề đay cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi hết sức lưu ý 

 bé bị nổi mề đay về đêm
Trong một số trường hợp, trẻ bị nổi mề đay về đêm do vết côn trùng cắn

Triệu chứng khác: Những trường hợp trẻ bị mề đay do dị ứng nghiêm trọng sẽ có thêm các triệu chứng như:

  • Sốt cao
  • Trẻ khó thở, chóng mặt
  • Ngoài da bị rát đỏ
  • Phù mạch tại  mí mắt, tay chân, môi,…

Mề đay về đêm có thể phát triển thành những biến chứng nguy hiểm, trong trường hợp cấp tính có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh nên chú ý tìm hiểu nguyên nhân gây ra dị ứng để tìm được những biện pháp chữa trị kịp thời.

Cách điều trị ngứa và nổi mề đay về đêm an toàn cho trẻ

Để chữa trị chứng nổi mề đay về đêm ở trẻ, nguyên tắc đầu tiên là cha mẹ cần xác định được đâu là nguyên nhân gây bệnh. Biết được nguyên nhân sẽ tìm được cách đối phó với bệnh lý, đồng thời chủ động ngăn ngừa nguy cơ phát bệnh ở trẻ trong những lần sau. Trong đa số các trường hợp mề đay nổi về đêm cấp tính, mãn tính ở trẻ thường áp dụng  biện pháp chữa trị sau đây:

Điều trị bằng thuốc kháng histamine

Các loại thuốc kháng histamine có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy cho trẻ. Nhóm thuốc này được chia làm 2 loại chính là histamine 1 (thế hệ cũ) và histamine 2  (thế hệ mới).

Trong đó công dụng của thuốc kháng histamine thế hệ cũ giúp đem đến hiệu quả nhanh chóng để cải thiện cơn ngứa ngáy, sưng viêm. Tuy nhiên nhóm thuốc này không khuyến khích sử dụng điều trị lâu dài, nhất là đối với trẻ nhỏ. Thuốc có tác dụng phụ là:  buồn ngủ, ảnh hưởng đến thị giác, khô miệng…

ĐỌC NGAY: TOP 10 loại thuốc chữa mề đay, dị ứng tốt nhất hiện nay 

Trẻ bị mề đay ban đêm
Các loại thuốc kháng sinh histamine thường dùng để chữa ngứa và nổi mề đay về đêm

Ngoài ra nhóm thuốc kháng histamine thế hệ mới đem đến hiệu quả giảm ngứa và khắc phục triệu chứng mề đay tương tự, nhưng nhóm thuốc ít có tác dụng phụ và tương đối an toàn đối với trẻ nhỏ. Khi điều trị với nhòm histamien thế hệ mới, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc bôi ngoài da hydrocortisone dùng cho bé để tăng hiệu quả điều trị.

Tuy nhiên, đối tượng trẻ nhỏ dễ chịu những ảnh hưởng phụ từ thuốc tây nên các phương thuốc kể trên thường được chỉ định dùng tạm thời. Phụ huynh cần tuân thủ liều sử dụng của bác sĩ kê đơn điều trị mề đay an toàn cho trẻ, tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh bày bán sẵn sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ.

Điều trị mề đay về đêm cho trẻ bằng các loại thảo dược

Các phương pháp dân gian chữa mề đay cho trẻ được công nhận trong điều trị bệnh lý này theo ghi nhận Y học cổ truyền Việt Nam. Chủ yếu là phương pháp sử dụng nước lá tắm chữa mề đay, đắp thuốc ngoài da để các dược tính của cây thuốc thẩm thấu vào da, từ đó giảm các triệu chứng ngứa ngáy và mẩn đỏ. Phụ huynh tham khảo các phương pháp điều trị an toàn cho trẻ bị nổi mề đay về đêm theo hướng dẫn sau:

Chườm nước nóng

Phương pháp chườm nóng hoặc tắm nước ấm có tác dụng giúp giãn nở các mao mạch dưới da, từ đó tăng lưu thông máu, thải độc và ngăn ngừa cơn ngứa ngáy hiệu quả. Sau khi nhận các kích thích nhiệt trên da, trẻ sẽ hạn chế liên tục gãi nên tránh được những tổn thương lan rộng.  Cũng nên lưu ý không chườm nóng với nhiệt độ quá cao sẽ gây phỏng nước những vùng da bị bệnh.

Nước gừng pha mật ong

Sử dụng gừng và mật ong chữa viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa là bài thuốc dân gian được ứng dụng rộng rãi. Gừng có tính ấm, kháng khuẩn, mật ong giúp giữ ẩm, chống viêm, kết hợp cùng nhau có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng ngoài da ở trẻ.

Để thực hiện, phụ huynh sử dụng một miếng gừng nhỏ vừa đủ, đem rửa sạch rồi đập dập hoặc xay nhuyễn. Sau đó cho gừng vào pha cùng nước ấm và 2 thìa cà phê mật ong. Cho trẻ uống khi còn nóng ấm để phát huy tác dụng. Nếu trẻ bị mề đay vào ban đêm thì phụ huynh nên sử dụng hỗn hợp cho bé uống sau bữa ăn tối 1 tiếng.

Tắm nước lá khế hoặc lá kinh giới

Trong các cây thuốc nam chữa bệnh mề đay mẩn ngứa, lá khế và là kinh giới đều là những phương thuốc hiệu quả được nhiều người công nhận. Trẻ sơ sinh bị rôm rảy, mề đay, mẩn ngứa có thể sử dụng nước tắm từ các loại lá cây này để sát trùng toàn bộ cơ thể.

ĐỪNG BỎ LỠ: Mẹo dân gian chữa mề đay bằng cây thuốc nam quanh nhà 

cách điều trị khi trẻ bị nổi mề đay về đêm
Tình trạng mề đay nổi về đêm có thể cải thiện bằng các loại nước tắm tự nhiên

Cách thực hiện đơn giản, đầu tiên phụ huynh sử dụng lá khế hoặc kinh giới với lượng vừa đủ, sau đó đem rửa sạch và ngâm nước muối cho sạch vi khuẩn. Sau đó đem phần lá cho vào nồi đun cùng với 2 lít nước, đun đến khi sôi già thì tắt bếp. Đợi nước nguội dùng lau rửa mình cho trẻ, hoặc pha thêm nước để tắm cho bé mỗi ngày.

Ngoài ra, phụ huynh có thể thay đổi bài thuốc bằng cách giã nát các loại lá rồi dùng bã đắp trực tiếp lên vùng da bị mề đay. Sau khi đâm nát lá thành bã, dùng xác lá cho vào một miếng vải sạch buộc kín rồi chườm tại vùng viêm. Mỗi ngày chườm 2 lần sau khi tắm, trước và sau khi chườm đều phải vệ sinh vùng da thật sạch.

Cho trẻ uống trà hoa cúc

Trong trà hoa cúc không có chứa các chất kích thích, ngược lại hoạt chất của hoa cúc còn có tính an thần và kháng viêm an toàn với trẻ nhỏ. Phụ huynh nên cho trẻ uống một cốc nhỏ trà hoa cúc trước khi ngủ, dược tính của trà có tác dụng đẩy lùi những khó chịu do bệnh nổi mề đay vào ban đêm gây ra. Đồng thời, khả năng thanh nhiệt và lọc độc tố của trà hoa cúc cũng sẽ phát huy hiệu quả điều trị các vấn đề mẩn ngứa ngoài da tương đối hiệu quả.

Dùng lá sài đất chữa mề đay về đêm

Phụ huynh sử dụng lá sài đất làm nước tắm hoặc đắp trực tiếp vào làn da của trẻ đều mang lại hiệu quả. Các thực hiện khá đơn giản, chỉ cần đem lá sài đất về rửa sạch và ngâm nước muối. Sau đó cho lá vào nồi đun sôi với một lượng nước vừa đủ. Dùng nước lá sài đất pha loãng cho ấm vừa đủ tắm cho trẻ hàng ngày. Khi tắm cho trẻ, phụ huynh nên kết hợp dùng bã lá đắp lên những vùng da bị mề đay mẩn ngứa.

Tắm bằng nước lá dâu tằm

Lá dâu tằm có thành phần tinh chất kháng viêm mạnh mẽ, đồng thời trong lá dâu cũng chưa lượng vitamin đáng kể có thể hỗ trợ bảo vệ lớp màng ngoài da của trẻ. Chuẩn bị một nắm lá dâu tằm 100 gram mang đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi và đun sôi kỹ với nước. Dùng nước lá dâu tằm nguyên chất ngâm rửa vùng da bị bệnh, hoặc pha cùng với 1 phần nước sạch bớt nóng rồi tắm cho trẻ. Tắm nước lá dâu tằm hàng ngày có thể chữa chứng mề đay mẩn ngứa về đêm ở trẻ hiệu quả.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ dùng trong trường hợp bệnh nhẹ, không có hiệu quả với bệnh mãn tính. 

Điều trị nổi mề đay ở trẻ em về đêm bằng thuốc Đông y

Đông y cho rằng, nguyên nhân chủ yếu gây ra nổi mề đay là do sự tấn công của các yếu tố ngoại tà (phong hàn, thấp nhiệt), kết hợp với các yếu tố bên trong (sự suy giảm của ngũ tạng, cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch kém…).

Thuốc Đông y là giải pháp an toàn, hiệu quả, giúp trẻ hết hẳn nổi mề đay khó chịu vào ban đêm
Thuốc Đông y là giải pháp an toàn, hiệu quả, giúp trẻ hết hẳn nổi mề đay khó chịu vào ban đêm

Dựa trên quan điểm đó, Đông y nhận định, muốn điều trị triệt để bệnh mề đay phải tác động sâu, loại bỏ căn nguyên, đồng thời tăng cường chức năng can thận và nâng cao sức đề kháng, tạo ra hàng rào bảo vệ tự nhiên cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Ưu điểm của thuốc Đông y:

  • Hiệu quả dứt điểm, nâng cao sức khỏe cho bé, ngăn ngừa tái phát.
  • An toàn, lành tính với sức khỏe của trẻ, không gây tác dụng phụ.

Một số thảo dược thường dùng trong các bài thuốc Đông y trị nổi mề đay gồm: Diệp hạ châu, kim ngân cành, hạ khô thảo, bồ công anh, cà gai, sài đất….

Bài thuốc thảo dược BÍ TRUYỀN gần 3 thế kỷ MỀ ĐAY ĐỖ MINH – “Đuổi sạch” mề đay, bé khỏe mẹ vui 

MỀ ĐAY ĐỖ MINH là sự kế thừa tinh hoa y học cổ truyền, kết hợp với nghiên cứu chuyên sâu của các lương y của dòng họ Đỗ Minh. Nhờ đó, thuốc mang lại hiệu quả cao, điều trị dứt điểm các chứng nổi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng… ở trẻ em. Bài thuốc Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, phù hợp với đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ: 

Liệu trình “3 trong 1”, tác động từ GỐC tới NGỌN 

Trải qua gần 3 thế kỷ, hiện nay bài thuốc được lương y Tuấn – truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh kế thừa. Ông đã có nhiều nghiên cứu, tối ưu và hoàn thiện bài thuốc với liệu trình đặc biệt, gồm 3 phương thuốc nhỏ, tác động lên người bệnh một cách TOÀN DIỆN nhất:

XEM NGAY: Chuyên gia Đông y chỉ cách chữa mề đay ở trẻ em hiệu quả, an toàn 

Liệu trình “3 trong 1” mang lại tác động kép trong điều trị mề đay

Liệu trình nêu trên được hoạt động thông qua cơ chế SONG TIÊU ĐỒNG DƯỠNG, mang lại tác động “kép” vừa chữa vừa phòng. Cụ thể, một mặt hỗ trợ tiêu viêm, tiêu độc giúp giảm trừ triệu chứng bệnh, mặt khác giúp nâng cao chức năng tạng phủ, tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn bệnh quay trở lại.

Nguồn gốc thảo dược SẠCH, AN TOÀN với trẻ nhỏ 

Chia sẻ về các loại thảo dược có trong bài thuốc, lương y Tuấn chia sẻ: “Mỗi loại thuốc đều được tôi và các cộng sự bóc tách dược tính đặc trị mề đay một cách tỉ mỉ và gia giảm liều lượng phù hợp, đảm bảo phù hợp với thể trạng người bệnh hiện nay. Đặc biệt, trước giờ nhà thuốc chúng tôi chưa bao giờ nhập dược liệu ngoài thị trường mà hoàn toàn tự chủ 100% nên cam kết về độ an toàn khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ, không gây tác dụng phụ.”

Bài thuốc được hoàn thiện từ hơn 50 vị thuốc nam khác nhau, điển hình có thể kể đến như Diệp hạ châu, Bồ công anh, Hạ khô thảo,… Toàn bộ đều được thu hái trực tiếp tại các vườn dược liệu SẠCH, đạt chuẩn GACP – WHO do chính nhà thuốc Đỗ Minh Đường phát triển ở Hưng Yên, Hòa Bình và Gia Lâm (Hà Nội).

Dạng thuốc hiện đại, dễ dùng, dễ hấp thu 

Nhằm giúp cha mẹ thuận tiện hơn trong quá trình cho con dùng thuốc điều trị, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu thành công thuốc dưới dạng cao đặc. Các loại thảo dược sẽ được chưng cất thủ công liên tục trong suốt 48h, đảm bảo giữ nguyên dược tính điều trị bệnh và cao được bảo quản trong hũ thủy tinh nhỏ.

Với cách bào chế hiện đại này, cha mẹ có thể cho bé dùng thuốc mọi lúc mọi nơi bằng cách hòa cao với nước ấm mà không bị mất thời gian đun sắc lỉnh kỉnh. Đồng thời, thuốc cũng rất dễ uống và dễ hấp thu, hoàn toàn không gây khó chịu, bị tượng nôn trớ bởi mùi thơm thảo dược và vị ngọt nhẹ.

Nhờ những ưu điểm nêu trên, hàng ngàn trẻ em đã khỏi bệnh dị ứng, nổi mề đay sau khi dùng thuốc. Hơn 90% bé đạt hiệu quả tối đa sau 2 – 3 liệu trình dùng thuốc. Nhà thuốc chưa ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng phụ.

Điển hình, có thể kể đến trường hợp của bé Quang Minh (10 tuổi, Long Biên) đã tin tưởng và quay lại nhà thuốc Đỗ Minh Đường sau 4 năm chữa bệnh nhưng bị tái phát do không theo đúng liệu trình. Vào 4 năm trước, chị Hương là mẹ bé đã chủ quan, tự ý cho dừng thuốc khi thấy con đã hết triệu chứng bệnh trong khi chưa dùng hết thuốc.

Chị Hương đã có những chia sẻ rất thật lòng về lý do quay trở lại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, bạn đọc có thể tham khảo:

Ngoài trường hợp bé Minh, còn có rất nhiều bệnh nhân nhí khác cũng đã được chữa khỏi bệnh nhờ bài thuốc Mề đay Đỗ Minh.

ĐỪNG BỎ LỠ: Hàng ngàn người “thoát khỏi” biến chứng của mề đay mẩn ngứa nhờ bài thuốc BÍ TRUYỀN này 

Phản hồi của cha mẹ về hiệu quả bài thuốc mề đay Đỗ Minh đối với trẻ em

Được biết, Đỗ Minh Đường là nhà thuốc uy tín, địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân trên khắp cả nước. Trong đó có cả nghệ sĩ Xuân Hinh, diễn viên Bá Anh, diễn viên Hoa Thúy. Nhà thuốc được mời kết hợp cùng VTV2  – Khỏe thật đơn giản, Sống khỏe mỗi ngày, VTC2 – Góc nhìn người tiêu dùng để tư vấn điều trị bệnh…

Để tìm hiểu chi tiết về bài thuốc chữa nổi mề đay và nhà thuốc Đỗ Minh Đường, phụ huynh có thể liên hệ theo địa chỉ dưới đây:

Trẻ nổi mề đay về đêm nên kiêng ăn gì?

Kết hợp với các phương pháp điều trị bằng thuốc và thảo dược, phụ huynh cần thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dị ứng của trẻ. Có rất nhiều thực phẩm lành tính với trẻ này nhưng lại là nguyên nhân gây ra mề đay mẩn ngứa với trẻ khác. Thế nên khi trẻ có triệu chứng nổi mề đay về đêm, cha mẹ cần chú ý kiêng khem một số thực phẩm sau để hạn chế triệu chứng tái phát:

  • Hải sản có vỏ, tôm cua, cá biển.
  • Thịt bò, sữa bò, phô mai.
  • Đậu phộng, đậu nành, chế phẩm từ đậu nành.
  • Thực phẩm có vị cay, thực phẩm có nhiều muối, đường
  • Thức ăn nhanh hoặc đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Các loại tước uống có gas.

Đồng thời phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin A, B, C. Nguồn chất xơ là dưỡng chất quan trọng để tăng cường sức đề kháng chống viêm nhiễm ngoài da. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm dễ tiêu hóa như rau dều, rau mồng tơi, khoai lang, mướp đắng, cà chua…

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nổi mề đay về đêm

Tình trạng trẻ bị nổi mề đay về đêm tuy không nguy hiểm nhưng đây là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu, mất ngủ và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để có thể chăm sóc trẻ mau khỏi bệnh, phụ huynh nên có cách áp dụng các phương pháp phòng ngừa và chữa bệnh hợp lý. Sau đây là những biện pháp mà phụ huynh có thể tham khảo:

  • Trước tiên phụ huynh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có thể khắc phục điều trị tận gốc bệnh lý mà bé đang mắc phải.
  • Nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không nên tắm cho trẻ bằng nước nóng vì điều này có thể khiến bé bị khô da.
  • Mỗi ngày tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh với thảo dược để loại bỏ bớt các loại vi khuẩn gây hại bám trên da.
  • Phụ huynh không để trẻ dùng tay để cào hoặc gãi mạnh lên vùng da bị mề đay, điều này sẽ làm tăng thêm cơn ngứa ngáy, sưng đỏ nghiêm trọng hơn.
  • Phụ huynh nên hạn chế để bé sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh tự ý không qua ý kiến bác sĩ.
trẻ bị nổi mề đay về đêm
Khi trẻ nổi mề đay về đêm, phụ huynh phải giữ cơ thể khô thoáng
  • Giữ vệ sinh không gian sống của trẻ, đảm bảo chăn màn, giường chiếu luôn sạch sẽ bảo vệ trẻ trước vi khuẩn và các tác nhân gây mề đay mẩn ngứa khác.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm an toàn, dịu nhẹ với làn da của trẻ, ưu tiên các sản phẩm được bác sĩ chỉ định sử dụng.
  • Phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước để tăng cường giải độc cho cơ thể.
  • Để vùng da bị bệnh luôn thông thoáng, phụ huynh nên để bé mặc những bộ trang phục rộng rãi, tránh gây bí và kích ứng da.
  • Sử dụng xà phòng có độ pH trung bình để tắm cho trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, các chất tẩy rửa.
  • Đảm bảo nhiệt độ phòng không quá nóng hay quá lạnh để giữ mức thân nhiệt ổn định cho bé.

Hi vọng những thông tim được chia sẻ trên có thể hỗ trợ phụ huynh chăm sóc trẻ đúng cách. Cần lưu ý, vì hiện tượng trẻ  nổi mề đay về đêm có thể phát triển thành các biến chứng nghiêm trọng hơn nên các bậc cha mẹ cần chú ý chủ động đề ra các biện pháp phòng ngừa bệnh cho bé.

Bài viết trên mang đến những thông tin tham khảo. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Cùng chuyên mục

Chữa mề đay bằng lá hẹ có thực sự hiệu quả?

Chữa mề đay bằng lá hẹ có tác dụng giảm ngứa da, cải thiện tình trạng viêm và sưng đỏ. Ngoài ra cách chữa này còn giúp ngăn chặn mề...

[GIẢI ĐÁP] Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là dấu hiệu bệnh gì ?

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là dấu hiệu của một số bệnh lý thường gặp như viêm da cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da tiếp...

Bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Nổi mề đay lâu ngày không khỏi xảy ra do thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên, không can thiệp điều trị và suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó,...

Nổi mề đay do HIV

Cách nhận biết nổi mề đay do HIV

Khác với tình trạng nổi mề đay thông thường không gây sốt, khi bị nhiễm virus HIV trong giai đoạn đầu thì sẽ xuất hiện tình trạng nổi mề đay...

Bệnh mề đay theo y học cổ truyền và cách điều trị

Điều trị mề đay theo y học cổ truyền không chỉ an toàn cho sức khỏe mà còn giúp loại bỏ bệnh tận căn nguyên, nâng cao sức khỏe, cân...

Xử lý an toàn khi bị nổi mề đay sưng xung quanh mắt

Nổi mề đay xung quanh mắt có thể gây châm chích, đau rát, mất ngủ và tăng nguy cơ bị viêm kết mạc dị ứng. Để điều trị bệnh lý...

Bình luận (2)

  1. Phúc says: Trả lời

    Cháu nhà e 6 tuổi, Tự dưng hơn 1 năm nay gần như ngày nào bé cũng bị mẩn ngứa nặng ở phần đùi, lưng, có khi sưng cả mặt, môi, cổ… Bị ngứa và mất ngủ, biếng ănu. e đưa bé đi khám ở bệnh viện da liễu, Bạch Mai… đều chưa hết đc mề đay. E đọc và tìm hiểu về thuốc tiêu ban giải độc thang e thấy nhiều phản hồi tích cực. Mọi ng cho e lời khuyên ah

    1. Minh Thúy says: Trả lời

      ngày xưa con lớn nhà cũng bị mề đay, cứ tối muộn với đêm là nổi rầm rộ, ngứa ngáy, nóng rát k thể ngủ nổi. Nói chung là minh cũng chữa nhiều nơi lắm, đông tây, tây y rồi đông tây y kết hợp, đủ các thể loại đỡ có đỡ nhưng cứ hết thuốc là nó lại phát lên. Khổ lắm ! Sau mình mua thuốc tiêu ban giải độc thang cho cháu uống, mỗi tội uống hơi lâu, 3 tháng liền. Nhưng được cái từ đợt đấy đến giờ hơn 2 năm rồi chưa thấy tái phát (trộm vía). Ngày đấy mình mua thuốc của trung tâm tdt cơ sở ô chợ dừa, còn bây giờ hình như trung tâm chuyển địa chỉ đi rồi. Nếu mình k nhầm thì địa chỉ mới bây giờ là ở nguyến thị định thanh xuân,, bạn tham khảo ở đây cụ thể nhé https://www.thuocdantoc.org/tieu-ban-giai-doc-thang-giai-phap-vang-cho-benh-nhan-me-day-man-ngua.html

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn